Gửi xe không lấy thẻ, khi mất xe ai chịu trách nhiệm?
Theo quy định pháp luật, bên giữ xe có trách nhiệm bảo quản tài sản được gửi giữ, bao gồm cả xe cộ. Việc người gửi xe không lấy thẻ khi xảy ra mất xe thì ai chịu trách nhiệm? (1) Quy định của pháp luật về việc gửi giữ tài sản Việc gửi xe tại các bãi giữ xe ngày càng phổ biến, song đi kèm với đó là những tranh cãi khi xảy ra sự cố mất xe. Đặc biệt, trường hợp gửi xe không lấy thẻ và mất xe thường khiến nhiều người băn khoăn về việc ai sẽ chịu trách nhiệm. Theo Điều 554 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.” Quyền và nghĩa vụ của người gửi xe theo quy định tại Điều 555 và Điều 556 Bộ Luật Dân sự 2015 là: - Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. -Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận. -Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý. - Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Quyền và nghĩa vụ của người giữ xe theo quy định tại Điều 557 và Điều 558 Bộ Luật Dân sự 2015 là: - Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ. - Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi. - Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí. - Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. - Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận. - Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công. - Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn. - Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản. Như vậy, việc gửi giữ tài sản được xem là một giao dịch dân sự khi đó là sự thỏa thuận giữa người gửi xe và nhân viên giữ xe, hai bên sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với chiếc xe được gửi trong một khoảng thời gian. (2) Gửi xe không lấy thẻ, khi mất xe ai chịu trách nhiệm? Như đã phân tích ở trên, việc gửi xe và nhận giữ xe cũng là một hình thức giao dịch dân sự. Theo quy định tại Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015, hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó có thể hiểu, để xác định người gửi xe có một giao dịch dân sự gửi giữ tài sản đối với nhân viên giữ xe thì không bắt buộc phải bằng hình thức là văn bản (thẻ giữ xe) mà hoàn toàn có thể bằng lời nói hoặc một hành vi cụ thể. Ví dụ, bạn có thể nói với nhân viên giữ xe là “Tôi có thể gửi xe ở đây không?” hoặc bằng ánh mắt, hành vi cụ thể thể hiện việc muốn gửi xe và nhận được sự đồng ý của nhân viên giữ xe (bằng lời nói, hoặc hành động hướng dẫn chỗ đậu xe, gật đầu) thì giữa bạn và nhân viên giữ xe đã hình thành một giao dịch dân sự đó là giao dịch về việc gửi giữ tài sản, cụ thể là gửi giữ xe. Lúc này, dù không có thẻ giữ xe nhưng giữa bạn và nhân viên giữ xe đã hình thành một giao dịch dân sự, bạn sẽ phát sinh một số quyền và nghĩa vụ đối nhân viên giữ xe như: bạn có quyền yêu cầu lấy lại tài sản, yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng, trả tiền công giữ xe,... Do đó, dù gửi xe không lấy thẻ xe thì bạn vẫn được quyền yêu cầu nhân viên giữ xe bồi thường thiệt hại do làm mất xe trong trường hợp đã có một sự xác nhận của hai bên về việc phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản (bằng lời nói, hành vi cụ thể). Tuy nhiên, bạn nên nhớ quy tắc 4 chữ khi gửi xe đó là “Gửi xe - Lấy thẻ”, vì thẻ xe là chứng cứ rõ ràng và chắc chắn nhất để thể hiện giữa bạn và nhân viên giữ xe có phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản và để tránh phiền phức, phức tạp trong việc yêu cầu bồi thường nếu không may có tình huống mất xe xảy ra.
Gửi xe ở bãi giữ xe tự phát khi mất xe thì ai chịu trách nhiệm?
Tình trạng lập bãi trông xe trái phép thường xảy ra vào những dịp lễ Tết, hay những nơi đông đúc như chợ, trung tâm thương mại,... Những đối tượng này đã lợi dụng nhu cầu gửi xe tăng cao mà tự ý lập bãi đỗ xe thu tiền. Tuy nhiên, việc gửi xe ở những bãi giữ tự phát như vậy có an toàn không? Nếu mất xe thì ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm? Gửi xe ở bãi xe tự phát mà bị mất có được bồi thường không? Theo quy định tại Điều 555 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ của bên gửi tài sản như sau: Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, cũng quy định về hợp đồng giữ tài sản theo Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Hợp đồng giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. Song, Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau: Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ; Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi… Ngoài ra, Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584. Như vậy, khi vào bãi giữ xe gửi xe, người gửi đã được bên giữ xe đưa thẻ - là thỏa thuận giữ tài sản. Bên giữ xe có trách nhiệm trông giữ tài sản của người gửi. Nếu việc mất xe do hành vi tắc trách của bãi giữ xe thì bãi xe có trách nhiệm bồi thường lại tài sản đã mất. Chủ phương tiện có quyền yêu cầu chủ bãi giữ xe bồi thường cho mình trong trường hợp này. Như vậy, chủ bãi giữ xe phải bồi thường thiệt hại theo Điều 585Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Xem bài viết liên quan: Tự ý lập bãi trông, giữ xe thu tiền trái phép bị xử lý thế nào? Gửi xe ở chung cư bị mất, ai sẽ chịu trách nhiệm? Tự ý lập bãi đỗ xe bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với bãi đỗ xe tự phát như sau: Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân tự ý xây dựng hoặc thành lập bãi đỗ xe buộc phải tháo dỡ công trình trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Như vậy, tổ chức, cá nhân muốn lập bãi đỗ xe phải đăng ký; trường hợp tự ý lập bãi đỗ xe sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng đối với cá nhân, phạt tới 40 triệu đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, buộc phải tháo dỡ, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi. Xem bài viết liên quan: Tự ý lập bãi trông, giữ xe thu tiền trái phép bị xử lý thế nào? Gửi xe ở chung cư bị mất, ai sẽ chịu trách nhiệm?
Có phải chứng minh quyền sở hữu để được bồi thường khi gửi xe rồi bị mất xe?
Gửi xe trong bãi giữ xe như nhà xe làm mất xe không phải là tình huống hiếm gặp. Vậy trong trường hợp này ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị mất tài sản? Như một tình huống mà một tài khoản đã thắc mắc đến danluat, cụ thể như sau: “Mình gửi xe trong Bệnh viện Nhi đồng 2, có thẻ giữ xe, sau đó bị mất xe mà giấy cà-vẹt xe của mình để trong cốp xe. Chủ nhà xe bảo mình phải làm giấy chứng nhận sở hữu xe mới chịu bồi thường cho mình, như vậy có hợp lí không? *Căn cứ quy định pháp luật Căn cứ theo quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.” Như vậy, có thể hiểu khi bạn gửi xe tại nhà hàng, trường học, quán café hay bệnh viện dưới hình thức có vé gửi xe/thẻ giữ xe và nơi để xe theo yêu cầu của chủ nhà xe địa điểm đó; có nghĩa là giữa bạn và chủ nhà xe đã xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản dưới hình thức giao kết là bằng lời nói (trao đổi giữa hai bên) và hành vi cụ thể (giao nhận vé giữ xe). Theo quy định tại khoản 4 Điều 557 Bộ luật dân sự 2015, thì nghĩa vụ của bên giữ xe là phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Bên cạnh đó, người gửi xe có quyền yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào cũng như yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất (theo quy định tại Điều 556 Bộ luật dân sự 2015). *Hướng giải quyết đối với trường hợp trên Đối với trường hợp đã nêu, mặc dù pháp luật không quy định việc phải chứng minh chủ sở hữu tài sản để xác lập căn cứ bồi thường nhưng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; đồng thời, không bỏ sót những tình huống lạm dụng việc mất thẻ xe, vé giữ xe hay giấy tờ xe để trục lợi (ví dụ như nhặt được thẻ xe bị mất rồi yêu cầu bồi thường...); trên thực tế, bạn cần phải chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản tại thời điểm đó. Trường hợp này có thể được chia thành 02 tình huống sau đây: - Thứ nhất, xe và giấy tờ xe bị mất thuộc sở hữu của bạn: Trường hợp này bạn có thể đến Công an địa phương nơi bạn cư trú xác nhận Đơn cớ mất giấy tờ xe; sau đó, bạn dùng đơn cớ mất kèm theo các loại giấy tờ được quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA để được cấp lại Giấy tờ xe. Tiếp theo, dùng giấy đăng ký xe được cấp lại làm căn cứ để yêu cầu bồi thường - Thứ hai, xe và giấy tờ xe bị mất do bạn mượn từ người khác: Đối với tình huống này, bạn có thể nhờ chủ sở hữu thực sự của xe chứng minh sở hữu xe hoặc thực hiện các bước được nêu tại trường hợp thứ nhất để xác lập căn cứ bồi thường. Do đó, chủ nhà xe phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp nếu bạn chứng minh được mình là chủ sở hữu tài sản. Mức bồi thường tùy thuộc vào giá trị của tài sản tại thời điểm bị mất hoặc sự thỏa thuận của hai bên. Nếu chủ nhà xe vẫn không đồng ý bồi thường đối với tài sản bị mất, người bị mất xe có thể khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết vụ việc trên.
Gửi xe không lấy thẻ, khi mất xe ai chịu trách nhiệm?
Theo quy định pháp luật, bên giữ xe có trách nhiệm bảo quản tài sản được gửi giữ, bao gồm cả xe cộ. Việc người gửi xe không lấy thẻ khi xảy ra mất xe thì ai chịu trách nhiệm? (1) Quy định của pháp luật về việc gửi giữ tài sản Việc gửi xe tại các bãi giữ xe ngày càng phổ biến, song đi kèm với đó là những tranh cãi khi xảy ra sự cố mất xe. Đặc biệt, trường hợp gửi xe không lấy thẻ và mất xe thường khiến nhiều người băn khoăn về việc ai sẽ chịu trách nhiệm. Theo Điều 554 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.” Quyền và nghĩa vụ của người gửi xe theo quy định tại Điều 555 và Điều 556 Bộ Luật Dân sự 2015 là: - Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. -Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận. -Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý. - Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Quyền và nghĩa vụ của người giữ xe theo quy định tại Điều 557 và Điều 558 Bộ Luật Dân sự 2015 là: - Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ. - Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi. - Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí. - Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. - Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận. - Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công. - Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn. - Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản. Như vậy, việc gửi giữ tài sản được xem là một giao dịch dân sự khi đó là sự thỏa thuận giữa người gửi xe và nhân viên giữ xe, hai bên sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với chiếc xe được gửi trong một khoảng thời gian. (2) Gửi xe không lấy thẻ, khi mất xe ai chịu trách nhiệm? Như đã phân tích ở trên, việc gửi xe và nhận giữ xe cũng là một hình thức giao dịch dân sự. Theo quy định tại Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015, hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó có thể hiểu, để xác định người gửi xe có một giao dịch dân sự gửi giữ tài sản đối với nhân viên giữ xe thì không bắt buộc phải bằng hình thức là văn bản (thẻ giữ xe) mà hoàn toàn có thể bằng lời nói hoặc một hành vi cụ thể. Ví dụ, bạn có thể nói với nhân viên giữ xe là “Tôi có thể gửi xe ở đây không?” hoặc bằng ánh mắt, hành vi cụ thể thể hiện việc muốn gửi xe và nhận được sự đồng ý của nhân viên giữ xe (bằng lời nói, hoặc hành động hướng dẫn chỗ đậu xe, gật đầu) thì giữa bạn và nhân viên giữ xe đã hình thành một giao dịch dân sự đó là giao dịch về việc gửi giữ tài sản, cụ thể là gửi giữ xe. Lúc này, dù không có thẻ giữ xe nhưng giữa bạn và nhân viên giữ xe đã hình thành một giao dịch dân sự, bạn sẽ phát sinh một số quyền và nghĩa vụ đối nhân viên giữ xe như: bạn có quyền yêu cầu lấy lại tài sản, yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng, trả tiền công giữ xe,... Do đó, dù gửi xe không lấy thẻ xe thì bạn vẫn được quyền yêu cầu nhân viên giữ xe bồi thường thiệt hại do làm mất xe trong trường hợp đã có một sự xác nhận của hai bên về việc phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản (bằng lời nói, hành vi cụ thể). Tuy nhiên, bạn nên nhớ quy tắc 4 chữ khi gửi xe đó là “Gửi xe - Lấy thẻ”, vì thẻ xe là chứng cứ rõ ràng và chắc chắn nhất để thể hiện giữa bạn và nhân viên giữ xe có phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản và để tránh phiền phức, phức tạp trong việc yêu cầu bồi thường nếu không may có tình huống mất xe xảy ra.
Gửi xe ở bãi giữ xe tự phát khi mất xe thì ai chịu trách nhiệm?
Tình trạng lập bãi trông xe trái phép thường xảy ra vào những dịp lễ Tết, hay những nơi đông đúc như chợ, trung tâm thương mại,... Những đối tượng này đã lợi dụng nhu cầu gửi xe tăng cao mà tự ý lập bãi đỗ xe thu tiền. Tuy nhiên, việc gửi xe ở những bãi giữ tự phát như vậy có an toàn không? Nếu mất xe thì ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm? Gửi xe ở bãi xe tự phát mà bị mất có được bồi thường không? Theo quy định tại Điều 555 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ của bên gửi tài sản như sau: Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, cũng quy định về hợp đồng giữ tài sản theo Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Hợp đồng giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. Song, Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau: Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ; Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi… Ngoài ra, Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584. Như vậy, khi vào bãi giữ xe gửi xe, người gửi đã được bên giữ xe đưa thẻ - là thỏa thuận giữ tài sản. Bên giữ xe có trách nhiệm trông giữ tài sản của người gửi. Nếu việc mất xe do hành vi tắc trách của bãi giữ xe thì bãi xe có trách nhiệm bồi thường lại tài sản đã mất. Chủ phương tiện có quyền yêu cầu chủ bãi giữ xe bồi thường cho mình trong trường hợp này. Như vậy, chủ bãi giữ xe phải bồi thường thiệt hại theo Điều 585Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Xem bài viết liên quan: Tự ý lập bãi trông, giữ xe thu tiền trái phép bị xử lý thế nào? Gửi xe ở chung cư bị mất, ai sẽ chịu trách nhiệm? Tự ý lập bãi đỗ xe bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với bãi đỗ xe tự phát như sau: Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân tự ý xây dựng hoặc thành lập bãi đỗ xe buộc phải tháo dỡ công trình trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Như vậy, tổ chức, cá nhân muốn lập bãi đỗ xe phải đăng ký; trường hợp tự ý lập bãi đỗ xe sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng đối với cá nhân, phạt tới 40 triệu đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, buộc phải tháo dỡ, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi. Xem bài viết liên quan: Tự ý lập bãi trông, giữ xe thu tiền trái phép bị xử lý thế nào? Gửi xe ở chung cư bị mất, ai sẽ chịu trách nhiệm?
Có phải chứng minh quyền sở hữu để được bồi thường khi gửi xe rồi bị mất xe?
Gửi xe trong bãi giữ xe như nhà xe làm mất xe không phải là tình huống hiếm gặp. Vậy trong trường hợp này ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị mất tài sản? Như một tình huống mà một tài khoản đã thắc mắc đến danluat, cụ thể như sau: “Mình gửi xe trong Bệnh viện Nhi đồng 2, có thẻ giữ xe, sau đó bị mất xe mà giấy cà-vẹt xe của mình để trong cốp xe. Chủ nhà xe bảo mình phải làm giấy chứng nhận sở hữu xe mới chịu bồi thường cho mình, như vậy có hợp lí không? *Căn cứ quy định pháp luật Căn cứ theo quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.” Như vậy, có thể hiểu khi bạn gửi xe tại nhà hàng, trường học, quán café hay bệnh viện dưới hình thức có vé gửi xe/thẻ giữ xe và nơi để xe theo yêu cầu của chủ nhà xe địa điểm đó; có nghĩa là giữa bạn và chủ nhà xe đã xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản dưới hình thức giao kết là bằng lời nói (trao đổi giữa hai bên) và hành vi cụ thể (giao nhận vé giữ xe). Theo quy định tại khoản 4 Điều 557 Bộ luật dân sự 2015, thì nghĩa vụ của bên giữ xe là phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Bên cạnh đó, người gửi xe có quyền yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào cũng như yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất (theo quy định tại Điều 556 Bộ luật dân sự 2015). *Hướng giải quyết đối với trường hợp trên Đối với trường hợp đã nêu, mặc dù pháp luật không quy định việc phải chứng minh chủ sở hữu tài sản để xác lập căn cứ bồi thường nhưng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; đồng thời, không bỏ sót những tình huống lạm dụng việc mất thẻ xe, vé giữ xe hay giấy tờ xe để trục lợi (ví dụ như nhặt được thẻ xe bị mất rồi yêu cầu bồi thường...); trên thực tế, bạn cần phải chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản tại thời điểm đó. Trường hợp này có thể được chia thành 02 tình huống sau đây: - Thứ nhất, xe và giấy tờ xe bị mất thuộc sở hữu của bạn: Trường hợp này bạn có thể đến Công an địa phương nơi bạn cư trú xác nhận Đơn cớ mất giấy tờ xe; sau đó, bạn dùng đơn cớ mất kèm theo các loại giấy tờ được quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA để được cấp lại Giấy tờ xe. Tiếp theo, dùng giấy đăng ký xe được cấp lại làm căn cứ để yêu cầu bồi thường - Thứ hai, xe và giấy tờ xe bị mất do bạn mượn từ người khác: Đối với tình huống này, bạn có thể nhờ chủ sở hữu thực sự của xe chứng minh sở hữu xe hoặc thực hiện các bước được nêu tại trường hợp thứ nhất để xác lập căn cứ bồi thường. Do đó, chủ nhà xe phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp nếu bạn chứng minh được mình là chủ sở hữu tài sản. Mức bồi thường tùy thuộc vào giá trị của tài sản tại thời điểm bị mất hoặc sự thỏa thuận của hai bên. Nếu chủ nhà xe vẫn không đồng ý bồi thường đối với tài sản bị mất, người bị mất xe có thể khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết vụ việc trên.