Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa
Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển chất oxi hóa quy định tại TTHC mới trong lĩnh vực GTVT thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT ban hành kèm theo Quyết định 421/QĐ-BGTVT năm 2024. 1. Chất oxi hóa là hàng hóa nguy hiểm Hàng hóa nguy hiểm được định nghĩa tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP là là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Theo điểm đ khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, chất oxi hóa là một trong những loại hàng hóa nguy hiểm thuộc nhóm 5.1 loại 5. Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, danh mục hàng hóa nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm quy định tại Phụ lục I Nghị định 34/2024/NĐ-CP TẢI VỀ 2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa được quy định tại tiết a tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải ban hành kèm theo Quyết định 421/QĐ-BGTVT năm 2024 như sau: - Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định; TẢI VỀ Mẫu Giấy đề nghị - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định; - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (gồm: Họ và tên; số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; số giấy phép, hạng giấy phép (đối với lái xe); số giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, hạng (đối với thuyền viên)) và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải (gồm: Họ và tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu) kèm bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn; - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định (trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung: Biển kiểm soát xe; họ và tên người điều khiển phương tiện; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận chuyển; biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm); - Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao hoặc bản sao điện tử chứng chỉ chuyên môn đặc biệt của thuyền viên đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa. 2. Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa được quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải ban hành kèm theo Quyết định 421/QĐ-BGTVT năm 2024 như sau: (1) Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa Người vận tải các chất oxi hóa nộp hồ sơ đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, cụ thể: Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất oxi hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 30/2024/TT- BGTVT. (2) Giải quyết thủ tục đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là chất oxi hóa. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do. Tóm lại, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị và nộp hồ sơ theo trình tự, thủ tục được quy định tại Thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải ban hành kèm theo Quyết định 421/QĐ-BGTVT năm 2024 nêu trên.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép được quy định tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP. 1. Hàng hóa nguy hiểm Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. 2. Nội dung Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm Nội dung Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 34/2024/NĐ-CP bao gồm: - Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật; - Loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm; - Hành trình, lịch trình vận chuyển (áp dụng đối với trường hợp cấp theo chuyến); - Thời hạn của giấy phép. Đối với trường hợp cấp theo từng chuyến hàng phải có thêm thông tin về phương tiện và người điều khiển phương tiện, người áp tải (áp dụng đối với trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm quy định phải có người áp tải). Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có hiệu lực trên toàn quốc. Thời hạn của giấy phép theo đề nghị của người vận tải nhưng tối đa không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện. 3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép được quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Giấy đề nghị điều chỉnh thông tin trên Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IVa Nghị định 34/2024/NĐ-CP; TẢI VỀ Giấy đề nghị - Hồ sơ chứng minh sự thay đổi về thông tin liên quan đến giấy phép. 4. Thủ tục đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép Thủ tục đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 34/2024/NĐ-CP như sau: - Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 34/2024/NĐ-CP đến cơ quan cấp Giấy phép. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, ban hành văn bản điều chỉnh nội dung Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp không đồng ý, cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do. Tóm lại, hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép gồm đơn đề nghị và hồ sơ chứng minh sự thay đổi về thông tin liên quan đến giấy phép.
Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa
Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển chất oxi hóa quy định tại TTHC mới trong lĩnh vực GTVT thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT ban hành kèm theo Quyết định 421/QĐ-BGTVT năm 2024. 1. Chất oxi hóa là hàng hóa nguy hiểm Hàng hóa nguy hiểm được định nghĩa tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP là là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Theo điểm đ khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, chất oxi hóa là một trong những loại hàng hóa nguy hiểm thuộc nhóm 5.1 loại 5. Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, danh mục hàng hóa nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm quy định tại Phụ lục I Nghị định 34/2024/NĐ-CP TẢI VỀ 2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa được quy định tại tiết a tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải ban hành kèm theo Quyết định 421/QĐ-BGTVT năm 2024 như sau: - Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định; TẢI VỀ Mẫu Giấy đề nghị - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định; - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (gồm: Họ và tên; số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; số giấy phép, hạng giấy phép (đối với lái xe); số giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, hạng (đối với thuyền viên)) và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải (gồm: Họ và tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu) kèm bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn; - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định (trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung: Biển kiểm soát xe; họ và tên người điều khiển phương tiện; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận chuyển; biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm); - Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao hoặc bản sao điện tử chứng chỉ chuyên môn đặc biệt của thuyền viên đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa. 2. Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa được quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải ban hành kèm theo Quyết định 421/QĐ-BGTVT năm 2024 như sau: (1) Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa Người vận tải các chất oxi hóa nộp hồ sơ đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, cụ thể: Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất oxi hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 30/2024/TT- BGTVT. (2) Giải quyết thủ tục đề nghị cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là chất oxi hóa. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do. Tóm lại, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp giấy phép vận chuyển các chất oxi hóa phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị và nộp hồ sơ theo trình tự, thủ tục được quy định tại Thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải ban hành kèm theo Quyết định 421/QĐ-BGTVT năm 2024 nêu trên.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép được quy định tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP. 1. Hàng hóa nguy hiểm Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. 2. Nội dung Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm Nội dung Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 34/2024/NĐ-CP bao gồm: - Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật; - Loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm; - Hành trình, lịch trình vận chuyển (áp dụng đối với trường hợp cấp theo chuyến); - Thời hạn của giấy phép. Đối với trường hợp cấp theo từng chuyến hàng phải có thêm thông tin về phương tiện và người điều khiển phương tiện, người áp tải (áp dụng đối với trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm quy định phải có người áp tải). Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có hiệu lực trên toàn quốc. Thời hạn của giấy phép theo đề nghị của người vận tải nhưng tối đa không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện. 3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép được quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Giấy đề nghị điều chỉnh thông tin trên Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IVa Nghị định 34/2024/NĐ-CP; TẢI VỀ Giấy đề nghị - Hồ sơ chứng minh sự thay đổi về thông tin liên quan đến giấy phép. 4. Thủ tục đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép Thủ tục đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 34/2024/NĐ-CP như sau: - Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 34/2024/NĐ-CP đến cơ quan cấp Giấy phép. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, ban hành văn bản điều chỉnh nội dung Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp không đồng ý, cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do. Tóm lại, hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép gồm đơn đề nghị và hồ sơ chứng minh sự thay đổi về thông tin liên quan đến giấy phép.