Đề xuất bổ sung trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
Dự thảo Luật Điện lực với mong muốn cải thiện những thiếu sót hiện hữu của luật hiện hành. Cụ thể, Dự thảo đề xuất bổ sung trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực với mong muốn phát triển ngành. Hãy cùng nhau tìm hiểu. 1. Sửa đổi, bổ sung đối tượng được cấp giấy phép hoạt động điện lực và phạm vi giấy phép Tại Điều 28 Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, đối tượng được cấp giấy phép hoạt động điện lực và phạm vi giấy phép được quy định như sau: - Các lĩnh vực hoạt động điện lực phải được cấp phép gồm: phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn thiết kế công trình điện lực, tư vấn giám sát thi công công trình điện lực. - Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực. - Phạm vi sử dụng của giấy phép hoạt động điện lực: + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực tư vấn thiết kế công trình điện lực, tư vấn giám sát thi công công trình điện lực có giá trị sử dụng trong phạm vi cả nước; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện được cấp cho đơn vị điện lực hoạt động phát điện có dự án phát điện hoặc một phần dự án phát điện (có thể hoạt động phát điện độc lập, được tách riêng thành giai đoạn đầu tư) đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện được cấp cho đơn vị điện lực hoạt động truyền tải điện có phạm vi quản lý, vận hành lưới điện truyền tải cụ thể; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện được cấp cho đơn vị điện lực hoạt động phân phối điện có phạm vi địa lý lưới điện cụ thể; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ điện được cấp cho từng đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện theo phạm vi địa lý cụ thể. Có thể thấy, với đề xuất này, đối tượng được cấp giấy phép hoạt động điện lực về cơ bản được mở rộng, phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của ngành. 2. Đề xuất bổ sung trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực Hiện hành, theo khoản 1 Điều 34 Luật Điện lực 2004 chỉ có 4 trường hợp bị miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực gồm: - Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác; - Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công nghiệp; - Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; - Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực. Nhưng tại khoản 1 Điều 30 Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, những trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực được đề xuất bổ sung như sau: - Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Chính phủ; - Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Chính phủ; - Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn mức quy định của Chính phủ từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; - Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện lên lưới điện quốc gia thì được miễn trừ giấy phép bán buôn điện; - Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực; - Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công các công trình lưới điện có điện áp cao nhất dưới 1kV. Việc bổ sung thêm những trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực như trên là động thái quyết liệt của những cơ quan tổ chức quản lý. Chính yếu vẫn là mong muốn tăng cường hiệu quả của công tác quản lý và đảm bảo quyền lợi của các cá nhân nằm trong phạm vi của Luật Điện lực.
Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực mới nhất 2024
Thông tư 106/2020/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 1. Người nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 106/2020/TT-BTC, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực phải nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này. 2. Tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 106/2020/TT-BTC, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này. 3. Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 106/2020/TT-BTC về mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực như sau: (1) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC. Ghi chú: * Trường hợp tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính như sau: Trong đó: - P1: Phí thẩm định lớn nhất của một trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép (được quy định tại Biểu mức thu nêu trên); - P1: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại; - 0,4: Hệ số điều chỉnh. * Đối với việc thẩm định và cấp giấy phép hoạt động lĩnh vực phân phối điện: trường hợp tổng chiều dài đường dây và tổng dung lượng trạm biến áp không nằm trong cùng một mức thu theo mục IV Biểu mức thu nêu trên thì áp dụng mức thu phí thẩm định tương ứng với Tổng chiều dài đường dây hoặc tổng dung lượng trạm biến áp có mức thu phí cao hơn. Ví dụ: Đơn vị đề nghị thẩm định cấp giấy hoạt động lĩnh vực phân phối điện có tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km nhưng có tổng dung lượng trạm biến áp nhỏ hơn 300 MVA thì xác định mức phí thẩm định theo tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km, mức phí thẩm định là 21.800.000đồng. (2) Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Biểu mức thu phí trên. 4. Điều kiện chung để cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Điện lực 2004, tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi; - Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; - Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực. 5. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 33 Luật Điện lực 2004, hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực bao gồm: - Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực. - Dự án hoặc phương án hoạt động điện lực. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hoạt động điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành đơn vị điện lực. Tóm lại, mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC. Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Biểu mức thu phí trên.
Không cung cấp, bổ sung thông tin Giấy phép hoạt động điện lực có bị xử lý không?
Hiện nay, khi mà dân số ngày càng đông, nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt, nhiều cơ sở, tổ chức hoạt động dịch vụ cung cấp điện vì lợi nhuận, không có hoạt đông không có Giấy phép, vi phạm an toàn,… Hành vi trên là hoàn toàn vi phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật tại Điều 30 Luật Điện lực 2004 sửa đổi bổ sung năm 2012 Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đối với các trường hợp tổ chức hoạt động điện lực. dù biết rõ các quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP đối với hành vi:Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày thay đổi các nội dung trong Giấy phép hoạt động điện lực, trừ hành vi không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày thay đổi tên, địa chỉ trụ sở.
Đề xuất bổ sung trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
Dự thảo Luật Điện lực với mong muốn cải thiện những thiếu sót hiện hữu của luật hiện hành. Cụ thể, Dự thảo đề xuất bổ sung trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực với mong muốn phát triển ngành. Hãy cùng nhau tìm hiểu. 1. Sửa đổi, bổ sung đối tượng được cấp giấy phép hoạt động điện lực và phạm vi giấy phép Tại Điều 28 Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, đối tượng được cấp giấy phép hoạt động điện lực và phạm vi giấy phép được quy định như sau: - Các lĩnh vực hoạt động điện lực phải được cấp phép gồm: phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn thiết kế công trình điện lực, tư vấn giám sát thi công công trình điện lực. - Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực. - Phạm vi sử dụng của giấy phép hoạt động điện lực: + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực tư vấn thiết kế công trình điện lực, tư vấn giám sát thi công công trình điện lực có giá trị sử dụng trong phạm vi cả nước; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện được cấp cho đơn vị điện lực hoạt động phát điện có dự án phát điện hoặc một phần dự án phát điện (có thể hoạt động phát điện độc lập, được tách riêng thành giai đoạn đầu tư) đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện được cấp cho đơn vị điện lực hoạt động truyền tải điện có phạm vi quản lý, vận hành lưới điện truyền tải cụ thể; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện được cấp cho đơn vị điện lực hoạt động phân phối điện có phạm vi địa lý lưới điện cụ thể; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ điện được cấp cho từng đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện theo phạm vi địa lý cụ thể. Có thể thấy, với đề xuất này, đối tượng được cấp giấy phép hoạt động điện lực về cơ bản được mở rộng, phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của ngành. 2. Đề xuất bổ sung trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực Hiện hành, theo khoản 1 Điều 34 Luật Điện lực 2004 chỉ có 4 trường hợp bị miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực gồm: - Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác; - Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công nghiệp; - Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; - Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực. Nhưng tại khoản 1 Điều 30 Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, những trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực được đề xuất bổ sung như sau: - Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Chính phủ; - Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Chính phủ; - Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn mức quy định của Chính phủ từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; - Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện lên lưới điện quốc gia thì được miễn trừ giấy phép bán buôn điện; - Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực; - Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công các công trình lưới điện có điện áp cao nhất dưới 1kV. Việc bổ sung thêm những trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực như trên là động thái quyết liệt của những cơ quan tổ chức quản lý. Chính yếu vẫn là mong muốn tăng cường hiệu quả của công tác quản lý và đảm bảo quyền lợi của các cá nhân nằm trong phạm vi của Luật Điện lực.
Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực mới nhất 2024
Thông tư 106/2020/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 1. Người nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 106/2020/TT-BTC, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực phải nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này. 2. Tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 106/2020/TT-BTC, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này. 3. Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 106/2020/TT-BTC về mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực như sau: (1) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC. Ghi chú: * Trường hợp tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính như sau: Trong đó: - P1: Phí thẩm định lớn nhất của một trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép (được quy định tại Biểu mức thu nêu trên); - P1: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại; - 0,4: Hệ số điều chỉnh. * Đối với việc thẩm định và cấp giấy phép hoạt động lĩnh vực phân phối điện: trường hợp tổng chiều dài đường dây và tổng dung lượng trạm biến áp không nằm trong cùng một mức thu theo mục IV Biểu mức thu nêu trên thì áp dụng mức thu phí thẩm định tương ứng với Tổng chiều dài đường dây hoặc tổng dung lượng trạm biến áp có mức thu phí cao hơn. Ví dụ: Đơn vị đề nghị thẩm định cấp giấy hoạt động lĩnh vực phân phối điện có tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km nhưng có tổng dung lượng trạm biến áp nhỏ hơn 300 MVA thì xác định mức phí thẩm định theo tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km, mức phí thẩm định là 21.800.000đồng. (2) Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Biểu mức thu phí trên. 4. Điều kiện chung để cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Điện lực 2004, tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi; - Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; - Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực. 5. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 33 Luật Điện lực 2004, hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực bao gồm: - Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực. - Dự án hoặc phương án hoạt động điện lực. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hoạt động điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành đơn vị điện lực. Tóm lại, mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC. Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Biểu mức thu phí trên.
Không cung cấp, bổ sung thông tin Giấy phép hoạt động điện lực có bị xử lý không?
Hiện nay, khi mà dân số ngày càng đông, nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt, nhiều cơ sở, tổ chức hoạt động dịch vụ cung cấp điện vì lợi nhuận, không có hoạt đông không có Giấy phép, vi phạm an toàn,… Hành vi trên là hoàn toàn vi phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật tại Điều 30 Luật Điện lực 2004 sửa đổi bổ sung năm 2012 Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đối với các trường hợp tổ chức hoạt động điện lực. dù biết rõ các quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP đối với hành vi:Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày thay đổi các nội dung trong Giấy phép hoạt động điện lực, trừ hành vi không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày thay đổi tên, địa chỉ trụ sở.