Bộ Công an trả lời về mức xử phạt khi sử dụng giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định giả
Vừa qua, ngày 12/4/2023, một người dân đã gửi vướng mắc đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an. Cụ thể, về việc trong thời gian vừa qua lực lượng chức năng liên tiếp kiểm tra và phát hiện các tài xế sử dụng giấy chứng nhận đăng kiểm giả, tem đăng kiểm giả để tham gia giao thông. Vậy nên đối với hành vi vi phạm như trên sẽ bị xử lý như thế nào? Bộ Công an cũng có câu trả lời cho người dân như sau: Hành vi sử dụng giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định giả khi tham gia giao thông có thể bị xử lý như sau: Về xử lý hành chính Căn cứ tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) nêu rõ: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc). Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: - Thực hiện hành vi quy định tại điểm d điểm đ khoản 5 Điều 16 bị tịch thu giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Về xử lý hình sự Căn cứ theo quy định của Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hành vi trên có thể bị xử lý hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, cụ thể như sau: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất đối với tội này có thể lên đến 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an đối với người dân về mức xử phạt hành vi sử dụng giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định giả. Nguồn Cổng TTĐT Bộ Công an.
Bộ Công an trả lời về mức xử phạt khi sử dụng giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định giả
Vừa qua, ngày 12/4/2023, một người dân đã gửi vướng mắc đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an. Cụ thể, về việc trong thời gian vừa qua lực lượng chức năng liên tiếp kiểm tra và phát hiện các tài xế sử dụng giấy chứng nhận đăng kiểm giả, tem đăng kiểm giả để tham gia giao thông. Vậy nên đối với hành vi vi phạm như trên sẽ bị xử lý như thế nào? Bộ Công an cũng có câu trả lời cho người dân như sau: Hành vi sử dụng giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định giả khi tham gia giao thông có thể bị xử lý như sau: Về xử lý hành chính Căn cứ tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) nêu rõ: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc). Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: - Thực hiện hành vi quy định tại điểm d điểm đ khoản 5 Điều 16 bị tịch thu giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Về xử lý hình sự Căn cứ theo quy định của Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hành vi trên có thể bị xử lý hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, cụ thể như sau: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất đối với tội này có thể lên đến 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an đối với người dân về mức xử phạt hành vi sử dụng giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định giả. Nguồn Cổng TTĐT Bộ Công an.