Nếu không đổi lại Căn cước công dân sau khi phẫu thuật thẩm mỹ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định như sau: Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. ... Theo đó, cá nhân sau khi phẫu thuật thẩm mỹ mà không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sẽ bị xử phạt hành chính từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Giấy chứng minh nhân dân có được mang đi cầm cố?
Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về biện pháp cầm cố như sau: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tài sản như sau: 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Như vậy có thể xác định rằng giấy chứng minh nhân dân không được xem là một loại tài sản. Chính vì vậy không thể mang giấy chứng minh nhân dân đi cầm cố Nếu mang giấy chứng minh nhân dân đi cầm cố có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả; c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật. Như vậy việc cầm cố giấy chứng minh nhân dân có thể bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi cầm cố giấy chứng minh nhân dân.
Nếu không đổi lại Căn cước công dân sau khi phẫu thuật thẩm mỹ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định như sau: Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. ... Theo đó, cá nhân sau khi phẫu thuật thẩm mỹ mà không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sẽ bị xử phạt hành chính từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Giấy chứng minh nhân dân có được mang đi cầm cố?
Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về biện pháp cầm cố như sau: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tài sản như sau: 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Như vậy có thể xác định rằng giấy chứng minh nhân dân không được xem là một loại tài sản. Chính vì vậy không thể mang giấy chứng minh nhân dân đi cầm cố Nếu mang giấy chứng minh nhân dân đi cầm cố có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả; c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật. Như vậy việc cầm cố giấy chứng minh nhân dân có thể bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi cầm cố giấy chứng minh nhân dân.