Bộ Giáo dục hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng cho cấp tiểu học
Từ ngày 01/7/2024, các môn học trong chương trình học thuộc cấp tiểu học phải được lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng. Bộ GDĐT ban hành Thông tư 08 để hướng dẫn vấn đề trên (1) Nội dung giáo dục quốc phòng được lồng ghép vào những môn học nào? Ngày 15/5 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) đã ban hành Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT để hướng dẫn thực hiện việc lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng vào trong các môn học bao gồm: nội dung, phương pháp, hình thức, yêu cầu cần đạt và các điều kiện bảo đảm thực hiện việc lồng ghép. Theo đó, việc thực hiện lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục đối với từng lớp, theo sách giáo khoa do nhà trường lựa chọn, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở từng địa phương. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, các môn học đó cụ thể là: - Tiếng Việt; - Tự nhiên và Xã hội; - Đạo đức; - Lịch sử và Địa lí; - Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); - Hoạt động trải nghiệm. Các chủ đề được lồng ghép chung vào các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 bao gồm: - Giáo dục tình yêu quê hương, yêu hòa bình, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; - Niềm tự hào, tự tôn dân tộc, lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; - Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; - Giới thiệu chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; - Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, có ý thức tổ chức kỉ luật trong học tập. (2) Người giảng dạy nội dung giáo dục quốc phòng là ai? Theo Điều 7 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT quy định về giáo viên và báo cáo viên thực hiện việc lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng là những người: - Giáo viên có kiến thức về giáo dục quốc phòng và an ninh phù hợp với nội dung bài học, môn học. - Báo cáo viên có kiến thức, năng lực giảng dạy giáo dục quốc phòng và an ninh. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT khuyến khích các trường tiểu học và trường trung học cơ sở mời những nhân chứng lịch sử, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tấm gương tiêu biểu giới thiệu về lịch sử truyền thống trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (3) Các trường tiểu học có trách nhiệm gì? Các trường tiểu học là cơ sở trực tiếp thực hiện việc giảng dạy lồng ghép nội dung quốc phòng vào các môn học cho các em học sinh, do đó, các trường tiểu học có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, trách nhiệm của các trường tiểu học trong việc giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh là: - Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh theo chỉ đạo, hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, nhà trường. - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kiến thức, kĩ năng về quốc phòng, an ninh cho cán bộ, giáo viên và học sinh. - Khai thác triệt để cơ sở vật chất hiện có, xây dựng kế hoạch đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định, mô hình, đồ dùng cần thiết được cơ quan có thẩm quyền ban hành, học liệu và tài liệu liên quan đến nội dung, kiến thức, kĩ năng về giáo dục quốc phòng và an ninh. - Bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình dạy, học và các hoạt động lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh. - Sơ kết, tổng kết, báo cáo việc thực hiện; khen thưởng, đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh; xử lí, đề xuất xử lí kỉ luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật. Như vậy, các trường tiểu học có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch giảng dạy lồng ghép nội dung quốc phòng và an ninh phù hợp với điều kiện của địa phương và nhà trường; tổ chức tuyên truyền pháp luật,kỹ năng quốc phòng, an ninh cho giáo viên và học sinh; tận dụng triệt để cơ sở vật chất hiện có và đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy lồng ghép nội dung quốc phòng, an ninh và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình giảng dạy nếu có sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc thiết bị dạy học, mô hình có tính chất nguy hiểm. Cuối cùng, các trường tiểu học phải thực hiện việc tổng kết và báo cáo về việc đã thực hiện kế hoạch theo Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, đề xuất khen thưởng hoặc xử lí kỉ luật đối với tập thể, cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng vào các môn học cho cấp tiểu học.
Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT: Chức danh giảng viên tại các trường ĐH - CĐ sư phạm công lập từ 15/5/2024
Vừa qua Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/5/2024 hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm công lập. Trong đó, có quy định về các chức danh giảng viên. Thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây Những chức danh giảng viên từ 15/5/2024 tại trường ĐH - CĐ sư phạm công lập Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT quy định: danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo quy định tại Phụ lục II Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT. Theo đó, có những chức danh giảng viên sau: Như vậy, kể từ ngày 15/5/2024, chức danh giảng viên sẽ được chia thành 3 hạng: Hạng I, Hạng II, Hạng III và bao gồm 09 chức danh. Mô tả vị trí việc làm giảng viên tại trường ĐH - CĐ sư phạm công lập 1) Giảng viên cao cấp (Hạng I) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Quản lý và phục vụ - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 2) Giảng viên chính (Hạng II) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Quản lý và phục vụ - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 3) Giảng viên (Hạng III) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Quản lý và phục vụ - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 4) Trợ giảng (Hạng III) Mục tiêu vị trí việc làm: Hỗ trợ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Quản lý và phục vụ - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 5) Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (Hạng I) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. + Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 6) Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (Hạng II) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 7) Giảng viên cao đẳng sư phạm (Hạng III) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 8) Giảng viên thực hành chính (hạng II) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Quản lý và phục vụ - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. + Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không Trên đây là toàn bộ thông tin về chức danh giảng viên tại các trường ĐH - CĐ sư phạm công lập từ 15/5/2024. 9) Giảng viên thực hành (Hạng III) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Quản lý và phục vụ - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. + Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không Trên đây là toàn bộ thông tin về chức danh giảng viên tại các trường ĐH - CĐ sư phạm công lập từ 15/5/2024. Để biết thêm thông tin chi tiết, người đọc theo dõi tại Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/5/2024
Giáo viên thực tập tại doanh nghiệp thì có được trả lương? Bên nào sẽ chi trả tiền lương?
Giáo viên thực tập là những giáo viên sắp trở thành giáo viên chức hoặc vừa mới luân chuyển sang sẽ phải thực tập để nâng cao trình độ, học tập kỹ năng nghiên cứu giảng dạy thực tế. Vậy, nhà trường có yêu cầu Nhà giáo phải thực tập tại doanh nghiệp thì thời gian thực tập này có được trả lương không? Đơn vị nào sẽ chi trả tiền lương cho cho giáo viên? 1. Tại sao giáo viên phải thực tập tại doanh nghiệp? Thì tại Điều 55 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2020 có quy định giáo viên phải có nhiệm vụ thực hiện các công việc, đào tạo, bồi dưỡng về trình độ, năng lực và đạo đức trong quá trình công tác như sau: - Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo. - Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. - Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. - Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. - Tham gia quản lý và giám sát cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác. - Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Được ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật. - Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo. - Nhà giáo phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định. - Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Do đó, giáo viên phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định, qua đó nâng cao kiến thức kỹ năng dạy phục vụ quá trình giảng dạy. 2. Giáo viên phải đáp ứng được trình độ nào? Trình độ chuẩn được đào tạo của một giáo viên hiện nay được quy định tại Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2020 bao gồm: - Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp. - Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ trung cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ trung cấp phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp. - Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng. - Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực hành. - Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. - Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành ở các trình độ; quy định nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 3. Thẩm quyền chi trả tiền bồi dưỡng nghiệp vụ Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH (sửa đổi Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH) thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên được quy định như sau: Đối với thời gian làm việc của giáo viên dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó: - Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên: 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. - Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học: 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo. Để quy định về nghiên cứu khoa học đối với nhà giáo và quyết định số giờ nghiên cứu khoa học tối thiểu mà nhà giáo phải thực hiện trong năm học. - Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp - Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học theo quy định thì Hiệu trưởng, giám đốc quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, giám đốc giao. Như vậy, giáo viên có yêu cầu thực tập tại doanh nghiệp sẽ được nhà trường trả tiền để nâng cao kỹ năng nghề, đây vừa là nghĩa vụ vừa là quyền của giáo viên.
Hợp đồng dịch vụ thay hợp đồng lao động - làm sao bảo vệ người lao động?
Kính chào quý anh chị, Hiện tại em đang có người bạn nước ngoài. Anh ta dạy tiếng Anh theo hợp đồng dịch vụ với 1 trung tam anh ngữ và không có giấy phép lao động. Nội dung hợp đồng là anh này giảng dạy học sinh, trường sẽ thông báo lịch giảng dạy theo tuần và trả phí giảng dạy theo tuần, tính theo đơn vị là giờ dạy. Anh ta đã thực hiện nhiều hợp đồng dịch vụ giảng dạy với thời hạn 1 tháng trong suốt 1 năm qua. Tuy nhiên, lần gần đây nhất, anh ta đã giảng dạy tại trường hơn 1 tháng mà không có hợp đồng (do hợp đồng cũ hết hạn). Nhưng, anh ta vẫn giảng dạy đủ và trường vẫn trả phí giảng dạy đủ theo tuần. Sau đó, vì một chút xích mích với cán bộ trường, anh ta bị đuổi việc (lý do là không có lễ phép) dù đang giảng dạy rất tốt - sinh viên theo học rất đông. Điều đáng nói ở đây là, trước khi bị đuổi việc, anh ta có nhận một offer hợp đồng cộng tác viên thời hạn 3 tháng tương tự. Nhưng vì bị đuổi việc, offer đó đã bị nhà trường hủy bỏ dù anh ta đã gửi mail trả lời đồng ý. Hiện tại anh ta rất bất bình vì bị đuổi việc đột ngột không báo trước 30 ngày (Hợp đồng dịch vụ cũ có ghi rõ điều này). Nhưng vì hiện tại anh ta đã hết hạn hợp đồng lúc bị đuổi việc nên không thể làm gì được. Kính mong quý anh chị xem xét tư vấn giúp em tình huống này để mang lại kết quả tốt nhất cho anh bạn nước ngoài.
Học Luật - Ra trường bạn có thể lựa chọn những công việc gì?
Hiện nay có nhiều bạn trẻ rất yêu thích ngành Luật. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn mơ hồ về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của việc học Luật. Liệu rằng cơ hội việc làm trong tương lai có lớn không? Học luật có thất nghiệp sau khi ra trường như thực trạng nhiều ngành khác hiện nay? Học luật có phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước? Đây là những câu hỏi phổ biến mà các bạn yêu thích ngành Luật hay thắc mắc. Thực tế, cơ hội việc làm của ngành Luật hiện nay đang rất lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển thì nhu cầu về ngành Luật là không thể nào thiếu được. Ngược lại, nhu cầu đó còn tăng cao. Các bạn học Luật tốt nghiệp ra trường có thể lựa chọn làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước như: Tòa án, Viện kiểm sát hay các cơ quan hành chính sự nghiệp khác. Hay cũng có thể lựa chọn làm luật sư, hoặc làm vị trí liên quan đến pháp lý trong các công ty...tùy vào sự lựa chọn của mỗi người. Nhìn chung, mình có thể chia ra 4 nhóm ngành nghề chính mà các bạn học Luật có thể lựa chọn như sau: – Nhóm 1: Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, công an… và các cơ quan nhà nước khác từ trung ương xuống địa phương; làm việc tại các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị-xã hội. – Nhóm 2: Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. – Nhóm 3: Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính-chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan. – Nhóm 4: Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật. Như các bạn thấy đó, việc học Luật trong xu thế hiện nay đang mở ra cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành nghề nào sau khi ra trường là tùy vào năng lực, niềm đam mê và định hướng của mỗi người. Mong rằng các bạn học Luật sau khi ra trường có thể tìm được ngành nghề, công việc phù hợp nhất với bản thân mình.
Bộ Giáo dục hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng cho cấp tiểu học
Từ ngày 01/7/2024, các môn học trong chương trình học thuộc cấp tiểu học phải được lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng. Bộ GDĐT ban hành Thông tư 08 để hướng dẫn vấn đề trên (1) Nội dung giáo dục quốc phòng được lồng ghép vào những môn học nào? Ngày 15/5 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) đã ban hành Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT để hướng dẫn thực hiện việc lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng vào trong các môn học bao gồm: nội dung, phương pháp, hình thức, yêu cầu cần đạt và các điều kiện bảo đảm thực hiện việc lồng ghép. Theo đó, việc thực hiện lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục đối với từng lớp, theo sách giáo khoa do nhà trường lựa chọn, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở từng địa phương. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, các môn học đó cụ thể là: - Tiếng Việt; - Tự nhiên và Xã hội; - Đạo đức; - Lịch sử và Địa lí; - Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); - Hoạt động trải nghiệm. Các chủ đề được lồng ghép chung vào các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 bao gồm: - Giáo dục tình yêu quê hương, yêu hòa bình, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; - Niềm tự hào, tự tôn dân tộc, lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; - Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; - Giới thiệu chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; - Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, có ý thức tổ chức kỉ luật trong học tập. (2) Người giảng dạy nội dung giáo dục quốc phòng là ai? Theo Điều 7 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT quy định về giáo viên và báo cáo viên thực hiện việc lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng là những người: - Giáo viên có kiến thức về giáo dục quốc phòng và an ninh phù hợp với nội dung bài học, môn học. - Báo cáo viên có kiến thức, năng lực giảng dạy giáo dục quốc phòng và an ninh. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT khuyến khích các trường tiểu học và trường trung học cơ sở mời những nhân chứng lịch sử, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tấm gương tiêu biểu giới thiệu về lịch sử truyền thống trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (3) Các trường tiểu học có trách nhiệm gì? Các trường tiểu học là cơ sở trực tiếp thực hiện việc giảng dạy lồng ghép nội dung quốc phòng vào các môn học cho các em học sinh, do đó, các trường tiểu học có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, trách nhiệm của các trường tiểu học trong việc giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh là: - Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh theo chỉ đạo, hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, nhà trường. - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kiến thức, kĩ năng về quốc phòng, an ninh cho cán bộ, giáo viên và học sinh. - Khai thác triệt để cơ sở vật chất hiện có, xây dựng kế hoạch đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định, mô hình, đồ dùng cần thiết được cơ quan có thẩm quyền ban hành, học liệu và tài liệu liên quan đến nội dung, kiến thức, kĩ năng về giáo dục quốc phòng và an ninh. - Bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình dạy, học và các hoạt động lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh. - Sơ kết, tổng kết, báo cáo việc thực hiện; khen thưởng, đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh; xử lí, đề xuất xử lí kỉ luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật. Như vậy, các trường tiểu học có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch giảng dạy lồng ghép nội dung quốc phòng và an ninh phù hợp với điều kiện của địa phương và nhà trường; tổ chức tuyên truyền pháp luật,kỹ năng quốc phòng, an ninh cho giáo viên và học sinh; tận dụng triệt để cơ sở vật chất hiện có và đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy lồng ghép nội dung quốc phòng, an ninh và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình giảng dạy nếu có sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc thiết bị dạy học, mô hình có tính chất nguy hiểm. Cuối cùng, các trường tiểu học phải thực hiện việc tổng kết và báo cáo về việc đã thực hiện kế hoạch theo Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, đề xuất khen thưởng hoặc xử lí kỉ luật đối với tập thể, cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng vào các môn học cho cấp tiểu học.
Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT: Chức danh giảng viên tại các trường ĐH - CĐ sư phạm công lập từ 15/5/2024
Vừa qua Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/5/2024 hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm công lập. Trong đó, có quy định về các chức danh giảng viên. Thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây Những chức danh giảng viên từ 15/5/2024 tại trường ĐH - CĐ sư phạm công lập Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT quy định: danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo quy định tại Phụ lục II Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT. Theo đó, có những chức danh giảng viên sau: Như vậy, kể từ ngày 15/5/2024, chức danh giảng viên sẽ được chia thành 3 hạng: Hạng I, Hạng II, Hạng III và bao gồm 09 chức danh. Mô tả vị trí việc làm giảng viên tại trường ĐH - CĐ sư phạm công lập 1) Giảng viên cao cấp (Hạng I) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Quản lý và phục vụ - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 2) Giảng viên chính (Hạng II) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Quản lý và phục vụ - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 3) Giảng viên (Hạng III) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Quản lý và phục vụ - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 4) Trợ giảng (Hạng III) Mục tiêu vị trí việc làm: Hỗ trợ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Quản lý và phục vụ - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 5) Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (Hạng I) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. + Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 6) Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (Hạng II) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 7) Giảng viên cao đẳng sư phạm (Hạng III) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không 8) Giảng viên thực hành chính (hạng II) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Quản lý và phục vụ - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. + Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không Trên đây là toàn bộ thông tin về chức danh giảng viên tại các trường ĐH - CĐ sư phạm công lập từ 15/5/2024. 9) Giảng viên thực hành (Hạng III) Mục tiêu vị trí việc làm: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác và phục vụ cộng đồng. Các nhiệm vụ, mảng công việc: - Giảng dạy - Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn - Quản lý và phục vụ - Nhiệm vụ khác Phạm vi quyền hạn: - Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: + Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; + Được đánh giá người học; + Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; + Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. + Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. - Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không Trên đây là toàn bộ thông tin về chức danh giảng viên tại các trường ĐH - CĐ sư phạm công lập từ 15/5/2024. Để biết thêm thông tin chi tiết, người đọc theo dõi tại Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/5/2024
Giáo viên thực tập tại doanh nghiệp thì có được trả lương? Bên nào sẽ chi trả tiền lương?
Giáo viên thực tập là những giáo viên sắp trở thành giáo viên chức hoặc vừa mới luân chuyển sang sẽ phải thực tập để nâng cao trình độ, học tập kỹ năng nghiên cứu giảng dạy thực tế. Vậy, nhà trường có yêu cầu Nhà giáo phải thực tập tại doanh nghiệp thì thời gian thực tập này có được trả lương không? Đơn vị nào sẽ chi trả tiền lương cho cho giáo viên? 1. Tại sao giáo viên phải thực tập tại doanh nghiệp? Thì tại Điều 55 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2020 có quy định giáo viên phải có nhiệm vụ thực hiện các công việc, đào tạo, bồi dưỡng về trình độ, năng lực và đạo đức trong quá trình công tác như sau: - Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo. - Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. - Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. - Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. - Tham gia quản lý và giám sát cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác. - Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Được ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật. - Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo. - Nhà giáo phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định. - Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Do đó, giáo viên phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định, qua đó nâng cao kiến thức kỹ năng dạy phục vụ quá trình giảng dạy. 2. Giáo viên phải đáp ứng được trình độ nào? Trình độ chuẩn được đào tạo của một giáo viên hiện nay được quy định tại Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2020 bao gồm: - Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp. - Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ trung cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ trung cấp phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp. - Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng. - Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực hành. - Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. - Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành ở các trình độ; quy định nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 3. Thẩm quyền chi trả tiền bồi dưỡng nghiệp vụ Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH (sửa đổi Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH) thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên được quy định như sau: Đối với thời gian làm việc của giáo viên dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó: - Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên: 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. - Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học: 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo. Để quy định về nghiên cứu khoa học đối với nhà giáo và quyết định số giờ nghiên cứu khoa học tối thiểu mà nhà giáo phải thực hiện trong năm học. - Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp - Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học theo quy định thì Hiệu trưởng, giám đốc quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, giám đốc giao. Như vậy, giáo viên có yêu cầu thực tập tại doanh nghiệp sẽ được nhà trường trả tiền để nâng cao kỹ năng nghề, đây vừa là nghĩa vụ vừa là quyền của giáo viên.
Hợp đồng dịch vụ thay hợp đồng lao động - làm sao bảo vệ người lao động?
Kính chào quý anh chị, Hiện tại em đang có người bạn nước ngoài. Anh ta dạy tiếng Anh theo hợp đồng dịch vụ với 1 trung tam anh ngữ và không có giấy phép lao động. Nội dung hợp đồng là anh này giảng dạy học sinh, trường sẽ thông báo lịch giảng dạy theo tuần và trả phí giảng dạy theo tuần, tính theo đơn vị là giờ dạy. Anh ta đã thực hiện nhiều hợp đồng dịch vụ giảng dạy với thời hạn 1 tháng trong suốt 1 năm qua. Tuy nhiên, lần gần đây nhất, anh ta đã giảng dạy tại trường hơn 1 tháng mà không có hợp đồng (do hợp đồng cũ hết hạn). Nhưng, anh ta vẫn giảng dạy đủ và trường vẫn trả phí giảng dạy đủ theo tuần. Sau đó, vì một chút xích mích với cán bộ trường, anh ta bị đuổi việc (lý do là không có lễ phép) dù đang giảng dạy rất tốt - sinh viên theo học rất đông. Điều đáng nói ở đây là, trước khi bị đuổi việc, anh ta có nhận một offer hợp đồng cộng tác viên thời hạn 3 tháng tương tự. Nhưng vì bị đuổi việc, offer đó đã bị nhà trường hủy bỏ dù anh ta đã gửi mail trả lời đồng ý. Hiện tại anh ta rất bất bình vì bị đuổi việc đột ngột không báo trước 30 ngày (Hợp đồng dịch vụ cũ có ghi rõ điều này). Nhưng vì hiện tại anh ta đã hết hạn hợp đồng lúc bị đuổi việc nên không thể làm gì được. Kính mong quý anh chị xem xét tư vấn giúp em tình huống này để mang lại kết quả tốt nhất cho anh bạn nước ngoài.
Học Luật - Ra trường bạn có thể lựa chọn những công việc gì?
Hiện nay có nhiều bạn trẻ rất yêu thích ngành Luật. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn mơ hồ về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của việc học Luật. Liệu rằng cơ hội việc làm trong tương lai có lớn không? Học luật có thất nghiệp sau khi ra trường như thực trạng nhiều ngành khác hiện nay? Học luật có phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước? Đây là những câu hỏi phổ biến mà các bạn yêu thích ngành Luật hay thắc mắc. Thực tế, cơ hội việc làm của ngành Luật hiện nay đang rất lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển thì nhu cầu về ngành Luật là không thể nào thiếu được. Ngược lại, nhu cầu đó còn tăng cao. Các bạn học Luật tốt nghiệp ra trường có thể lựa chọn làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước như: Tòa án, Viện kiểm sát hay các cơ quan hành chính sự nghiệp khác. Hay cũng có thể lựa chọn làm luật sư, hoặc làm vị trí liên quan đến pháp lý trong các công ty...tùy vào sự lựa chọn của mỗi người. Nhìn chung, mình có thể chia ra 4 nhóm ngành nghề chính mà các bạn học Luật có thể lựa chọn như sau: – Nhóm 1: Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, công an… và các cơ quan nhà nước khác từ trung ương xuống địa phương; làm việc tại các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị-xã hội. – Nhóm 2: Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. – Nhóm 3: Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính-chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan. – Nhóm 4: Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật. Như các bạn thấy đó, việc học Luật trong xu thế hiện nay đang mở ra cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành nghề nào sau khi ra trường là tùy vào năng lực, niềm đam mê và định hướng của mỗi người. Mong rằng các bạn học Luật sau khi ra trường có thể tìm được ngành nghề, công việc phù hợp nhất với bản thân mình.