Thủ tục xin giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội , nhằm chia sẻ gánh nặng, bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, để được giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thì thủ tục như thế nào? Tỷ lệ giảm đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp - Doanh nghiệp được đề xuất áp dụng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đóng hiện đang quy định (0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội) - Tỷ lệ đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp giảm còn: 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Các trường hợp được áp dụng mức đóng 0,3% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải thỏa mẫn các điều kiện sau: - Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội; - Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất; - Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất Thủ tục xin giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: Bước 1: Doanh nghiệp đáp ứng điều kiện chuẩn bị các hồ sơ bao gồm: - Văn bản đề nghị quy định theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP. - Bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động được thực hiện bởi tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều 7 Nghị định 58/2020/NĐ-CP. Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động quy định theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP. Bước 2: Nộp hồ sơ Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đề xuất về Bộ Lao động Thương binh – Xã hội qua các hình thức sau: - Nộp trực tiếp - Nộp trực tuyến - Nộp qua đường bưu điện Bước 3: Nhận kết quả Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của gửi hoặc trả kết quả trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội đế tổ chức thực hiện người sử dụng lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm triển khai và thực hiện trả kết quả Thời hạn áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Thời hạn thực hiện là 36 tháng, kể từ tháng quyết định áp dụng mức đóng có hiệu lực. Trong vòng 60 ngày trước ngày hết thời hạn áp dụng mức đóng trên, nếu người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu tiếp tục mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động thì lập 01 bộ hồ sơ như trên.
Có được giảm tiền mua BHYT trong cùng một hộ gia đình?
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một loại bảo hiểm không thể thiếu đối với mỗi người Việt Nam, khi tham gia loại bảo hiểm này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình khám, chữa bệnh của người dân. Vậy, có được giảm tiền mua BHYT trong cùng một hộ gia đình dù không mua cùng lúc? 1. Bảo hiểm y tế là gì? BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008 để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. (Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi Luật Bảo hiểm y tế 2014) 2. Những ai được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT? Căn cứ Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định các nhóm sau đây được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT: - Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. - Học sinh, sinh viên. - Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Do đó, nếu người tham gia BHYT mà thuộc một trong 04 nhóm đối tượng trên sẽ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT. Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau: - Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. - Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. - Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. 3. Trường hợp mua BHYT cùng một gia đình có được giảm? Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT như sau: * Mức đóng BHYT hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau: - Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. + Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. + Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh. - Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. - Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. - Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. - Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác. - Mức đóng BHYT của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau: + Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở. + Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. + Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính. * Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Như vậy, nếu không thuộc trường hợp được Nhà nước hỗ trợ về mức đóng BHYT thì trường hợp cả gia đình cùng mua BHYT thì người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất và từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Thủ tục xin giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội , nhằm chia sẻ gánh nặng, bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, để được giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thì thủ tục như thế nào? Tỷ lệ giảm đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp - Doanh nghiệp được đề xuất áp dụng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đóng hiện đang quy định (0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội) - Tỷ lệ đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp giảm còn: 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Các trường hợp được áp dụng mức đóng 0,3% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải thỏa mẫn các điều kiện sau: - Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội; - Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất; - Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất Thủ tục xin giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: Bước 1: Doanh nghiệp đáp ứng điều kiện chuẩn bị các hồ sơ bao gồm: - Văn bản đề nghị quy định theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP. - Bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động được thực hiện bởi tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều 7 Nghị định 58/2020/NĐ-CP. Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động quy định theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP. Bước 2: Nộp hồ sơ Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đề xuất về Bộ Lao động Thương binh – Xã hội qua các hình thức sau: - Nộp trực tiếp - Nộp trực tuyến - Nộp qua đường bưu điện Bước 3: Nhận kết quả Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của gửi hoặc trả kết quả trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội đế tổ chức thực hiện người sử dụng lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm triển khai và thực hiện trả kết quả Thời hạn áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Thời hạn thực hiện là 36 tháng, kể từ tháng quyết định áp dụng mức đóng có hiệu lực. Trong vòng 60 ngày trước ngày hết thời hạn áp dụng mức đóng trên, nếu người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu tiếp tục mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động thì lập 01 bộ hồ sơ như trên.
Có được giảm tiền mua BHYT trong cùng một hộ gia đình?
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một loại bảo hiểm không thể thiếu đối với mỗi người Việt Nam, khi tham gia loại bảo hiểm này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình khám, chữa bệnh của người dân. Vậy, có được giảm tiền mua BHYT trong cùng một hộ gia đình dù không mua cùng lúc? 1. Bảo hiểm y tế là gì? BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008 để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. (Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi Luật Bảo hiểm y tế 2014) 2. Những ai được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT? Căn cứ Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định các nhóm sau đây được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT: - Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. - Học sinh, sinh viên. - Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Do đó, nếu người tham gia BHYT mà thuộc một trong 04 nhóm đối tượng trên sẽ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT. Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau: - Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. - Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. - Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. 3. Trường hợp mua BHYT cùng một gia đình có được giảm? Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT như sau: * Mức đóng BHYT hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau: - Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. + Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. + Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh. - Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. - Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. - Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. - Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác. - Mức đóng BHYT của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau: + Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở. + Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. + Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính. * Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Như vậy, nếu không thuộc trường hợp được Nhà nước hỗ trợ về mức đóng BHYT thì trường hợp cả gia đình cùng mua BHYT thì người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất và từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.