Thuế độc thân là gì? Việt Nam có đánh thuế độc thân không?
Thuế độc thân - một cụm từ đang được nổi lên gần đây khi có nhiều thông tin xoay quanh việc người trẻ tại Việt Nam có xu hướng kết hôn trễ, sinh con trễ. (1) Thuế độc thân là gì? Trong bộ phim "The Lobster" (2015) của đạo diễn Yorgos Lanthimos, mọi người buộc phải ghép đôi theo quy định. Khi một mối quan hệ kết thúc, các cá nhân sẽ được đưa đến một nơi dành riêng cho người độc thân, nơi họ phải nhanh chóng tìm kiếm "đối tác" mới dựa trên những yếu tố ngẫu nhiên, chẳng hạn như cùng đeo kính hoặc thường xuyên bị chảy máu mũi. Nếu không tìm được bạn đời trong thời gian quy định, họ sẽ bị biến thành một con vật hoặc sống như những kẻ bị ruồng bỏ trong vùng hoang dã, nơi bị các cặp đôi săn đuổi và giết hại một cách tàn nhẫn. Trên thực tế, người độc thân không phải chịu đựng những hậu quả phi lý và cực đoan như trong thế giới kỳ quặc của "The Lobster". “Thuế độc thân” hay “single tax” không phải là một loại thuế chính thống được quy định trong luật, thuật ngữ thuế độc thân thường là dùng để chỉ các khoản chi phí phát sinh khi bạn không kết hôn hoặc không sinh con, ví dụ như việc bạn không thể chia sẻ các khoản phí như tiền thuê nhà, tiền thực phẩm, tiền đi lại,... Cụ thể, hiện nay trong siêu thị tại nước ngoài như Costco tại Mỹ, các hàng hóa được bán ra thường có chính sách “mua nhiều giảm nhiều”, thực phẩm được bán với số lượng lớn thường có chi phí cho mỗi đơn vị thấp hơn so với mua lẻ vài cái. Trong khi các cặp đôi hoặc gia đình có thể tận dụng chính sách này để tiết kiệm chi phí tiêu dùng thì đối với những người độc thân sẽ ngược lại hoàn toàn khi việc mua quá nhiều so với nhu cầu của mình là không thực tế, đặc biệt đối với các loại thực phẩm nhanh hư hỏng, do đó họ sẽ phải mua thực phẩm với chi phí mắc hơn, mà số lượng còn ít hơn. Hay như trong chi phí thuê nhà tại NewYork, nếu bạn là người độc thân, bạn có thể phải trả 3.350 đô-la cho một tháng thuê nhà, nhưng đối với các cặp đôi thì họ có thể chia đôi chi phí này, khiến mỗi người chỉ phải trả 1.675 đô-la cho một tháng thuê nhà. Hay khi đi ăn ngoài, người độc thân cũng khó có thể tận dụng các ưu đãi chỉ áp dụng cho cặp đôi hay gia đình. Việc này cũng xảy ra khi sử dụng các app phát trực tuyến như Youtube, Netflix,...khi các ứng dụng này cho phép đăng ký gói thành viên cho cả nhóm (sau khi chia đều cho từng người) cũng sẽ rẻ hơn so với việc đăng ký cho một cá nhân. Ngoài ra, khi bạn có con, một số quốc gia sẽ áp dụng chính sách giảm trừ thuế, do đó, người có gia đình, có con sẽ được đóng thuế thấp hơn so với người độc thân. Ví dụ như tại Bỉ người lao động độc thân không có con phải đóng thuế là 53%, Đức là 47,8% và tại Áo là 46,8%. Ngược lại, người lao động có hai con tại Bỉ chỉ đóng mức thuế là 37,8% (năm 2022), ở Đức là 32,9%, đối với Áo là 30,2%. Như vậy, có thể hiểu thuế độc thân chính là các khoản chi phí tăng lên khi bạn không được giảm trừ các khoản thuế, không thể chia sẻ chi phí cho người yêu, người bạn đời hay không được áp dụng các ưu đãi dành cho riêng cho cặp đôi, gia đình. (2) Việt Nam có đánh thuế độc thân không? Như đã phân tích ở trên, thuế độc thân không phải là một loại thuế chính thống mà là những chi phí phát sinh khi bạn độc thân mà thôi. Tại Việt Nam, trong các siêu thị hay nhà hàng cũng có áp dụng chính sách “mua nhiều giảm nhiều” như đi nhóm 04 người sẽ được free vé cho 01 người, hay mua 10 cái (1 lô) sẽ rẻ hơn so với việc mua 01 - 02 cái. Việc thuê nhà cũng vậy, chi phí thuê nhà tại Việt Nam hiện nay cũng không phải là thấp, đặc biệt ở các thành phố lớn. Do đó, việc thuê nhà tại các thành phố lớn cũng sẽ là một thử thách cho những người độc thân khi không thể chia sẻ khoản chi phí này với ai. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người lao động có con ở Việt Nam cũng được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc. Như vậy, có thể nói, Việt Nam cũng có “thuế độc thân”! (3) Kiến nghị giảm giờ làm việc người người độc thân có thời gian hẹn hò, tìm hiểu bạn đời Hiện nay, các nhà làm luật đang xây dựng Dự thảo Luật Dân số, dự kiến sẽ trình lên Quốc Hội trong tháng 12 năm 2024. Theo đó, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là tỷ lệ sinh của nước ta. Hiện nay, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 1,96, đây là con số thấp nhất trong lịch sử và được dự báo tiếp tục giảm. Về nguyên nhân, các chuyên gia đánh giá rằng, việc tỷ lệ sinh giảm phần lớn đến từ việc độ tuổi kết hôn đang có xu hướng trễ hóa, nhiều người trẻ lựa chọn cuộc sống độc thân, không kết hôn. Do đó, thời gian qua tại Việt Nam có luồng quan điểm cho rằng nên giảm giờ việc xuống để người độc thân có thời gian hẹn hò, tìm hiểu bạn đời. Theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật Lao động 2019, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều công ty, doanh nghiệp cho nhân viên mình làm việc 44 tiếng/tuần (bao gồm nửa buổi sáng thứ 7), hoặc có doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật là 48 tiếng/tuần (làm nguyên ngày thứ 7) để phù hợp với kế hoạch và hoạt động công ty, doanh nghiệp. Việc này vô hình trung làm nam và nữ không có thời gian để tìm hiểu bạn đời, chăm sóc bản thân và gia đình. Việc tỷ lệ người độc thân tăng cao, kết hôn và sinh con muộn không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người đó mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với xã hội. Già hóa dân số nhanh chóng, thiếu hụt nguồn lao động, mất cân bằng giới tính là những hậu quả dễ thấy nhất. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về tài chính, tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt là những gia đình có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa của hôn nhân và gia đình, đồng thời tạo ra một môi trường xã hội thuận lợi để người trẻ có thể cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống gia đình.
Kiến nghị giảm giờ làm xuống dưới 48 giờ/tuần
Vừa qua Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị Bộ LĐTB&XH nghiên cứu và sớm thực hiện quy định theo Nghị quyết 101/2019/QH14 về giảm số giờ làm việc bình thường đối với người lao động xuống mức thấp hơn 48 giờ/tuần. Kiến nghị giảm giờ làm xuống dưới 48 giờ/tuần Theo khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 101/2019/QH14, Quốc hội đã hoàn thành chương trình kỳ họp thứ 8 với các nội dung được xem xét, quyết định. Trong đó về đề xuất giảm giờ làm việc như sau: Giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần và báo cáo Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp. Thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Việt Nam và một số đại biểu Quốc hội đã có kiến nghị về giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần nhằm sớm thực hiện Nghị quyết 101/2019/QH14. Trước kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ LĐTB&XH đã có phản hồi: giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần là một chính sách có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Vì vậy, Bộ LĐTB&XH sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động. Đề xuất này của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam lại tiếp tục được đưa ra trong thời điểm tiến tới tháng Công nhân - hướng tới các hoạt động chăm sóc sức khỏe và đời sống của người lao động. Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cơ quan nhà nước được nghỉ cả ngày thứ bảy nhưng doanh nghiệp không được nghỉ là không công bằng. Nếu thực hiện quy định này, người lao động ở khu vực doanh nghiệp sẽ được nghỉ làm ngày thứ bảy và chủ nhật (như khu vực hành chính) hoặc có thể chỉ làm nửa ngày thứ bảy như một số doanh nghiệp đang áp dụng. Đề xuất giảm giờ làm được phần lớn người lao động hưởng lương theo thời gian ủng hộ. Nhưng những người lao động ăn lương theo sản phẩm thì hiện tại mong muốn được tăng lương hơn là giảm giờ làm. Nhiều người lao động mong được làm thêm hơn 48 giờ/tuần (hoặc hơn 8 giờ/ngày) để tăng thu nhập. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp cũng lo ngại nếu giảm giờ làm thì sẽ ảnh hưởng tới khối lượng sản xuất và tiến độ thực hiện các đơn hàng. Nguồn: Tổng hợp Quy định về thời giờ làm việc của người lao động hiện nay Thời giờ làm việc bình thường Về thời giờ làm việc bình thường, Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: - Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. - Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Như vậy, người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần đối với thời giờ làm việc bình thường. Trường hợp làm việc theo tuần, thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Giới hạn thời gian làm thêm Theo Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định giới hạn số giờ làm thêm như sau: - Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. - Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. - Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. - Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần. - Thời giờ quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định tổng số thời gian làm thêm giờ không quá 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì người lao động được làm thêm giờ nhưng không quá 300 giờ/năm. Như vậy, thời gian làm thêm thông thường sẽ được áp dụng không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày. Ngoài ra, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể sẽ có giới hạn làm thêm khác nhau theo quy định như trên.
Tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động nghỉ việc không lương đến hết năm 2023
Ngày 25/8/2023 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 sửa đổi Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 ban hành quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên Công đoàn, NLĐ bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. (1) Hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ đóng đoàn phí trước ngày 01/4/2023 Đoàn viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 01 tháng 4 năm 2023 bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. (Trước đó, tại Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động đóng đoàn phí trước ngày 30/9/2022). (2) Thay đổi điều kiện thời gian tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương Đoàn viên, người lao động quy định tại Điều 10 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau: - Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 30 ngày liên tục trở lên do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng (trừ trường hợp đoàn viên, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương vì lý do cá nhân). - Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2023 đến hết ngày 31/12/2023. (Điểm mới) (Trước đó, hỗ trợ cho NLĐ bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023) - Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2023 đến hết ngày 31/12/2023. (Điểm mới) (Trước đó, thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023) (3) Hồ sơ trợ cấp phải có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động - Danh sách đoàn viên, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng, có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này). (Điểm mới) tải Mẫu số 04 Danh sách trả lương (hoặc bảng lương) có tên đoàn viên, người lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của ít nhất một tháng liền kề trước thời điểm bắt đầu bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đề nghị hỗ trợ, có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động - Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương của đoàn viên, người lao động. - Bản sao các văn bản, phương án, quyết định sắp xếp việc làm, sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng dẫn đến phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương với đoàn viên, người lao động. - Trường hợp người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi thì bổ sung thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền. Xem thêm Quyết định 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 có hiệu lực từ ngày 25/8/2023 sửa đổi Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023.
Lao động nữ nuôi con nhỏ muốn làm việc luôn trong thời gian được giảm thì hưởng lương như thế nào?
Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người lao động sẽ được giảm giờ làm. Nếu người lao động vẫn làm việc trong thời gian được giảm này thì hưởng lương như thế nào? Nếu là lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại thì hưởng như thế nào? Lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng được hưởng chế độ giảm giờ làm như thế nào? Hiện nay chế độ giảm giờ làm việc của người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được chia làm hai đối tượng sau: - Đối với lao động nữ làm công việc bình thường: Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động (Căn cứ Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019) - Đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con: Nhóm đối tượng này sẽ được nghỉ 2 giờ làm việc, thời gian nghỉ này vẫn được hưởng nguyên. Trong đó: - 1 giờ làm việc được giảm theo quy định chung tại Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019: Lao động nữ khi nuôi con nhỏ sẽ được giảm 60 phút vào giờ làm việc, hưởng nguyên lương. - 1 giờ làm việc được giảm theo theo quy định tại Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019: Khi lao động nữ làm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con nếu người sử dụng lao động không chuyển lao động nữ làm công việc khác thì lao động nữ sẽ được giảm 1 giờ làm việc. Nếu lao động nữ đã được chuyển làm công việc khác nhẹ hơn thì không được giảm giờ 1 giờ làm việc nữa. Khi đó lao động nữ chỉ được hưởng giảm 1 giờ làm việc theo Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 mà thôi. Lao động nữ nuôi con nhỏ muốn làm việc luôn trong thời gian được giảm thì hưởng lương như thế nào? Tại Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn cho chế độ giảm 1 giờ làm việc chung tại Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo chế độ nghỉ 1 giờ làm việc hưởng nguyên lương, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ. Như vậy, đối với chế độ giảm 1 giờ làm việc chung cho các lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì khi người lao động không có nhu cầu nghỉ 1 giờ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài hưởng 100% lương của 1 giờ được giảm thì người lao động được trả 100% lương cho 1 giờ làm việc này. Đối với chế độ giảm 1 giờ làm do người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con thì không có quy định sẽ trả lương 100% như trường hợp phía trên. Do đó, về nguyên tắc, khi người lao động làm việc trong thời gian được nghỉ hưởng nguyên lương và được người sử dụng lao động đồng ý sẽ được hưởng lương làm thêm.
Hướng dẫn chi tiền hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng việc làm tại TP.HCM
Ngày 08/02/2023 Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh vừa có Công văn 82/LĐLĐ-TC hướng dẫn thực hiện Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Theo đó, thực hiện hướng dẫn chi tiền hỗ trợ đoàn viên, người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng việc làm tại TP.HCM như sau: (1) Về đối tượng hỗ trợ - Giao công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chi cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. - Liên đoàn Lao động TP.HCM chi cho các đối tượng thuộc các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện Liên đoàn Lao động TP.HCM. Đơn cử đoàn viên, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp được hỗ trợ việc làm quy định theo Điều 5, Điều 10, Điều 15 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ bao gồm: Đối tượng 1: Có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Đối tượng 2: Có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Đối tượng 3: Có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. (2) Điều kiện hỗ trợ Thực hiện theo Điều 6, Điều 11, Điều 16 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ dành cho đối tượng 1. (3) Mức hỗ trợ và phương thức chi trả Thực hiện theo Điều 7, Điều 12, Điều 17 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ. (4) Hồ sơ đề nghị và biểu mẫu thực hiện - Hồ sơ đề nghị: thực hiện theo Điều 8, Điều 13, Điều 18 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ . - Về thực hiện các biểu mẫu (từ mẫu số 01 đến mẫu số 06 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ): thực hiện theo mẫu đính kèm của văn bản hướng dẫn này. (5) Nguyên tắc hỗ trợ và nguồn kinh phí * Về nguyên tắc hỗ trợ: theo quy định tại Điều 3 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ. * Nguồn kinh phí hỗ trợ: - Thực hiện chi hỗ trợ từ nguồn kinh phí dự phòng và sử dụng Quỹ hoạt động thường xuyên hiện có của các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp đến thời điểm chi hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có số dư Quỹ hoạt động thường xuyên dưới 15 tỷ đồng thì báo cáo Liên đoàn Lao động TP.HCM xem xét hỗ trợ. - Riêng đoàn viên, NLĐ đang làm việc tại các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện Liên đoàn Lao động TP.HCM. Mà thuộc các đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ sẽ được chi từ nguồn kinh phí dự phòng và sử dụng Quỹ hoạt động thường xuyên hiện có của Liên đoàn Lao động TP.HCM. (6) Trình tự, thủ tục thực hiện Thực hiện theo Điều 9, Điều 14, Điều 19 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ. Trong đó, cần lưu ý một số nội dung sau: - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: chậm nhất đến hết ngày 31/3/2023. - Thời hạn hoàn thành thủ tục hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn, người lao động: chậm nhất đến hết ngày 30/5/2023. - Về hồ sơ đề nghị (theo Điều 8, Điều 13, Điều 18 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ) gửi về Liên đoàn Lao động TP.HCM phê duyệt: + Đối với các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Công văn đề xuất của đơn vị (bản chính) đính kèm đầy đủ các hồ sơ đã thẩm định (bản photo đóng dấu treo của công đoàn cấp trên) theo quy định về Liên đoàn Lao động TP.HCM. + Đối với các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện Liên đoàn Lao động TP.HCM: Công văn đề xuất của đơn vị đính kèm đầy đủ các hồ sơ đề nghị hỗ trợ (hồ sơ gốc) theo quy định về Liên đoàn Lao động TP.HCM. - Về phương thức chi hỗ trợ và lưu trữ hồ sơ: Căn cứ vào quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đã được Liên đoàn Lao động TP.HCM phê duyệt, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện: + Chi trực tiếp cho đối tượng được phê duyệt bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. + Lưu trữ chứng từ theo quy định (gồm: các hồ sơ đề nghị theo Điều 8, Điều 13, Điều 18 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ, văn bản thẩm định của đơn vị, quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ của Liên đoàn Lao động TP.HCM, chứng từ minh chứng đã chuyển tiền hỗ trợ hoặc danh sách có ký nhận của đối tượng được hỗ trợ khi nhận bằng tiền mặt…). Xem thêm Công văn 82/LĐLĐ-TC ban hành ngày 08/02/2023.
Nghị quyết 06/NQ-ĐCT: Hỗ trợ lao động bị mất việc đến 03 triệu đồng
Ngày 16/01/2023, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 06/NQ-ĐCT năm 2023 về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Theo đó, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ hỗ trợ 3 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng việc làm do bị cắt, giảm đơn hàng: Người không phải đoàn viên công đoàn vẫn được hỗ trợ Cụ thể, NLĐ không là đoàn viên công đoàn được hưởng mức hỗ trợ bằng 70% so với mức hỗ trợ đối với NLĐ là đoàn viên công đoàn. Đặc biệt, đối với NLĐ không là đoàn viên công đoàn nhưng là lao động nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, lao động nữ đang mang thai, NLĐ đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi thì được hưởng mức hỗ trợ như đoàn viên công đoàn. Việc thực hiện được chi từ nguồn các nguồn sau: - Kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có. - Trường hợp Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không cân đối được nguồn thì Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố. - Công đoàn ngành Trung ương và tương đương. - Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện cấp bù cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có số dư quỹ hoạt động thường xuyên tại cấp 2 và cấp 3 đến thời điểm chi hỗ trợ dưới 15 tỷ đồng, báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN xem xét hỗ trợ. Do đó, đoàn viên công đoàn được hỗ trợ nhiều nhất là 03 triệu đồng, còn NLĐ không là công đoàn được hưởng 70% của mức này. Hỗ trợ đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng (1) Đoàn viên công đoàn bị giảm giờ làm việc, ngừng việc NLĐ là đoàn viên công đoàn làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị giảm thời gian làm việc hàng ngày, giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng hoặc bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023. Mà có thu nhập của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu thì được hỗ trợ một lần với mức 01 triệu đồng/người. (2) Đoàn viên công đoàn tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương NLĐ là đoàn viên công đoàn có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 30 ngày liên tục trở lên (trừ trường hợp người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương vì lý do cá nhân). Tính từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 được hỗ trợ một lần với mức 02 triệu đồng/người. (3) Đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp NLĐ là đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 trừ trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bị xử lý kỷ luật sa thải. Thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần với mức 03 triệu đồng/người. Xem thêm Nghị quyết 06/NQ-ĐCT năm 2023 ban hành ngày 16/01/2023.
Giáo viên sắp về hưu có được giảm giờ làm việc không?
Chế độ làm việc của giáo viên không áp dụng Bộ luật Lao động 2012 hay Nghị định 45/2013/NĐ-CP mà phải áp dụng Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Theo đó, giáo viên không làm việc theo giờ mà làm việc theo tiết dạy, trong Thông tư 28 nêu trên không có quy định giảm định mức tiết dạy cho giáo viên sắp nghỉ hưu. Do đó, giáo viên năm sau về hưu không được giảm giờ làm mà vẫn được hưởng lương.
Quy định mới về làm việc 6 giờ/ngày
Sắp tới thành phố Gothenburg của Thụy Điển lên kế hoạch cho công chức làm việc chỉ 6 giờ/ngày nhưng vẫn giữ nguyên mức lương để đánh giá chất lượng và ảnh hưởng đến hạnh phúc của con người. Hội đồng thành phố Gothenburg sẽ thí điểm với hai nhóm là “nhóm thử nghiệm” và “nhóm kiểm soát”. Công chức trong nhóm thử nghiệm sẽ làm việc chỉ 6 giờ/ngày, tức 30 giờ/tuần trong khi các đồng nghiệp của họ thuộc nhóm kiểm soát vẫn làm 40 giờ/tuần. Cả hai nhóm đều được nhận số tiền lương như nhau. Phó thị trưởng Mats Pilhem, thuộc Đảng Cánh tả, giải thích: “Chúng tôi sẽ so sánh hai xu hướng. Chúng tôi hi vọng công chức sẽ ít xin nghỉ bệnh hơn và cảm thấy tinh thần lẫn thể chất khỏe mạnh hơn khi ngày làm việc ngắn hơn”. Ông Pilhem cho rằng cách làm này sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn vì ông từng nhận thấy ca làm việc dài dẫn đến làm việc kém hiệu quả. Ở một số ngành nghề như chăm sóc người già, vấn đề không phải thiếu nhân lực mà do người ta làm việc thiếu hiệu quả trong một ca làm việc dài. Thêm vào đó, ông Pilhem chỉ ra ví dụ tại một nhà máy sản xuất xe hơi ở Gothenburg, nơi gần đây đã thử nghiệm ca làm việc sáu giờ và kết quả được nói là đáng khích lệ. Người phát ngôn chính sách kinh tế của Đảng Cánh tả Ulla Anderson còn cho rằng ngày làm việc sáu giờ sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm hơn và nhiều người sẽ tham gia công việc. Tuy nhiên, ý tưởng trên cũng vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích. Bà Maria Ryden, thuộc Đảng Ôn hòa ở Gothenburg, cho rằng kế hoạch giảm giờ làm là “không thật lòng và chỉ là một mánh khóe dân túy” để chuẩn bị cho các cuộc bầu cử sắp tới. Thực tế nhiều nơi khác ở Thụy Điển từng thử nghiệm rút ngắn thời gian làm việc nhưng xem ra chưa thành công. Theo Daily Mail, trong vòng 16 năm, 250 công chức ở hội đồng thành phố Kiruna (cũng thuộc Thụy Điển) đã làm việc theo ca 6 giờ/ngày. Tuy nhiên, chính sách này bị bãi bỏ năm 2005 sau một báo cáo cho thấy nó không có chút tác động nào tới sức khỏe. Ở một số nghề như chăm sóc trẻ em, việc rút ngắn giờ làm gây thiệt hại về tài chính khi việc thuê người lao động tạm thời trở nên quá đắt. Tân Hoa xã dẫn lời chuyên gia Thomas Bjorklund cho rằng nếu ngày làm việc sáu giờ được thực hiện thì người lao động sẽ không có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ. Thay vào đó, ông đề xuất tuần làm việc bốn ngày để người lao động có thêm thời gian rảnh rỗi với gia đình. Theo tuoitre.vn
Thuế độc thân là gì? Việt Nam có đánh thuế độc thân không?
Thuế độc thân - một cụm từ đang được nổi lên gần đây khi có nhiều thông tin xoay quanh việc người trẻ tại Việt Nam có xu hướng kết hôn trễ, sinh con trễ. (1) Thuế độc thân là gì? Trong bộ phim "The Lobster" (2015) của đạo diễn Yorgos Lanthimos, mọi người buộc phải ghép đôi theo quy định. Khi một mối quan hệ kết thúc, các cá nhân sẽ được đưa đến một nơi dành riêng cho người độc thân, nơi họ phải nhanh chóng tìm kiếm "đối tác" mới dựa trên những yếu tố ngẫu nhiên, chẳng hạn như cùng đeo kính hoặc thường xuyên bị chảy máu mũi. Nếu không tìm được bạn đời trong thời gian quy định, họ sẽ bị biến thành một con vật hoặc sống như những kẻ bị ruồng bỏ trong vùng hoang dã, nơi bị các cặp đôi săn đuổi và giết hại một cách tàn nhẫn. Trên thực tế, người độc thân không phải chịu đựng những hậu quả phi lý và cực đoan như trong thế giới kỳ quặc của "The Lobster". “Thuế độc thân” hay “single tax” không phải là một loại thuế chính thống được quy định trong luật, thuật ngữ thuế độc thân thường là dùng để chỉ các khoản chi phí phát sinh khi bạn không kết hôn hoặc không sinh con, ví dụ như việc bạn không thể chia sẻ các khoản phí như tiền thuê nhà, tiền thực phẩm, tiền đi lại,... Cụ thể, hiện nay trong siêu thị tại nước ngoài như Costco tại Mỹ, các hàng hóa được bán ra thường có chính sách “mua nhiều giảm nhiều”, thực phẩm được bán với số lượng lớn thường có chi phí cho mỗi đơn vị thấp hơn so với mua lẻ vài cái. Trong khi các cặp đôi hoặc gia đình có thể tận dụng chính sách này để tiết kiệm chi phí tiêu dùng thì đối với những người độc thân sẽ ngược lại hoàn toàn khi việc mua quá nhiều so với nhu cầu của mình là không thực tế, đặc biệt đối với các loại thực phẩm nhanh hư hỏng, do đó họ sẽ phải mua thực phẩm với chi phí mắc hơn, mà số lượng còn ít hơn. Hay như trong chi phí thuê nhà tại NewYork, nếu bạn là người độc thân, bạn có thể phải trả 3.350 đô-la cho một tháng thuê nhà, nhưng đối với các cặp đôi thì họ có thể chia đôi chi phí này, khiến mỗi người chỉ phải trả 1.675 đô-la cho một tháng thuê nhà. Hay khi đi ăn ngoài, người độc thân cũng khó có thể tận dụng các ưu đãi chỉ áp dụng cho cặp đôi hay gia đình. Việc này cũng xảy ra khi sử dụng các app phát trực tuyến như Youtube, Netflix,...khi các ứng dụng này cho phép đăng ký gói thành viên cho cả nhóm (sau khi chia đều cho từng người) cũng sẽ rẻ hơn so với việc đăng ký cho một cá nhân. Ngoài ra, khi bạn có con, một số quốc gia sẽ áp dụng chính sách giảm trừ thuế, do đó, người có gia đình, có con sẽ được đóng thuế thấp hơn so với người độc thân. Ví dụ như tại Bỉ người lao động độc thân không có con phải đóng thuế là 53%, Đức là 47,8% và tại Áo là 46,8%. Ngược lại, người lao động có hai con tại Bỉ chỉ đóng mức thuế là 37,8% (năm 2022), ở Đức là 32,9%, đối với Áo là 30,2%. Như vậy, có thể hiểu thuế độc thân chính là các khoản chi phí tăng lên khi bạn không được giảm trừ các khoản thuế, không thể chia sẻ chi phí cho người yêu, người bạn đời hay không được áp dụng các ưu đãi dành cho riêng cho cặp đôi, gia đình. (2) Việt Nam có đánh thuế độc thân không? Như đã phân tích ở trên, thuế độc thân không phải là một loại thuế chính thống mà là những chi phí phát sinh khi bạn độc thân mà thôi. Tại Việt Nam, trong các siêu thị hay nhà hàng cũng có áp dụng chính sách “mua nhiều giảm nhiều” như đi nhóm 04 người sẽ được free vé cho 01 người, hay mua 10 cái (1 lô) sẽ rẻ hơn so với việc mua 01 - 02 cái. Việc thuê nhà cũng vậy, chi phí thuê nhà tại Việt Nam hiện nay cũng không phải là thấp, đặc biệt ở các thành phố lớn. Do đó, việc thuê nhà tại các thành phố lớn cũng sẽ là một thử thách cho những người độc thân khi không thể chia sẻ khoản chi phí này với ai. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người lao động có con ở Việt Nam cũng được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc. Như vậy, có thể nói, Việt Nam cũng có “thuế độc thân”! (3) Kiến nghị giảm giờ làm việc người người độc thân có thời gian hẹn hò, tìm hiểu bạn đời Hiện nay, các nhà làm luật đang xây dựng Dự thảo Luật Dân số, dự kiến sẽ trình lên Quốc Hội trong tháng 12 năm 2024. Theo đó, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là tỷ lệ sinh của nước ta. Hiện nay, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 1,96, đây là con số thấp nhất trong lịch sử và được dự báo tiếp tục giảm. Về nguyên nhân, các chuyên gia đánh giá rằng, việc tỷ lệ sinh giảm phần lớn đến từ việc độ tuổi kết hôn đang có xu hướng trễ hóa, nhiều người trẻ lựa chọn cuộc sống độc thân, không kết hôn. Do đó, thời gian qua tại Việt Nam có luồng quan điểm cho rằng nên giảm giờ việc xuống để người độc thân có thời gian hẹn hò, tìm hiểu bạn đời. Theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật Lao động 2019, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều công ty, doanh nghiệp cho nhân viên mình làm việc 44 tiếng/tuần (bao gồm nửa buổi sáng thứ 7), hoặc có doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật là 48 tiếng/tuần (làm nguyên ngày thứ 7) để phù hợp với kế hoạch và hoạt động công ty, doanh nghiệp. Việc này vô hình trung làm nam và nữ không có thời gian để tìm hiểu bạn đời, chăm sóc bản thân và gia đình. Việc tỷ lệ người độc thân tăng cao, kết hôn và sinh con muộn không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người đó mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với xã hội. Già hóa dân số nhanh chóng, thiếu hụt nguồn lao động, mất cân bằng giới tính là những hậu quả dễ thấy nhất. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về tài chính, tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt là những gia đình có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa của hôn nhân và gia đình, đồng thời tạo ra một môi trường xã hội thuận lợi để người trẻ có thể cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống gia đình.
Kiến nghị giảm giờ làm xuống dưới 48 giờ/tuần
Vừa qua Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị Bộ LĐTB&XH nghiên cứu và sớm thực hiện quy định theo Nghị quyết 101/2019/QH14 về giảm số giờ làm việc bình thường đối với người lao động xuống mức thấp hơn 48 giờ/tuần. Kiến nghị giảm giờ làm xuống dưới 48 giờ/tuần Theo khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 101/2019/QH14, Quốc hội đã hoàn thành chương trình kỳ họp thứ 8 với các nội dung được xem xét, quyết định. Trong đó về đề xuất giảm giờ làm việc như sau: Giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần và báo cáo Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp. Thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Việt Nam và một số đại biểu Quốc hội đã có kiến nghị về giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần nhằm sớm thực hiện Nghị quyết 101/2019/QH14. Trước kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ LĐTB&XH đã có phản hồi: giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần là một chính sách có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Vì vậy, Bộ LĐTB&XH sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động. Đề xuất này của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam lại tiếp tục được đưa ra trong thời điểm tiến tới tháng Công nhân - hướng tới các hoạt động chăm sóc sức khỏe và đời sống của người lao động. Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cơ quan nhà nước được nghỉ cả ngày thứ bảy nhưng doanh nghiệp không được nghỉ là không công bằng. Nếu thực hiện quy định này, người lao động ở khu vực doanh nghiệp sẽ được nghỉ làm ngày thứ bảy và chủ nhật (như khu vực hành chính) hoặc có thể chỉ làm nửa ngày thứ bảy như một số doanh nghiệp đang áp dụng. Đề xuất giảm giờ làm được phần lớn người lao động hưởng lương theo thời gian ủng hộ. Nhưng những người lao động ăn lương theo sản phẩm thì hiện tại mong muốn được tăng lương hơn là giảm giờ làm. Nhiều người lao động mong được làm thêm hơn 48 giờ/tuần (hoặc hơn 8 giờ/ngày) để tăng thu nhập. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp cũng lo ngại nếu giảm giờ làm thì sẽ ảnh hưởng tới khối lượng sản xuất và tiến độ thực hiện các đơn hàng. Nguồn: Tổng hợp Quy định về thời giờ làm việc của người lao động hiện nay Thời giờ làm việc bình thường Về thời giờ làm việc bình thường, Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: - Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. - Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Như vậy, người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần đối với thời giờ làm việc bình thường. Trường hợp làm việc theo tuần, thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Giới hạn thời gian làm thêm Theo Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định giới hạn số giờ làm thêm như sau: - Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. - Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. - Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. - Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần. - Thời giờ quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định tổng số thời gian làm thêm giờ không quá 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì người lao động được làm thêm giờ nhưng không quá 300 giờ/năm. Như vậy, thời gian làm thêm thông thường sẽ được áp dụng không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày. Ngoài ra, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể sẽ có giới hạn làm thêm khác nhau theo quy định như trên.
Tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động nghỉ việc không lương đến hết năm 2023
Ngày 25/8/2023 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 sửa đổi Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 ban hành quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên Công đoàn, NLĐ bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. (1) Hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ đóng đoàn phí trước ngày 01/4/2023 Đoàn viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 01 tháng 4 năm 2023 bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. (Trước đó, tại Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động đóng đoàn phí trước ngày 30/9/2022). (2) Thay đổi điều kiện thời gian tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương Đoàn viên, người lao động quy định tại Điều 10 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau: - Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 30 ngày liên tục trở lên do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng (trừ trường hợp đoàn viên, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương vì lý do cá nhân). - Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2023 đến hết ngày 31/12/2023. (Điểm mới) (Trước đó, hỗ trợ cho NLĐ bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023) - Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2023 đến hết ngày 31/12/2023. (Điểm mới) (Trước đó, thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023) (3) Hồ sơ trợ cấp phải có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động - Danh sách đoàn viên, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng, có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này). (Điểm mới) tải Mẫu số 04 Danh sách trả lương (hoặc bảng lương) có tên đoàn viên, người lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của ít nhất một tháng liền kề trước thời điểm bắt đầu bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đề nghị hỗ trợ, có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động - Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương của đoàn viên, người lao động. - Bản sao các văn bản, phương án, quyết định sắp xếp việc làm, sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng dẫn đến phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương với đoàn viên, người lao động. - Trường hợp người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi thì bổ sung thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền. Xem thêm Quyết định 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 có hiệu lực từ ngày 25/8/2023 sửa đổi Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023.
Lao động nữ nuôi con nhỏ muốn làm việc luôn trong thời gian được giảm thì hưởng lương như thế nào?
Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người lao động sẽ được giảm giờ làm. Nếu người lao động vẫn làm việc trong thời gian được giảm này thì hưởng lương như thế nào? Nếu là lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại thì hưởng như thế nào? Lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng được hưởng chế độ giảm giờ làm như thế nào? Hiện nay chế độ giảm giờ làm việc của người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được chia làm hai đối tượng sau: - Đối với lao động nữ làm công việc bình thường: Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động (Căn cứ Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019) - Đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con: Nhóm đối tượng này sẽ được nghỉ 2 giờ làm việc, thời gian nghỉ này vẫn được hưởng nguyên. Trong đó: - 1 giờ làm việc được giảm theo quy định chung tại Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019: Lao động nữ khi nuôi con nhỏ sẽ được giảm 60 phút vào giờ làm việc, hưởng nguyên lương. - 1 giờ làm việc được giảm theo theo quy định tại Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019: Khi lao động nữ làm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con nếu người sử dụng lao động không chuyển lao động nữ làm công việc khác thì lao động nữ sẽ được giảm 1 giờ làm việc. Nếu lao động nữ đã được chuyển làm công việc khác nhẹ hơn thì không được giảm giờ 1 giờ làm việc nữa. Khi đó lao động nữ chỉ được hưởng giảm 1 giờ làm việc theo Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 mà thôi. Lao động nữ nuôi con nhỏ muốn làm việc luôn trong thời gian được giảm thì hưởng lương như thế nào? Tại Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn cho chế độ giảm 1 giờ làm việc chung tại Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo chế độ nghỉ 1 giờ làm việc hưởng nguyên lương, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ. Như vậy, đối với chế độ giảm 1 giờ làm việc chung cho các lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì khi người lao động không có nhu cầu nghỉ 1 giờ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài hưởng 100% lương của 1 giờ được giảm thì người lao động được trả 100% lương cho 1 giờ làm việc này. Đối với chế độ giảm 1 giờ làm do người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con thì không có quy định sẽ trả lương 100% như trường hợp phía trên. Do đó, về nguyên tắc, khi người lao động làm việc trong thời gian được nghỉ hưởng nguyên lương và được người sử dụng lao động đồng ý sẽ được hưởng lương làm thêm.
Hướng dẫn chi tiền hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng việc làm tại TP.HCM
Ngày 08/02/2023 Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh vừa có Công văn 82/LĐLĐ-TC hướng dẫn thực hiện Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Theo đó, thực hiện hướng dẫn chi tiền hỗ trợ đoàn viên, người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng việc làm tại TP.HCM như sau: (1) Về đối tượng hỗ trợ - Giao công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chi cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. - Liên đoàn Lao động TP.HCM chi cho các đối tượng thuộc các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện Liên đoàn Lao động TP.HCM. Đơn cử đoàn viên, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp được hỗ trợ việc làm quy định theo Điều 5, Điều 10, Điều 15 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ bao gồm: Đối tượng 1: Có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Đối tượng 2: Có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Đối tượng 3: Có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. (2) Điều kiện hỗ trợ Thực hiện theo Điều 6, Điều 11, Điều 16 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ dành cho đối tượng 1. (3) Mức hỗ trợ và phương thức chi trả Thực hiện theo Điều 7, Điều 12, Điều 17 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ. (4) Hồ sơ đề nghị và biểu mẫu thực hiện - Hồ sơ đề nghị: thực hiện theo Điều 8, Điều 13, Điều 18 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ . - Về thực hiện các biểu mẫu (từ mẫu số 01 đến mẫu số 06 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ): thực hiện theo mẫu đính kèm của văn bản hướng dẫn này. (5) Nguyên tắc hỗ trợ và nguồn kinh phí * Về nguyên tắc hỗ trợ: theo quy định tại Điều 3 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ. * Nguồn kinh phí hỗ trợ: - Thực hiện chi hỗ trợ từ nguồn kinh phí dự phòng và sử dụng Quỹ hoạt động thường xuyên hiện có của các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp đến thời điểm chi hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có số dư Quỹ hoạt động thường xuyên dưới 15 tỷ đồng thì báo cáo Liên đoàn Lao động TP.HCM xem xét hỗ trợ. - Riêng đoàn viên, NLĐ đang làm việc tại các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện Liên đoàn Lao động TP.HCM. Mà thuộc các đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ sẽ được chi từ nguồn kinh phí dự phòng và sử dụng Quỹ hoạt động thường xuyên hiện có của Liên đoàn Lao động TP.HCM. (6) Trình tự, thủ tục thực hiện Thực hiện theo Điều 9, Điều 14, Điều 19 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ. Trong đó, cần lưu ý một số nội dung sau: - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: chậm nhất đến hết ngày 31/3/2023. - Thời hạn hoàn thành thủ tục hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn, người lao động: chậm nhất đến hết ngày 30/5/2023. - Về hồ sơ đề nghị (theo Điều 8, Điều 13, Điều 18 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ) gửi về Liên đoàn Lao động TP.HCM phê duyệt: + Đối với các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Công văn đề xuất của đơn vị (bản chính) đính kèm đầy đủ các hồ sơ đã thẩm định (bản photo đóng dấu treo của công đoàn cấp trên) theo quy định về Liên đoàn Lao động TP.HCM. + Đối với các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện Liên đoàn Lao động TP.HCM: Công văn đề xuất của đơn vị đính kèm đầy đủ các hồ sơ đề nghị hỗ trợ (hồ sơ gốc) theo quy định về Liên đoàn Lao động TP.HCM. - Về phương thức chi hỗ trợ và lưu trữ hồ sơ: Căn cứ vào quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đã được Liên đoàn Lao động TP.HCM phê duyệt, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện: + Chi trực tiếp cho đối tượng được phê duyệt bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. + Lưu trữ chứng từ theo quy định (gồm: các hồ sơ đề nghị theo Điều 8, Điều 13, Điều 18 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ, văn bản thẩm định của đơn vị, quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ của Liên đoàn Lao động TP.HCM, chứng từ minh chứng đã chuyển tiền hỗ trợ hoặc danh sách có ký nhận của đối tượng được hỗ trợ khi nhận bằng tiền mặt…). Xem thêm Công văn 82/LĐLĐ-TC ban hành ngày 08/02/2023.
Nghị quyết 06/NQ-ĐCT: Hỗ trợ lao động bị mất việc đến 03 triệu đồng
Ngày 16/01/2023, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 06/NQ-ĐCT năm 2023 về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Theo đó, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ hỗ trợ 3 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng việc làm do bị cắt, giảm đơn hàng: Người không phải đoàn viên công đoàn vẫn được hỗ trợ Cụ thể, NLĐ không là đoàn viên công đoàn được hưởng mức hỗ trợ bằng 70% so với mức hỗ trợ đối với NLĐ là đoàn viên công đoàn. Đặc biệt, đối với NLĐ không là đoàn viên công đoàn nhưng là lao động nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, lao động nữ đang mang thai, NLĐ đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi thì được hưởng mức hỗ trợ như đoàn viên công đoàn. Việc thực hiện được chi từ nguồn các nguồn sau: - Kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có. - Trường hợp Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không cân đối được nguồn thì Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố. - Công đoàn ngành Trung ương và tương đương. - Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện cấp bù cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có số dư quỹ hoạt động thường xuyên tại cấp 2 và cấp 3 đến thời điểm chi hỗ trợ dưới 15 tỷ đồng, báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN xem xét hỗ trợ. Do đó, đoàn viên công đoàn được hỗ trợ nhiều nhất là 03 triệu đồng, còn NLĐ không là công đoàn được hưởng 70% của mức này. Hỗ trợ đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng (1) Đoàn viên công đoàn bị giảm giờ làm việc, ngừng việc NLĐ là đoàn viên công đoàn làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị giảm thời gian làm việc hàng ngày, giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng hoặc bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023. Mà có thu nhập của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu thì được hỗ trợ một lần với mức 01 triệu đồng/người. (2) Đoàn viên công đoàn tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương NLĐ là đoàn viên công đoàn có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 30 ngày liên tục trở lên (trừ trường hợp người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương vì lý do cá nhân). Tính từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 được hỗ trợ một lần với mức 02 triệu đồng/người. (3) Đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp NLĐ là đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 trừ trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bị xử lý kỷ luật sa thải. Thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần với mức 03 triệu đồng/người. Xem thêm Nghị quyết 06/NQ-ĐCT năm 2023 ban hành ngày 16/01/2023.
Giáo viên sắp về hưu có được giảm giờ làm việc không?
Chế độ làm việc của giáo viên không áp dụng Bộ luật Lao động 2012 hay Nghị định 45/2013/NĐ-CP mà phải áp dụng Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Theo đó, giáo viên không làm việc theo giờ mà làm việc theo tiết dạy, trong Thông tư 28 nêu trên không có quy định giảm định mức tiết dạy cho giáo viên sắp nghỉ hưu. Do đó, giáo viên năm sau về hưu không được giảm giờ làm mà vẫn được hưởng lương.
Quy định mới về làm việc 6 giờ/ngày
Sắp tới thành phố Gothenburg của Thụy Điển lên kế hoạch cho công chức làm việc chỉ 6 giờ/ngày nhưng vẫn giữ nguyên mức lương để đánh giá chất lượng và ảnh hưởng đến hạnh phúc của con người. Hội đồng thành phố Gothenburg sẽ thí điểm với hai nhóm là “nhóm thử nghiệm” và “nhóm kiểm soát”. Công chức trong nhóm thử nghiệm sẽ làm việc chỉ 6 giờ/ngày, tức 30 giờ/tuần trong khi các đồng nghiệp của họ thuộc nhóm kiểm soát vẫn làm 40 giờ/tuần. Cả hai nhóm đều được nhận số tiền lương như nhau. Phó thị trưởng Mats Pilhem, thuộc Đảng Cánh tả, giải thích: “Chúng tôi sẽ so sánh hai xu hướng. Chúng tôi hi vọng công chức sẽ ít xin nghỉ bệnh hơn và cảm thấy tinh thần lẫn thể chất khỏe mạnh hơn khi ngày làm việc ngắn hơn”. Ông Pilhem cho rằng cách làm này sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn vì ông từng nhận thấy ca làm việc dài dẫn đến làm việc kém hiệu quả. Ở một số ngành nghề như chăm sóc người già, vấn đề không phải thiếu nhân lực mà do người ta làm việc thiếu hiệu quả trong một ca làm việc dài. Thêm vào đó, ông Pilhem chỉ ra ví dụ tại một nhà máy sản xuất xe hơi ở Gothenburg, nơi gần đây đã thử nghiệm ca làm việc sáu giờ và kết quả được nói là đáng khích lệ. Người phát ngôn chính sách kinh tế của Đảng Cánh tả Ulla Anderson còn cho rằng ngày làm việc sáu giờ sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm hơn và nhiều người sẽ tham gia công việc. Tuy nhiên, ý tưởng trên cũng vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích. Bà Maria Ryden, thuộc Đảng Ôn hòa ở Gothenburg, cho rằng kế hoạch giảm giờ làm là “không thật lòng và chỉ là một mánh khóe dân túy” để chuẩn bị cho các cuộc bầu cử sắp tới. Thực tế nhiều nơi khác ở Thụy Điển từng thử nghiệm rút ngắn thời gian làm việc nhưng xem ra chưa thành công. Theo Daily Mail, trong vòng 16 năm, 250 công chức ở hội đồng thành phố Kiruna (cũng thuộc Thụy Điển) đã làm việc theo ca 6 giờ/ngày. Tuy nhiên, chính sách này bị bãi bỏ năm 2005 sau một báo cáo cho thấy nó không có chút tác động nào tới sức khỏe. Ở một số nghề như chăm sóc trẻ em, việc rút ngắn giờ làm gây thiệt hại về tài chính khi việc thuê người lao động tạm thời trở nên quá đắt. Tân Hoa xã dẫn lời chuyên gia Thomas Bjorklund cho rằng nếu ngày làm việc sáu giờ được thực hiện thì người lao động sẽ không có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ. Thay vào đó, ông đề xuất tuần làm việc bốn ngày để người lao động có thêm thời gian rảnh rỗi với gia đình. Theo tuoitre.vn