Người yêu cầu khởi kiện rút cầu khởi kiện trong vụ án dân sự
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định người khởi kiện được rút yêu cầu khởi kiện, tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có cách thức thực hiện khác nhau. Thứ nhất, Giai đoạn trước khi thụ lý Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Thẩm phán thực hiện trả lại đơn khởi kiện khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Như vậy, trước khi thụ lý vụ kiện mà người khởi kiện rút đơn thì được trả lại đơn và trong trường hợp này do Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện trong các trường hợp: - Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; - Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; - Đã có đủ điều kiện khởi kiện; - Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án đó khi cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Thứ hai, Giai đoạn sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án Sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án mà người khởi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan sẽ được Tòa ra quyết định đình chỉ. Đồng thời, theo quy định tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì khi có quyết định đình chỉ giải quyết dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Thứ ba, Giai đoạn tại phiên Tòa sơ thẩm Theo quy định tại khỏan 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút. Có thể thấy người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện có thể vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do là do người bị kiện (bị đơn) đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với người khởi kiện (nguyên đơn). Vậy trong trường hợp này, Tòa án có bắt buộc phải ghi hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án là người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 218 không. mặc dù tại khoản 1 Điều 218 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án là nếu người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người khởi kiện có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng đây là quy định pháp luật chung. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án cần linh hoạt vận dụng quy định của pháp luật vào từng trường hợp cụ thể trong thực tiễn. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu nhận được đơn xin rút yêu cầu khởi kiện, trường hợp trong đơn người khởi kiện không nêu rõ lý do rút đơn khởi kiện thì Tòa án cần làm rõ lý do của việc họ rút đơn khởi kiện và họ có tự nguyện hay không. Nếu họ trình bày hoặc cung cấp cho Tòa án chứng cứ thể hiện rõ người khởi kiện rút lại đơn khởi kiện là do người bị kiện đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với họ thì trong trường hợp này, Thẩm phán khi ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ghi rõ hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án là người khởi kiện không được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án. Bởi vì trong trường hợp này người bị kiện đã hoàn thành xong nghĩa vụ đối với người khởi kiện. Tránh trường hợp người khởi kiện lại có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án gây bức xúc đối với người bị kiện.
Những trường hợp TAND được xét xử trực tuyến từ 01/01/2022
Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Đáng chú ý là việc cho phép Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm trong một số trường hợp. Những trường hợp TAND được xét xử trực tuyến từ 01/01/2022 - Minh họa Theo khoản 1, Điều 1 Nghị quyết này, Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm các vụ án khi hội đủ 02 yếu tố sau đây: - Các vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; - Có tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, không thể áp dụng phiên tòa trực tuyến, nếu vụ án thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước; - Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự; - Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự. Về hình thức xét xử, phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án và sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng. Bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa được phép tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm. Nghị quyết 33/2021/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Phân biệt đình chỉ giải quyết vụ án và đình chỉ giải quyết yêu cầu?
Mọi người có thể giúp em phân biệt " đình chỉ giải quyết vụ án" và " đình chỉ giải quyết yêu cầu" trong tố tụng dân sự với ạ!!
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN TRẦN VĂN THỜI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bản án số: 97/2018/HSST Ngày 23-11-2018 NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có: Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Bà Từ Thanh Nhung. Các Hội thẩm nhân dân: Bà Nguyễn Thị Diệp. Ông Nguyễn Việt Thắng Thư ký phiên tòa: Bà Nguyễn Cẩm Hường - là Thư ký Tòa án nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tham gia phiên tòa: Ông Nguyễn Văn Dần - Kiểm sát viên. Ngày 23 tháng 11 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau xét xử công khai sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số: 103/2018/HSST ngày 02 tháng 11 năm 2018 đối với bị cáo: Phan Văn L, sinh năm 1984 tại Cà Mau. Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú và chỗ ở: Ấp T, xã K, huyện T, tỉnh Cà Mau; nghề nghiệp: Làm biển; trình độ văn hóa: Lớp 6/12; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; con ông Phan Thanh T và bà Trần Bé H; tiền sự: Không; tiền án: Không; bị cáo tại ngoại. (Bị cáo có mặt). Người bị hại: Phan Văn Â, sinh năm 1986 (có mặt). Địa chỉ: Khóm 9, thị trấn T, huyện T, tỉnh Cà Mau. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Lê Thị Thu T, sinh năm 1986 (có mặt). Địa chỉ: Ấp T, xã K, huyện T, tỉnh Cà Mau. Nguyễn Thị N, sinh năm 1960 (có mặt). Địa chỉ: Khóm 9, thị trấn T, huyện T, tỉnh Cà Mau. NỘI DUNG VỤ ÁN: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Khoảng 18 giờ 40 phút ngày 23/9/2018 bà Trần Kim H nhập viện tại khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa huyện T, tỉnh Cà Mau với các bệnh lý rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, sau đó bà H được chuyển xuống khoa nội của bệnh viện tiếp tục điều trị. Đến khoảng 19 giờ 30 phút cùng ngày Phan Văn L là con rể bà H trong tình trạng say rượu đến thăm bà H, thì thấy bà H bị co giật nên L đến hỏi bác sĩ trực, “tại sao mẹ tôi chưa giảm bệnh mà chuyển xuống khoa nội, bác sĩ N hỏi L có mối quan hệ với bệnh nhân như thế nào, L nói là con rể, bác sĩ N hỏi tiếp còn ai nuôi bệnh nữa không, lúc này L nói bác sĩ “hỏi một hồi chắc mẹ tôi chết luôn”, bác sĩ N kêu điều dưỡng Phan Văn  qua thăm khám lấy máu kiểm tra đường huyết cho bà H, điều dưỡng  qua phòng số 03 khoa nội nơi bà H nằm để đo huyết áp cho bà H, lúc này L đứng kế bên dùng tay trái có đeo một chiếc nhẫn bằng kim loại màu vàng mặt hình chữ nhật có chữ L đánh  từ trên xuống trúng vào vùng chẩm phải của  01 cái gây thương tích, được mọi người can ngăn trình báo Công an lập biên bản phạm tội quả tang. Kết luận giám định pháp y về thương tích số 245/TgT ngày 10/10/2018 của Trung tâm pháp y thuộc Sở y tế tỉnh Cà Mau, kết luận đối với Phan Văn Â: 01 sẹo vùng chẩm bên phải kích thước 03 cm X 0,2 cm, tỷ lệ 02 %. Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên tại thời điểm giám định là 02%. Vật chứng: Ngày 24/9/2018 công an thu giữ 01 chiếc nhẫn bằng kim loại màu vàng mặt hình chữ nhật có chữ L, mặt bên trong có ký hiệu chữ 6 Cuôl, 980, 200 (đã trao trả cho bị cáo L tại biên bản về việc trả lại đồ vật, tài liệu ngày 29/10/2018 (bút lục số 118)). Quá trình điều tra bị cáo L đã tự nguyện khắc phục hậu quả bồi thường số tiền 10.000.000 đồng cho người bị hại đã nhận lại và không yêu cầu về trách nhiệm dân sự. Bản cáo trạng số 105/CT-VKS ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Viện Kiểm sát nhân dân huyện T, tỉnh Cà Mau truy tố bị cáo Phan Văn L về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự. Diễn biến tại phiên tòa: Bị cáo L đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung bản Cáo trạng đã nêu. Người bị hại  không yêu cầu về trách nhiệm dân sự, về trách nhiệm hình sự yêu cầu giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố và tranh luận: Tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung bản Cáo trạng đã nêu. Do đó, Viện kiểm sát giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo Phan Văn L về tội “Cố ý gây thương tích”. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm k khoản 1 Điều 134, điểm b, i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51, Điều 65 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo L mức án 06 đến 09 tháng tù, nhưng cho bị cáo hưởng án treo, thời gian thử thách từ 01 năm đến 01 năm 06 tháng, giao bị cáo cho UBND xã K quản lý giáo dục. Về trách nhiệm dân sự người bị hại không yêu cầu, nên không xem xét. Trước khi Hội đồng xét xử nghị án, bị cáo xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ: Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy như sau: Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện T, Điều tra viên; Viện kiểm sát nhân dân huyện T, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo không có khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp. Bị cáo Phan Văn L khai nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung bản Cáo trạng đã nêu. Lời khai của bị cáo phù hợp với lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều tra và phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác được thu thập có trong hồ sơ vụ án, thể hiện: Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 23/9/2018 bị cáo trong tình trạng say rượu đến phòng số 03 - khoa nội - Bệnh viện đa khoa huyện T thăm bà Trần Kim H là mẹ vợ của bị cáo, thì thấy bà H bị co giật nên L đến hỏi bác sĩ trực “tại sao mẹ tôi chưa giảm bệnh mà chuyển xuống khoa nội” và được bác sĩ N cử điều dưỡng Phan Văn  qua thăm khám lấy máu kiểm tra đường huyết cho bà H, trong lúc  đang thực hiện nhiệm vụ công vụ đo huyết áp cho bà H thì L đứng kế bên dùng tay trái có đeo một chiếc nhẫn bằng kim loại màu vàng mặt hình chữ nhật có chữ L đánh  từ trên xuống trúng vào vùng chẩm phải của  01 cái gây thương tích theo kết luận giám định pháp y thương tích của Phan Văn  là 02 %. Trước trong và sau khi bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo có đủ năng lực và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, do đó bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của bị cáo gây ra. Về tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với bị cáo: Về tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội của bị cáo: Bị cáo thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, nhưng đã làm gây mất trật tự trị an ở khu vực bệnh viện, bị cáo cũng biết được sức khỏe của con người luôn được pháp luật bảo vệ, nhưng chỉ vì nóng lòng trong lúc mẹ vợ bị cáo là bà H lên cơn co giật, mà bị cáo đã xâm phạm đến sức khỏe của người bị hại  là điều dưỡng của bệnh viên đang thực hiện công vụ thăm khám cho mẹ bị cáo, gây tỷ lệ thương tích cho anh  là 02%. Do đó cần xử lý đối với hành vi của bị cáo gây ra theo quy định của pháp luật. Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo có nhân tốt, thật thà khai báo, ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, sau khi bị phát hiện bị cáo đã tự nguyện bồi thường cho người bị hại; ngoài ra cha ruột bị cáo là Phan Thanh T là người có công với cách mạng, bác ruột bị cáo ông Phan Hoành L là liệt sĩ và tại phiên tòa người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Do đó, cần cho bị cáo hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b, i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự là phù hợp. Từ những lập luận, phân tích và đánh giá về tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với bị cáo nêu trên. Hội đồng xét xử có đủ căn cứ kết luận bị cáo Phan Văn L đã phạm tội “Cố ý gây thương tích”, tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự. Đối với quan điểm của Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo L về tội danh, điều luật áp dụng và hình phạt từ mức án 06 đến 09 tháng tù, nhưng cho bị cáo hưởng án treo là phù hợp, nên cần chấp nhận. Xét thấy bị cáo bị phạt tù không quá 03 năm, có nhân thân tốt từ trước đến nay bị cáo chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, có nơi cư trú rõ ràng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ ở khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, bị cáo có khả năng tự cải tạo không làm nguy hiểm chi xác hội và không ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, nên không cần bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù, mà cho bị cáo cải tạo tại địa phương cũng đủ điều kiện giáo dục bị cáo trở thành một công dân tốt cho gia đình và xã hội. Về trách nhiệm dân sự: Do người bị hại không yêu cầu, nên Hội đồng xét xử không xem xét. Về án phí hình sự sơ thẩm: Bị cáo L phải nộp án phí hình sự sơ thẩm là 200.000 đồng theo quy định tại Điều 135, Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự; điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Vì các lẽ trên, QUYẾT ĐỊNH: Tuyên bố: bị cáo Phan Văn Lịnh phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng: điểm k khoản 1 Điều 134; điểm b, i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51, Điều 65 Bộ luật hình sự; Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo. Xử phạt bị cáo Phan Văn L 06 (sáu) tháng tù, cho bị cáo hưởng án treo, thời gian thử thách là 01 năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm (ngày 23/11/2018). Giao bị cáo Phan Văn L cho Ủy ban nhân dân xã K, huyện T, tỉnh Cà Mau quản lý giáo dục trong thời gian thử thách. Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự. Về án phí hình sự sơ thẩm: Áp dụng Điều 135, Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự; điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Buộc bị cáo Phan Văn L phải nộp án phí hình sự sơ thẩm 200.000 đồng. Về quyền kháng cáo: Bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo bản án này trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân YÊU CẦU: 1. Các bị cáo trong vụ án trên phạm tội thuộc loại tội phạm gì trong phân loại tội phạm?. 2. Phan Văn L phạm tội thuộc cấu thành tội phạm gì trong phân loại cấu thành tội phạm. 3. Phân tích các yếu tố: chủ thể của tội phạm; khách thể của tội phạm; mặt chủ quan & mặt khách quan trong vụ án này. 4. Phân tích các căn cứ quyết định hình phạt của Tòa án trong vụ án trên. 5. Giả sử thời điểm phạm tội, Phan Văn L 15 tuổi thì Phan Văn L có phạm tội không? Vì sao?
Nội dung hồ sơ kiểm sát giải quyết vụ án Hành chính; Vụ việc kinh doanh thương mại và Lao động
Vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Hướng dẫn 28/HD-VKSTC về lập hồ sơ kiểm sát giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại; lao động, phá sản. Theo đó, nội dung hồ sơ kiểm sát giải quyết vụ án Hành chính; Vụ việc kinh doanh thương mại; Lao động như sau: 1. Hồ sơ ở giai đoạn sơ thẩm được sắp xếp thành 07 tập theo trình tự tố tụng và thứ tự thời gian, gồm: Tập 1: Về thủ tục tố tụng; Tập 2: Tài liệu người khởi kiện/ Nguyên đơn; Tập 3: Tài liệu người bị kiện/ Bị đơn; Tập 4: Tài liệu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Tập 5: Tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập; Tập 6: Tài liệu về công tác kiểm sát; Tập 7: Tài liệu về giải quyết của Tòa án 2. Hồ sơ kiểm sát lập ở giai đoạn phúc thẩm gồm có: Tài liệu chứng cứ do đương sự cung cấp (nếu có); Tài liệu chứng cứ do Viện kiểm sát thu thập (nếu có); Biên bản giao nhận chứng cứ và các tài liệu do đương sự cung cấp; Quyết định kháng nghị, Quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị, Quyết định rút kháng nghị (nếu có); Đơn kháng cáo và biên bản giao nhận đơn kháng cáo; Thông báo về việc bổ sung đơn kháng cáo; Đơn kháng cáo bổ sung; Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn (nếu có); Biên bản nghị án; Thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm; Biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm; Thông báo về việc kháng cáo; Thông báo về việc thụ lý phúc thẩm; Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có); Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm(nếu có); Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm (nếu có); Biên bản định giá cấp phúc thẩm; Biên bản đối chất, hòa giải, thỏa thuận … (nếu có); Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm; Quyết định hoãn phiên tòa và các quyết định khác (nếu có); Biên bản giao nhận các loại văn bản tố tụng; Bài phát biểu của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có); Bản án, Quyết định phúc thẩm của Tòa án; Các trích cứu hồ sơ vụ án; Bản sao tài liệu, chứng cứ; Các phiếu kiểm sát; Các văn bản thực hiện quyền yêu cầu; Các văn bản thực hiện quyền kiến nghị (nếu có); Quyết định phân công kiểm sát viên; Báo cáo đề xuất hướng xử lý, giải quyết của Kiểm sát viên sau khi nghiên cứu và ý kiến của Lãnh đạo; Đề cương hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp và đề nghị Hội đồng xét xử công bố tài liệu chứng cứ tại phiên tòa, phiên họp; Bài phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên; Báo cáo xét xử phúc thẩm. 3. Hồ sơ kiểm sát lập ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm: Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm của đương sự và tài liệu kèm theo; Thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; Văn bản yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để nghiên cứu; Thông báo kết quả xử lý đơn gửi đương sự, cơ quan, tổ chức (nếu có); Đơn đề nghị hoãn thi hành án và các tài liệu thi hành án kèm theo (nếu có); Tài liệu, chứng cứ của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cung cấp thêm; Quyết định hoãn thi hành bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính (nếu có); Công văn yêu cầu hoãn thi hành án (nếu có); Công văn yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ (nếu có); Tài liệu chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp theo yêu cầu của Viện kiểm sát (nếu có); Tờ trình kết quả nghiên cứu hồ sơ báo cáo đề xuất hướng giải quyết vụ án và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo khi duyệt án; Văn bản thông báo không có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu không có kháng nghị); Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao hoặc của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Bản phát biểu của Kiểm sát viên đối với kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Chánh án TAND tối cao, Chánh án TAND cấp cao; Bút ký của Kiểm sát viên khi tham gia phiên toà; Báo cáo xét xử giám đốc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm.
Người yêu cầu khởi kiện rút cầu khởi kiện trong vụ án dân sự
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định người khởi kiện được rút yêu cầu khởi kiện, tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có cách thức thực hiện khác nhau. Thứ nhất, Giai đoạn trước khi thụ lý Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Thẩm phán thực hiện trả lại đơn khởi kiện khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Như vậy, trước khi thụ lý vụ kiện mà người khởi kiện rút đơn thì được trả lại đơn và trong trường hợp này do Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện trong các trường hợp: - Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; - Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; - Đã có đủ điều kiện khởi kiện; - Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án đó khi cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Thứ hai, Giai đoạn sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án Sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án mà người khởi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan sẽ được Tòa ra quyết định đình chỉ. Đồng thời, theo quy định tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì khi có quyết định đình chỉ giải quyết dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Thứ ba, Giai đoạn tại phiên Tòa sơ thẩm Theo quy định tại khỏan 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút. Có thể thấy người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện có thể vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do là do người bị kiện (bị đơn) đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với người khởi kiện (nguyên đơn). Vậy trong trường hợp này, Tòa án có bắt buộc phải ghi hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án là người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 218 không. mặc dù tại khoản 1 Điều 218 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án là nếu người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người khởi kiện có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng đây là quy định pháp luật chung. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án cần linh hoạt vận dụng quy định của pháp luật vào từng trường hợp cụ thể trong thực tiễn. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu nhận được đơn xin rút yêu cầu khởi kiện, trường hợp trong đơn người khởi kiện không nêu rõ lý do rút đơn khởi kiện thì Tòa án cần làm rõ lý do của việc họ rút đơn khởi kiện và họ có tự nguyện hay không. Nếu họ trình bày hoặc cung cấp cho Tòa án chứng cứ thể hiện rõ người khởi kiện rút lại đơn khởi kiện là do người bị kiện đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với họ thì trong trường hợp này, Thẩm phán khi ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ghi rõ hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án là người khởi kiện không được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án. Bởi vì trong trường hợp này người bị kiện đã hoàn thành xong nghĩa vụ đối với người khởi kiện. Tránh trường hợp người khởi kiện lại có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án gây bức xúc đối với người bị kiện.
Những trường hợp TAND được xét xử trực tuyến từ 01/01/2022
Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Đáng chú ý là việc cho phép Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm trong một số trường hợp. Những trường hợp TAND được xét xử trực tuyến từ 01/01/2022 - Minh họa Theo khoản 1, Điều 1 Nghị quyết này, Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm các vụ án khi hội đủ 02 yếu tố sau đây: - Các vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; - Có tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, không thể áp dụng phiên tòa trực tuyến, nếu vụ án thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước; - Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự; - Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự. Về hình thức xét xử, phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án và sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng. Bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa được phép tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm. Nghị quyết 33/2021/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Phân biệt đình chỉ giải quyết vụ án và đình chỉ giải quyết yêu cầu?
Mọi người có thể giúp em phân biệt " đình chỉ giải quyết vụ án" và " đình chỉ giải quyết yêu cầu" trong tố tụng dân sự với ạ!!
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN TRẦN VĂN THỜI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bản án số: 97/2018/HSST Ngày 23-11-2018 NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có: Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Bà Từ Thanh Nhung. Các Hội thẩm nhân dân: Bà Nguyễn Thị Diệp. Ông Nguyễn Việt Thắng Thư ký phiên tòa: Bà Nguyễn Cẩm Hường - là Thư ký Tòa án nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tham gia phiên tòa: Ông Nguyễn Văn Dần - Kiểm sát viên. Ngày 23 tháng 11 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau xét xử công khai sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số: 103/2018/HSST ngày 02 tháng 11 năm 2018 đối với bị cáo: Phan Văn L, sinh năm 1984 tại Cà Mau. Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú và chỗ ở: Ấp T, xã K, huyện T, tỉnh Cà Mau; nghề nghiệp: Làm biển; trình độ văn hóa: Lớp 6/12; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; con ông Phan Thanh T và bà Trần Bé H; tiền sự: Không; tiền án: Không; bị cáo tại ngoại. (Bị cáo có mặt). Người bị hại: Phan Văn Â, sinh năm 1986 (có mặt). Địa chỉ: Khóm 9, thị trấn T, huyện T, tỉnh Cà Mau. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Lê Thị Thu T, sinh năm 1986 (có mặt). Địa chỉ: Ấp T, xã K, huyện T, tỉnh Cà Mau. Nguyễn Thị N, sinh năm 1960 (có mặt). Địa chỉ: Khóm 9, thị trấn T, huyện T, tỉnh Cà Mau. NỘI DUNG VỤ ÁN: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Khoảng 18 giờ 40 phút ngày 23/9/2018 bà Trần Kim H nhập viện tại khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa huyện T, tỉnh Cà Mau với các bệnh lý rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, sau đó bà H được chuyển xuống khoa nội của bệnh viện tiếp tục điều trị. Đến khoảng 19 giờ 30 phút cùng ngày Phan Văn L là con rể bà H trong tình trạng say rượu đến thăm bà H, thì thấy bà H bị co giật nên L đến hỏi bác sĩ trực, “tại sao mẹ tôi chưa giảm bệnh mà chuyển xuống khoa nội, bác sĩ N hỏi L có mối quan hệ với bệnh nhân như thế nào, L nói là con rể, bác sĩ N hỏi tiếp còn ai nuôi bệnh nữa không, lúc này L nói bác sĩ “hỏi một hồi chắc mẹ tôi chết luôn”, bác sĩ N kêu điều dưỡng Phan Văn  qua thăm khám lấy máu kiểm tra đường huyết cho bà H, điều dưỡng  qua phòng số 03 khoa nội nơi bà H nằm để đo huyết áp cho bà H, lúc này L đứng kế bên dùng tay trái có đeo một chiếc nhẫn bằng kim loại màu vàng mặt hình chữ nhật có chữ L đánh  từ trên xuống trúng vào vùng chẩm phải của  01 cái gây thương tích, được mọi người can ngăn trình báo Công an lập biên bản phạm tội quả tang. Kết luận giám định pháp y về thương tích số 245/TgT ngày 10/10/2018 của Trung tâm pháp y thuộc Sở y tế tỉnh Cà Mau, kết luận đối với Phan Văn Â: 01 sẹo vùng chẩm bên phải kích thước 03 cm X 0,2 cm, tỷ lệ 02 %. Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên tại thời điểm giám định là 02%. Vật chứng: Ngày 24/9/2018 công an thu giữ 01 chiếc nhẫn bằng kim loại màu vàng mặt hình chữ nhật có chữ L, mặt bên trong có ký hiệu chữ 6 Cuôl, 980, 200 (đã trao trả cho bị cáo L tại biên bản về việc trả lại đồ vật, tài liệu ngày 29/10/2018 (bút lục số 118)). Quá trình điều tra bị cáo L đã tự nguyện khắc phục hậu quả bồi thường số tiền 10.000.000 đồng cho người bị hại đã nhận lại và không yêu cầu về trách nhiệm dân sự. Bản cáo trạng số 105/CT-VKS ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Viện Kiểm sát nhân dân huyện T, tỉnh Cà Mau truy tố bị cáo Phan Văn L về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự. Diễn biến tại phiên tòa: Bị cáo L đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung bản Cáo trạng đã nêu. Người bị hại  không yêu cầu về trách nhiệm dân sự, về trách nhiệm hình sự yêu cầu giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố và tranh luận: Tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung bản Cáo trạng đã nêu. Do đó, Viện kiểm sát giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo Phan Văn L về tội “Cố ý gây thương tích”. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm k khoản 1 Điều 134, điểm b, i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51, Điều 65 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo L mức án 06 đến 09 tháng tù, nhưng cho bị cáo hưởng án treo, thời gian thử thách từ 01 năm đến 01 năm 06 tháng, giao bị cáo cho UBND xã K quản lý giáo dục. Về trách nhiệm dân sự người bị hại không yêu cầu, nên không xem xét. Trước khi Hội đồng xét xử nghị án, bị cáo xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ: Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy như sau: Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện T, Điều tra viên; Viện kiểm sát nhân dân huyện T, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo không có khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp. Bị cáo Phan Văn L khai nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung bản Cáo trạng đã nêu. Lời khai của bị cáo phù hợp với lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều tra và phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác được thu thập có trong hồ sơ vụ án, thể hiện: Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 23/9/2018 bị cáo trong tình trạng say rượu đến phòng số 03 - khoa nội - Bệnh viện đa khoa huyện T thăm bà Trần Kim H là mẹ vợ của bị cáo, thì thấy bà H bị co giật nên L đến hỏi bác sĩ trực “tại sao mẹ tôi chưa giảm bệnh mà chuyển xuống khoa nội” và được bác sĩ N cử điều dưỡng Phan Văn  qua thăm khám lấy máu kiểm tra đường huyết cho bà H, trong lúc  đang thực hiện nhiệm vụ công vụ đo huyết áp cho bà H thì L đứng kế bên dùng tay trái có đeo một chiếc nhẫn bằng kim loại màu vàng mặt hình chữ nhật có chữ L đánh  từ trên xuống trúng vào vùng chẩm phải của  01 cái gây thương tích theo kết luận giám định pháp y thương tích của Phan Văn  là 02 %. Trước trong và sau khi bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo có đủ năng lực và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, do đó bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của bị cáo gây ra. Về tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với bị cáo: Về tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội của bị cáo: Bị cáo thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, nhưng đã làm gây mất trật tự trị an ở khu vực bệnh viện, bị cáo cũng biết được sức khỏe của con người luôn được pháp luật bảo vệ, nhưng chỉ vì nóng lòng trong lúc mẹ vợ bị cáo là bà H lên cơn co giật, mà bị cáo đã xâm phạm đến sức khỏe của người bị hại  là điều dưỡng của bệnh viên đang thực hiện công vụ thăm khám cho mẹ bị cáo, gây tỷ lệ thương tích cho anh  là 02%. Do đó cần xử lý đối với hành vi của bị cáo gây ra theo quy định của pháp luật. Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo có nhân tốt, thật thà khai báo, ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, sau khi bị phát hiện bị cáo đã tự nguyện bồi thường cho người bị hại; ngoài ra cha ruột bị cáo là Phan Thanh T là người có công với cách mạng, bác ruột bị cáo ông Phan Hoành L là liệt sĩ và tại phiên tòa người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Do đó, cần cho bị cáo hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b, i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự là phù hợp. Từ những lập luận, phân tích và đánh giá về tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với bị cáo nêu trên. Hội đồng xét xử có đủ căn cứ kết luận bị cáo Phan Văn L đã phạm tội “Cố ý gây thương tích”, tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự. Đối với quan điểm của Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo L về tội danh, điều luật áp dụng và hình phạt từ mức án 06 đến 09 tháng tù, nhưng cho bị cáo hưởng án treo là phù hợp, nên cần chấp nhận. Xét thấy bị cáo bị phạt tù không quá 03 năm, có nhân thân tốt từ trước đến nay bị cáo chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, có nơi cư trú rõ ràng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ ở khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, bị cáo có khả năng tự cải tạo không làm nguy hiểm chi xác hội và không ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, nên không cần bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù, mà cho bị cáo cải tạo tại địa phương cũng đủ điều kiện giáo dục bị cáo trở thành một công dân tốt cho gia đình và xã hội. Về trách nhiệm dân sự: Do người bị hại không yêu cầu, nên Hội đồng xét xử không xem xét. Về án phí hình sự sơ thẩm: Bị cáo L phải nộp án phí hình sự sơ thẩm là 200.000 đồng theo quy định tại Điều 135, Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự; điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Vì các lẽ trên, QUYẾT ĐỊNH: Tuyên bố: bị cáo Phan Văn Lịnh phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng: điểm k khoản 1 Điều 134; điểm b, i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51, Điều 65 Bộ luật hình sự; Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo. Xử phạt bị cáo Phan Văn L 06 (sáu) tháng tù, cho bị cáo hưởng án treo, thời gian thử thách là 01 năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm (ngày 23/11/2018). Giao bị cáo Phan Văn L cho Ủy ban nhân dân xã K, huyện T, tỉnh Cà Mau quản lý giáo dục trong thời gian thử thách. Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự. Về án phí hình sự sơ thẩm: Áp dụng Điều 135, Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự; điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Buộc bị cáo Phan Văn L phải nộp án phí hình sự sơ thẩm 200.000 đồng. Về quyền kháng cáo: Bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo bản án này trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân YÊU CẦU: 1. Các bị cáo trong vụ án trên phạm tội thuộc loại tội phạm gì trong phân loại tội phạm?. 2. Phan Văn L phạm tội thuộc cấu thành tội phạm gì trong phân loại cấu thành tội phạm. 3. Phân tích các yếu tố: chủ thể của tội phạm; khách thể của tội phạm; mặt chủ quan & mặt khách quan trong vụ án này. 4. Phân tích các căn cứ quyết định hình phạt của Tòa án trong vụ án trên. 5. Giả sử thời điểm phạm tội, Phan Văn L 15 tuổi thì Phan Văn L có phạm tội không? Vì sao?
Nội dung hồ sơ kiểm sát giải quyết vụ án Hành chính; Vụ việc kinh doanh thương mại và Lao động
Vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Hướng dẫn 28/HD-VKSTC về lập hồ sơ kiểm sát giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại; lao động, phá sản. Theo đó, nội dung hồ sơ kiểm sát giải quyết vụ án Hành chính; Vụ việc kinh doanh thương mại; Lao động như sau: 1. Hồ sơ ở giai đoạn sơ thẩm được sắp xếp thành 07 tập theo trình tự tố tụng và thứ tự thời gian, gồm: Tập 1: Về thủ tục tố tụng; Tập 2: Tài liệu người khởi kiện/ Nguyên đơn; Tập 3: Tài liệu người bị kiện/ Bị đơn; Tập 4: Tài liệu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Tập 5: Tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập; Tập 6: Tài liệu về công tác kiểm sát; Tập 7: Tài liệu về giải quyết của Tòa án 2. Hồ sơ kiểm sát lập ở giai đoạn phúc thẩm gồm có: Tài liệu chứng cứ do đương sự cung cấp (nếu có); Tài liệu chứng cứ do Viện kiểm sát thu thập (nếu có); Biên bản giao nhận chứng cứ và các tài liệu do đương sự cung cấp; Quyết định kháng nghị, Quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị, Quyết định rút kháng nghị (nếu có); Đơn kháng cáo và biên bản giao nhận đơn kháng cáo; Thông báo về việc bổ sung đơn kháng cáo; Đơn kháng cáo bổ sung; Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn (nếu có); Biên bản nghị án; Thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm; Biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm; Thông báo về việc kháng cáo; Thông báo về việc thụ lý phúc thẩm; Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có); Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm(nếu có); Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm (nếu có); Biên bản định giá cấp phúc thẩm; Biên bản đối chất, hòa giải, thỏa thuận … (nếu có); Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm; Quyết định hoãn phiên tòa và các quyết định khác (nếu có); Biên bản giao nhận các loại văn bản tố tụng; Bài phát biểu của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có); Bản án, Quyết định phúc thẩm của Tòa án; Các trích cứu hồ sơ vụ án; Bản sao tài liệu, chứng cứ; Các phiếu kiểm sát; Các văn bản thực hiện quyền yêu cầu; Các văn bản thực hiện quyền kiến nghị (nếu có); Quyết định phân công kiểm sát viên; Báo cáo đề xuất hướng xử lý, giải quyết của Kiểm sát viên sau khi nghiên cứu và ý kiến của Lãnh đạo; Đề cương hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp và đề nghị Hội đồng xét xử công bố tài liệu chứng cứ tại phiên tòa, phiên họp; Bài phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên; Báo cáo xét xử phúc thẩm. 3. Hồ sơ kiểm sát lập ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm: Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm của đương sự và tài liệu kèm theo; Thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; Văn bản yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để nghiên cứu; Thông báo kết quả xử lý đơn gửi đương sự, cơ quan, tổ chức (nếu có); Đơn đề nghị hoãn thi hành án và các tài liệu thi hành án kèm theo (nếu có); Tài liệu, chứng cứ của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cung cấp thêm; Quyết định hoãn thi hành bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính (nếu có); Công văn yêu cầu hoãn thi hành án (nếu có); Công văn yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ (nếu có); Tài liệu chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp theo yêu cầu của Viện kiểm sát (nếu có); Tờ trình kết quả nghiên cứu hồ sơ báo cáo đề xuất hướng giải quyết vụ án và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo khi duyệt án; Văn bản thông báo không có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu không có kháng nghị); Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao hoặc của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Bản phát biểu của Kiểm sát viên đối với kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Chánh án TAND tối cao, Chánh án TAND cấp cao; Bút ký của Kiểm sát viên khi tham gia phiên toà; Báo cáo xét xử giám đốc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm.