Tốt nghiệp THPTQG 2024: Có thể biết đề thi dự bị chưa sử dụng ngay sau khi hết giờ làm bài
Kỳ thi THPTQG các năm luôn là vấn đề mà không chỉ những bậc phụ huynh, học sinh quan tâm mà đó là vấn đề chung của cả nền giáo dục Việt Nam. Ngày 06 tháng 3 năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 02/2024/BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT. Thông tư mới sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2024. Theo quy định mới, liệu có thể biết được nội dung của đề thi dự bị chưa sử dụng ngay sau khi hết giờ làm bài không? Quy định hiện hành về tính bảo mật của đề thi THPTQG Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, khu vực ra đề thi, in sao đề thi và các yêu cầu bảo mật như sau: 1) Đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm chưa công bố thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật”. Riêng đề thi dự bị của bài thi tự luận chưa sử dụng được giải mật sau khi kết thúc kỳ thi. 2) Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, an toàn, bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi cho đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin, phòng cháy, chữa cháy. 3) Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi thì các thành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loa ngoài, có ghi âm dưới sự giám sát của bảo vệ, công an. Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vực cách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cách ly dưới sự giám sát của công an (theo thời gian quy định tại văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi). 4) Phong bì (túi) chứa đề thi để vận chuyển và bàn giao đề thi từ nơi làm đề thi đến Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, các Hội đồng thi/ Điểm thi phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối màu và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn, dấu niêm phong; nội dung in trên túi phải theo đúng quy định của Bộ GDĐT. 5) Toàn bộ quá trình vận chuyển và bàn giao đề thi phải được công an giám sát; các túi chứa đề thi phải được đựng trong các thùng có khóa và được niêm phong; phải lập biên bản về quá trình giao nhận, vận chuyển. 6) Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Tuy nhiên, Khoản 6 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 27/04/2021 đã sửa đổi Khoản 1 về tính bảo mật của đề thi như sau: Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi. Như vậy, theo quy định trước đây thì chỉ cho giải mật đề thi dự bị của bài thi tự luận chưa sử dụng, và chỉ giải mật sau khi kết thúc kỳ thi. Còn theo quy định hiện hành đã áp dụng cho kỳ thi năm 2023 thì các đề thi dự bị chưa sử dụng sẽ được giải mật chứ không chỉ mỗi đề thi tự luận nữa. Đồng thời, thời gian tự giải mật cũng được rút ngắn thành sau khi kết thúc công tác coi thi. Theo quy định mới có thể biết đề thi dự bị chưa sử dụng ngay sau khi hết giờ làm bài không? Khoản 8 Điều 1 Thông tư 02/2024/BGDĐT sửa đổi Khoản 1 và Khoản 2 về tính bảo mật của đề thi như sau: 1) Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi hết giờ làm bài của bài thi/môn thi cuối cùng của Kỳ thi. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” đối với đề thi của các bài thi/môn thi chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của bài thi/môn thi trắc nghiệm và hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài của bài thi tự luận. 2) Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, an toàn, bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi cho đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin, phòng cháy, chữa cháy. Việc cách ly 03 vòng độc lập của Khu vực làm đề thi được thực hiện như sau: - Vòng 1 được cách ly tuyệt đối với bên ngoài từ khi bắt đầu thực hiện làm đề thi hoặc mở đề thi gốc để in sao cho đến khi thi xong môn cuối cùng. Trước khi thực hiện làm đề thi, Hội đồng ra đề thi/Ban In sao đề thi phải phối hợp với công an để xây dựng phương án bảo đảm an ninh an toàn cho công tác làm đề thi, kiểm tra bảo đảm cửa sổ các phòng phải được dán kín và được công an cùng với lãnh đạo Hội đồng ra đề thi/Ban In sao đề thi niêm phong bảo đảm không thể nhìn được từ bên ngoài; - Vòng 2 là khu vực tiếp giáp vòng 1 và vòng 3, cách ly tuyệt đối với bên ngoài đến khi thi xong môn cuối cùng. Người làm nhiệm vụ tại vòng 2 có nhiệm vụ: + Giám sát mọi cuộc liên lạc bằng điện thoại cố định; + Là đầu mối giao tiếp thông tin với bên ngoài; + Kiểm soát người, đồ vật từ vòng 3 vào vòng 2 và ngược lại; - Vòng 3 là khu vực tiếp giáp vòng 2 và bên ngoài. Người làm nhiệm vụ tại vòng 3 có nhiệm vụ: + Bảo đảm an ninh trật tự xung quanh khu vực làm đề thi 24 giờ/ngày; + Kiểm soát không để người không có nhiệm vụ hoặc thiết bị thu phát thông tin vào khu vực làm đề thi; + Ghi sổ theo dõi người, đồ vật ra/vào khu vực bảo vệ; yêu cầu tất cả những người ra/vào phải đeo thẻ do Hội đồng ra đề thi/Hội đồng thi cấp; - Việc tổ chức công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho quá trình làm đề thi thực hiện theo văn bản hướng dẫn chung giữa Bộ GDĐT và Bộ Công an. Như vậy, từ ngày 22/4/2024 đề thi dự bị chưa sử dụng đã được rút ngắn thời điểm tự giải mật còn ngay khi hết giờ làm bài của bài thi/môn thi cuối cùng của Kỳ thi chứ không phải là sau khi kết thúc Kỳ thi nữa. Theo dự kiến, kỳ thi THPTQG năm 2024 sẽ áp dụng quy định mới này Lưu ý: Ngay sau khi hết giờ làm bài của bài thi/môn thi cuối cùng chứ không phải là ngay sau khi hết giờ làm bài của mỗi bài thi/môn thi. Bạn đọc cần lưu ý điều này để không vi phạm quy chế thi và có một kỳ thi thật suôn sẻ.
03 trường hợp Quốc hội sẽ thực hiện giải mật bí mật nhà nước
Ngày 28/3/2023 UBTVQH ban hành Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 Ban hành Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, Tổng Thư ký Quốc hội, UBDT, các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH. Theo đó, 03 trường hợp sau đây UBTVQH sẽ quyết định giải mật bí mật nhà nước: (1) Bí mật nhà nước sẽ đương nhiên được giải mật - Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Đối với trường hợp này không thực hiện quy trình giải mật; không phải đóng dấu giải mật. - Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước. Trường hợp này, cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước có trách nhiệm đóng dấu “GIẢI MẬT” vào tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước lưu giữ tại cơ quan, đơn vị. - Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Quốc hội, UBTVQH, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơ quan ban hành văn bản giải mật, thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. (2) Giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn Trường hợp cần giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập, hợp tác quốc tế được quy định như sau: - Thành lập Hội đồng giải mật đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. - Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội ủy quyền xem xét, quyết định. - Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quổc hội, các cơ quan thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu cơ quan xem xét, quyết định. - Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của đơn vị có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định. (3) Giải mật một phần bí mật nhà nước Trường hợp giải mật một phần thì nội dung giải mật được đưa vào quyết định giải mật. Trường hợp giải mật toàn bộ bí mật nhà nước thì sau khi quyết định giải mật phải đóng dấu giải mật trên tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày có quyết định giải mật, cơ quan, đơn vị tiến hành giải mật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Đối với bí mật nhà nước của Quốc hội, UBTVQH, căn cứ quyết định giải mật của Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc, Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được quy định như sau: - Định kỳ hằng năm hoặc trước khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc khi thấy cần thiết cơ quan, đơn vị có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; - Người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm: Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; người được phân công thực hiện nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị; các thành viên khác có liên quan; - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định; - Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm: văn bản thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và các tài liệu khác có liên quan. Xem thêm Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 có hiệu lực ngày 28/3/2023.
Tài liệu mật được giải mật trong trường hợp nào?
Hôm nay, ngày 26-12, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử vụ cựu phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín và 4 đồng phạm giao đất vàng 15 Thi Sách cho Vũ 'nhôm'. Trong phần thủ tục, chủ tọa phiên tòa cho biết có một số tài liệu mật chưa được giải mật nên những người tham gia tố tụng thận trọng khi sử dụng. Vì thế, nhiều luật sư bào chữa cho các bị cáo có ý kiến về việc giải mật một số tài liệu mật có trong hồ sơ vụ án để đảm bảo việc xét xử vụ án, tránh mất thời gian. Qua đây, hẳn nhiều người thắc mắc trường hợp nào tài liệu mật sẽ được giải mật? Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên, chúng ta cần biết pháp luật hiện nay quy định như thế nào về các loại tài liệu mật. Theo quy định taij Điều 2 Thông tư 33/2015/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành thì tùy thuộc mức độ quan trọng của bí mật nhà nước, mức độ thiệt hại nếu tin, tài liệu bí mật nhà nước bị tiết lộ mà chia thành các loại tài liệu sau: - Bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật: là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói (sau đây gọi tắt là tài liệu, vật mang bí mật nhà nước) có nội dung đặc biệt quan trọng thuộc danh mục bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành, chỉ phổ biến đến người có trách nhiệm và nếu bị tiết lộ sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Bí mật nhà nước thuộc độ Tối mật: là những tài liệu, vật mang bí mật nhà nước có nội dung rất quan trọng thuộc danh mục bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành, chỉ phổ biến đến những người và đơn vị liên quan và nếu bị tiết lộ sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Bí mật nhà nước thuộc độ Mật: là những tài liệu, vật mang bí mật nhà nước có nội dung quan trọng thuộc danh mục bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định ban hành, nếu bị tiết lộ sẽ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xong, một khi việc bảo vệ bí mật đó không cần thiết đặt ra nữa hay trường hợp cần phải công khai bí mật thì vấn đề giải mật được đặt ra. Theo đó, giải mật tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được hiểu là xóa bỏ độ mật đã được xác định của tài liệu, vật mang bí mật nhà nước. Theo quy định hiện hành, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước sẽ tự động giải mật trong các trường hợp được quy định tại Khoản 6 Điều 12 Thông tư 33/2015/TT-BCA như sau: Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước sẽ tự động giải mật trong các trường hợp sau: a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; b) Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng; c) Đăng Công báo; d) Niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị hoặc tại các địa điểm khác; e) Các hình thức công bố công khai khác. Sau khi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước tự động được giải mật, văn thư có trách nhiệm đóng dấu giải mật theo quy định. Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 33/2015/TT-BCA, vào quý I hàng năm, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức mình đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt ban hành; trường hợp thấy danh mục không còn phù hợp, cần thay đổi độ mật, cần giải mật hoặc xác định những nội dung mới cần được bảo mật, thì làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước hoặc thay đổi độ mật, giải mật danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức mình.
Tốt nghiệp THPTQG 2024: Có thể biết đề thi dự bị chưa sử dụng ngay sau khi hết giờ làm bài
Kỳ thi THPTQG các năm luôn là vấn đề mà không chỉ những bậc phụ huynh, học sinh quan tâm mà đó là vấn đề chung của cả nền giáo dục Việt Nam. Ngày 06 tháng 3 năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 02/2024/BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT. Thông tư mới sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2024. Theo quy định mới, liệu có thể biết được nội dung của đề thi dự bị chưa sử dụng ngay sau khi hết giờ làm bài không? Quy định hiện hành về tính bảo mật của đề thi THPTQG Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, khu vực ra đề thi, in sao đề thi và các yêu cầu bảo mật như sau: 1) Đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm chưa công bố thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật”. Riêng đề thi dự bị của bài thi tự luận chưa sử dụng được giải mật sau khi kết thúc kỳ thi. 2) Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, an toàn, bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi cho đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin, phòng cháy, chữa cháy. 3) Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi thì các thành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loa ngoài, có ghi âm dưới sự giám sát của bảo vệ, công an. Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vực cách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cách ly dưới sự giám sát của công an (theo thời gian quy định tại văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi). 4) Phong bì (túi) chứa đề thi để vận chuyển và bàn giao đề thi từ nơi làm đề thi đến Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, các Hội đồng thi/ Điểm thi phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối màu và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn, dấu niêm phong; nội dung in trên túi phải theo đúng quy định của Bộ GDĐT. 5) Toàn bộ quá trình vận chuyển và bàn giao đề thi phải được công an giám sát; các túi chứa đề thi phải được đựng trong các thùng có khóa và được niêm phong; phải lập biên bản về quá trình giao nhận, vận chuyển. 6) Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Tuy nhiên, Khoản 6 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 27/04/2021 đã sửa đổi Khoản 1 về tính bảo mật của đề thi như sau: Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi. Như vậy, theo quy định trước đây thì chỉ cho giải mật đề thi dự bị của bài thi tự luận chưa sử dụng, và chỉ giải mật sau khi kết thúc kỳ thi. Còn theo quy định hiện hành đã áp dụng cho kỳ thi năm 2023 thì các đề thi dự bị chưa sử dụng sẽ được giải mật chứ không chỉ mỗi đề thi tự luận nữa. Đồng thời, thời gian tự giải mật cũng được rút ngắn thành sau khi kết thúc công tác coi thi. Theo quy định mới có thể biết đề thi dự bị chưa sử dụng ngay sau khi hết giờ làm bài không? Khoản 8 Điều 1 Thông tư 02/2024/BGDĐT sửa đổi Khoản 1 và Khoản 2 về tính bảo mật của đề thi như sau: 1) Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi hết giờ làm bài của bài thi/môn thi cuối cùng của Kỳ thi. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” đối với đề thi của các bài thi/môn thi chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của bài thi/môn thi trắc nghiệm và hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài của bài thi tự luận. 2) Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, an toàn, bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi cho đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin, phòng cháy, chữa cháy. Việc cách ly 03 vòng độc lập của Khu vực làm đề thi được thực hiện như sau: - Vòng 1 được cách ly tuyệt đối với bên ngoài từ khi bắt đầu thực hiện làm đề thi hoặc mở đề thi gốc để in sao cho đến khi thi xong môn cuối cùng. Trước khi thực hiện làm đề thi, Hội đồng ra đề thi/Ban In sao đề thi phải phối hợp với công an để xây dựng phương án bảo đảm an ninh an toàn cho công tác làm đề thi, kiểm tra bảo đảm cửa sổ các phòng phải được dán kín và được công an cùng với lãnh đạo Hội đồng ra đề thi/Ban In sao đề thi niêm phong bảo đảm không thể nhìn được từ bên ngoài; - Vòng 2 là khu vực tiếp giáp vòng 1 và vòng 3, cách ly tuyệt đối với bên ngoài đến khi thi xong môn cuối cùng. Người làm nhiệm vụ tại vòng 2 có nhiệm vụ: + Giám sát mọi cuộc liên lạc bằng điện thoại cố định; + Là đầu mối giao tiếp thông tin với bên ngoài; + Kiểm soát người, đồ vật từ vòng 3 vào vòng 2 và ngược lại; - Vòng 3 là khu vực tiếp giáp vòng 2 và bên ngoài. Người làm nhiệm vụ tại vòng 3 có nhiệm vụ: + Bảo đảm an ninh trật tự xung quanh khu vực làm đề thi 24 giờ/ngày; + Kiểm soát không để người không có nhiệm vụ hoặc thiết bị thu phát thông tin vào khu vực làm đề thi; + Ghi sổ theo dõi người, đồ vật ra/vào khu vực bảo vệ; yêu cầu tất cả những người ra/vào phải đeo thẻ do Hội đồng ra đề thi/Hội đồng thi cấp; - Việc tổ chức công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho quá trình làm đề thi thực hiện theo văn bản hướng dẫn chung giữa Bộ GDĐT và Bộ Công an. Như vậy, từ ngày 22/4/2024 đề thi dự bị chưa sử dụng đã được rút ngắn thời điểm tự giải mật còn ngay khi hết giờ làm bài của bài thi/môn thi cuối cùng của Kỳ thi chứ không phải là sau khi kết thúc Kỳ thi nữa. Theo dự kiến, kỳ thi THPTQG năm 2024 sẽ áp dụng quy định mới này Lưu ý: Ngay sau khi hết giờ làm bài của bài thi/môn thi cuối cùng chứ không phải là ngay sau khi hết giờ làm bài của mỗi bài thi/môn thi. Bạn đọc cần lưu ý điều này để không vi phạm quy chế thi và có một kỳ thi thật suôn sẻ.
03 trường hợp Quốc hội sẽ thực hiện giải mật bí mật nhà nước
Ngày 28/3/2023 UBTVQH ban hành Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 Ban hành Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, Tổng Thư ký Quốc hội, UBDT, các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH. Theo đó, 03 trường hợp sau đây UBTVQH sẽ quyết định giải mật bí mật nhà nước: (1) Bí mật nhà nước sẽ đương nhiên được giải mật - Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Đối với trường hợp này không thực hiện quy trình giải mật; không phải đóng dấu giải mật. - Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước. Trường hợp này, cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước có trách nhiệm đóng dấu “GIẢI MẬT” vào tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước lưu giữ tại cơ quan, đơn vị. - Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Quốc hội, UBTVQH, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơ quan ban hành văn bản giải mật, thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. (2) Giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn Trường hợp cần giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập, hợp tác quốc tế được quy định như sau: - Thành lập Hội đồng giải mật đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. - Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội ủy quyền xem xét, quyết định. - Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quổc hội, các cơ quan thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu cơ quan xem xét, quyết định. - Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của đơn vị có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định. (3) Giải mật một phần bí mật nhà nước Trường hợp giải mật một phần thì nội dung giải mật được đưa vào quyết định giải mật. Trường hợp giải mật toàn bộ bí mật nhà nước thì sau khi quyết định giải mật phải đóng dấu giải mật trên tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày có quyết định giải mật, cơ quan, đơn vị tiến hành giải mật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Đối với bí mật nhà nước của Quốc hội, UBTVQH, căn cứ quyết định giải mật của Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc, Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được quy định như sau: - Định kỳ hằng năm hoặc trước khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc khi thấy cần thiết cơ quan, đơn vị có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; - Người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm: Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; người được phân công thực hiện nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị; các thành viên khác có liên quan; - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định; - Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm: văn bản thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và các tài liệu khác có liên quan. Xem thêm Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 có hiệu lực ngày 28/3/2023.
Tài liệu mật được giải mật trong trường hợp nào?
Hôm nay, ngày 26-12, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử vụ cựu phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín và 4 đồng phạm giao đất vàng 15 Thi Sách cho Vũ 'nhôm'. Trong phần thủ tục, chủ tọa phiên tòa cho biết có một số tài liệu mật chưa được giải mật nên những người tham gia tố tụng thận trọng khi sử dụng. Vì thế, nhiều luật sư bào chữa cho các bị cáo có ý kiến về việc giải mật một số tài liệu mật có trong hồ sơ vụ án để đảm bảo việc xét xử vụ án, tránh mất thời gian. Qua đây, hẳn nhiều người thắc mắc trường hợp nào tài liệu mật sẽ được giải mật? Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên, chúng ta cần biết pháp luật hiện nay quy định như thế nào về các loại tài liệu mật. Theo quy định taij Điều 2 Thông tư 33/2015/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành thì tùy thuộc mức độ quan trọng của bí mật nhà nước, mức độ thiệt hại nếu tin, tài liệu bí mật nhà nước bị tiết lộ mà chia thành các loại tài liệu sau: - Bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật: là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói (sau đây gọi tắt là tài liệu, vật mang bí mật nhà nước) có nội dung đặc biệt quan trọng thuộc danh mục bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành, chỉ phổ biến đến người có trách nhiệm và nếu bị tiết lộ sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Bí mật nhà nước thuộc độ Tối mật: là những tài liệu, vật mang bí mật nhà nước có nội dung rất quan trọng thuộc danh mục bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành, chỉ phổ biến đến những người và đơn vị liên quan và nếu bị tiết lộ sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Bí mật nhà nước thuộc độ Mật: là những tài liệu, vật mang bí mật nhà nước có nội dung quan trọng thuộc danh mục bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định ban hành, nếu bị tiết lộ sẽ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xong, một khi việc bảo vệ bí mật đó không cần thiết đặt ra nữa hay trường hợp cần phải công khai bí mật thì vấn đề giải mật được đặt ra. Theo đó, giải mật tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được hiểu là xóa bỏ độ mật đã được xác định của tài liệu, vật mang bí mật nhà nước. Theo quy định hiện hành, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước sẽ tự động giải mật trong các trường hợp được quy định tại Khoản 6 Điều 12 Thông tư 33/2015/TT-BCA như sau: Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước sẽ tự động giải mật trong các trường hợp sau: a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; b) Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng; c) Đăng Công báo; d) Niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị hoặc tại các địa điểm khác; e) Các hình thức công bố công khai khác. Sau khi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước tự động được giải mật, văn thư có trách nhiệm đóng dấu giải mật theo quy định. Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 33/2015/TT-BCA, vào quý I hàng năm, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức mình đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt ban hành; trường hợp thấy danh mục không còn phù hợp, cần thay đổi độ mật, cần giải mật hoặc xác định những nội dung mới cần được bảo mật, thì làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước hoặc thay đổi độ mật, giải mật danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức mình.