xin hỏi pháp luật đôi chút về vấn đề sau. Một giáo viên được hiệu trưởng giao cho làm tổ vay vốn ngân hàng trong khi đó giáo viên vay cô tổ trưởng đấy viết khống hồ sơ lương các cô lên để vay được nhiều lại ký thay hiệu trưởng rồi đóng dấu trong khi đó hiệu trưởng không biết gì. tôi hỏi trường hợp trên cô tổ trưởng có vi phạm gì ko mức vi phạm như thế nào.
Ngụy tạo chứng cứ trong vụ án hình sự sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại BLTTHS 2015 thì chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Quy định tại điều 489 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015: Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật: 1. Làm giả, hủy hoại chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Tòa án; 2. Từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng; 3. Từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, kết luận giám định sai sự thật; 4. Cố ý dịch sai sự thật; 5. Không cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng; không tham gia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng; 6. Cản trở người tiến hành tố tụng tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, định giá, giám định hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác do Bộ luật này quy định; 7. Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối; 8. Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan; 9. Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa. Đối với trường hợp ngụy tạo chứng cứ tùy từng hành vi, hậu quả và chủ thể thực hiện mà có thể cấu thành các dạng tội phạm khác nhau theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể: - Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 340) - Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341) - Tội giả mạo trong công tác (Điều 359) - Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối (Điều 382)
Hậu quả pháp lý khi giả mạo chữ ký của người khác
Liên quan đến vấn nạn giả mạo chữ ký của người khác để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, dưới đây là hậu quả pháp lý mà người giả mạo có thể phải gánh chịu * Xử lý vi phạm hành chính: Trong các trường hợp cụ thể liên quan đến một số lĩnh vực, pháp luật có những quy định điều chỉnh riêng đối với hành vi này: - Về đăng ký giao dịch bảo đảm, Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định đối hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng - Trong lĩnh vực tư pháp, Điều 24 Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực. - Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm. * Xử lý hình sự: Tùy theo hành vi, đối tượng thực hiện cũng như hậu quả mà việc giải mạo chữ ký sẽ bị xử lý khác nhau Trích Điều 359 BLHS 2015 về Tội giả mạo trong công tác: 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; b) Làm, cấp giấy tờ giả; c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. ... Tùy vào tính chất và mức độ mà hành vi có thể chịu mức xử lý sẽ khác nhau. Cần lưu ý đối với tội này Chủ thể của Tội giả mạo trong công tác là người có chức vụ, quyền hạn, và người này phải có hành vi khách quan là lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện việc giả chữ ký của người khác trong khi thực hiện công việc. Trường hợp giả mạo chữ ký thực hiện các hành vi giao dịch về hợp đồng với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ ….. Bài tham khảo thêm: >>> Những lưu ý khi thay đổi chữ ký >>> Bốn cách nhận diện giấy tờ giả trong lĩnh vực công chứng >>> Phương pháp giả chữ ký và cách nhận biết chữ ký thật giả
Mời mọi người hỗ trợ mình trường hợp này. Cụ thể tình huống như sau có được xác định có dấu hiệu tội phạm để chuyển cơ quan điều tra được không? Hộ ông Phong sau khi thu hồi đất thì diện tích đất của ông còn lại 222m2, gia đình đã thực hiện chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất nói trên. Liền kề thửa đất có con đường thuộc đất Giao thông của xã không ai sử dụng, UBND xã đã lập hồ sơ cấp đổi con đường này vào bìa của ông Phong tăng thêm 321m2. việc cấp đổi tăng thêm ông Phong không được biết. Khi ký hồ sơ chuyển nhượng 321m2 dc xác định là chữ ký của ông Phong. Nhưng việc cấp này ông không biết và ông chỉ bán 222m2. khi ông ký hợp đồng chuyển nhượng thì ông không đọc hồ sơ mà chỉ nghĩ là ký chuyển nhượng 222m2. - Con đường đi bỏ hoang được cấp GCNQSD đất cho ông Phong là trái quy định vì con đường chưa dc xây dựng công trình hoặc chưa đc gia đình ông Phong sử dụng bất cứ mục đích gì trước 01/7/2014. - Khi cấp đổi từ 222m2 lên 321m2 hộ gia đình ông phong không được biết, hồ sơ không phải do ông Phong ký. - Hợp đồng chuyển nhượng 321m2 cho hộ gia đình khác là chữ kỹ của ông Phong nhưng ông chỉ nghĩ là ký xác nhận 222m2 mà của ông đã bán trước đấy. - Sau khi đưa được con đường vào vườn thì hộ nhận chuyển nhượng đã hợp thửa với hộ liền kề để được thửa đất rộng hơn và bám mặt đường 72m. Như vậy có cơ sở để xác định có dấu hiệu tội phạm không của những người đã chuyển thêm diện tích đất cho ông Phong hay không? Quan điểm của mình thì hiện đang bị vướng về hành vi thẩm quyền của UBND xã khi lập hồ sơ cấp đổi thêm diện tích cho ông Phong, vì mình nghiên cứu quy định thì không thấy thẩm quyền nào của UBND xã như vậy cả. Mọi người ai có ý kiến gì không giúp mình giải quyết trường hợp này với. Xin cảm ơn mọi người.
Tôi viết bài ở đây để xin được tư vấn một việc như sau: Tôi có người cháu đã trúng tuyển thi vào đại học khoảng hơn 10 năm trước. Tuy nhiên cháu tôi lúc làm hồ sơ thi vào đại học đã nhờ làm giả thủ tục để chuyển hộ khẩu về địa phương vùng 3 để được cộng điểm nhiều hơn, và đã đậu vào đại học (có nghĩa là vào thời điểm đó có tên tại 02 hộ khẩu khác nhau, có 02 CMND khác nhau), nay là thạc sĩ và đang làm công chức nhà nước. Đến nay có người phát giác ra sự việc, đang cầm đủ bằng chứng và muốn tống tiền cháu tôi. Gia đình tôi bây giờ đang rất bối rối vì có 02 khả năng xảy ra: 1. Trả tiền cho kẻ tống tiền: nếu trả tiền cho hắn thì sau này sớm muộn gì hắn cũng sẽ tiếp tục tống tiền, không thể nào dừng lại được. 2. Nếu không trả tiền hoặc báo công an để bắt: như vậy chắc chắn là sự việc sẽ lộ ra ngoài. Khi đó xin Luật sư cho biết là hậu quả sẽ như thế nào? Chẳng hạn là bị thu hồi bằng đại học, bằng thạc sĩ, mất việc... mà nguy hiểm hơn nữa là phạm tội hình sự? Xin Luật sư cho biết ý kiến và các căn cứ pháp lý trong trường hợp này. Xin chân thành cảm ơn.
xin hỏi pháp luật đôi chút về vấn đề sau. Một giáo viên được hiệu trưởng giao cho làm tổ vay vốn ngân hàng trong khi đó giáo viên vay cô tổ trưởng đấy viết khống hồ sơ lương các cô lên để vay được nhiều lại ký thay hiệu trưởng rồi đóng dấu trong khi đó hiệu trưởng không biết gì. tôi hỏi trường hợp trên cô tổ trưởng có vi phạm gì ko mức vi phạm như thế nào.
Ngụy tạo chứng cứ trong vụ án hình sự sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại BLTTHS 2015 thì chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Quy định tại điều 489 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015: Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật: 1. Làm giả, hủy hoại chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Tòa án; 2. Từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng; 3. Từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, kết luận giám định sai sự thật; 4. Cố ý dịch sai sự thật; 5. Không cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng; không tham gia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng; 6. Cản trở người tiến hành tố tụng tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, định giá, giám định hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác do Bộ luật này quy định; 7. Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối; 8. Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan; 9. Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa. Đối với trường hợp ngụy tạo chứng cứ tùy từng hành vi, hậu quả và chủ thể thực hiện mà có thể cấu thành các dạng tội phạm khác nhau theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể: - Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 340) - Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341) - Tội giả mạo trong công tác (Điều 359) - Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối (Điều 382)
Hậu quả pháp lý khi giả mạo chữ ký của người khác
Liên quan đến vấn nạn giả mạo chữ ký của người khác để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, dưới đây là hậu quả pháp lý mà người giả mạo có thể phải gánh chịu * Xử lý vi phạm hành chính: Trong các trường hợp cụ thể liên quan đến một số lĩnh vực, pháp luật có những quy định điều chỉnh riêng đối với hành vi này: - Về đăng ký giao dịch bảo đảm, Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định đối hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng - Trong lĩnh vực tư pháp, Điều 24 Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực. - Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm. * Xử lý hình sự: Tùy theo hành vi, đối tượng thực hiện cũng như hậu quả mà việc giải mạo chữ ký sẽ bị xử lý khác nhau Trích Điều 359 BLHS 2015 về Tội giả mạo trong công tác: 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; b) Làm, cấp giấy tờ giả; c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. ... Tùy vào tính chất và mức độ mà hành vi có thể chịu mức xử lý sẽ khác nhau. Cần lưu ý đối với tội này Chủ thể của Tội giả mạo trong công tác là người có chức vụ, quyền hạn, và người này phải có hành vi khách quan là lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện việc giả chữ ký của người khác trong khi thực hiện công việc. Trường hợp giả mạo chữ ký thực hiện các hành vi giao dịch về hợp đồng với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ ….. Bài tham khảo thêm: >>> Những lưu ý khi thay đổi chữ ký >>> Bốn cách nhận diện giấy tờ giả trong lĩnh vực công chứng >>> Phương pháp giả chữ ký và cách nhận biết chữ ký thật giả
Mời mọi người hỗ trợ mình trường hợp này. Cụ thể tình huống như sau có được xác định có dấu hiệu tội phạm để chuyển cơ quan điều tra được không? Hộ ông Phong sau khi thu hồi đất thì diện tích đất của ông còn lại 222m2, gia đình đã thực hiện chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất nói trên. Liền kề thửa đất có con đường thuộc đất Giao thông của xã không ai sử dụng, UBND xã đã lập hồ sơ cấp đổi con đường này vào bìa của ông Phong tăng thêm 321m2. việc cấp đổi tăng thêm ông Phong không được biết. Khi ký hồ sơ chuyển nhượng 321m2 dc xác định là chữ ký của ông Phong. Nhưng việc cấp này ông không biết và ông chỉ bán 222m2. khi ông ký hợp đồng chuyển nhượng thì ông không đọc hồ sơ mà chỉ nghĩ là ký chuyển nhượng 222m2. - Con đường đi bỏ hoang được cấp GCNQSD đất cho ông Phong là trái quy định vì con đường chưa dc xây dựng công trình hoặc chưa đc gia đình ông Phong sử dụng bất cứ mục đích gì trước 01/7/2014. - Khi cấp đổi từ 222m2 lên 321m2 hộ gia đình ông phong không được biết, hồ sơ không phải do ông Phong ký. - Hợp đồng chuyển nhượng 321m2 cho hộ gia đình khác là chữ kỹ của ông Phong nhưng ông chỉ nghĩ là ký xác nhận 222m2 mà của ông đã bán trước đấy. - Sau khi đưa được con đường vào vườn thì hộ nhận chuyển nhượng đã hợp thửa với hộ liền kề để được thửa đất rộng hơn và bám mặt đường 72m. Như vậy có cơ sở để xác định có dấu hiệu tội phạm không của những người đã chuyển thêm diện tích đất cho ông Phong hay không? Quan điểm của mình thì hiện đang bị vướng về hành vi thẩm quyền của UBND xã khi lập hồ sơ cấp đổi thêm diện tích cho ông Phong, vì mình nghiên cứu quy định thì không thấy thẩm quyền nào của UBND xã như vậy cả. Mọi người ai có ý kiến gì không giúp mình giải quyết trường hợp này với. Xin cảm ơn mọi người.
Tôi viết bài ở đây để xin được tư vấn một việc như sau: Tôi có người cháu đã trúng tuyển thi vào đại học khoảng hơn 10 năm trước. Tuy nhiên cháu tôi lúc làm hồ sơ thi vào đại học đã nhờ làm giả thủ tục để chuyển hộ khẩu về địa phương vùng 3 để được cộng điểm nhiều hơn, và đã đậu vào đại học (có nghĩa là vào thời điểm đó có tên tại 02 hộ khẩu khác nhau, có 02 CMND khác nhau), nay là thạc sĩ và đang làm công chức nhà nước. Đến nay có người phát giác ra sự việc, đang cầm đủ bằng chứng và muốn tống tiền cháu tôi. Gia đình tôi bây giờ đang rất bối rối vì có 02 khả năng xảy ra: 1. Trả tiền cho kẻ tống tiền: nếu trả tiền cho hắn thì sau này sớm muộn gì hắn cũng sẽ tiếp tục tống tiền, không thể nào dừng lại được. 2. Nếu không trả tiền hoặc báo công an để bắt: như vậy chắc chắn là sự việc sẽ lộ ra ngoài. Khi đó xin Luật sư cho biết là hậu quả sẽ như thế nào? Chẳng hạn là bị thu hồi bằng đại học, bằng thạc sĩ, mất việc... mà nguy hiểm hơn nữa là phạm tội hình sự? Xin Luật sư cho biết ý kiến và các căn cứ pháp lý trong trường hợp này. Xin chân thành cảm ơn.