Giáo sư, Phó Giáo sư cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào? Được hưởng quyền lợi gì?
Hiện nay, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư cần đáp ứng được những tiêu chuẩn chung nào? Người đạt chức danh này được hưởng những quyền lợi gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. Xem thêm: Danh sách ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư mới nhất 2024 (1) Giáo sư, Phó Giáo sư cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào? Căn cứ Điều 4 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg có quy định về tiêu chuẩn chung của chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư hiện nay như sau: - Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự; trung thực, khách quan trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác. - Thời gian làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên: + Có đủ thời gian làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh giáo sư; khoản 2 và 3 Điều 6 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh phó giáo sư. + Thời gian giảng viên làm chuyên gia giáo dục tại cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài được tính là thời gian đào tạo từ trình độ đại học trở lên nếu có công hàm hoặc hợp đồng mời giảng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, trong đó ghi rõ nội dung công việc, thời gian giảng dạy hoặc có quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài. + Giảng viên đã có trên 10 năm liên tục làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ mà trong 03 năm cuối có thời gian không quá 12 tháng đi thực tập, tu nghiệp nâng cao trình độ thì thời gian này không tính là gián đoạn của 03 năm cuối. - Hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong đó có ít nhất 1/2 số giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp. Đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy quy định tại khoản này. Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học nhận xét, đánh giá bằng văn bản về các nhiệm vụ giao cho giảng viên, trong đó ghi rõ tên môn học, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, mức độ hoàn thành khối lượng giảng dạy, hướng dẫn luận án, luận văn, đồ án hoặc khóa luận; về kết quả đào tạo và nghiên cứu của giảng viên. - Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. - Có đủ số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh giáo sư và khoản 8 Điều 6 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh phó giáo sư. Theo đó, hiện nay, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư yêu cầu đáp ứng những tiêu chuẩn chung như đã nêu trên. (2) Giáo sư, Phó Giáo sư được hưởng những quyền lợi gì? Hiện nay, đối với người đạt chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư sẽ được hưởng một số quyền lợi như sau: Kéo dài thời gian làm việc: Căn cứ Khoản 4 Điều 56 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu Theo đó, tại Điều 5 Nghị định 50/2022/NĐ-CP có quy định chế độ, chính sách đối với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được xác định là viên chức nằm trong tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao và được hưởng chế độ lương theo hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ và chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu. Bổ nhiệm và xếp lương giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư: Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT có nêu rõ, việc bổ nhiệm và xếp lương của viên chức giảng dạy có chức danh phó giáo sư, giáo sư được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định 141/2013/NĐ-CP và Nghị định 117/2016/NĐ-CP. Mà tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 141/2013/NĐ-CP có quy định Hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên được làm căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn các chức danh giảng viên. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 117/2016/NĐ-CP có bổ sung vào ghi chú của đối tượng áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP nêu rõ, đối với viên chức đang xếp lương ở chức danh giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư thì được thực hiện xếp lương như sau: - Trường hợp chưa xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được xếp lên 01 bậc trên liền kề từ ngày được bổ nhiệm chức danh giáo sư, thời gian xét nâng bậc lương lần sau kể từ ngày giữ bậc lương cũ. - Trường hợp đã xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được cộng thêm 03 năm (36 tháng) để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư. Xét đặc cách bổ nhiệm: Cụ thể, tại Điều 6 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 27/2020/NĐ-CP có quy định, người đang giữ hạng chức danh khoa học, hạng chức danh công nghệ tại đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng tiêu chuẩn của hạng chức danh cao hơn được xét đặc cách bổ nhiệm vào hạng chức danh khoa học, hạng chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác nếu trong thời gian giữ hạng chức danh tại thời điểm xét đặc cách thăng hạng được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. Bên cạnh đó, tại Điều 10 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung Nghị định 27/2020/NĐ-CP cũng có nêu rõ, trường hợp cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có chức danh giáo sư, phó giáo sư trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ được bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ hạng I. Đồng thời, còn được hưởng các chính sách, chế độ như người có chức danh tương đương trong cơ sở giáo dục đại học công lập nếu các chính sách, chế độ đó có lợi hơn. Có thể thấy, người đạt chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư sẽ được xét đặc cách bổ nhiệm vào hạng chức danh khoa học, hạng chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng mà không phụ thuộc vào năm công tác.
Độ tuổi nghỉ hưu của Giáo sư, Phó giáo sư vào năm 2024 là bao nhiêu?
Giáo sư, Phó giáo sư là những người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của giáo dục, khoa học và công nghệ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về độ tuổi nghỉ hưu của họ năm 2004? Họ có thể kéo dài công tác tối đa bao lâu và thủ tục như thế nào? (1) Độ tuổi nghỉ hưu của Giáo sư, Phó giáo sư là bao nhiêu? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ Luật lao động 2019 được hướng dẫn bởi Nghị định 135/2020/NĐ-CP có quy định về tuổi nghỉ hưu như sau: - Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. - Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Đồng thời, tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP cũng quy định về lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường như sau: Lao động nam Lao động nữ Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu 2021 60 tuổi 3 tháng 2021 55 tuổi 4 tháng 2022 60 tuổi 6 tháng 2022 55 tuổi 8 tháng 2023 60 tuổi 9 tháng 2023 56 tuổi 2024 61 tuổi 2024 56 tuổi 4 tháng 2025 61 tuổi 3 tháng 2025 56 tuổi 8 tháng 2026 61 tuổi 6 tháng 2026 57 tuổi 2027 61 tuổi 9 tháng 2027 57 tuổi 4 tháng Từ năm 2028 trở đi 62 tuổi 2028 57 tuổi 8 tháng 2029 58 tuổi 2030 58 tuổi 4 tháng 2031 58 tuổi 8 tháng 2032 59 tuổi 2033 59 tuổi 4 tháng 2034 59 tuổi 8 tháng Từ năm 2035 trở đi 60 tuổi Như vậy, độ tuổi nghỉ hưu đối với Giáo sư, Phó giáo sư trong điều kiện lao động bình thường vào năm 2024 sẽ là 61 tuổi đối với Giáo sư, Phó giáo sư là nam, 56 tuổi 4 tháng đối với trường hợp Giáo sư, Phó giáo sư là nữ. (2) Giáo sư, Phó giáo sư được kéo dài thời gian nghỉ hưu tối đa là bao nhiêu năm? Trước đây, tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 141/2013/NĐ-CP có quy định đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm. Tuy nhiên, điều khoản nêu trên đã hết hiệu lực kể từ ngày 15/08/2022 và thay vào đó là quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 50/2022/NĐ-CP về nguyên tắc thực hiện việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn như sau: “Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.” Như vậy, ở thời điểm hiện tại, đối với viên chức có học hàm là Giáo sư, Phó giáo sư thì được kéo dài thời gian nghỉ hưu là tối đa là 05 năm tính từ thời điểm Giáo sư, Phó giáo sư đó đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Ngoài ra, trong thời gian nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định, viên chức nêu trên chỉ được làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo. (3) Thủ tục xem xét kéo dài thời gian công tác với Giáo sư, Phó giáo sư nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định Trước tiên, để có thể kéo dài thời gian công tác thì Giáo sư, Phó giáo sư cần phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP sau đây: - Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu. - Có đầy đủ sức khỏe. - Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về Đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác. Khi đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên, Giáo sư, Phó giáo sư thực hiện các bước được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP như sau: - Thông báo nhu cầu: Hàng năm, đơn vị sẽ thông báo nhu cầu kéo dài thời gian công tác dựa trên định hướng phát triển, nhân lực và yêu cầu của vị trí việc làm. - Nộp đơn đề nghị: khi đảm bảo đáp ứng các điều kiện và có nguyện vọng thì Giáo sư, Phó giáo sư cần nộp đơn đề nghị cho cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng. - Xem xét và đánh giá: sau khi nhận được đơn đề nghị cấp có thẩm quyền sẽ xem xét điều kiện của viên chức và nhu cầu của đơn vị để đưa ra quyết định. - Gửi quyết định: trường hợp được thông qua, quyết định sẽ được gửi cho Giáo sư, Phó giáo sư và các cá nhân liên quan trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng. Để tổng kết lại, độ tuổi nghỉ hưu đối với học hàm Giáo sư, Phó giáo sư trong điều kiện lao động bình thường vào năm 2024 sẽ là 61 tuổi đối với Giáo sư, Phó giáo sư là nam, 56 tuổi 4 tháng đối với trường hợp Giáo sư, Phó giáo sư là nữ. Trường hợp Giáo sư, Phó giáo sư muốn kéo dài thời gian công tác thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định sau đó làm đơn đề nghị và đợi quyết định của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian nghỉ hưu chỉ là tối đa là 05 năm.
PHÂN BIỆT "HỌC HÀM" VÀ "HỌC VỊ"
Chào các bạn, trước nay mình cũng không hiểu được sự khác nhau giữa hai khái niệm "Học hàm" và "Học vị". Vì vậy, để giúp những bạn không biết, mình sẽ phân biệt một cách cơ bản hai khái niệm này nhé. HỌC VỊ HỌC HÀM Khái niệm Là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp một cấp học nhất định. Là các chức danh trong hệ thống giáo dục và đào tạo được Hội đồng Chức danh Giáo sư Việt Nam hoặc cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cho một người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Bao gồm (từ thấp đến cao) - Tú tài: tốt nghiệp THPT; - Cử nhân, Kỹ sư, Bác sỹ,...: tốt nghiệp Đại học; - Thạc sĩ: tốt nghiệp cao học; - Tiến sĩ: tốt nghiệp tiến sĩ; - Tiến sĩ khoa học: nghiên cứu sinh hoặc thực tập sinh sau tiến sĩ. - Phó giáo sư; - Giáo sư. Lương - Trình độ tiến sĩ thì xếp bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) - Trình độ thạc sĩ thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) - Trình độ đại học thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) - Trình độ cao đẳng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) - Trình độ trung cấp thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) - Phó giáo sư (Nhóm A2.1): 4.4; 4.74; 5.08; 5.42; 5.76; 6.10; 6.44; 6.78; VK 5% (mã ngạch 15.110) - Giáo sư (Nhóm A3.1): 6.2; 6.56; 6.92; 7.28; 7.64; 8.00; VK 5% (mã ngạch 15.109) Phụ cấp (Áp dụng cho các chức danh làm việc tại cơ quan nhà nước) 1. Phụ cấp thâm niên vượt khung: Gồm 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%. 2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo: Gồm 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) 3. Phụ cấp khu vực xa xôi, hẻo lánh: Gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung 4. Phụ cấp đặc biệt làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn: Gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung 5. Phụ cấp thu hút làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn: Gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm. 6. Phụ cấp lưu động đối với công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung. 7. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương: Gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. 8. Phụ cấp ưu đãi theo nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương. Gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 9. Phụ cấp trách nhiệm công việc: - Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung. - Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc. gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. Chế độ nâng bậc lương Sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương. Sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương. Tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư các bạn xem thêm tại Nghị định 20/2001/NĐ-CP. Về chế độ lương và phụ cấp đối với công chức, viên chức, cán bộ các bạn xem tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Lần đầu tiên điểm TOEFL, IELTS sẽ được dùng làm tiêu chuẩn ngoại ngữ với chức danh Giáo sư
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư để trình Chính phủ phê duyệt Dự thảo lần này có rất nhiều thay đổi mang tính đột phá nhằm “nâng chất” chức danh Giáo sư và Phó giáo sư. Các lĩnh vực, ngành nghề giảng dạy của Giáo sư và Phó giáo sư cũng được phân chia nhỏ, chi tiết. Các quy định, tiêu chuẩn mang tính “định tính” cũng được “số hóa” một cách rất chi tiết và cụ thể. Tiêu chuẩn của các chức danh cũng được “Quốc tế hóa” rõ ràng. Cụ thể một số quy định như sau: 1. Tiêu chuẩn chung của chức danh Giáo sư, Phó giáo sư được quy định như sau: a. Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của giảng viên, không vi phạm đạo đức, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật; trung thực, khách quan, công tâm và hợp tác với đồng nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác. b. Tiêu chuẩn về thời gian làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên được quy định cụ thể: - Giảng viên đã có trên 10 (mười) năm liên tục làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ mà trong 03 (ba) năm cuối có thời gian không quá 12 (mười hai) tháng đi thực tập, tu nghiệp nâng cao trình độ thì thời gian này không tính là gián đoạn của 03 (ba) năm cuối. - Hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 1/2 (một phần hai) thời gian giảng dạy trực tiếp trên lớp. - Điểm TOEFL, IELTS lần đầu tiên được đưa vào tiêu chuẩn ngoại ngữ. Cụ thể Giáo sư, Phó Giáo sư phải sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong công tác chuyên môn. Cụ thể ứng viên đáp ứng một trong các trường hợp sau đây được xác định là thành thạo ngoại ngữ: + Đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài. + Đã tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài và được cấp bằng cử nhân ngôn ngữ nước ngoài, thường xuyên sử dụng ngôn ngữ nước ngoài đó trong chuyên môn. + Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL IBT với điểm tối thiểu là 65 hoặc IELTS với điểm tối thiểu là 5.5 có thời hạn không quá 02 (hai) năm tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ. + Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. + Đang giảng dạy một môn chuyên môn bằng ngoại ngữ. - Có đủ số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu theo quy định của từng chức danh. - Có Báo cáo tổng quan về việc thực hiện nhiệm vụ quy định dưới dạng một công trình khoa học, trình bày ý tưởng khoa học, hướng nghiên cứu chính, phương pháp nghiên cứu, kết quả đào tạo và nghiên cứu từ sau khi có bằng hoặc quyết định cấp bằng tiến sĩ đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư; từ sau khi được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư. Báo cáo tổng quan không quá 10 trang giấy A4, viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. - Đạt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số phiếu tín nhiệm của tổng số thành viên Hội đồng Giáo sư cơ sở, Hội đồng Giáo sư nhà nước và ít nhất 3/4 (ba phần tư) số phiếu tín nhiệm của tổng số thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành tham gia và trực tiếp bỏ phiếu tại phiên họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. - Đối với những trường hợp đặc biệt, những người có đóng góp nổi trội cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước và thế giới, tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực khoa học có thể được xét đặc cách các tiêu chuẩn quy định tại từng chức danh và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định. 2. Việc phân nhóm ngành được quy định như sau: a) Nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ, gồm các ngành, liên ngành: - Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản, - Cơ học, - Cơ khí - Động lực, - Công nghệ thông tin, - Dược học, Điện - Điện tử - Tự động hóa, - Giao thông vận tải, - Hóa học - Công nghệ thực phẩm, - Khoa học Trái đất - Mỏ, - Luyện kim, - Nông nghiệp - Lâm nghiệp, - Sinh học, - Thủy lợi, - Toán học, - Vật lý, - Xây dựng - Kiến trúc, - Y học, - Các chuyên ngành của Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ thuộc lĩnh vực Khoa học Quân sự và Khoa học An ninh. b) Nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, gồm các ngành, liên ngành: - Giáo dục học, - Kinh tế học, - Luật học, - Ngôn ngữ học, - Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học, - Tâm lý học, - Triết học - Xã hội học - Chính trị học, - Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục Thể thao, - Văn học, - Các chuyên ngành của khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc lĩnh vực Khoa học Quân sự và Khoa học An ninh.
Giáo sư, Phó Giáo sư cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào? Được hưởng quyền lợi gì?
Hiện nay, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư cần đáp ứng được những tiêu chuẩn chung nào? Người đạt chức danh này được hưởng những quyền lợi gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. Xem thêm: Danh sách ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư mới nhất 2024 (1) Giáo sư, Phó Giáo sư cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào? Căn cứ Điều 4 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg có quy định về tiêu chuẩn chung của chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư hiện nay như sau: - Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự; trung thực, khách quan trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác. - Thời gian làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên: + Có đủ thời gian làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh giáo sư; khoản 2 và 3 Điều 6 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh phó giáo sư. + Thời gian giảng viên làm chuyên gia giáo dục tại cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài được tính là thời gian đào tạo từ trình độ đại học trở lên nếu có công hàm hoặc hợp đồng mời giảng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, trong đó ghi rõ nội dung công việc, thời gian giảng dạy hoặc có quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài. + Giảng viên đã có trên 10 năm liên tục làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ mà trong 03 năm cuối có thời gian không quá 12 tháng đi thực tập, tu nghiệp nâng cao trình độ thì thời gian này không tính là gián đoạn của 03 năm cuối. - Hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong đó có ít nhất 1/2 số giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp. Đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy quy định tại khoản này. Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học nhận xét, đánh giá bằng văn bản về các nhiệm vụ giao cho giảng viên, trong đó ghi rõ tên môn học, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, mức độ hoàn thành khối lượng giảng dạy, hướng dẫn luận án, luận văn, đồ án hoặc khóa luận; về kết quả đào tạo và nghiên cứu của giảng viên. - Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. - Có đủ số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh giáo sư và khoản 8 Điều 6 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh phó giáo sư. Theo đó, hiện nay, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư yêu cầu đáp ứng những tiêu chuẩn chung như đã nêu trên. (2) Giáo sư, Phó Giáo sư được hưởng những quyền lợi gì? Hiện nay, đối với người đạt chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư sẽ được hưởng một số quyền lợi như sau: Kéo dài thời gian làm việc: Căn cứ Khoản 4 Điều 56 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu Theo đó, tại Điều 5 Nghị định 50/2022/NĐ-CP có quy định chế độ, chính sách đối với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được xác định là viên chức nằm trong tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao và được hưởng chế độ lương theo hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ và chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu. Bổ nhiệm và xếp lương giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư: Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT có nêu rõ, việc bổ nhiệm và xếp lương của viên chức giảng dạy có chức danh phó giáo sư, giáo sư được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định 141/2013/NĐ-CP và Nghị định 117/2016/NĐ-CP. Mà tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 141/2013/NĐ-CP có quy định Hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên được làm căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn các chức danh giảng viên. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 117/2016/NĐ-CP có bổ sung vào ghi chú của đối tượng áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP nêu rõ, đối với viên chức đang xếp lương ở chức danh giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư thì được thực hiện xếp lương như sau: - Trường hợp chưa xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được xếp lên 01 bậc trên liền kề từ ngày được bổ nhiệm chức danh giáo sư, thời gian xét nâng bậc lương lần sau kể từ ngày giữ bậc lương cũ. - Trường hợp đã xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được cộng thêm 03 năm (36 tháng) để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư. Xét đặc cách bổ nhiệm: Cụ thể, tại Điều 6 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 27/2020/NĐ-CP có quy định, người đang giữ hạng chức danh khoa học, hạng chức danh công nghệ tại đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng tiêu chuẩn của hạng chức danh cao hơn được xét đặc cách bổ nhiệm vào hạng chức danh khoa học, hạng chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác nếu trong thời gian giữ hạng chức danh tại thời điểm xét đặc cách thăng hạng được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. Bên cạnh đó, tại Điều 10 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung Nghị định 27/2020/NĐ-CP cũng có nêu rõ, trường hợp cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có chức danh giáo sư, phó giáo sư trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ được bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ hạng I. Đồng thời, còn được hưởng các chính sách, chế độ như người có chức danh tương đương trong cơ sở giáo dục đại học công lập nếu các chính sách, chế độ đó có lợi hơn. Có thể thấy, người đạt chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư sẽ được xét đặc cách bổ nhiệm vào hạng chức danh khoa học, hạng chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng mà không phụ thuộc vào năm công tác.
Độ tuổi nghỉ hưu của Giáo sư, Phó giáo sư vào năm 2024 là bao nhiêu?
Giáo sư, Phó giáo sư là những người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của giáo dục, khoa học và công nghệ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về độ tuổi nghỉ hưu của họ năm 2004? Họ có thể kéo dài công tác tối đa bao lâu và thủ tục như thế nào? (1) Độ tuổi nghỉ hưu của Giáo sư, Phó giáo sư là bao nhiêu? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ Luật lao động 2019 được hướng dẫn bởi Nghị định 135/2020/NĐ-CP có quy định về tuổi nghỉ hưu như sau: - Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. - Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Đồng thời, tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP cũng quy định về lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường như sau: Lao động nam Lao động nữ Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu 2021 60 tuổi 3 tháng 2021 55 tuổi 4 tháng 2022 60 tuổi 6 tháng 2022 55 tuổi 8 tháng 2023 60 tuổi 9 tháng 2023 56 tuổi 2024 61 tuổi 2024 56 tuổi 4 tháng 2025 61 tuổi 3 tháng 2025 56 tuổi 8 tháng 2026 61 tuổi 6 tháng 2026 57 tuổi 2027 61 tuổi 9 tháng 2027 57 tuổi 4 tháng Từ năm 2028 trở đi 62 tuổi 2028 57 tuổi 8 tháng 2029 58 tuổi 2030 58 tuổi 4 tháng 2031 58 tuổi 8 tháng 2032 59 tuổi 2033 59 tuổi 4 tháng 2034 59 tuổi 8 tháng Từ năm 2035 trở đi 60 tuổi Như vậy, độ tuổi nghỉ hưu đối với Giáo sư, Phó giáo sư trong điều kiện lao động bình thường vào năm 2024 sẽ là 61 tuổi đối với Giáo sư, Phó giáo sư là nam, 56 tuổi 4 tháng đối với trường hợp Giáo sư, Phó giáo sư là nữ. (2) Giáo sư, Phó giáo sư được kéo dài thời gian nghỉ hưu tối đa là bao nhiêu năm? Trước đây, tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 141/2013/NĐ-CP có quy định đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm. Tuy nhiên, điều khoản nêu trên đã hết hiệu lực kể từ ngày 15/08/2022 và thay vào đó là quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 50/2022/NĐ-CP về nguyên tắc thực hiện việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn như sau: “Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.” Như vậy, ở thời điểm hiện tại, đối với viên chức có học hàm là Giáo sư, Phó giáo sư thì được kéo dài thời gian nghỉ hưu là tối đa là 05 năm tính từ thời điểm Giáo sư, Phó giáo sư đó đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Ngoài ra, trong thời gian nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định, viên chức nêu trên chỉ được làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo. (3) Thủ tục xem xét kéo dài thời gian công tác với Giáo sư, Phó giáo sư nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định Trước tiên, để có thể kéo dài thời gian công tác thì Giáo sư, Phó giáo sư cần phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP sau đây: - Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu. - Có đầy đủ sức khỏe. - Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về Đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác. Khi đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên, Giáo sư, Phó giáo sư thực hiện các bước được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP như sau: - Thông báo nhu cầu: Hàng năm, đơn vị sẽ thông báo nhu cầu kéo dài thời gian công tác dựa trên định hướng phát triển, nhân lực và yêu cầu của vị trí việc làm. - Nộp đơn đề nghị: khi đảm bảo đáp ứng các điều kiện và có nguyện vọng thì Giáo sư, Phó giáo sư cần nộp đơn đề nghị cho cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng. - Xem xét và đánh giá: sau khi nhận được đơn đề nghị cấp có thẩm quyền sẽ xem xét điều kiện của viên chức và nhu cầu của đơn vị để đưa ra quyết định. - Gửi quyết định: trường hợp được thông qua, quyết định sẽ được gửi cho Giáo sư, Phó giáo sư và các cá nhân liên quan trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng. Để tổng kết lại, độ tuổi nghỉ hưu đối với học hàm Giáo sư, Phó giáo sư trong điều kiện lao động bình thường vào năm 2024 sẽ là 61 tuổi đối với Giáo sư, Phó giáo sư là nam, 56 tuổi 4 tháng đối với trường hợp Giáo sư, Phó giáo sư là nữ. Trường hợp Giáo sư, Phó giáo sư muốn kéo dài thời gian công tác thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định sau đó làm đơn đề nghị và đợi quyết định của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian nghỉ hưu chỉ là tối đa là 05 năm.
PHÂN BIỆT "HỌC HÀM" VÀ "HỌC VỊ"
Chào các bạn, trước nay mình cũng không hiểu được sự khác nhau giữa hai khái niệm "Học hàm" và "Học vị". Vì vậy, để giúp những bạn không biết, mình sẽ phân biệt một cách cơ bản hai khái niệm này nhé. HỌC VỊ HỌC HÀM Khái niệm Là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp một cấp học nhất định. Là các chức danh trong hệ thống giáo dục và đào tạo được Hội đồng Chức danh Giáo sư Việt Nam hoặc cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cho một người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Bao gồm (từ thấp đến cao) - Tú tài: tốt nghiệp THPT; - Cử nhân, Kỹ sư, Bác sỹ,...: tốt nghiệp Đại học; - Thạc sĩ: tốt nghiệp cao học; - Tiến sĩ: tốt nghiệp tiến sĩ; - Tiến sĩ khoa học: nghiên cứu sinh hoặc thực tập sinh sau tiến sĩ. - Phó giáo sư; - Giáo sư. Lương - Trình độ tiến sĩ thì xếp bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) - Trình độ thạc sĩ thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) - Trình độ đại học thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) - Trình độ cao đẳng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) - Trình độ trung cấp thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) - Phó giáo sư (Nhóm A2.1): 4.4; 4.74; 5.08; 5.42; 5.76; 6.10; 6.44; 6.78; VK 5% (mã ngạch 15.110) - Giáo sư (Nhóm A3.1): 6.2; 6.56; 6.92; 7.28; 7.64; 8.00; VK 5% (mã ngạch 15.109) Phụ cấp (Áp dụng cho các chức danh làm việc tại cơ quan nhà nước) 1. Phụ cấp thâm niên vượt khung: Gồm 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%. 2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo: Gồm 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) 3. Phụ cấp khu vực xa xôi, hẻo lánh: Gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung 4. Phụ cấp đặc biệt làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn: Gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung 5. Phụ cấp thu hút làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn: Gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm. 6. Phụ cấp lưu động đối với công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung. 7. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương: Gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. 8. Phụ cấp ưu đãi theo nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương. Gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 9. Phụ cấp trách nhiệm công việc: - Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung. - Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc. gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. Chế độ nâng bậc lương Sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương. Sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương. Tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư các bạn xem thêm tại Nghị định 20/2001/NĐ-CP. Về chế độ lương và phụ cấp đối với công chức, viên chức, cán bộ các bạn xem tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Lần đầu tiên điểm TOEFL, IELTS sẽ được dùng làm tiêu chuẩn ngoại ngữ với chức danh Giáo sư
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư để trình Chính phủ phê duyệt Dự thảo lần này có rất nhiều thay đổi mang tính đột phá nhằm “nâng chất” chức danh Giáo sư và Phó giáo sư. Các lĩnh vực, ngành nghề giảng dạy của Giáo sư và Phó giáo sư cũng được phân chia nhỏ, chi tiết. Các quy định, tiêu chuẩn mang tính “định tính” cũng được “số hóa” một cách rất chi tiết và cụ thể. Tiêu chuẩn của các chức danh cũng được “Quốc tế hóa” rõ ràng. Cụ thể một số quy định như sau: 1. Tiêu chuẩn chung của chức danh Giáo sư, Phó giáo sư được quy định như sau: a. Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của giảng viên, không vi phạm đạo đức, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật; trung thực, khách quan, công tâm và hợp tác với đồng nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác. b. Tiêu chuẩn về thời gian làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên được quy định cụ thể: - Giảng viên đã có trên 10 (mười) năm liên tục làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ mà trong 03 (ba) năm cuối có thời gian không quá 12 (mười hai) tháng đi thực tập, tu nghiệp nâng cao trình độ thì thời gian này không tính là gián đoạn của 03 (ba) năm cuối. - Hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 1/2 (một phần hai) thời gian giảng dạy trực tiếp trên lớp. - Điểm TOEFL, IELTS lần đầu tiên được đưa vào tiêu chuẩn ngoại ngữ. Cụ thể Giáo sư, Phó Giáo sư phải sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong công tác chuyên môn. Cụ thể ứng viên đáp ứng một trong các trường hợp sau đây được xác định là thành thạo ngoại ngữ: + Đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài. + Đã tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài và được cấp bằng cử nhân ngôn ngữ nước ngoài, thường xuyên sử dụng ngôn ngữ nước ngoài đó trong chuyên môn. + Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL IBT với điểm tối thiểu là 65 hoặc IELTS với điểm tối thiểu là 5.5 có thời hạn không quá 02 (hai) năm tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ. + Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. + Đang giảng dạy một môn chuyên môn bằng ngoại ngữ. - Có đủ số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu theo quy định của từng chức danh. - Có Báo cáo tổng quan về việc thực hiện nhiệm vụ quy định dưới dạng một công trình khoa học, trình bày ý tưởng khoa học, hướng nghiên cứu chính, phương pháp nghiên cứu, kết quả đào tạo và nghiên cứu từ sau khi có bằng hoặc quyết định cấp bằng tiến sĩ đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư; từ sau khi được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư. Báo cáo tổng quan không quá 10 trang giấy A4, viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. - Đạt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số phiếu tín nhiệm của tổng số thành viên Hội đồng Giáo sư cơ sở, Hội đồng Giáo sư nhà nước và ít nhất 3/4 (ba phần tư) số phiếu tín nhiệm của tổng số thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành tham gia và trực tiếp bỏ phiếu tại phiên họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. - Đối với những trường hợp đặc biệt, những người có đóng góp nổi trội cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước và thế giới, tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực khoa học có thể được xét đặc cách các tiêu chuẩn quy định tại từng chức danh và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định. 2. Việc phân nhóm ngành được quy định như sau: a) Nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ, gồm các ngành, liên ngành: - Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản, - Cơ học, - Cơ khí - Động lực, - Công nghệ thông tin, - Dược học, Điện - Điện tử - Tự động hóa, - Giao thông vận tải, - Hóa học - Công nghệ thực phẩm, - Khoa học Trái đất - Mỏ, - Luyện kim, - Nông nghiệp - Lâm nghiệp, - Sinh học, - Thủy lợi, - Toán học, - Vật lý, - Xây dựng - Kiến trúc, - Y học, - Các chuyên ngành của Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ thuộc lĩnh vực Khoa học Quân sự và Khoa học An ninh. b) Nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, gồm các ngành, liên ngành: - Giáo dục học, - Kinh tế học, - Luật học, - Ngôn ngữ học, - Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học, - Tâm lý học, - Triết học - Xã hội học - Chính trị học, - Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục Thể thao, - Văn học, - Các chuyên ngành của khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc lĩnh vực Khoa học Quân sự và Khoa học An ninh.