Bộ Chính trị: Từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3, 4 tuổi
Đây là một trong số nhiều nhiệm vụ mà Bộ Chính trị đề ra cho các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong Kết luận 91-KL/TW năm 2024. (1) Nhìn lại kết quả trong công tác giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW Theo kết luận của Bộ Chính trị tại Kết luận 91-KL/TW, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; giáo dục phổ thông chuyển hướng tích cực từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học; chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn ngày càng nâng cao. Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức; các phong trào thi đua học tập, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm thực hiện. Giáo dục nghề nghiệp đã phát triển mạnh về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Giáo dục đại học tiếp tục đổi mới, gắn với tăng cường tự chủ đã tạo ra động lực mới, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học; số lượng chương trình đào tạo được kiểm định và công bố khoa học quốc tế tăng mạnh, một số cơ sở giáo dục đại học và nhóm ngành đào tạo được xếp hạng cao trong khu vực và thế giới. Phương pháp dạy - học và công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục được đổi mới theo hướng hiện đại, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hoá, từng bước bảo đảm số lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như việc thể chế hoá một số nội dung của Nghị quyết 29-NQ/TW thành chính sách, pháp luật phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học chậm được ban hành. Việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới còn gặp nhiều khó khăn; liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở còn bất cập. Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa thực sự gắn với thị trường lao động, chưa đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các ngành kinh tế mới, công nghệ cao; trình độ ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh của lao động qua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tỉ lệ học sau đại học, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và công nghệ còn thấp. Cơ cấu, số lượng đội ngũ nhà giáo ở nhiều địa phương chưa hợp lý, chất lượng chưa đồng đều. (2) Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 29/NQ-TW Theo đó, để phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn đọng, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. - Trong đó, ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới với nội dung và phương pháp tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tiễn; - Từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3, 4 tuổi; - Quản lý chặt chẽ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhất là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập. - Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học; phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. - Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa và xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa; - Thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm. Phát triển giáo dục thường xuyên đa dạng về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. - Giảm tỉ lệ mù chữ ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trên đây là một số nhiệm vụ được Bộ Chính trị đề ra để các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045 Xem chi tiết tại Kết luận 91-KL/TW ngày 12/8/2024.
Đơn vị, đối tượng tham gia và thủ tục đăng ký tham gia Hội khỏe Phù Đổng
Hội khỏe Phù Đổng là đại hội Thể dục thể thao học sinh phổ thông, được tổ chức theo chu kỳ: cấp trường 01 năm/lần; cấp huyện 02 năm/lần; cấp tỉnh 02 hoặc 04 năm/lần; cấp toàn quốc 04 năm/lần. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo trực tiếp và toàn diện công tác tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024. 1. Đơn vị và đối tượng tham gia Hội khỏe Phù Đổng Căn cứ Điều 5 Quyết định 3318/QĐ-BGDĐT năm 2023 về Điều lệ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: * Đơn vị tham gia: Mỗi Sở GDĐT là một đơn vị tham gia. * Đối tượng + Đối tượng được tham gia HKPĐ: Học sinh phổ thông; học viên giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là học sinh) có độ tuổi từ 18 tuổi trở xuống đang học tập tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. + Đối tượng không được tham gia HKPĐ - Học sinh là VĐV đã và đang được đào tạo tại các trung tâm, câu lạc bộ đào tạo VĐV thuộc các Bộ, ngành, địa phương (từ cấp quận/huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương), trường năng khiếu thể dục thể thao, trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao được hưởng chế độ từ ngân sách nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp (tính từ ngày 01/01/2022 đến thời điểm diễn ra HKPĐ toàn quốc lần thứ X năm 2024). - Học sinh đã đoạt huy chương tại các giải thể thao thuộc hệ thống giải thể thao thành tích cao trong nước và quốc tế hằng năm do Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ VHTTDL (nay là Cục Thể dục thể thao), các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia, quốc tế tổ chức. - Học sinh có tiền sử bệnh lý về tim mạch, thần kinh và các bệnh lý khác không đủ sức khỏe để thi đấu thể thao. - Học sinh đang bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên và học sinh vi phạm pháp luật (có văn bản của cơ quan có thẩm quyền). + Quy định về độ tuổi - Học sinh TH từ 07 đến 11 tuổi Độ tuổi: 07 - 09 tuổi (sinh từ 31/12/2017 trở về trước đến 01/01/2015). Độ tuổi: 10-11 tuổi (sinh từ 31/12/2014 trở về trước đến 01/01/2013). - Học sinh THCS từ 12 đến 15 tuổi Độ tuổi: 12 - 13 tuổi (sinh từ 31/12/2012 trở về trước đến 01/01/2011). Độ tuổi: 14 - 15 tuổi (sinh từ 31/12/2010 trở về trước đến 01/01/2009). - Học sinh THPT: Từ 16 - 18 tuổi (sinh từ 31/12/2008 trở về trước đến 01/01/2006). + Học sinh ở cấp học dưới quá tuổi theo quy định thì được phép thi đấu ở cấp học trên liền kề, nhưng không được vượt tuổi quy định của cấp học đó. Mỗi học sinh chỉ được đăng ký thi đấu cho 01 đơn vị, ở 01 cấp học và thi đấu 01 môn thể thao (không tính môn Kéo co). 2. Thủ tục đăng ký tham gia Hội khỏe Phù Đổng Căn cứ Điều 6 Quyết định 3318/QĐ-BGDĐT năm 2023 về Điều lệ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: * Hình thức đăng ký: Đăng ký trực tuyến trên hệ thống phần mềm HKPĐ (hướng dẫn chi tiết thông báo sau). * Thời gian đăng ký + Hội khỏe Phù Đổng khu vực - Đăng ký sơ bộ: Các nội dung của từng môn trước 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm tra hồ sơ nhân sự VĐV theo thời gian tổ chức của từng khu vực. - Đăng ký chính thức: Các nội dung thi đấu của từng môn trước 15 ngày tính đến ngày kiểm tra hồ sơ nhân sự theo thời gian tổ chức của từng khu vực. + HKPĐ toàn quốc - Đăng ký sơ bộ: Các nội dung của các môn trước 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm tra hồ sơ nhân sự VĐV. - Đăng ký chính thức: Các nội dung thi đấu của các môn trước 15 ngày tính đến ngày kiểm tra hồ sơ nhân sự. * Quy định đăng ký trực tuyến - Thông tin cá nhân VĐV. - Ảnh chân dung có dung lượng file phải nhỏ hơn 2 MB, các định dạng cho phép: png, gif, jpg, jpeg và ảnh phải có kích thước nhỏ hơn 367x488 điểm ảnh. - Mã học sinh (nguồn: cơ sở dữ liệu ngành của Bộ GDĐT). - Số định danh cá nhân (nguồn: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư). - Đăng ký nội dung thi đấu các môn. - Giấy khai sinh hoặc hộ chiếu (đối với học sinh dưới 14 tuổi). - Căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với học sinh từ đủ 14 tuổi trở lên). Lưu ý: Đối với học sinh đủ 14 tuổi chưa hoặc đã làm thủ tục cấp căn cước công dân nhưng chưa đến thời hạn được nhận, có thể thay thế bằng giấy xác nhận nhân thân hoặc giấy hẹn trả căn cước công dân do cơ quan công an đủ thẩm quyền xác nhận. * Hồ sơ kiểm tra nhân sự VĐV + Quyết định thành lập đoàn tham dự HKPĐ toàn quốc lần thứ X năm 2024. + Danh sách đoàn cán bộ, VĐV (Mẫu 01). + Danh sách đăng ký chi tiết nội dung thi của từng VĐV cho từng môn thi (Mẫu 02). + Phiếu thi đấu của từng VĐV (Mẫu 03). (Các mẫu được in từ file xuất trên hệ thống phần mềm đăng ký thi đấu HKPĐ, có chữ ký, đóng dấu của Giám đốc Sở GDĐT). + Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao hoặc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch xác nhận danh sách VĐV tham gia HKPĐ không thuộc đối tượng hưởng chế độ đào tạo VĐV thể thao từ ngân sách nhà nước. + Giấy khám sức khỏe (còn thời hạn 06 tháng tính đến ngày kết thúc thi đấu) của từng VĐV theo mẫu hiện hành và được cơ quan y tế đủ thẩm quyền kết luận sức khỏe bình thường hoặc sức khỏe loại I. Đối với giấy khám sức khỏe được kết luận sức khỏe loại II trở xuống phải có bản cam kết (theo Mẫu) của bố, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đồng ý cho thi đấu thể thao. * Các quy định khác + Điều kiện tổ chức các nội dung thi đấu: Chỉ tổ chức thi đấu khi mỗi nội dung có từ 05 đơn vị tham gia trở lên. - Trước 10 ngày tính đến thời điểm hết hạn đăng ký chính thức (theo khoản 2, Điều 6), Ban Tổ chức sẽ thông báo đối với những nội dung không đủ điều kiện tổ chức thi đấu để các đơn vị rà soát, điều chỉnh. - Sau thời gian đăng ký chính thức, các đơn vị tự ý bỏ Ban Tổ chức sẽ trừ điểm bằng điểm của 01 huy chương vàng (11 điểm), điểm trừ sẽ được nhân theo hệ số nếu là môn tập thể được quy định tại khoản 4, Điều 7. Đối với những trường hợp có lý do đặc biệt Ban Tổ chức sẽ xem xét, quyết định. + Trang phục - Trang phục trình diễn là đồng phục theo đoàn. - Trang phục thi đấu: Theo quy định tại Điều lệ, Luật của môn thi đấu. + Thành phần đoàn - Trưởng đoàn là lãnh đạo Sở GDĐT. - Cán bộ phụ trách từng môn thi là các cán bộ, chuyên viên, giáo viên thuộc ngành Giáo dục do Giám đốc Sở GDĐT quyết định. - Huấn luyện viên và chỉ đạo viên từng nội dung thi do Sở GDĐT phối hợp với Sở VHTTDL hoặc Sở VHTT quyết định. Như vậy, đơn vị, đối tượng tham gia và thủ tục đăng ký tham gia Hội khỏe Phù Đổng được quy định tại Điều 5, Điều 6 Quyết định 3318/QĐ-BGDĐT năm 2023. Hội khỏe Phù Đổng góp phần thực hiện mục tiêu Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Bộ Chính trị: Từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3, 4 tuổi
Đây là một trong số nhiều nhiệm vụ mà Bộ Chính trị đề ra cho các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong Kết luận 91-KL/TW năm 2024. (1) Nhìn lại kết quả trong công tác giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW Theo kết luận của Bộ Chính trị tại Kết luận 91-KL/TW, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; giáo dục phổ thông chuyển hướng tích cực từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học; chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn ngày càng nâng cao. Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức; các phong trào thi đua học tập, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm thực hiện. Giáo dục nghề nghiệp đã phát triển mạnh về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Giáo dục đại học tiếp tục đổi mới, gắn với tăng cường tự chủ đã tạo ra động lực mới, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học; số lượng chương trình đào tạo được kiểm định và công bố khoa học quốc tế tăng mạnh, một số cơ sở giáo dục đại học và nhóm ngành đào tạo được xếp hạng cao trong khu vực và thế giới. Phương pháp dạy - học và công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục được đổi mới theo hướng hiện đại, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hoá, từng bước bảo đảm số lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như việc thể chế hoá một số nội dung của Nghị quyết 29-NQ/TW thành chính sách, pháp luật phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học chậm được ban hành. Việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới còn gặp nhiều khó khăn; liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở còn bất cập. Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa thực sự gắn với thị trường lao động, chưa đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các ngành kinh tế mới, công nghệ cao; trình độ ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh của lao động qua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tỉ lệ học sau đại học, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và công nghệ còn thấp. Cơ cấu, số lượng đội ngũ nhà giáo ở nhiều địa phương chưa hợp lý, chất lượng chưa đồng đều. (2) Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 29/NQ-TW Theo đó, để phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn đọng, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. - Trong đó, ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới với nội dung và phương pháp tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tiễn; - Từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3, 4 tuổi; - Quản lý chặt chẽ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhất là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập. - Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học; phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. - Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa và xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa; - Thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm. Phát triển giáo dục thường xuyên đa dạng về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. - Giảm tỉ lệ mù chữ ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trên đây là một số nhiệm vụ được Bộ Chính trị đề ra để các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045 Xem chi tiết tại Kết luận 91-KL/TW ngày 12/8/2024.
Đơn vị, đối tượng tham gia và thủ tục đăng ký tham gia Hội khỏe Phù Đổng
Hội khỏe Phù Đổng là đại hội Thể dục thể thao học sinh phổ thông, được tổ chức theo chu kỳ: cấp trường 01 năm/lần; cấp huyện 02 năm/lần; cấp tỉnh 02 hoặc 04 năm/lần; cấp toàn quốc 04 năm/lần. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo trực tiếp và toàn diện công tác tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024. 1. Đơn vị và đối tượng tham gia Hội khỏe Phù Đổng Căn cứ Điều 5 Quyết định 3318/QĐ-BGDĐT năm 2023 về Điều lệ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: * Đơn vị tham gia: Mỗi Sở GDĐT là một đơn vị tham gia. * Đối tượng + Đối tượng được tham gia HKPĐ: Học sinh phổ thông; học viên giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là học sinh) có độ tuổi từ 18 tuổi trở xuống đang học tập tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. + Đối tượng không được tham gia HKPĐ - Học sinh là VĐV đã và đang được đào tạo tại các trung tâm, câu lạc bộ đào tạo VĐV thuộc các Bộ, ngành, địa phương (từ cấp quận/huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương), trường năng khiếu thể dục thể thao, trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao được hưởng chế độ từ ngân sách nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp (tính từ ngày 01/01/2022 đến thời điểm diễn ra HKPĐ toàn quốc lần thứ X năm 2024). - Học sinh đã đoạt huy chương tại các giải thể thao thuộc hệ thống giải thể thao thành tích cao trong nước và quốc tế hằng năm do Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ VHTTDL (nay là Cục Thể dục thể thao), các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia, quốc tế tổ chức. - Học sinh có tiền sử bệnh lý về tim mạch, thần kinh và các bệnh lý khác không đủ sức khỏe để thi đấu thể thao. - Học sinh đang bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên và học sinh vi phạm pháp luật (có văn bản của cơ quan có thẩm quyền). + Quy định về độ tuổi - Học sinh TH từ 07 đến 11 tuổi Độ tuổi: 07 - 09 tuổi (sinh từ 31/12/2017 trở về trước đến 01/01/2015). Độ tuổi: 10-11 tuổi (sinh từ 31/12/2014 trở về trước đến 01/01/2013). - Học sinh THCS từ 12 đến 15 tuổi Độ tuổi: 12 - 13 tuổi (sinh từ 31/12/2012 trở về trước đến 01/01/2011). Độ tuổi: 14 - 15 tuổi (sinh từ 31/12/2010 trở về trước đến 01/01/2009). - Học sinh THPT: Từ 16 - 18 tuổi (sinh từ 31/12/2008 trở về trước đến 01/01/2006). + Học sinh ở cấp học dưới quá tuổi theo quy định thì được phép thi đấu ở cấp học trên liền kề, nhưng không được vượt tuổi quy định của cấp học đó. Mỗi học sinh chỉ được đăng ký thi đấu cho 01 đơn vị, ở 01 cấp học và thi đấu 01 môn thể thao (không tính môn Kéo co). 2. Thủ tục đăng ký tham gia Hội khỏe Phù Đổng Căn cứ Điều 6 Quyết định 3318/QĐ-BGDĐT năm 2023 về Điều lệ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: * Hình thức đăng ký: Đăng ký trực tuyến trên hệ thống phần mềm HKPĐ (hướng dẫn chi tiết thông báo sau). * Thời gian đăng ký + Hội khỏe Phù Đổng khu vực - Đăng ký sơ bộ: Các nội dung của từng môn trước 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm tra hồ sơ nhân sự VĐV theo thời gian tổ chức của từng khu vực. - Đăng ký chính thức: Các nội dung thi đấu của từng môn trước 15 ngày tính đến ngày kiểm tra hồ sơ nhân sự theo thời gian tổ chức của từng khu vực. + HKPĐ toàn quốc - Đăng ký sơ bộ: Các nội dung của các môn trước 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm tra hồ sơ nhân sự VĐV. - Đăng ký chính thức: Các nội dung thi đấu của các môn trước 15 ngày tính đến ngày kiểm tra hồ sơ nhân sự. * Quy định đăng ký trực tuyến - Thông tin cá nhân VĐV. - Ảnh chân dung có dung lượng file phải nhỏ hơn 2 MB, các định dạng cho phép: png, gif, jpg, jpeg và ảnh phải có kích thước nhỏ hơn 367x488 điểm ảnh. - Mã học sinh (nguồn: cơ sở dữ liệu ngành của Bộ GDĐT). - Số định danh cá nhân (nguồn: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư). - Đăng ký nội dung thi đấu các môn. - Giấy khai sinh hoặc hộ chiếu (đối với học sinh dưới 14 tuổi). - Căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với học sinh từ đủ 14 tuổi trở lên). Lưu ý: Đối với học sinh đủ 14 tuổi chưa hoặc đã làm thủ tục cấp căn cước công dân nhưng chưa đến thời hạn được nhận, có thể thay thế bằng giấy xác nhận nhân thân hoặc giấy hẹn trả căn cước công dân do cơ quan công an đủ thẩm quyền xác nhận. * Hồ sơ kiểm tra nhân sự VĐV + Quyết định thành lập đoàn tham dự HKPĐ toàn quốc lần thứ X năm 2024. + Danh sách đoàn cán bộ, VĐV (Mẫu 01). + Danh sách đăng ký chi tiết nội dung thi của từng VĐV cho từng môn thi (Mẫu 02). + Phiếu thi đấu của từng VĐV (Mẫu 03). (Các mẫu được in từ file xuất trên hệ thống phần mềm đăng ký thi đấu HKPĐ, có chữ ký, đóng dấu của Giám đốc Sở GDĐT). + Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao hoặc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch xác nhận danh sách VĐV tham gia HKPĐ không thuộc đối tượng hưởng chế độ đào tạo VĐV thể thao từ ngân sách nhà nước. + Giấy khám sức khỏe (còn thời hạn 06 tháng tính đến ngày kết thúc thi đấu) của từng VĐV theo mẫu hiện hành và được cơ quan y tế đủ thẩm quyền kết luận sức khỏe bình thường hoặc sức khỏe loại I. Đối với giấy khám sức khỏe được kết luận sức khỏe loại II trở xuống phải có bản cam kết (theo Mẫu) của bố, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đồng ý cho thi đấu thể thao. * Các quy định khác + Điều kiện tổ chức các nội dung thi đấu: Chỉ tổ chức thi đấu khi mỗi nội dung có từ 05 đơn vị tham gia trở lên. - Trước 10 ngày tính đến thời điểm hết hạn đăng ký chính thức (theo khoản 2, Điều 6), Ban Tổ chức sẽ thông báo đối với những nội dung không đủ điều kiện tổ chức thi đấu để các đơn vị rà soát, điều chỉnh. - Sau thời gian đăng ký chính thức, các đơn vị tự ý bỏ Ban Tổ chức sẽ trừ điểm bằng điểm của 01 huy chương vàng (11 điểm), điểm trừ sẽ được nhân theo hệ số nếu là môn tập thể được quy định tại khoản 4, Điều 7. Đối với những trường hợp có lý do đặc biệt Ban Tổ chức sẽ xem xét, quyết định. + Trang phục - Trang phục trình diễn là đồng phục theo đoàn. - Trang phục thi đấu: Theo quy định tại Điều lệ, Luật của môn thi đấu. + Thành phần đoàn - Trưởng đoàn là lãnh đạo Sở GDĐT. - Cán bộ phụ trách từng môn thi là các cán bộ, chuyên viên, giáo viên thuộc ngành Giáo dục do Giám đốc Sở GDĐT quyết định. - Huấn luyện viên và chỉ đạo viên từng nội dung thi do Sở GDĐT phối hợp với Sở VHTTDL hoặc Sở VHTT quyết định. Như vậy, đơn vị, đối tượng tham gia và thủ tục đăng ký tham gia Hội khỏe Phù Đổng được quy định tại Điều 5, Điều 6 Quyết định 3318/QĐ-BGDĐT năm 2023. Hội khỏe Phù Đổng góp phần thực hiện mục tiêu Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.