Đề xuất 04 loại phương tiện bắt buộc phải gắn camera giám sát hành trình
Tình hình giao thông hiện nay đang diễn biến phức tạp với nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Để ngăn chặn tình trạng này, việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông là vô cùng cần thiết. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Nghị định lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/11/Khongso_619564.doc >>> Xem Dự thảo Nghị định cập nhất mới nhất tại đây (1) Đề xuất 04 loại phương tiện bắt buộc phải gắn camera giám sát hành trình Tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định) đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất rõ các loại phương tiện phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Cụ thể, theo đề xuất tại Điều 25 Dự thảo Nghị định, 04 loại phương tiện bị bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại khoản 2 Điều 35, khoản 2 Điều 54 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 bao gồm: - Xe ô tô kinh doanh vận tải - Xe ô tô đầu kéo - Xe cứu thương - Xe cứu hộ giao thông Theo đó, thiết bị giám sát hành trình được gắn trên các phương tiện này phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông. Bên cạnh đó, thiết bị giám sát hành trình còn phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây: - Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục và các thông tin, dữ liệu khác về hệ thống quản lý dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông); - Thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên xe ô tô kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông để phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, quản lý nhà nước về vận tải đường bộ và được kết nối, chia sẻ với Bộ Giao thông vận tải (Cục Đường bộ Việt Nam) và các cơ quan có liên quan. Dự thảo Nghị định cũng quy định Cục Cảnh sát giao thông sẽ lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 01 năm. Đồng thời, đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động cứu thương, đơn vị cứu hộ giao thông thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên xe ô tô kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định. Ngoài ra, đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động cứu thương, đơn vị cứu hộ giao thông và lái xe kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên xe ô tô kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông. Đặc biệt, trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày. (2) Xe taxi không bị bắt buộc gắn thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe Theo đề xuất tại Điều 26 Dự thảo Nghị định, xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, cứu hộ giao thông phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh của người lái xe. Như vậy, ô tô chở người dưới 9 chỗ (bao gồm chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải (xe taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ...), ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá (trừ ô tô đầu kéo) không bắt buộc phải lắp thiết bị này. Đối với các phương tiện thuộc diện phải gắn thiết bị ghi nhận hình ảnh của người lái xe cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Ghi, lưu trữ hình ảnh người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: + Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; + Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét. - Hình ảnh từ thiết bị ghi nhận hình ảnh lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải và được lưu trữ trong thời gian tối thiểu 72 giờ gần nhất; dữ liệu hình ảnh phải được cung cấp kịp thời, chính xác, không được chỉnh sửa hoặc làm sai lệch trước, trong và sau khi truyền - Thiết bị ghi nhận hình ảnh phải được duy trì hoạt động để đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh liên tục, không làm gián đoạn theo quy định. Theo đó, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông. Đối với đơn vị kinh doanh vận tải, quản lý xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, cứu hộ giao thông, Dự thảo Nghị định quy định phải cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ cho Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Giao thông vận tải (Cục Đường bộ VN) để phục vụ quản lý nhà nước về an ninh trật tự, TTATGT đường bộ và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phải tuân thủ quy định về an toàn thông tin đối với các thông tin dữ liệu ghi nhận từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh của người lái xe theo quy định pháp luật. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Nghị định lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/11/Khongso_619564.doc >>> Xem Dự thảo Nghị định cập nhất mới nhất tại đây
Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải
Thiết bị giám sát hành trình và việc lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị này của xe ô tô kinh doanh vận tải quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP, Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. 1. Quy định thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải Tại Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP và Nghị định 41/2024/NĐ-CP) quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải như sau: - Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình. - Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông (hiện tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô là QCVN 31:2014/BGTVT được ban hành tại Thông tư 73/2014/TT-BGTVT). - Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây: + Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Cục Đường bộ Việt Nam); + Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu. - Cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm. Như vậy, theo quy định nêu trên thì xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình; các thông tin về hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục sẽ được lưu trữ và truyền dẫn về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải và đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin này. 2. Quy định việc lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe Khoản 1 Điều 15 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ, thời gian người lái xe liên tục. Đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này, bao gồm những trách nhiệm sau: - Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định; - Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông; - Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu; - Bố trí cán bộ thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải của phương tiện; thực hiện cảnh báo, xử lý người lái xe khi có vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị; - Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm. Như vậy, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện các trách nhiệm nêu trên. Đồng thời, đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.
Bộ GTVT: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bị thu hồi phù hiệu nhưng không nộp về sở
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố; các sở GTVT; Cục Đường bộ VN về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Theo Bộ GTVT, việc quản lý vận tải thời gian qua từng bước nâng cao, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Thế nhưng, qua kiểm tra, còn có vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải chưa được ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời như: Việc khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô, thông báo nội dung hợp đồng vận chuyển còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô còn thiếu quyết liệt và chưa thật sự hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT. Nhằm kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GTVT thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong quản lý kinh doanh vận tải. Chỉ đạo lực lượng chức năng, chính quyền địa phương cấp huyện, xã tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm. Ban An toàn giao thông đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải và các chế tài xử lý vi phạm đến các đơn vị vận tải và lái xe, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần đảm bảo trật tự ATGT. Đối với Cục Đường bộ VN, Bộ GTVT yêu cầu nghiên cứu, xây dựng, nâng cấp các phần mềm phục vụ quản lý vận tải theo quy định tại Nghị định số 10/2020, đảm bảo thuận tiện khai thác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, đặc biệt vi phạm về tốc độ chạy xe, thời gian lái xe, hành trình xe chạy, truyền dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải. Theo đó, Bộ GTVT có chỉ đạo đối với Cục Đường bộ Việt Nam về việc cần có các giải pháp kết nối dữ liệu của các phần mềm hiện hữu để nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ, nhân viên các Sở GTVT trong công tác quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô. Đối với Sở GTVT các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt, công bố, ban hành đầy đủ các quy định về quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn; công bố đưa vào khai thác các điểm dừng đón, trả khách cho vận tải tuyến cố định đã được UBND tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của địa phương về phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, hiệu quả, giảm chi phí và đảm bảo quốc phòng, an ninh ATGT theo các kế hoạch của Bộ GTVT đã ban hành; thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải theo chỉ đạo của Bộ GTVT tại Kế hoạch 12882/2023 và xử lý nghiêm vi phạm được phát hiện. Thường xuyên khai thác các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình, dữ liệu hình ảnh camera lắp trên xe ô tô, thông tin trên lệnh vận chuyển để phục vụ quản lý vận tải, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm. Ngoài ra, Bộ GTVT yêu cầu các sở GTVT thực hiện quyết liệt các biện pháp, xử lý các trường hợp vi phạm bị thu hồi phù hiệu nhưng không nộp về sở. Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển trước khi thực hiện chuyến đi; sử dụng thông tin từ thông báo nội dung hợp đồng vận chuyển để xử lý vi phạm; xử lý tình trạng đơn vị kinh doanh vận tải không thông báo nội dung hợp đồng vận chuyển về Sở theo quy định. Theo Báo Giao thông vận tải
Xe ô tô đưa đón học sinh có cần gắn giám sát hành trình không?
Theo quy định tại Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành: "Điều 48. Quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ Xe ô tô vận tải người nội bộ có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, xe ô tô vận tải người nội bộ phải có phù hiệu “XE NỘI BỘ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này. 2. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định. 3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe. Điều 49. Quy định đối với đơn vị có xe ô tô vận tải người nội bộ 1. Chỉ được sử dụng xe để vận chuyển cán bộ, công nhân viên, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của đơn vị mình." Theo đó, xe vận tải học sinh, sinh viên có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên thì phải có phù hiệu, dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy ... nhưng không bắt buộc phải có thiết bị giám sát hành trình. Lưu ý là xe này chỉ sử dụng vào mục đích chở người trong nội bộ thì mới được.
Đề xuất 04 loại phương tiện bắt buộc phải gắn camera giám sát hành trình
Tình hình giao thông hiện nay đang diễn biến phức tạp với nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Để ngăn chặn tình trạng này, việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông là vô cùng cần thiết. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Nghị định lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/11/Khongso_619564.doc >>> Xem Dự thảo Nghị định cập nhất mới nhất tại đây (1) Đề xuất 04 loại phương tiện bắt buộc phải gắn camera giám sát hành trình Tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định) đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất rõ các loại phương tiện phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Cụ thể, theo đề xuất tại Điều 25 Dự thảo Nghị định, 04 loại phương tiện bị bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại khoản 2 Điều 35, khoản 2 Điều 54 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 bao gồm: - Xe ô tô kinh doanh vận tải - Xe ô tô đầu kéo - Xe cứu thương - Xe cứu hộ giao thông Theo đó, thiết bị giám sát hành trình được gắn trên các phương tiện này phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông. Bên cạnh đó, thiết bị giám sát hành trình còn phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây: - Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục và các thông tin, dữ liệu khác về hệ thống quản lý dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông); - Thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên xe ô tô kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông để phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, quản lý nhà nước về vận tải đường bộ và được kết nối, chia sẻ với Bộ Giao thông vận tải (Cục Đường bộ Việt Nam) và các cơ quan có liên quan. Dự thảo Nghị định cũng quy định Cục Cảnh sát giao thông sẽ lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 01 năm. Đồng thời, đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động cứu thương, đơn vị cứu hộ giao thông thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên xe ô tô kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định. Ngoài ra, đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động cứu thương, đơn vị cứu hộ giao thông và lái xe kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên xe ô tô kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông. Đặc biệt, trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày. (2) Xe taxi không bị bắt buộc gắn thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe Theo đề xuất tại Điều 26 Dự thảo Nghị định, xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, cứu hộ giao thông phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh của người lái xe. Như vậy, ô tô chở người dưới 9 chỗ (bao gồm chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải (xe taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ...), ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá (trừ ô tô đầu kéo) không bắt buộc phải lắp thiết bị này. Đối với các phương tiện thuộc diện phải gắn thiết bị ghi nhận hình ảnh của người lái xe cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Ghi, lưu trữ hình ảnh người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: + Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; + Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét. - Hình ảnh từ thiết bị ghi nhận hình ảnh lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải và được lưu trữ trong thời gian tối thiểu 72 giờ gần nhất; dữ liệu hình ảnh phải được cung cấp kịp thời, chính xác, không được chỉnh sửa hoặc làm sai lệch trước, trong và sau khi truyền - Thiết bị ghi nhận hình ảnh phải được duy trì hoạt động để đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh liên tục, không làm gián đoạn theo quy định. Theo đó, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông. Đối với đơn vị kinh doanh vận tải, quản lý xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, cứu hộ giao thông, Dự thảo Nghị định quy định phải cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ cho Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Giao thông vận tải (Cục Đường bộ VN) để phục vụ quản lý nhà nước về an ninh trật tự, TTATGT đường bộ và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phải tuân thủ quy định về an toàn thông tin đối với các thông tin dữ liệu ghi nhận từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh của người lái xe theo quy định pháp luật. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Nghị định lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/11/Khongso_619564.doc >>> Xem Dự thảo Nghị định cập nhất mới nhất tại đây
Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải
Thiết bị giám sát hành trình và việc lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị này của xe ô tô kinh doanh vận tải quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP, Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. 1. Quy định thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải Tại Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP và Nghị định 41/2024/NĐ-CP) quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải như sau: - Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình. - Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông (hiện tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô là QCVN 31:2014/BGTVT được ban hành tại Thông tư 73/2014/TT-BGTVT). - Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây: + Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Cục Đường bộ Việt Nam); + Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu. - Cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm. Như vậy, theo quy định nêu trên thì xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình; các thông tin về hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục sẽ được lưu trữ và truyền dẫn về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải và đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin này. 2. Quy định việc lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe Khoản 1 Điều 15 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ, thời gian người lái xe liên tục. Đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này, bao gồm những trách nhiệm sau: - Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định; - Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông; - Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu; - Bố trí cán bộ thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải của phương tiện; thực hiện cảnh báo, xử lý người lái xe khi có vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị; - Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm. Như vậy, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện các trách nhiệm nêu trên. Đồng thời, đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.
Bộ GTVT: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bị thu hồi phù hiệu nhưng không nộp về sở
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố; các sở GTVT; Cục Đường bộ VN về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Theo Bộ GTVT, việc quản lý vận tải thời gian qua từng bước nâng cao, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Thế nhưng, qua kiểm tra, còn có vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải chưa được ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời như: Việc khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô, thông báo nội dung hợp đồng vận chuyển còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô còn thiếu quyết liệt và chưa thật sự hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT. Nhằm kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GTVT thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong quản lý kinh doanh vận tải. Chỉ đạo lực lượng chức năng, chính quyền địa phương cấp huyện, xã tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm. Ban An toàn giao thông đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải và các chế tài xử lý vi phạm đến các đơn vị vận tải và lái xe, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần đảm bảo trật tự ATGT. Đối với Cục Đường bộ VN, Bộ GTVT yêu cầu nghiên cứu, xây dựng, nâng cấp các phần mềm phục vụ quản lý vận tải theo quy định tại Nghị định số 10/2020, đảm bảo thuận tiện khai thác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, đặc biệt vi phạm về tốc độ chạy xe, thời gian lái xe, hành trình xe chạy, truyền dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải. Theo đó, Bộ GTVT có chỉ đạo đối với Cục Đường bộ Việt Nam về việc cần có các giải pháp kết nối dữ liệu của các phần mềm hiện hữu để nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ, nhân viên các Sở GTVT trong công tác quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô. Đối với Sở GTVT các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt, công bố, ban hành đầy đủ các quy định về quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn; công bố đưa vào khai thác các điểm dừng đón, trả khách cho vận tải tuyến cố định đã được UBND tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của địa phương về phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, hiệu quả, giảm chi phí và đảm bảo quốc phòng, an ninh ATGT theo các kế hoạch của Bộ GTVT đã ban hành; thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải theo chỉ đạo của Bộ GTVT tại Kế hoạch 12882/2023 và xử lý nghiêm vi phạm được phát hiện. Thường xuyên khai thác các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình, dữ liệu hình ảnh camera lắp trên xe ô tô, thông tin trên lệnh vận chuyển để phục vụ quản lý vận tải, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm. Ngoài ra, Bộ GTVT yêu cầu các sở GTVT thực hiện quyết liệt các biện pháp, xử lý các trường hợp vi phạm bị thu hồi phù hiệu nhưng không nộp về sở. Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển trước khi thực hiện chuyến đi; sử dụng thông tin từ thông báo nội dung hợp đồng vận chuyển để xử lý vi phạm; xử lý tình trạng đơn vị kinh doanh vận tải không thông báo nội dung hợp đồng vận chuyển về Sở theo quy định. Theo Báo Giao thông vận tải
Xe ô tô đưa đón học sinh có cần gắn giám sát hành trình không?
Theo quy định tại Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành: "Điều 48. Quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ Xe ô tô vận tải người nội bộ có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, xe ô tô vận tải người nội bộ phải có phù hiệu “XE NỘI BỘ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này. 2. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định. 3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe. Điều 49. Quy định đối với đơn vị có xe ô tô vận tải người nội bộ 1. Chỉ được sử dụng xe để vận chuyển cán bộ, công nhân viên, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của đơn vị mình." Theo đó, xe vận tải học sinh, sinh viên có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên thì phải có phù hiệu, dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy ... nhưng không bắt buộc phải có thiết bị giám sát hành trình. Lưu ý là xe này chỉ sử dụng vào mục đích chở người trong nội bộ thì mới được.