Quy định về phương pháp lập giá bán điện bình quân từ 15/05/2024
Ngày 26/03/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó phương pháp lập giá bán điện bình quân từ 15/05/2024 được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg như sau: 1. Cơ sở lập giá bán điện bình quân: Giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành, các khoản chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế hoạch được duyệt, trong đó chi phí các khâu có tính đến các khoản giảm trừ giá thành theo quy định. 2. Công thức lập giá bán điện bình quân: Giá bán điện bình quân năm N (GBQ) được xác định theo công thức sau: GBQ = CPĐ + CDVPT + CTT + CPP-BL +Cchung + CĐĐ + Ckhác ATP ATP ATP Trong đó: - CPĐ: Tổng chi phí khâu phát điện năm N (đồng), được xác định theo công thức sau: CPĐ = CTTĐ + CĐMT + CBOT + CTĐN + CNLTT + CNK Trong đó: + CTTĐ: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện trực tiếp và gián tiếp tham gia thị trường điện (đồng); + CĐMT: Tổng chi phí và lợi nhuận định mức năm N từ các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và hạch toán phụ thuộc (đồng); + CBOT: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện BOT (đồng); + CTĐN: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy thủy điện nhỏ (đồng); + CNLTT: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng mới (đồng); + CNK: Tổng chi phí mua điện năm N từ nhập khẩu điện (đồng); - CDVPT: Tổng chi phí các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện năm N, bao gồm cả chi phí chạy thử nghiệm của các nhà máy điện (đồng); - CTT: Tổng chi phí mua dịch vụ truyền tải điện năm N (đồng); - CPP-BL: Tổng chi phí mua dịch vụ phân phối - bán lẻ điện năm N (đồng); - Cchung: Tổng chi phí điều hành - quản lý ngành và lợi nhuận định mức năm N (đồng); - CĐĐ: Tổng chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực năm N (đồng); - Ckhác: Tổng các chi phí khác chưa được tính vào giá điện, là các khoản chi phí được phép tính nhưng chưa tính vào giá điện, bao gồm cả chênh lệch tỷ giá đánh giá lại chưa được phân bổ, được tính toán phân bổ vào giá bán điện bình quân năm N (đồng); - ATP: Tổng sản lượng điện thương phẩm dự kiến cho năm N (kWh). 3. Chi phí mua điện: Chi phí mua điện từ Bên bán điện được thực hiện theo quy định vận hành thị trường điện theo từng cấp độ do Bộ Công Thương ban hành và theo Hợp đồng mua bán điện đã ký kết giữa Bên bán điện và Bên mua điện. 4. Các chi phí mua dịch vụ khác: Chi phí mua dịch vụ truyền tải điện, chi phí mua dịch vụ phân phối - bán lẻ điện, chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí các nhà máy máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành được xác định trên cơ sở chi phí cộng lợi nhuận định mức của các khâu truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, các nhà máy máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, điều hành - quản lý ngành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định do Bộ Công Thương ban hành. Các khoản giảm trừ giá thành được xác định trên cơ sở số liệu tại Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Trên đây là quy định về phương pháp lập giá bán điện bình quân. Quyết định 05/2024/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/05/2024 và thay thế cho Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.
Năm 2016, sẽ áp dụng phương pháp tính giá bán lẻ điện bình quân mới
Đó là một trong những nội dung quan trọng tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Cụ thể, theo phương pháp tính giá bán lẻ điện bình quân mới thì cộng thêm các chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ, các nhà máy điện BOT, nhà máy điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Hạ mức tăng tối thiểu giá bán lẻ điện bình quân từ 7% xuống còn 3% Giá bán điện bình quân được điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định và chỉ được điều chỉnh tăng ở mức 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành. Quy định cụ thể thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân giữa 02 lần lien tiếp tối thiểu là 03 tháng. Trước 01/11 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải xây dựng phương án giá bán điện bình quân Cụ thể, trước ngày 01/11 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng phương án giá bán điện bình quân trình Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính. Căn cứ kết quả kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất kinh doanh điện năm liền kề trước đó, tình hình sản xuất kinh doanh điện trong năm của Tập đoàn và tình hình kinh tế xã hội, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp Bộ Tài chính xem xét phương án giá bán điện bình quân. Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Quyết định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân tại file đính kèm.
Quyết định 4887/QĐ-BCT: Giá bán điện từ 01/06/2014
Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định 4887/QĐ-BCT Quy định về giá bán điện bắt đầu có hiệu lực từ 01/06/2014. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân là 1.508,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Tải File đính kèm bên dưới để xem chi tiết giá bán điện.
Quy định về phương pháp lập giá bán điện bình quân từ 15/05/2024
Ngày 26/03/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó phương pháp lập giá bán điện bình quân từ 15/05/2024 được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg như sau: 1. Cơ sở lập giá bán điện bình quân: Giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành, các khoản chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế hoạch được duyệt, trong đó chi phí các khâu có tính đến các khoản giảm trừ giá thành theo quy định. 2. Công thức lập giá bán điện bình quân: Giá bán điện bình quân năm N (GBQ) được xác định theo công thức sau: GBQ = CPĐ + CDVPT + CTT + CPP-BL +Cchung + CĐĐ + Ckhác ATP ATP ATP Trong đó: - CPĐ: Tổng chi phí khâu phát điện năm N (đồng), được xác định theo công thức sau: CPĐ = CTTĐ + CĐMT + CBOT + CTĐN + CNLTT + CNK Trong đó: + CTTĐ: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện trực tiếp và gián tiếp tham gia thị trường điện (đồng); + CĐMT: Tổng chi phí và lợi nhuận định mức năm N từ các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và hạch toán phụ thuộc (đồng); + CBOT: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện BOT (đồng); + CTĐN: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy thủy điện nhỏ (đồng); + CNLTT: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng mới (đồng); + CNK: Tổng chi phí mua điện năm N từ nhập khẩu điện (đồng); - CDVPT: Tổng chi phí các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện năm N, bao gồm cả chi phí chạy thử nghiệm của các nhà máy điện (đồng); - CTT: Tổng chi phí mua dịch vụ truyền tải điện năm N (đồng); - CPP-BL: Tổng chi phí mua dịch vụ phân phối - bán lẻ điện năm N (đồng); - Cchung: Tổng chi phí điều hành - quản lý ngành và lợi nhuận định mức năm N (đồng); - CĐĐ: Tổng chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực năm N (đồng); - Ckhác: Tổng các chi phí khác chưa được tính vào giá điện, là các khoản chi phí được phép tính nhưng chưa tính vào giá điện, bao gồm cả chênh lệch tỷ giá đánh giá lại chưa được phân bổ, được tính toán phân bổ vào giá bán điện bình quân năm N (đồng); - ATP: Tổng sản lượng điện thương phẩm dự kiến cho năm N (kWh). 3. Chi phí mua điện: Chi phí mua điện từ Bên bán điện được thực hiện theo quy định vận hành thị trường điện theo từng cấp độ do Bộ Công Thương ban hành và theo Hợp đồng mua bán điện đã ký kết giữa Bên bán điện và Bên mua điện. 4. Các chi phí mua dịch vụ khác: Chi phí mua dịch vụ truyền tải điện, chi phí mua dịch vụ phân phối - bán lẻ điện, chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí các nhà máy máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành được xác định trên cơ sở chi phí cộng lợi nhuận định mức của các khâu truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, các nhà máy máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, điều hành - quản lý ngành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định do Bộ Công Thương ban hành. Các khoản giảm trừ giá thành được xác định trên cơ sở số liệu tại Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Trên đây là quy định về phương pháp lập giá bán điện bình quân. Quyết định 05/2024/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/05/2024 và thay thế cho Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.
Năm 2016, sẽ áp dụng phương pháp tính giá bán lẻ điện bình quân mới
Đó là một trong những nội dung quan trọng tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Cụ thể, theo phương pháp tính giá bán lẻ điện bình quân mới thì cộng thêm các chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ, các nhà máy điện BOT, nhà máy điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Hạ mức tăng tối thiểu giá bán lẻ điện bình quân từ 7% xuống còn 3% Giá bán điện bình quân được điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định và chỉ được điều chỉnh tăng ở mức 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành. Quy định cụ thể thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân giữa 02 lần lien tiếp tối thiểu là 03 tháng. Trước 01/11 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải xây dựng phương án giá bán điện bình quân Cụ thể, trước ngày 01/11 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng phương án giá bán điện bình quân trình Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính. Căn cứ kết quả kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất kinh doanh điện năm liền kề trước đó, tình hình sản xuất kinh doanh điện trong năm của Tập đoàn và tình hình kinh tế xã hội, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp Bộ Tài chính xem xét phương án giá bán điện bình quân. Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Quyết định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân tại file đính kèm.
Quyết định 4887/QĐ-BCT: Giá bán điện từ 01/06/2014
Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định 4887/QĐ-BCT Quy định về giá bán điện bắt đầu có hiệu lực từ 01/06/2014. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân là 1.508,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Tải File đính kèm bên dưới để xem chi tiết giá bán điện.