Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước ngày 5/3/1979
Thời khắc này, đồng bào toàn quốc nên xem lại điều này: http://www.youtube.com/watch?v=M8HwDS59OGM#t=15
Vụ giàn khoan HD-981: Trung Quốc đã xuống nước
Ngày 07/5/2014, một tàu Trung Quốc đã cố ý đâm vào hai trong số các tàu của Việt Nam trong khu vực mà Bắc Kinh đã triển khai giàn khoan dầu khổng lồ HD 981. Vụ việc đã gây gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ngày 08/5/2014, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình khẳng định rằng Trung Quốc và Việt Nam có thể giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình, và vụ việc giữa hai nước hồi đầu tuần này tại một khu vực trên Biển Đông không phải là một vụ "đụng độ". Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam (Theo Reuters) Với tuyên bố nêu trên của Thứ trưởng Bình sẽ góp phần giảm căng thẳng trên biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán giải quyết tranh chấp trên thông qua đối thoại thay cho đối đầu quân sự.
Việt Nam tịch thu giàn khoan HD-981 của Trung Quốc và phạt đến 2 tỷ đồng
Những ngày qua, dư luận trong nước cũng như phía chính quyền Việt Nam kịch liệt phản đối Trung Quốc trước hành vi đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Vị trí giàn khoan HD981 đặt trái phép nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam) Căn cứ Luật biển Việt Nam 2012, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 thì chế định pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như sau: - Việt Nam có quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế. - Việt Nam có quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. - Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế. Như vậy, việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không có sự đồng ý của Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và Luật pháp Quốc tế. Việt Nam sẽ xử lý như thế nào? Căn cứ khoản 2 điều 4, khoản 8 và khoản 9 điều 5 Nghị định 97/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng thì: Tổ chức đưa giàn HD-981 sẽ bị phạt tiền từ 1.8 – 2 tỷ đồng về hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí. Ngoài ra, Việt Nam có toàn quyền tịch thu tang vật, phương tiện phục vụ vào mục đích vi phạm nêu trên và trục xuất toàn bộ người Trung Quốc vi phạm.
Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước ngày 5/3/1979
Thời khắc này, đồng bào toàn quốc nên xem lại điều này: http://www.youtube.com/watch?v=M8HwDS59OGM#t=15
Vụ giàn khoan HD-981: Trung Quốc đã xuống nước
Ngày 07/5/2014, một tàu Trung Quốc đã cố ý đâm vào hai trong số các tàu của Việt Nam trong khu vực mà Bắc Kinh đã triển khai giàn khoan dầu khổng lồ HD 981. Vụ việc đã gây gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ngày 08/5/2014, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình khẳng định rằng Trung Quốc và Việt Nam có thể giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình, và vụ việc giữa hai nước hồi đầu tuần này tại một khu vực trên Biển Đông không phải là một vụ "đụng độ". Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam (Theo Reuters) Với tuyên bố nêu trên của Thứ trưởng Bình sẽ góp phần giảm căng thẳng trên biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán giải quyết tranh chấp trên thông qua đối thoại thay cho đối đầu quân sự.
Việt Nam tịch thu giàn khoan HD-981 của Trung Quốc và phạt đến 2 tỷ đồng
Những ngày qua, dư luận trong nước cũng như phía chính quyền Việt Nam kịch liệt phản đối Trung Quốc trước hành vi đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Vị trí giàn khoan HD981 đặt trái phép nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam) Căn cứ Luật biển Việt Nam 2012, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 thì chế định pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như sau: - Việt Nam có quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế. - Việt Nam có quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. - Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế. Như vậy, việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không có sự đồng ý của Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và Luật pháp Quốc tế. Việt Nam sẽ xử lý như thế nào? Căn cứ khoản 2 điều 4, khoản 8 và khoản 9 điều 5 Nghị định 97/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng thì: Tổ chức đưa giàn HD-981 sẽ bị phạt tiền từ 1.8 – 2 tỷ đồng về hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí. Ngoài ra, Việt Nam có toàn quyền tịch thu tang vật, phương tiện phục vụ vào mục đích vi phạm nêu trên và trục xuất toàn bộ người Trung Quốc vi phạm.