Quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ ra sao?
Với thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay thì giao dịch điện tử đang dần trở nên phổ biến. Việc vận dụng chữ ký điện tử vào các giao dịch điện tử rất quan trọng. Vậy chữ ký điện tử chuyên dùng sẽ có giá trị pháp lý như thế nào Chữ ký điện tử chuyên dùng là gì? Căn cứ theo Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau: - Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm: + Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; + Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng; + Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ. Như vậy, theo quy định thì chữ ký điện tử chuyên dùng được định nghĩa là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Chữ ký điện tử chuyên dùng có giá trị pháp lý như thế nào? Căn cứ theo Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì chữ ký điện tử nói chung có giá trị pháp lý như sau: - Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử. - Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy. - Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó. Như vậy, quy định trên áp dụng chung cho các trường hợp chữ ký điện tử, do đó chữ ký điện tử chuyên dùng sẽ có giá trị pháp lý tương tự như trên. Quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ ra sao? Căn cứ theo Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định vcề dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ như sau: - Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ là dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động công vụ. - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được quản lý, cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và pháp luật về cơ yếu. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ thực hiện các hoạt động sau đây: + Phát hành chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ để xác nhận và duy trì trạng thái hiệu lực chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của chủ thể ký thông điệp dữ liệu; + Thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ và duy trì trạng thái hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; không sử dụng rào cản kỹ thuật, công nghệ để hạn chế việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Cung cấp thông tin cần thiết để chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Liên thông với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia để bảo đảm cho việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Cấp dấu thời gian trong hoạt động công vụ. - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ, chữ ký số chuyên dùng công vụ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật đối với chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của pháp luật. Như vậy, quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ được quy định cụ thể trong điều luật đã nêu.
Chứng thư thẩm định giá có được phát hành dưới dạng điện tử không?
Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá phát hành sau khi kết thúc hoạt động thẩm định giá để thông báo cho khách hàng, các tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi trong hợp đồng thẩm định giá về giá trị tài sản thẩm định giá và những nội dung chính của báo cáo thẩm định giá. Nội dung cơ bản của chứng thư thẩm định giá Theo Điều 6 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về hồ sơ thẩm định giá ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BTC, chứng thư thẩm định giá bao gồm 14 nội dung cơ bản sau: - Số hợp đồng thẩm định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá. - Tên và địa chỉ của doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá. - Thông tin về khách hàng thẩm định giá. - Thông tin chính về tài sản thẩm định giá (tên và chủng loại tài sản, đặc điểm cơ bản về mặt pháp lý và kinh tế - kỹ thuật). - Mục đích thẩm định giá. - Thời điểm thẩm định giá. - Cơ sở giá trị thẩm định giá. - Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có). - Tên cách tiếp cận và tên phương pháp thẩm định giá. - Những điều khoản loại trừ và hạn chế của kết quả thẩm định giá. - Giá trị tài sản thẩm định giá. - Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của thẩm định viên được giao chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định giá đã ký báo cáo thẩm định giá. - Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền và dấu của doanh nghiệp thẩm định giá trường hợp phát hành chứng thư tại doanh nghiệp thẩm định giá. Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá và dấu của chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá trong trường hợp phát hành chứng thư tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá. - Thời hạn có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá. Chứng thư thẩm định có được phát hành dưới dạng điện tử không? Tại Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về hồ sơ thẩm định giá ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BTC quy định: - Chứng thư thẩm định giá cần có báo cáo thẩm định giá kèm theo. - Chứng thư thẩm định giá có thể được phát hành dưới dạng điện tử với chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trên cơ sở hợp đồng thẩm định giá hoặc yêu cầu thẩm định giá. - Mẫu chứng thư thẩm định giá được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này. Số của chứng thư thẩm định giá được đánh số theo nguyên tắc: Phần số của Mã số doanh nghiệp thẩm định giá/Năm phát hành chứng thư thẩm định giá/số thứ tự của chứng thư thẩm định giá do doanh nghiệp phát hành trong năm. Ví dụ số chứng thư thẩm định giá có số thứ tự 6 của doanh nghiệp thẩm định giá mã số 001/TĐG phát hành năm 2023 là: 001/2023/6. => Theo đó, chứng thư thẩm định giá vẫn có thể được phát hành dưới dạng điện tử với chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Chứng thư thẩm định giá phải được ký như thế nào? Tại Điều 55 Luật Giá 2023 quy định chứng thư thẩm định giá phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định giá và do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá ký và đóng dấu. Bên cạnh đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá được phép ủy quyền cho người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp ký chứng thư thẩm định giá và xem xét, phê duyệt báo cáo thẩm định giá. Người được ủy quyền phải là thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp. Chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá được sử dụng làm một trong những cơ sở để khách hàng, tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi tại hợp đồng thẩm định giá xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá của tài sản. Chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn hiệu lực theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với đúng thông tin tài sản, số lượng tài sản tại hợp đồng thẩm định giá. Chứng thư thẩm định giá phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định của Bộ Tài chính, trừ trường hợp thuộc danh mục bí mật nhà nước. Như vậy, chứng thư thẩm định giá là một trong những văn bản quan trọng, phải đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định, đáp ứng quy định về chữ ký và có thể được phát hành dưới dạng điện tử.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử mới nhất
Chỉ còn vài ngày nữa là Luật Giao dịch điện tử 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024). Theo đó, quy định mới đã liệt kê 8 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử mới nhất. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử mới nhất Theo Điều 6 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử bao gồm: Thứ nhất, lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thứ hai, cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử. Thứ ba, thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu. Thứ tư, giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu. Thứ năm, tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật. Thứ sáu, gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử. Thứ bảy, cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử. Thứ tám, hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật. Như vậy, kể từ ngày 01/7/2024 nếu thực hiện 8 hành vi trên sẽ vi phạm những điều cấm của pháp luật. Cụ thể là vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử. Vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử sẽ được xử lý theo quy định nào? Hiện nay, Điều 50 Luật Giao dịch điện tử 2005 đã quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử như sau: - Người có hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. - Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Đến Luật Giao dịch điện tử 2023 đã lược bỏ quy định này. Tuy nhiên các quy định về xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử vẫn được áp dụng tại: - Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử được sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP. - Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, từ ngày 1/7/2024 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì vẫn sẽ áp dụng các quy định xử phạt như trên. Cơ quan nhà nước có những hoạt động nào trên môi trường điện tử Theo Điều 44 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử như sau: - Cơ quan nhà nước phải bảo đảm kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc kết quả hoạt động công vụ khác không thuộc phạm vi bí mật nhà nước đều có văn bản điện tử có giá trị pháp lý như văn bản giấy, có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh. Cơ quan nhà nước phải tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Các lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử bao gồm: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra. - Cơ quan nhà nước phải sẵn sàng phương án trong tình huống khẩn cấp, trong tình huống xảy ra sự cố gián đoạn hoạt động trên môi trường mạng trực tuyến và phương án ứng cứu, khắc phục sự cố, duy trì hoạt động giao dịch bình thường. - Cơ quan nhà nước được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu; thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước. Như vậy, cơ quan nhà nước sẽ có những hoạt động như quy định trên trong môi trường điện tử. Đồng thời, các lĩnh vực hoạt động được ưu tiên thực hiện là cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra.
Đề xuất hình thức xác thực giao dịch điện tử theo dự thảo Thông tư mới
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư mới quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng. Trong đó, đề xuất hình thức xác thực giao dịch điện tử đang là điểm đáng chú trong dự thảo. Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, giao dịch điện tử đang trở thành xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bảo mật và chính xác của các giao dịch này, việc áp dụng các hình thức xác thực hiệu quả là vô cùng cần thiết. (1) Xác thực giao dịch điện tử là gì? Xác thực giao dịch điện tử là hình thức xác nhận bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của khách hàng đối với giao dịch điện tử theo khoản 8 Điều 2 của dự thảo. Căn cứ Điều 10 dự thảo quy định về xác thực giao dịch điện tử như sau: - Đối với giao dịch thanh toán trực tuyến (ngoại trừ thanh toán thẻ quốc tế): đơn vị thực hiện phân loại giao dịch theo các nhóm loại hình giao dịch tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo dự thảo và áp dụng các hình thức xác thực giao dịch điện tử theo quy định tại Điều 11 và Phụ lục 02 ban hành kèm theo dự thảo. Xem và tải Phụ lục 01 tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/18/phu-luc-1.docx Xem và tải Phụ lục 02 tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/18/phu-luc-02.docx - Đối với các giao dịch ngân hàng trực tuyến khác: đơn vị áp dụng tối thiểu một trong các hình thức xác thực giao dịch điện tử theo quy định tại Điều 1 dự thảo trên cơ sở đánh giá rủi ro tối thiểu theo từng nhóm khách hàng, loại giao dịch, hạn mức giao dịch (nếu có) và tuân thủ quy định pháp luật về giao dịch điện tử. Bài được viết theo Dự thảo Thông tư quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng ( lần 01):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/18/du-thao-tt-thay-the-tt-35.docx (2) Đề xuất hình thức xác thực giao dịch điện tử theo dự thảo Thông tư mới Theo Điều 11 dự thảo mới đề xuất các thức giao dịch điện tử như sau: - Hình thức xác thực bằng mã PIN hoặc mã khóa bí mật phải đáp ứng yêu cầu: + Độ dài tối thiểu 4 ký tự. + Yêu cầu thay đổi mã PIN hoặc mã khóa bí mật trong trường hợp khách hàng được cấp phát mã PIN hoặc mã khóa bí mật mặc định lần đầu; + Vô hiệu hóa mã PIN hoặc mã khóa bí mật trong trường hợp bị nhập sai liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định (nhưng không quá 10 lần). Đơn vị chỉ mở lại khi khách hàng yêu cầu và phải xác thực khách hàng trước khi thực hiện, bảo đảm chống gian lận, giả mạo. - Hình thức xác thực bằng SMS OTP, Voice OTP, Email OTP phải đáp ứng yêu cầu: SMS OTP, Voice OTP, Email OTP là các hình thức xác thực thông qua mã OTP gửi qua tin nhắn SMS, qua cuộc gọi thoại, qua thư điện tử theo khoản 10 Điều 2 dự thảo. Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 dự thảo quy định về xác thực bằng SMS OTP, Voice OTP, Email OTP phải đáp ứng yêu cầu như sau: + OTP gửi tới khách hàng phải kèm thông tin cảnh báo để khách hàng nhận biết được mục đích của OTP. + OTP có hiệu lực tối đa không quá 03 phút. - Hình thức xác thực bằng thẻ ma trận OTP phải đáp ứng yêu cầu: + Thẻ ma trận OTP có thời hạn sử dụng tối đa 01 năm kể từ ngày đăng ký thẻ. + OTP có hiệu lực tối đa không quá 02 phút. - Hình thức xác thực bằng Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu: + Soft OTP phải được đăng ký, quản lý tại kho ứng dụng chính thức của hãng cung cấp hệ điều hành cho thiết bị di động và chỉ rõ đường dẫn trên trang điện tử hoặc cổng thông tin điện tử để khách hàng tải và cài đặt phần mềm. + Soft OTP phải yêu cầu kích hoạt trước khi sử dụng. Mã kích hoạt sử dụng Soft OTP do đơn vị cung cấp cho khách hàng và chỉ được sử dụng để kích hoạt trên một thiết bị di động. Mã kích hoạt phải được thiết lập thời hạn hiệu lực sử dụng. + Soft OTP phải có tính năng kiểm soát truy cập. Trường hợp khách hàng xác thực truy cập sai liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định (nhưng không quá 10 lần), Soft OTP phải tự động khóa không cho khách hàng sử dụng tiếp. + OTP có hiệu lực tối đa không quá 02 phút. - Hình thức xác thực bằng OTP token phải đáp ứng yêu cầu: OTP có hiệu lực tối đa không quá 02 phút. Căn cứ theo khoản 13 Điều 2 Dự thảo định nghĩa OTP token như sau: Token OTP là hình thức xác thực thông qua mã OTP tạo bởi thiết bị chuyên dụng. Token OTP có 02 loại: + Token OTP loại cơ bản: Mã OTP được tạo một cách ngẫu nhiên theo thời gian, đồng bộ với hệ thống Online Banking. + Token OTP loại nâng cao: Mã OTP được tạo ra kết hợp với mã của từng giao dịch. Khi thực hiện giao dịch, hệ thống Online Banking tạo ra một mã giao dịch thông báo cho khách hàng, khách hàng nhập mã giao dịch vào Token OTP để thiết bị tạo ra mã OTP. - Hình thức xác thực hai kênh phải đáp ứng yêu cầu: yêu cầu xác thực có hiệu lực tối đa không quá 02 phút. Xác thực hai kênh là hình thức xác thực khi khách hàng thực hiện giao dịch, hệ thống Online Banking sẽ gửi thông tin yêu cầu xác thực giao dịch đến thiết bị di động của khách hàng qua kênh thoại hoặc qua mã USSD hoặc qua phần mềm chuyên dụng; khách hàng phản hồi trực tiếp qua kênh đã kết nối để xác nhận hoặc không xác nhận thực hiện giao dịch theo khoản 14 Điều 2 dự thảo. - Hình thức xác thực FIDO phải đáp ứng yêu cầu: được Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới (FIDO Alliance) cấp chứng chỉ. FIDO là tiêu chuẩn xác thực do Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới FIDO Alliance ban hành theo khoản 16 Điều 2 Dự thảo. - Hình thức xác thực bằng chữ ký điện tử phải đáp ứng yêu cầu: chữ ký điện tử phải đáp ứng quy định của pháp luật về chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử an toàn là chữ ký điện tử bao gồm Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số hoặc chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận theo quy định của pháp luật theo khoản 17 Điều 2 Dự thảo - Hình thức xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học phải đáp ứng yêu cầu: + Trường hợp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học gắn liền với thiết bị di động: chỉ cho phép kích hoạt sử dụng sau khi có sự đồng ý của khách hàng và khách hàng đã thực hiện một số lần (do đơn vị quy định) giao dịch thành công bằng hình thức xác thực khác. + Trường hợp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học thông qua CCCD gắn chíp của khách hàng do cơ quan Công an cấp; hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc thông qua cơ sở dữ liệu sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra (kiểm tra theo các biện pháp tại điểm a khoản 4 Điều 8 dự thảo hoặc kiểm tra khớp đúng với dấu hiệu sinh trắc học trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) phải tuân thủ tối thiểu các quy định sau: + Vô hiệu hóa hình thức xác thực bằng sinh trắc học trong trường hợp xác thực sai liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định (nhưng không quá 10 lần). Đơn vị chỉ mở lại khi khách hàng yêu cầu và phải xác thực khách hàng trước khi thực hiện, bảo đảm chống gian lận, giả mạo Tóm lại, so với Thông tư 35/2016/TT-NHNN, dự thảo mới đã đề xuất các hình thức xác thực giao dịch điện tử, bổ sung thêm các yêu cầu cũng như sửa đổi, thêm các định nghĩa về xác thực giao dịch điện tử; FIDO; SMS OTP, Voice OTP, Email OTP; thẻ ma trận OTP là gì giúp cho người dân hiểu rõ và thực hiện đúng về các yêu cầu xác thực giao dịch điện tử. Bài được viết theo Dự thảo Thông tư quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng ( lần 01):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/18/du-thao-tt-thay-the-tt-35.docx
Có bắt buộc phải khai thuế online? Khai thuế online có được nộp chứng từ giấy?
Người nộp thuế có thể thực hiện khai thuế online trực tuyến, vậy có bắt buộc người nộp thuế phải khai thuế online không? Khai thuế online có được nộp chứng từ bản giấy được không? (1) Có bắt buộc người nộp thuế phải khai thuế online hay không? Hiện nay, người nộp thuế đã có thể thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với cơ quan thuế để thực hiện các việc sau đây: đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tiền thuế, tiên chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuế; miễn thuế, giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ và các hồ sơ, văn bản khác (mục a.1 điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 19/2021/TT-BTC) Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC, nguyên tắc của giao dịch điện tử là: - Người nộp thuế thực hiện giao dịch thuế điện tử phải có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet - Có địa chỉ thư điện tử (email), có chữ ký số hoặc có số điện thoại di động của công ty viễn thông ở Việt Nam cấp đã được đăng ký sử dụng để thực hiện giao dịch với cơ quan thuế. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 8 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về giao dịch điện tử như sau: Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử. Như vậy, có thể hiểu, người nộp thuế mà có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử (có khả năng kết nối mạng Internet, có email, có chữ ký số hoặc số điện thoại do công ty viễn thông tại VN cấp đã được đăng ký sử dụng) thì bắt buộc phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế. Tức là bắt buộc người nộp thuế phải thực hiện khai thuế online khi có đủ điều kiện thực hiện việc khai thuế online. Đồng thời, khoản 2 Điều 8 Luật Quản lý thuế 2019 cũng nêu rõ, người nộp thuế đã thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế thì không phải thực hiện phương thức giao dịch khác. (2) Khi khai thuế online có được nộp chứng từ bằng bản giấy được không? Theo khoản 6 Điều 8 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về chứng từ khi thực hiện giao dịch điện tử lĩnh vực thuế như sau: - Cơ quan, tổ chức đã kết nối thông tin điện tử với cơ quan quản lý thuế thì phải sử dụng chứng từ điện tử trong quá trình thực hiện giao dịch với cơ quan quản lý thuế - Cơ quan, tổ chức sử dụng chứng từ điện tử do cơ quan quản lý thuế cung cấp để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế và không được yêu cầu người nộp thuế nộp chứng từ giấy. Bên cạnh đó, chứng từ trong giao dịch thuế điện tử được quy tại điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC như sau: - Các chứng từ điện tử theo quy định tại khoản này phải được ký điện tử. - Trường hợp hồ sơ thuế điện tử có các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy phải được chuyển đổi sang dạng điện tử theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và Nghị định 165/2018/NĐ-CP - Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử: Chứng từ điện tử theo quy định tại quy định ở khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC có giá trị như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy. - Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc nếu được thực hiện bằng một trong các biện pháp quy định tại Điều 5 Nghị định 165/2018/NĐ-CP Theo các quy định trên, người nộp thuế khi thực hiện khai thuế online phải sử dụng chứng từ điện tử (hồ sơ khai thuế điện tử). Nếu các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy thì phải được chuyển đổi sang dạng điện tử để thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế. Và các chứng từ, tài liệu điện tử cung cấp cho cơ quan thuế đều có giá trị pháp lý ngang bằng với chứng từ, tài liệu giấy. (3) Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử là những chứng từ nào? Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC, các chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử bao gồm: - Hồ sơ thuế điện tử: hồ sơ đăng ký thuế; hồ sơ khai thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ hoàn thuế; hồ sơ miễn giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ và các hồ sơ, văn bản khác về thuế dưới dạng điện tử được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế. - Chứng từ nộp NSNN điện tử: chứng từ nộp NSNN theo quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP dưới dạng điện tử, trường hợp nộp thuế qua hình thức nộp thuế điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì chứng từ nộp NSNN là chứng từ giao dịch của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đủ các thông tin trên mẫu chứng từ nộp NSNN. - Các thông báo, quyết định, văn bản khác của cơ quan thuế dưới dạng điện tử. Bên cạnh đó, khi thực hiện chuyển đổi chứng từ điện tử sang chứng từ giấy và ngược lại thì phải tuân thủ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC: - Chứng từ điện tử được chuyển đổi sang chứng từ giấy và ngược lại theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và Nghị định số 165/2018/NĐ-CP và phải đảm bảo các định dạng, tiêu chuẩn kỹ thuật dữ liệu theo quy định của pháp luật hiện hành. - Chứng từ nộp ngân sách nhà nước phục hồi được thực hiện theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử, Nghị định 165/2018/NĐ-CP và Điều 23 Thông tư 19/2021/TT-BTC Các hồ sơ thuế điện tử, chứng từ, thông báo, quyết định và văn bản khác của cơ quan thuế dưới dạng điện tử có giá trị pháp lý ngang bằng với hồ sơ thuế, chứng từ, thông báo, quyết định và văn bản khác của cơ quan thuế dưới dạng giấy.
Giao kết hợp đồng điện tử vào năm 2024 cần chú ý một số nội dung này
Luật Giao dịch điện tử năm 2023 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 trong đó, quy định chi tiết nhiều vấn đề quan trọng về giao dịch được thực hiện thông qua môi trường điện tử. Do đó, khi giao kết hợp đồng điện tử vào năm 2024 cần chú ý một số nội dung sau đây: 1. Hợp đồng điện tử là gì? Theo khoản 16 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 có quy định hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Để hiểu rõ hơn về thông điệp dữ liệu thì đây là thông tin được tạo ra, được gửi, được nhận, được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Khi giao kết hợp đồng điện tử các bên căn cứ quy định về giao kết như sau: - Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử. - Đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 2. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử Căn cứ Điều 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 quy định hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng. Cụ thể, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Theo Điều 38 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử: Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng văn bản giấy. 3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử và thực hiện hợp đồng điện tử Khi giao kết hợp đồng điện tử thì các bên tuân thủ nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử theo Điều 36 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 như sau: - Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. - Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó. - Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Về nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu khi giao kết Căn cứ Điều 37 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được thực hiện theo quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 Luật Giao dịch điện tử 2023. (1) Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau: - Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo. - Trường hợp hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin; - Ở bất kỳ địa điểm nào thông điệp dữ liệu được gửi thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu vẫn được coi là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở chính hoặc trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. (2) Nhận thông điệp dữ liệu - Người nhận thông điệp dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được chỉ định nhận thông điệp dữ liệu từ người khởi tạo thông điệp dữ liệu nhưng không bao gồm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu. - Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì việc nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau: + Người nhận được xem là đã nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu được nhập vào hệ thống thông tin do người đó chỉ định và có thể truy cập được; + Người nhận có quyền coi mỗi thông điệp dữ liệu nhận được là một thông điệp dữ liệu độc lập, trừ trường hợp thông điệp dữ liệu đó là bản sao của một thông điệp dữ liệu khác mà người nhận biết hoặc buộc phải biết thông điệp dữ liệu đó là bản sao; + Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo có yêu cầu hoặc thỏa thuận với người nhận về việc người nhận phải gửi cho mình thông báo xác nhận khi nhận được thông điệp dữ liệu thì người nhận phải thực hiện đúng yêu cầu hoặc thỏa thuận này; + Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo đã tuyên bố thông điệp dữ liệu đó chỉ có giá trị khi có thông báo xác nhận, thông điệp dữ liệu đó được xem là chưa gửi cho đến khi người khởi tạo nhận được thông báo của người nhận xác nhận đã nhận được thông điệp dữ liệu đó; + Trường hợp người khởi tạo đã gửi thông điệp dữ liệu mà không tuyên bố về việc người nhận phải gửi thông báo xác nhận và cũng chưa nhận được thông báo xác nhận, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, thì người khởi tạo có thể thông báo cho người nhận là chưa nhận được thông báo xác nhận và ấn định khoảng thời gian hợp lý để người nhận gửi thông báo xác nhận; nếu người khởi tạo vẫn không nhận được thông báo xác nhận trong khoảng thời gian đã ấn định thì người khởi tạo có quyền xem là chưa gửi thông điệp dữ liệu đó. (3) Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau: - Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định và có thể truy cập được; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận và có thể truy cập được; - Ở bất kỳ địa điểm nào thông điệp dữ liệu được nhận thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu vẫn được coi là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở chính hoặc trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. (4) Gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu Trường hợp người khởi tạo hoặc người nhận chỉ định một hoặc nhiều hệ thống thông tin tự động gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu thì việc gửi, nhận thông điệp dữ liệu. Xem thêm Luật Giao dịch điện tử năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Quy định mới nhất về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Trong đó chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu. Và quy định mới nhất về chữ ký điện tử được quy định tại Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024 bao gồm: Phân loại chữ ký điện tử: + Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; + Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng; + Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ. Yêu cầu của chữ ký điện tử chuyên dùng + Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu; + Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận; + Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký; + Hiệu lực của chữ ký điện tử chuyên dùng có thể được kiểm tra theo điều kiện do các bên tham gia thỏa thuận. Yêu cầu của chữ ký số điện tử + Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu; + Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận; + Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký; + Mọi thay đổi đối với thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện; + Phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số. Trường hợp chữ ký số chuyên dùng công vụ phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Trường hợp chữ ký số công cộng phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; + Phương tiện tạo chữ ký số phải bảo đảm dữ liệu tạo chữ ký số không bị tiết lộ, thu thập, sử dụng cho mục đích giả mạo chữ ký; bảo đảm dữ liệu được dùng để tạo chữ ký số chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất; không làm thay đổi dữ liệu cần ký. Ngoài ra việc sử dụng các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu mà không phải là chữ ký điện tử thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử - Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử. - Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy. - Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó. =>> Theo đó chữ ký điện tử theo Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024 phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên để đảm bảo có giá trị pháp lý khi sử dụng.
08 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử áp dụng từ 01/7/2024
Luật Giao dịch điện tử sửa đổi 2023 được Quốc hội XV tại kỳ họp thứ 5 thông qua dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải với kết quả biểu quyết cho thấy, có 468/477 đại biểu tham gia biểu quyết thông qua Luật này (đạt tỷ lệ 94,74%). Trong đó, quy định 08 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử. Hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử Luật Giao dịch điện tử sửa đổi 2023 gồm 7 chương, 54 điều. Trong đó, theo điều 6, chương I nêu rõ 08 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử gồm: (1) Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (2) Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử. (3) Thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu. (4) Giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu. (5) Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật. (6) Gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử. (7) Cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử. (8) Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật. Theo đó, đã bổ sung hành vi (1) và tại hành vi (6), so với quy định hiện hành tại Luật Giao dịch điện tử 2005 đã sửa đổi, bổ sung mở rộng thêm với tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, thay vì chỉ áp dụng cho chữ ký điện tử như luật cũ đối với hành vi gian lận, giả mạo, chiếm đoạt, sử dụng trái pháp luật Hợp đồng điện tử là gì? Giao kết hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử. Trong đó, đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử cần bảo đảm theo nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Nguyên tắc 2: Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó. Nguyên tắc 3: Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng văn bản giấy. Xem chi tiết tại Luật Giao dịch điện tử sửa đổi 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Chữ ký điện tử và chữ ký số có khác nhau không?
Thời đại 4.0 bùng nổ với cuộc cách mạng chuyển đổi số mạnh mẽ tại VIệt Nam thì hiện nay chữ ký điện tử và chữ ký số được ứng dụng phổ biến tại hầu hết các lĩnh vực. Với tính năng nhanh gọn, bảo mật cao và tích hợp được nhiều thông tin. Tuy nhiên, khi nhắc đến chữ ký số và chữ ký điện tử nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này và cách sử dụng của chúng. Vậy, hai loại chữ ký này có khác nhau không? 1. Chữ ký điện tử và chữ ký số là gì? 1.1 Chữ ký điện tử Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 giải thích chữ ký điện tử là loại chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử. Theo đó, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Do đó, chữ ký điện tử là một dạng thông tin được đi kèm theo dữ liệu. Dữ liệu đó có thể là: văn bản, video hoặc hình ảnh, mục đích chính của chữ ký điện tử là xác định người chủ của dữ liệu đó. 2.2 Chữ ký số Còn đối với chữ ký số được quy định là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: - Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa. - Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. Chữ ký số được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Hai khái niệm chữ ký số và chữ ký điện tử thường được dùng thay thế cho nhau mặc dù chúng không hoàn toàn có cùng nghĩa. Chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử (chữ ký điện tử bao hàm chữ ký số). 2. Điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký điện tử và chữ ký số 2.1 Điều kiện đảm bảo an toàn của chữ ký điện tử Theo Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005 về điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử được quy định như sau: Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được 04 điều kiện sau đây: - Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng. - Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. - Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. - Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn 04 quy định nêu trên. 2.2 Điều kiện đảm bảo an toàn của chữ ký số Đối với chữ ký số căn cứ Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau: (1) Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó. (2) Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp: - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. (3) Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. 3. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số Giá trị pháp lý của 02 loại chữ ký này cực kỳ quan trọng trong các giao dịch điện tử vì nó thể hiện việc xác thực người ký và có trách nhiệm với giao dịch mà mình thực hiện như các giao dịch văn bản thông thường. 3.1 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây: - Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu. - Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005 và chữ ký điện tử đó có chứng thực. 3.2 Giá trị pháp lý của chữ ký số Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định 130/2018/NĐ-CP có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Như vậy, chữ ký điện tử và chữ ký số là hai loại chữ ký khác nhau chỉ là được thực hiện trên môi trường điện tử. Ngoài ra, chữ ký số còn được xem là tập con của chữ ký điện tử và chữ ký điện tử được thể hiện dưới dạng người dùng có thể sử dụng được còn chữ ký số không được sử dụng bằng các hình thức thông thường.
Danh mục văn bản liên quan đến chữ kí số
Luật Giao dịch điện tử 2005 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số Thông tư 16/2019/TT-BTTTT quy định về Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 28/2015/TT-NHNN Quy định về quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước Thông tư 37/2009/TT-BTTTT quy định về hồ sơ, thủ tục liên quan đến cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 41/2017/TT-BTTTT về quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 06/2015/TT-BTTTT quy định Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 17/2014/TT-BTTTT quy định chế độ báo cáo về hoạt động chứng thực chữ ký số do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
05 trường hợp NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt
Là nội dung được quy định tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều tại Nghị định 166/2016/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp về bảo hiểm thất nghiệp. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện giao dịch bằng phương thức điện tử bao gồm: - Người lao động đã có việc làm - Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; - Hưởng lương hưu hằng tháng; - Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; - Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; + Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp điện tử về việc chấm dứt hướng trợ cấp thất nghiệp là hồ sơ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP dưới dạng điện tử. + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, người lao động gửi hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp điện tử về việc chấm dứt hướng trợ cấp thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp qua cổng thông tin điện tử việc làm. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp điện tử về việc chấm dứt hướng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật, trung tâm dịch vụ việc làm trả lời kết quả qua thư điện tử cho người lao động. Trường hợp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp điện tử về việc chấm dứt hướng trợ cấp thất nghiệp chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, trung tâm dịch vụ việc làm trả lời kết quả qua thư điện tử cho người lao động và nêu rõ lý do. Dự thảo còn quy định: Hỗ trợ người lao động cung cấp thông tin hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp Thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng XEM CHI TIẾT DỰ THẢO TẠI FILE ĐÍNH KÈM:
Thông tư số: 110/2015/TT-BTC Hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
☀ ☀ ☀ NEW ====> Thông tư số: 110/2015/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2015 của Bộ Tài Chính V/v Hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế Tài liệu được Thầy Nam Trieu, cán bộ Thuế Cực Thuế Tỉnh Tiền Giang chia sẻ ☀ 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 09 năm 2015, thay thế Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010, Thông tư số 35/2013/TT-BTC ngày 01/04/2013 của Bộ Tài chính. Các quy định về quản lý thuế không hướng dẫn tại Thông tư này thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. ☀ 2. Người nộp thuế có thể nộp hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến các thủ tục hành chính thuế bằng phương thức điện tử theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính của cơ quan thuế. ☀ 3. Trường hợp người nộp thuế đã thực hiện khai thuế bằng phương thức điện tử trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được chuyển tiếp để thực hiện các thủ tục hành chính khác bằng phương thức điện tử và khai bổ sung thông tin theo quy định tại Điều 16 Thông tư này. Người nộp thuế không phải đăng ký lại với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 15 Thông tư này. ☀ ☀ ☀ Các biểu mẫu đính kèm tại thông tư này:☀ ☀ ☀ ☀ 1. Đăng kí sử dụng giao dịch thuế điện tử + 01/ĐK-TĐT Tờ khai đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử ---> Điều 15 + 02/ĐK-TĐT Tờ khai đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch thuế điện tử ---> Điều 16 + 03/ĐK-TĐT Tờ khai đăng ký ngừng giao dịch thuế điện tử ---> Điều 17 ☀ 2. Đăng kí sử dụng dịch vụ thuế điện tử qua T-VAN + 01/ĐK-T-VAN Tờ khai đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN ---> Điều 32 + 02/ĐK-T-VAN Tờ khai thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN ---> Điều 33 + 03/ĐK-T-VAN Tờ khai đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ T-VAN ---> Điều 34 ☀ 3. Thông báo thuế điện tử + 01/TB-TĐT Thông báo v/v: Xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử/ chứng từ nộp thuế điện tử ---> Điều 8, 19 ,20, 22, 26, 27 + 02/TB-TĐT Thông báo v/v: Sự cố kỹ thuật của Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế ---> Điều 9 + 03/TB-TĐT Thông báo v/v: Tài khoản giao dịch thuế điện tử ---> Điều 15, 16, 17 + 04/TB-TĐT Thông báo v/v: Đăng ký thực hiện thủ tục nộp thuế điện tử qua NHTM ---> Điều 15 + 05/TB-TĐT Thông báo v/v: Xác nhận nộp thuế điện tử ---> Điều 8, 26 + 06/TB-TĐT Thông báo v/v: Thực hiện thủ tục đăng ký thuế bằng phương thức điện tử ---> Điều 19, 20 Xem văn bản tại đây: Thông tư 110/2015/TT-BTC Hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
Re:Từ 13 đến 18/04, có gì HOT?
Mình cập nhật thêm thông tin tuần này như sau: Quy trình đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử Theo Quyết định 528/QĐ-BHXH năm 2015 có những nội dung cần lưu ý: - Thời gian nộp hồ sơ BHXH điện tử là 24 giờ và 7 ngày trong tuần (bao gồm cả ngày nghỉ, thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết) Cơ quan BHXH, tổ chức I-VAN gửi thông báo xác nhận đã nhận được đến tài khoản giao dịch của đơn vị trong vòng 02 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ BHXH điện tử của đơn vị. - Đơn vị tham gia BHXH truy cập Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam để kê khai và gửi Tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH. Đơn vị có thể lập Tờ khai bằng phần mềm kê khai, sau đó gửi đến Cổng thông tin của BHXH Việt Nam. Cơ quan BHXH tiếp nhận Tờ khai và tự động kiểm tra. Nếu đủ điều kiện trong thời hạn 03 ngày, hệ thống quản lý thông tin tự động cấp và kích hoạt tài khoản giao dịch BHXH điện tử của đơn vị. Trường hợp không đủ điều kiện, hệ thống quản lý thông tin tự động gửi thông báo vào địa chỉ thư điện tử của đơn vị.
Quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ ra sao?
Với thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay thì giao dịch điện tử đang dần trở nên phổ biến. Việc vận dụng chữ ký điện tử vào các giao dịch điện tử rất quan trọng. Vậy chữ ký điện tử chuyên dùng sẽ có giá trị pháp lý như thế nào Chữ ký điện tử chuyên dùng là gì? Căn cứ theo Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau: - Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm: + Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; + Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng; + Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ. Như vậy, theo quy định thì chữ ký điện tử chuyên dùng được định nghĩa là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Chữ ký điện tử chuyên dùng có giá trị pháp lý như thế nào? Căn cứ theo Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì chữ ký điện tử nói chung có giá trị pháp lý như sau: - Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử. - Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy. - Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó. Như vậy, quy định trên áp dụng chung cho các trường hợp chữ ký điện tử, do đó chữ ký điện tử chuyên dùng sẽ có giá trị pháp lý tương tự như trên. Quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ ra sao? Căn cứ theo Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định vcề dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ như sau: - Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ là dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động công vụ. - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được quản lý, cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và pháp luật về cơ yếu. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ thực hiện các hoạt động sau đây: + Phát hành chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ để xác nhận và duy trì trạng thái hiệu lực chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của chủ thể ký thông điệp dữ liệu; + Thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ và duy trì trạng thái hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; không sử dụng rào cản kỹ thuật, công nghệ để hạn chế việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Cung cấp thông tin cần thiết để chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Liên thông với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia để bảo đảm cho việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Cấp dấu thời gian trong hoạt động công vụ. - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ, chữ ký số chuyên dùng công vụ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật đối với chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của pháp luật. Như vậy, quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ được quy định cụ thể trong điều luật đã nêu.
Chứng thư thẩm định giá có được phát hành dưới dạng điện tử không?
Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá phát hành sau khi kết thúc hoạt động thẩm định giá để thông báo cho khách hàng, các tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi trong hợp đồng thẩm định giá về giá trị tài sản thẩm định giá và những nội dung chính của báo cáo thẩm định giá. Nội dung cơ bản của chứng thư thẩm định giá Theo Điều 6 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về hồ sơ thẩm định giá ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BTC, chứng thư thẩm định giá bao gồm 14 nội dung cơ bản sau: - Số hợp đồng thẩm định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá. - Tên và địa chỉ của doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá. - Thông tin về khách hàng thẩm định giá. - Thông tin chính về tài sản thẩm định giá (tên và chủng loại tài sản, đặc điểm cơ bản về mặt pháp lý và kinh tế - kỹ thuật). - Mục đích thẩm định giá. - Thời điểm thẩm định giá. - Cơ sở giá trị thẩm định giá. - Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có). - Tên cách tiếp cận và tên phương pháp thẩm định giá. - Những điều khoản loại trừ và hạn chế của kết quả thẩm định giá. - Giá trị tài sản thẩm định giá. - Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của thẩm định viên được giao chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định giá đã ký báo cáo thẩm định giá. - Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền và dấu của doanh nghiệp thẩm định giá trường hợp phát hành chứng thư tại doanh nghiệp thẩm định giá. Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá và dấu của chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá trong trường hợp phát hành chứng thư tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá. - Thời hạn có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá. Chứng thư thẩm định có được phát hành dưới dạng điện tử không? Tại Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về hồ sơ thẩm định giá ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BTC quy định: - Chứng thư thẩm định giá cần có báo cáo thẩm định giá kèm theo. - Chứng thư thẩm định giá có thể được phát hành dưới dạng điện tử với chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trên cơ sở hợp đồng thẩm định giá hoặc yêu cầu thẩm định giá. - Mẫu chứng thư thẩm định giá được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này. Số của chứng thư thẩm định giá được đánh số theo nguyên tắc: Phần số của Mã số doanh nghiệp thẩm định giá/Năm phát hành chứng thư thẩm định giá/số thứ tự của chứng thư thẩm định giá do doanh nghiệp phát hành trong năm. Ví dụ số chứng thư thẩm định giá có số thứ tự 6 của doanh nghiệp thẩm định giá mã số 001/TĐG phát hành năm 2023 là: 001/2023/6. => Theo đó, chứng thư thẩm định giá vẫn có thể được phát hành dưới dạng điện tử với chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Chứng thư thẩm định giá phải được ký như thế nào? Tại Điều 55 Luật Giá 2023 quy định chứng thư thẩm định giá phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định giá và do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá ký và đóng dấu. Bên cạnh đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá được phép ủy quyền cho người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp ký chứng thư thẩm định giá và xem xét, phê duyệt báo cáo thẩm định giá. Người được ủy quyền phải là thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp. Chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá được sử dụng làm một trong những cơ sở để khách hàng, tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi tại hợp đồng thẩm định giá xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá của tài sản. Chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn hiệu lực theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với đúng thông tin tài sản, số lượng tài sản tại hợp đồng thẩm định giá. Chứng thư thẩm định giá phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định của Bộ Tài chính, trừ trường hợp thuộc danh mục bí mật nhà nước. Như vậy, chứng thư thẩm định giá là một trong những văn bản quan trọng, phải đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định, đáp ứng quy định về chữ ký và có thể được phát hành dưới dạng điện tử.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử mới nhất
Chỉ còn vài ngày nữa là Luật Giao dịch điện tử 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024). Theo đó, quy định mới đã liệt kê 8 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử mới nhất. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử mới nhất Theo Điều 6 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử bao gồm: Thứ nhất, lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thứ hai, cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử. Thứ ba, thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu. Thứ tư, giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu. Thứ năm, tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật. Thứ sáu, gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử. Thứ bảy, cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử. Thứ tám, hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật. Như vậy, kể từ ngày 01/7/2024 nếu thực hiện 8 hành vi trên sẽ vi phạm những điều cấm của pháp luật. Cụ thể là vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử. Vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử sẽ được xử lý theo quy định nào? Hiện nay, Điều 50 Luật Giao dịch điện tử 2005 đã quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử như sau: - Người có hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. - Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Đến Luật Giao dịch điện tử 2023 đã lược bỏ quy định này. Tuy nhiên các quy định về xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử vẫn được áp dụng tại: - Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử được sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP. - Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, từ ngày 1/7/2024 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì vẫn sẽ áp dụng các quy định xử phạt như trên. Cơ quan nhà nước có những hoạt động nào trên môi trường điện tử Theo Điều 44 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử như sau: - Cơ quan nhà nước phải bảo đảm kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc kết quả hoạt động công vụ khác không thuộc phạm vi bí mật nhà nước đều có văn bản điện tử có giá trị pháp lý như văn bản giấy, có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh. Cơ quan nhà nước phải tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Các lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử bao gồm: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra. - Cơ quan nhà nước phải sẵn sàng phương án trong tình huống khẩn cấp, trong tình huống xảy ra sự cố gián đoạn hoạt động trên môi trường mạng trực tuyến và phương án ứng cứu, khắc phục sự cố, duy trì hoạt động giao dịch bình thường. - Cơ quan nhà nước được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu; thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước. Như vậy, cơ quan nhà nước sẽ có những hoạt động như quy định trên trong môi trường điện tử. Đồng thời, các lĩnh vực hoạt động được ưu tiên thực hiện là cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra.
Đề xuất hình thức xác thực giao dịch điện tử theo dự thảo Thông tư mới
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư mới quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng. Trong đó, đề xuất hình thức xác thực giao dịch điện tử đang là điểm đáng chú trong dự thảo. Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, giao dịch điện tử đang trở thành xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bảo mật và chính xác của các giao dịch này, việc áp dụng các hình thức xác thực hiệu quả là vô cùng cần thiết. (1) Xác thực giao dịch điện tử là gì? Xác thực giao dịch điện tử là hình thức xác nhận bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của khách hàng đối với giao dịch điện tử theo khoản 8 Điều 2 của dự thảo. Căn cứ Điều 10 dự thảo quy định về xác thực giao dịch điện tử như sau: - Đối với giao dịch thanh toán trực tuyến (ngoại trừ thanh toán thẻ quốc tế): đơn vị thực hiện phân loại giao dịch theo các nhóm loại hình giao dịch tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo dự thảo và áp dụng các hình thức xác thực giao dịch điện tử theo quy định tại Điều 11 và Phụ lục 02 ban hành kèm theo dự thảo. Xem và tải Phụ lục 01 tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/18/phu-luc-1.docx Xem và tải Phụ lục 02 tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/18/phu-luc-02.docx - Đối với các giao dịch ngân hàng trực tuyến khác: đơn vị áp dụng tối thiểu một trong các hình thức xác thực giao dịch điện tử theo quy định tại Điều 1 dự thảo trên cơ sở đánh giá rủi ro tối thiểu theo từng nhóm khách hàng, loại giao dịch, hạn mức giao dịch (nếu có) và tuân thủ quy định pháp luật về giao dịch điện tử. Bài được viết theo Dự thảo Thông tư quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng ( lần 01):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/18/du-thao-tt-thay-the-tt-35.docx (2) Đề xuất hình thức xác thực giao dịch điện tử theo dự thảo Thông tư mới Theo Điều 11 dự thảo mới đề xuất các thức giao dịch điện tử như sau: - Hình thức xác thực bằng mã PIN hoặc mã khóa bí mật phải đáp ứng yêu cầu: + Độ dài tối thiểu 4 ký tự. + Yêu cầu thay đổi mã PIN hoặc mã khóa bí mật trong trường hợp khách hàng được cấp phát mã PIN hoặc mã khóa bí mật mặc định lần đầu; + Vô hiệu hóa mã PIN hoặc mã khóa bí mật trong trường hợp bị nhập sai liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định (nhưng không quá 10 lần). Đơn vị chỉ mở lại khi khách hàng yêu cầu và phải xác thực khách hàng trước khi thực hiện, bảo đảm chống gian lận, giả mạo. - Hình thức xác thực bằng SMS OTP, Voice OTP, Email OTP phải đáp ứng yêu cầu: SMS OTP, Voice OTP, Email OTP là các hình thức xác thực thông qua mã OTP gửi qua tin nhắn SMS, qua cuộc gọi thoại, qua thư điện tử theo khoản 10 Điều 2 dự thảo. Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 dự thảo quy định về xác thực bằng SMS OTP, Voice OTP, Email OTP phải đáp ứng yêu cầu như sau: + OTP gửi tới khách hàng phải kèm thông tin cảnh báo để khách hàng nhận biết được mục đích của OTP. + OTP có hiệu lực tối đa không quá 03 phút. - Hình thức xác thực bằng thẻ ma trận OTP phải đáp ứng yêu cầu: + Thẻ ma trận OTP có thời hạn sử dụng tối đa 01 năm kể từ ngày đăng ký thẻ. + OTP có hiệu lực tối đa không quá 02 phút. - Hình thức xác thực bằng Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu: + Soft OTP phải được đăng ký, quản lý tại kho ứng dụng chính thức của hãng cung cấp hệ điều hành cho thiết bị di động và chỉ rõ đường dẫn trên trang điện tử hoặc cổng thông tin điện tử để khách hàng tải và cài đặt phần mềm. + Soft OTP phải yêu cầu kích hoạt trước khi sử dụng. Mã kích hoạt sử dụng Soft OTP do đơn vị cung cấp cho khách hàng và chỉ được sử dụng để kích hoạt trên một thiết bị di động. Mã kích hoạt phải được thiết lập thời hạn hiệu lực sử dụng. + Soft OTP phải có tính năng kiểm soát truy cập. Trường hợp khách hàng xác thực truy cập sai liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định (nhưng không quá 10 lần), Soft OTP phải tự động khóa không cho khách hàng sử dụng tiếp. + OTP có hiệu lực tối đa không quá 02 phút. - Hình thức xác thực bằng OTP token phải đáp ứng yêu cầu: OTP có hiệu lực tối đa không quá 02 phút. Căn cứ theo khoản 13 Điều 2 Dự thảo định nghĩa OTP token như sau: Token OTP là hình thức xác thực thông qua mã OTP tạo bởi thiết bị chuyên dụng. Token OTP có 02 loại: + Token OTP loại cơ bản: Mã OTP được tạo một cách ngẫu nhiên theo thời gian, đồng bộ với hệ thống Online Banking. + Token OTP loại nâng cao: Mã OTP được tạo ra kết hợp với mã của từng giao dịch. Khi thực hiện giao dịch, hệ thống Online Banking tạo ra một mã giao dịch thông báo cho khách hàng, khách hàng nhập mã giao dịch vào Token OTP để thiết bị tạo ra mã OTP. - Hình thức xác thực hai kênh phải đáp ứng yêu cầu: yêu cầu xác thực có hiệu lực tối đa không quá 02 phút. Xác thực hai kênh là hình thức xác thực khi khách hàng thực hiện giao dịch, hệ thống Online Banking sẽ gửi thông tin yêu cầu xác thực giao dịch đến thiết bị di động của khách hàng qua kênh thoại hoặc qua mã USSD hoặc qua phần mềm chuyên dụng; khách hàng phản hồi trực tiếp qua kênh đã kết nối để xác nhận hoặc không xác nhận thực hiện giao dịch theo khoản 14 Điều 2 dự thảo. - Hình thức xác thực FIDO phải đáp ứng yêu cầu: được Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới (FIDO Alliance) cấp chứng chỉ. FIDO là tiêu chuẩn xác thực do Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới FIDO Alliance ban hành theo khoản 16 Điều 2 Dự thảo. - Hình thức xác thực bằng chữ ký điện tử phải đáp ứng yêu cầu: chữ ký điện tử phải đáp ứng quy định của pháp luật về chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử an toàn là chữ ký điện tử bao gồm Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số hoặc chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận theo quy định của pháp luật theo khoản 17 Điều 2 Dự thảo - Hình thức xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học phải đáp ứng yêu cầu: + Trường hợp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học gắn liền với thiết bị di động: chỉ cho phép kích hoạt sử dụng sau khi có sự đồng ý của khách hàng và khách hàng đã thực hiện một số lần (do đơn vị quy định) giao dịch thành công bằng hình thức xác thực khác. + Trường hợp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học thông qua CCCD gắn chíp của khách hàng do cơ quan Công an cấp; hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc thông qua cơ sở dữ liệu sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra (kiểm tra theo các biện pháp tại điểm a khoản 4 Điều 8 dự thảo hoặc kiểm tra khớp đúng với dấu hiệu sinh trắc học trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) phải tuân thủ tối thiểu các quy định sau: + Vô hiệu hóa hình thức xác thực bằng sinh trắc học trong trường hợp xác thực sai liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định (nhưng không quá 10 lần). Đơn vị chỉ mở lại khi khách hàng yêu cầu và phải xác thực khách hàng trước khi thực hiện, bảo đảm chống gian lận, giả mạo Tóm lại, so với Thông tư 35/2016/TT-NHNN, dự thảo mới đã đề xuất các hình thức xác thực giao dịch điện tử, bổ sung thêm các yêu cầu cũng như sửa đổi, thêm các định nghĩa về xác thực giao dịch điện tử; FIDO; SMS OTP, Voice OTP, Email OTP; thẻ ma trận OTP là gì giúp cho người dân hiểu rõ và thực hiện đúng về các yêu cầu xác thực giao dịch điện tử. Bài được viết theo Dự thảo Thông tư quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng ( lần 01):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/18/du-thao-tt-thay-the-tt-35.docx
Có bắt buộc phải khai thuế online? Khai thuế online có được nộp chứng từ giấy?
Người nộp thuế có thể thực hiện khai thuế online trực tuyến, vậy có bắt buộc người nộp thuế phải khai thuế online không? Khai thuế online có được nộp chứng từ bản giấy được không? (1) Có bắt buộc người nộp thuế phải khai thuế online hay không? Hiện nay, người nộp thuế đã có thể thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với cơ quan thuế để thực hiện các việc sau đây: đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tiền thuế, tiên chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuế; miễn thuế, giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ và các hồ sơ, văn bản khác (mục a.1 điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 19/2021/TT-BTC) Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC, nguyên tắc của giao dịch điện tử là: - Người nộp thuế thực hiện giao dịch thuế điện tử phải có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet - Có địa chỉ thư điện tử (email), có chữ ký số hoặc có số điện thoại di động của công ty viễn thông ở Việt Nam cấp đã được đăng ký sử dụng để thực hiện giao dịch với cơ quan thuế. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 8 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về giao dịch điện tử như sau: Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử. Như vậy, có thể hiểu, người nộp thuế mà có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử (có khả năng kết nối mạng Internet, có email, có chữ ký số hoặc số điện thoại do công ty viễn thông tại VN cấp đã được đăng ký sử dụng) thì bắt buộc phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế. Tức là bắt buộc người nộp thuế phải thực hiện khai thuế online khi có đủ điều kiện thực hiện việc khai thuế online. Đồng thời, khoản 2 Điều 8 Luật Quản lý thuế 2019 cũng nêu rõ, người nộp thuế đã thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế thì không phải thực hiện phương thức giao dịch khác. (2) Khi khai thuế online có được nộp chứng từ bằng bản giấy được không? Theo khoản 6 Điều 8 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về chứng từ khi thực hiện giao dịch điện tử lĩnh vực thuế như sau: - Cơ quan, tổ chức đã kết nối thông tin điện tử với cơ quan quản lý thuế thì phải sử dụng chứng từ điện tử trong quá trình thực hiện giao dịch với cơ quan quản lý thuế - Cơ quan, tổ chức sử dụng chứng từ điện tử do cơ quan quản lý thuế cung cấp để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế và không được yêu cầu người nộp thuế nộp chứng từ giấy. Bên cạnh đó, chứng từ trong giao dịch thuế điện tử được quy tại điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC như sau: - Các chứng từ điện tử theo quy định tại khoản này phải được ký điện tử. - Trường hợp hồ sơ thuế điện tử có các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy phải được chuyển đổi sang dạng điện tử theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và Nghị định 165/2018/NĐ-CP - Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử: Chứng từ điện tử theo quy định tại quy định ở khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC có giá trị như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy. - Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc nếu được thực hiện bằng một trong các biện pháp quy định tại Điều 5 Nghị định 165/2018/NĐ-CP Theo các quy định trên, người nộp thuế khi thực hiện khai thuế online phải sử dụng chứng từ điện tử (hồ sơ khai thuế điện tử). Nếu các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy thì phải được chuyển đổi sang dạng điện tử để thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế. Và các chứng từ, tài liệu điện tử cung cấp cho cơ quan thuế đều có giá trị pháp lý ngang bằng với chứng từ, tài liệu giấy. (3) Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử là những chứng từ nào? Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC, các chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử bao gồm: - Hồ sơ thuế điện tử: hồ sơ đăng ký thuế; hồ sơ khai thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ hoàn thuế; hồ sơ miễn giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ và các hồ sơ, văn bản khác về thuế dưới dạng điện tử được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế. - Chứng từ nộp NSNN điện tử: chứng từ nộp NSNN theo quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP dưới dạng điện tử, trường hợp nộp thuế qua hình thức nộp thuế điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì chứng từ nộp NSNN là chứng từ giao dịch của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đủ các thông tin trên mẫu chứng từ nộp NSNN. - Các thông báo, quyết định, văn bản khác của cơ quan thuế dưới dạng điện tử. Bên cạnh đó, khi thực hiện chuyển đổi chứng từ điện tử sang chứng từ giấy và ngược lại thì phải tuân thủ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC: - Chứng từ điện tử được chuyển đổi sang chứng từ giấy và ngược lại theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và Nghị định số 165/2018/NĐ-CP và phải đảm bảo các định dạng, tiêu chuẩn kỹ thuật dữ liệu theo quy định của pháp luật hiện hành. - Chứng từ nộp ngân sách nhà nước phục hồi được thực hiện theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử, Nghị định 165/2018/NĐ-CP và Điều 23 Thông tư 19/2021/TT-BTC Các hồ sơ thuế điện tử, chứng từ, thông báo, quyết định và văn bản khác của cơ quan thuế dưới dạng điện tử có giá trị pháp lý ngang bằng với hồ sơ thuế, chứng từ, thông báo, quyết định và văn bản khác của cơ quan thuế dưới dạng giấy.
Giao kết hợp đồng điện tử vào năm 2024 cần chú ý một số nội dung này
Luật Giao dịch điện tử năm 2023 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 trong đó, quy định chi tiết nhiều vấn đề quan trọng về giao dịch được thực hiện thông qua môi trường điện tử. Do đó, khi giao kết hợp đồng điện tử vào năm 2024 cần chú ý một số nội dung sau đây: 1. Hợp đồng điện tử là gì? Theo khoản 16 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 có quy định hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Để hiểu rõ hơn về thông điệp dữ liệu thì đây là thông tin được tạo ra, được gửi, được nhận, được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Khi giao kết hợp đồng điện tử các bên căn cứ quy định về giao kết như sau: - Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử. - Đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 2. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử Căn cứ Điều 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 quy định hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng. Cụ thể, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Theo Điều 38 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử: Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng văn bản giấy. 3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử và thực hiện hợp đồng điện tử Khi giao kết hợp đồng điện tử thì các bên tuân thủ nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử theo Điều 36 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 như sau: - Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. - Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó. - Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Về nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu khi giao kết Căn cứ Điều 37 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được thực hiện theo quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 Luật Giao dịch điện tử 2023. (1) Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau: - Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo. - Trường hợp hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin; - Ở bất kỳ địa điểm nào thông điệp dữ liệu được gửi thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu vẫn được coi là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở chính hoặc trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. (2) Nhận thông điệp dữ liệu - Người nhận thông điệp dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được chỉ định nhận thông điệp dữ liệu từ người khởi tạo thông điệp dữ liệu nhưng không bao gồm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu. - Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì việc nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau: + Người nhận được xem là đã nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu được nhập vào hệ thống thông tin do người đó chỉ định và có thể truy cập được; + Người nhận có quyền coi mỗi thông điệp dữ liệu nhận được là một thông điệp dữ liệu độc lập, trừ trường hợp thông điệp dữ liệu đó là bản sao của một thông điệp dữ liệu khác mà người nhận biết hoặc buộc phải biết thông điệp dữ liệu đó là bản sao; + Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo có yêu cầu hoặc thỏa thuận với người nhận về việc người nhận phải gửi cho mình thông báo xác nhận khi nhận được thông điệp dữ liệu thì người nhận phải thực hiện đúng yêu cầu hoặc thỏa thuận này; + Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo đã tuyên bố thông điệp dữ liệu đó chỉ có giá trị khi có thông báo xác nhận, thông điệp dữ liệu đó được xem là chưa gửi cho đến khi người khởi tạo nhận được thông báo của người nhận xác nhận đã nhận được thông điệp dữ liệu đó; + Trường hợp người khởi tạo đã gửi thông điệp dữ liệu mà không tuyên bố về việc người nhận phải gửi thông báo xác nhận và cũng chưa nhận được thông báo xác nhận, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, thì người khởi tạo có thể thông báo cho người nhận là chưa nhận được thông báo xác nhận và ấn định khoảng thời gian hợp lý để người nhận gửi thông báo xác nhận; nếu người khởi tạo vẫn không nhận được thông báo xác nhận trong khoảng thời gian đã ấn định thì người khởi tạo có quyền xem là chưa gửi thông điệp dữ liệu đó. (3) Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau: - Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định và có thể truy cập được; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận và có thể truy cập được; - Ở bất kỳ địa điểm nào thông điệp dữ liệu được nhận thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu vẫn được coi là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở chính hoặc trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. (4) Gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu Trường hợp người khởi tạo hoặc người nhận chỉ định một hoặc nhiều hệ thống thông tin tự động gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu thì việc gửi, nhận thông điệp dữ liệu. Xem thêm Luật Giao dịch điện tử năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Quy định mới nhất về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Trong đó chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu. Và quy định mới nhất về chữ ký điện tử được quy định tại Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024 bao gồm: Phân loại chữ ký điện tử: + Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; + Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng; + Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ. Yêu cầu của chữ ký điện tử chuyên dùng + Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu; + Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận; + Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký; + Hiệu lực của chữ ký điện tử chuyên dùng có thể được kiểm tra theo điều kiện do các bên tham gia thỏa thuận. Yêu cầu của chữ ký số điện tử + Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu; + Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận; + Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký; + Mọi thay đổi đối với thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện; + Phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số. Trường hợp chữ ký số chuyên dùng công vụ phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Trường hợp chữ ký số công cộng phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; + Phương tiện tạo chữ ký số phải bảo đảm dữ liệu tạo chữ ký số không bị tiết lộ, thu thập, sử dụng cho mục đích giả mạo chữ ký; bảo đảm dữ liệu được dùng để tạo chữ ký số chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất; không làm thay đổi dữ liệu cần ký. Ngoài ra việc sử dụng các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu mà không phải là chữ ký điện tử thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử - Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử. - Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy. - Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó. =>> Theo đó chữ ký điện tử theo Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024 phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên để đảm bảo có giá trị pháp lý khi sử dụng.
08 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử áp dụng từ 01/7/2024
Luật Giao dịch điện tử sửa đổi 2023 được Quốc hội XV tại kỳ họp thứ 5 thông qua dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải với kết quả biểu quyết cho thấy, có 468/477 đại biểu tham gia biểu quyết thông qua Luật này (đạt tỷ lệ 94,74%). Trong đó, quy định 08 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử. Hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử Luật Giao dịch điện tử sửa đổi 2023 gồm 7 chương, 54 điều. Trong đó, theo điều 6, chương I nêu rõ 08 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử gồm: (1) Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (2) Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử. (3) Thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu. (4) Giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu. (5) Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật. (6) Gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử. (7) Cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử. (8) Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật. Theo đó, đã bổ sung hành vi (1) và tại hành vi (6), so với quy định hiện hành tại Luật Giao dịch điện tử 2005 đã sửa đổi, bổ sung mở rộng thêm với tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, thay vì chỉ áp dụng cho chữ ký điện tử như luật cũ đối với hành vi gian lận, giả mạo, chiếm đoạt, sử dụng trái pháp luật Hợp đồng điện tử là gì? Giao kết hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử. Trong đó, đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử cần bảo đảm theo nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Nguyên tắc 2: Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó. Nguyên tắc 3: Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng văn bản giấy. Xem chi tiết tại Luật Giao dịch điện tử sửa đổi 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Chữ ký điện tử và chữ ký số có khác nhau không?
Thời đại 4.0 bùng nổ với cuộc cách mạng chuyển đổi số mạnh mẽ tại VIệt Nam thì hiện nay chữ ký điện tử và chữ ký số được ứng dụng phổ biến tại hầu hết các lĩnh vực. Với tính năng nhanh gọn, bảo mật cao và tích hợp được nhiều thông tin. Tuy nhiên, khi nhắc đến chữ ký số và chữ ký điện tử nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này và cách sử dụng của chúng. Vậy, hai loại chữ ký này có khác nhau không? 1. Chữ ký điện tử và chữ ký số là gì? 1.1 Chữ ký điện tử Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 giải thích chữ ký điện tử là loại chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử. Theo đó, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Do đó, chữ ký điện tử là một dạng thông tin được đi kèm theo dữ liệu. Dữ liệu đó có thể là: văn bản, video hoặc hình ảnh, mục đích chính của chữ ký điện tử là xác định người chủ của dữ liệu đó. 2.2 Chữ ký số Còn đối với chữ ký số được quy định là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: - Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa. - Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. Chữ ký số được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Hai khái niệm chữ ký số và chữ ký điện tử thường được dùng thay thế cho nhau mặc dù chúng không hoàn toàn có cùng nghĩa. Chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử (chữ ký điện tử bao hàm chữ ký số). 2. Điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký điện tử và chữ ký số 2.1 Điều kiện đảm bảo an toàn của chữ ký điện tử Theo Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005 về điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử được quy định như sau: Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được 04 điều kiện sau đây: - Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng. - Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. - Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. - Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn 04 quy định nêu trên. 2.2 Điều kiện đảm bảo an toàn của chữ ký số Đối với chữ ký số căn cứ Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau: (1) Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó. (2) Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp: - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. (3) Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. 3. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số Giá trị pháp lý của 02 loại chữ ký này cực kỳ quan trọng trong các giao dịch điện tử vì nó thể hiện việc xác thực người ký và có trách nhiệm với giao dịch mà mình thực hiện như các giao dịch văn bản thông thường. 3.1 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây: - Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu. - Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005 và chữ ký điện tử đó có chứng thực. 3.2 Giá trị pháp lý của chữ ký số Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định 130/2018/NĐ-CP có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Như vậy, chữ ký điện tử và chữ ký số là hai loại chữ ký khác nhau chỉ là được thực hiện trên môi trường điện tử. Ngoài ra, chữ ký số còn được xem là tập con của chữ ký điện tử và chữ ký điện tử được thể hiện dưới dạng người dùng có thể sử dụng được còn chữ ký số không được sử dụng bằng các hình thức thông thường.
Danh mục văn bản liên quan đến chữ kí số
Luật Giao dịch điện tử 2005 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số Thông tư 16/2019/TT-BTTTT quy định về Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 28/2015/TT-NHNN Quy định về quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước Thông tư 37/2009/TT-BTTTT quy định về hồ sơ, thủ tục liên quan đến cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 41/2017/TT-BTTTT về quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 06/2015/TT-BTTTT quy định Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 17/2014/TT-BTTTT quy định chế độ báo cáo về hoạt động chứng thực chữ ký số do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
05 trường hợp NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt
Là nội dung được quy định tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều tại Nghị định 166/2016/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp về bảo hiểm thất nghiệp. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện giao dịch bằng phương thức điện tử bao gồm: - Người lao động đã có việc làm - Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; - Hưởng lương hưu hằng tháng; - Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; - Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; + Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp điện tử về việc chấm dứt hướng trợ cấp thất nghiệp là hồ sơ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP dưới dạng điện tử. + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, người lao động gửi hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp điện tử về việc chấm dứt hướng trợ cấp thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp qua cổng thông tin điện tử việc làm. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp điện tử về việc chấm dứt hướng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật, trung tâm dịch vụ việc làm trả lời kết quả qua thư điện tử cho người lao động. Trường hợp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp điện tử về việc chấm dứt hướng trợ cấp thất nghiệp chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, trung tâm dịch vụ việc làm trả lời kết quả qua thư điện tử cho người lao động và nêu rõ lý do. Dự thảo còn quy định: Hỗ trợ người lao động cung cấp thông tin hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp Thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng XEM CHI TIẾT DỰ THẢO TẠI FILE ĐÍNH KÈM:
Thông tư số: 110/2015/TT-BTC Hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
☀ ☀ ☀ NEW ====> Thông tư số: 110/2015/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2015 của Bộ Tài Chính V/v Hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế Tài liệu được Thầy Nam Trieu, cán bộ Thuế Cực Thuế Tỉnh Tiền Giang chia sẻ ☀ 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 09 năm 2015, thay thế Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010, Thông tư số 35/2013/TT-BTC ngày 01/04/2013 của Bộ Tài chính. Các quy định về quản lý thuế không hướng dẫn tại Thông tư này thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. ☀ 2. Người nộp thuế có thể nộp hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến các thủ tục hành chính thuế bằng phương thức điện tử theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính của cơ quan thuế. ☀ 3. Trường hợp người nộp thuế đã thực hiện khai thuế bằng phương thức điện tử trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được chuyển tiếp để thực hiện các thủ tục hành chính khác bằng phương thức điện tử và khai bổ sung thông tin theo quy định tại Điều 16 Thông tư này. Người nộp thuế không phải đăng ký lại với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 15 Thông tư này. ☀ ☀ ☀ Các biểu mẫu đính kèm tại thông tư này:☀ ☀ ☀ ☀ 1. Đăng kí sử dụng giao dịch thuế điện tử + 01/ĐK-TĐT Tờ khai đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử ---> Điều 15 + 02/ĐK-TĐT Tờ khai đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch thuế điện tử ---> Điều 16 + 03/ĐK-TĐT Tờ khai đăng ký ngừng giao dịch thuế điện tử ---> Điều 17 ☀ 2. Đăng kí sử dụng dịch vụ thuế điện tử qua T-VAN + 01/ĐK-T-VAN Tờ khai đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN ---> Điều 32 + 02/ĐK-T-VAN Tờ khai thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN ---> Điều 33 + 03/ĐK-T-VAN Tờ khai đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ T-VAN ---> Điều 34 ☀ 3. Thông báo thuế điện tử + 01/TB-TĐT Thông báo v/v: Xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử/ chứng từ nộp thuế điện tử ---> Điều 8, 19 ,20, 22, 26, 27 + 02/TB-TĐT Thông báo v/v: Sự cố kỹ thuật của Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế ---> Điều 9 + 03/TB-TĐT Thông báo v/v: Tài khoản giao dịch thuế điện tử ---> Điều 15, 16, 17 + 04/TB-TĐT Thông báo v/v: Đăng ký thực hiện thủ tục nộp thuế điện tử qua NHTM ---> Điều 15 + 05/TB-TĐT Thông báo v/v: Xác nhận nộp thuế điện tử ---> Điều 8, 26 + 06/TB-TĐT Thông báo v/v: Thực hiện thủ tục đăng ký thuế bằng phương thức điện tử ---> Điều 19, 20 Xem văn bản tại đây: Thông tư 110/2015/TT-BTC Hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
Re:Từ 13 đến 18/04, có gì HOT?
Mình cập nhật thêm thông tin tuần này như sau: Quy trình đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử Theo Quyết định 528/QĐ-BHXH năm 2015 có những nội dung cần lưu ý: - Thời gian nộp hồ sơ BHXH điện tử là 24 giờ và 7 ngày trong tuần (bao gồm cả ngày nghỉ, thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết) Cơ quan BHXH, tổ chức I-VAN gửi thông báo xác nhận đã nhận được đến tài khoản giao dịch của đơn vị trong vòng 02 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ BHXH điện tử của đơn vị. - Đơn vị tham gia BHXH truy cập Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam để kê khai và gửi Tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH. Đơn vị có thể lập Tờ khai bằng phần mềm kê khai, sau đó gửi đến Cổng thông tin của BHXH Việt Nam. Cơ quan BHXH tiếp nhận Tờ khai và tự động kiểm tra. Nếu đủ điều kiện trong thời hạn 03 ngày, hệ thống quản lý thông tin tự động cấp và kích hoạt tài khoản giao dịch BHXH điện tử của đơn vị. Trường hợp không đủ điều kiện, hệ thống quản lý thông tin tự động gửi thông báo vào địa chỉ thư điện tử của đơn vị.