Cảnh giác: Giả mạo EcomViet lừa người dân và doanh nghiệp giao dịch chuyển tiền
Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cảnh báo chiêu trò giả mạo tên, logo và Lãnh đạo của EcomViet để lừa đảo người dân và doanh nghiệp. Cuối năm là thời điểm gia tăng các hình thức lừa đảo trực tuyến, Đại diện EcomViet khuyến cáo doanh nghiệp và người dân nên thận trọng kiểm tra, xác minh thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Cụ thể, mới đây, đối tượng sử dụng logo EcomViet, giả mạo con dấu và chữ ký, chức danh của Giám đốc EcomViet để soạn thảo Hợp đồng cam kết với khách hàng, dưới danh nghĩa “ECOMVIET COMPANNY LIMITED”. Đối tượng cũng giả mạo thông tin về người được ủy quyền, tuy nhiên, thông tin về tên và chức vụ của Người được ủy quyền hoàn toàn giả mạo. Đáng chú ý, đối tượng cũng tạo ứng dụng “ECOMVIET” và hướng dẫn người dùng tải ứng dụng qua 3 bước cụ thể hoặc quét mã QR để chuyển sang đường link ecomviet.store và cài đặt. Sau khi người dùng hoàn thành các thao tác cài đặt sẽ được nhận các thông tin trao đổi qua ứng dụng “ECOMVIET” này. Liên quan đến những thông tin này, ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc EcomViet khẳng định, EcomViet không có bất cứ Hợp đồng cam kết khách hàng và cũng không có bất kỳ hoạt động nào liên quan đến “ECOMVIET COMPANNY LIMITED” hay ứng dụng “ECOMVIET” trên điện thoại. Giám đốc EcomViet khuyến cáo doanh nghiệp và người dân trong mọi tình huống nên thận trọng kiểm tra, xác minh thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Trước đó, một số đối tượng đã cố tình sử dụng logo, tên của Cục TMĐT và Kinh tế số, Amazon Global Selling khiến doanh nghiệp và người dân hiểu đây là hoạt động triển khai Sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” giữa Cục TMĐT và Kinh tế số với Amazon Global Selling, từ đó, đưa các thông tin lừa đảo, dẫn dụ người dùng tham gia các hoạt động kinh doanh để lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Đầu mối triển khai các chương trình phối hợp về TMĐT xuyên biên giới của Cục TMĐT và Kinh tế số được giao cho Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet). Trước đó, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra chiều 7/12/2023, ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, cuối năm là thời điểm gia tăng các hình thức lừa đảo trực tuyến, do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác. Liên quan đến tình trạng lừa đảo dịp cuối năm, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, 11 tháng năm 2023, có gần 16.000 phản ánh lừa đảo được gửi đến các hệ thống cảnh báo, trong đó, có hơn 91% giả mạo lừa đảo liên quan đến tài chính. Để phòng ngừa, ngăn chặn các thủ đoạn lừa đảo, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) lưu ý người dân thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về các hình thức lừa đảo, mạo danh trên cổng Thông tin điện tử: chongthurac.vn. Khi nhận được các thông tin quảng cáo từ các lời chào mời với mức thu nhập hấp dẫn, người dân nên tìm hiểu kỹ thông tin của các doanh nghiệp; Không truy cập đường link, tải ứng dụng lạ khi chưa rõ thông tin; Không cung cấp hình ảnh thông tin cá nhân như: căn cước công dân, thông tin tài khoản ngân hàng… Tham khảo: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản Truy cứu TNHS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Hướng dẫn chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử
Chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử là phương thức quản lý của NHNN đối với các giao dịch trên môi trường điện tử nhằm điều phối và chống hành vi đáng ngờ, rửa tiền. Sau đây là hướng dẫn chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử: 1. Đối tượng nào phải báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử? Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm: - Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và thực hiện chuyển tiền thay mặt cho người khởi tạo; - Tổ chức tài chính trung gian là tổ chức nhận và chuyển lệnh chuyển tiền điện tử thay mặt cho tổ chức tài chính khởi tạo và tổ chức tài chính thụ hưởng hoặc thay mặt cho tổ chức tài chính trung gian khác; - Tổ chức tài chính thụ hưởng là tổ chức nhận lệnh chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tổ chức tài chính khởi tạo hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian và thực hiện chi trả cho người thụ hưởng. Như vậy, các đối tượng phải thực hiện chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm tổ chức tài chính khởi tạo, tổ chức tài chính trung gian, tổ chức tài chính thụ hưởng. 2. Thủ tục thực hiện báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử Căn cứ Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử được thực hiện như sau: - Đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập thông tin và báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 09/2023/TT-NHNN khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây: + Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử cùng ở Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương; + Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương. - Trường hợp đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính trung gian trong giao dịch chuyển tiền điện tử không phải thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này. - Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử tối thiểu gồm các thông tin sau: + Thông tin về tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng bao gồm: tên giao dịch của tổ chức hoặc chi nhánh giao dịch; địa chỉ trụ sở chính (hoặc mã ngân hàng đối với giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, mã SWIFT đối với chuyển tiền điện tử quốc tế); quốc gia nhận và chuyển tiền; + Thông tin về khách hàng là cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; số thị thực nhập cảnh (nếu có); địa chỉ đăng ký thường trú hoặc nơi ở hiện tại khác (nếu có); quốc tịch (theo chứng từ giao dịch); + Thông tin về khách hàng là tổ chức tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt (nếu có); địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; quốc gia nơi đặt trụ sở chính; + Thông tin về giao dịch: số tài khoản (nếu có); số tiền; loại tiền; số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (nếu loại tiền giao dịch là ngoại tệ); lý do, mục đích giao dịch; mã giao dịch; ngày giao dịch; + Thông tin khác theo yêu cầu của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền để phục vụ công tác quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ. - Các thông tin về ngày, tháng, năm sinh, số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số Hộ chiếu, số thị thực nhập cảnh (nếu có) quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này là không bắt buộc đối với: + Người thụ hưởng trong giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài; + Người khởi tạo trong giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế từ nước ngoài về Việt Nam. 3. Trường hợp nào tổ chức tài chính không phải báo cáo? Các giao dịch chuyển tiền điện tử không phải báo cáo được quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN bao gồm: - Giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ; - Giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính. 4. Quy định về hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử Theo Điều 10 Thông tư 09/2023/TT-NHNN hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử quy định như sau: - Hình thức báo cáo dữ liệu điện tử: + Đối tượng báo cáo thiết lập đường truyền, kết nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua Cục Công nghệ thông tin để gửi báo cáo, thông tin về phòng, chống rửa tiền; + Báo cáo dữ liệu điện tử được truyền qua đường truyền, mạng truyền tin quy định tại điểm a khoản này. Báo cáo dữ liệu điện tử phải theo đúng định dạng dữ liệu, cấu trúc file theo hướng dẫn của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền; + Đối tượng báo cáo được phép thực hiện chuyển tiền điện tử phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phù hợp phục vụ cho việc báo cáo bằng dữ liệu điện tử và phải có hệ thống phần mềm để quét, lọc theo danh sách đen, danh sách cảnh báo, danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 3 và khoản 1 Điều 17 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, phát hiện, cảnh báo dấu hiệu đáng ngờ nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền. - Thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử: đối tượng báo cáo phải gửi báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo, báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử trước 16 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày phát sinh giao dịch. Nếu ngày gửi báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.
Cảnh giác: Giả mạo EcomViet lừa người dân và doanh nghiệp giao dịch chuyển tiền
Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cảnh báo chiêu trò giả mạo tên, logo và Lãnh đạo của EcomViet để lừa đảo người dân và doanh nghiệp. Cuối năm là thời điểm gia tăng các hình thức lừa đảo trực tuyến, Đại diện EcomViet khuyến cáo doanh nghiệp và người dân nên thận trọng kiểm tra, xác minh thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Cụ thể, mới đây, đối tượng sử dụng logo EcomViet, giả mạo con dấu và chữ ký, chức danh của Giám đốc EcomViet để soạn thảo Hợp đồng cam kết với khách hàng, dưới danh nghĩa “ECOMVIET COMPANNY LIMITED”. Đối tượng cũng giả mạo thông tin về người được ủy quyền, tuy nhiên, thông tin về tên và chức vụ của Người được ủy quyền hoàn toàn giả mạo. Đáng chú ý, đối tượng cũng tạo ứng dụng “ECOMVIET” và hướng dẫn người dùng tải ứng dụng qua 3 bước cụ thể hoặc quét mã QR để chuyển sang đường link ecomviet.store và cài đặt. Sau khi người dùng hoàn thành các thao tác cài đặt sẽ được nhận các thông tin trao đổi qua ứng dụng “ECOMVIET” này. Liên quan đến những thông tin này, ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc EcomViet khẳng định, EcomViet không có bất cứ Hợp đồng cam kết khách hàng và cũng không có bất kỳ hoạt động nào liên quan đến “ECOMVIET COMPANNY LIMITED” hay ứng dụng “ECOMVIET” trên điện thoại. Giám đốc EcomViet khuyến cáo doanh nghiệp và người dân trong mọi tình huống nên thận trọng kiểm tra, xác minh thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Trước đó, một số đối tượng đã cố tình sử dụng logo, tên của Cục TMĐT và Kinh tế số, Amazon Global Selling khiến doanh nghiệp và người dân hiểu đây là hoạt động triển khai Sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” giữa Cục TMĐT và Kinh tế số với Amazon Global Selling, từ đó, đưa các thông tin lừa đảo, dẫn dụ người dùng tham gia các hoạt động kinh doanh để lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Đầu mối triển khai các chương trình phối hợp về TMĐT xuyên biên giới của Cục TMĐT và Kinh tế số được giao cho Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet). Trước đó, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra chiều 7/12/2023, ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, cuối năm là thời điểm gia tăng các hình thức lừa đảo trực tuyến, do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác. Liên quan đến tình trạng lừa đảo dịp cuối năm, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, 11 tháng năm 2023, có gần 16.000 phản ánh lừa đảo được gửi đến các hệ thống cảnh báo, trong đó, có hơn 91% giả mạo lừa đảo liên quan đến tài chính. Để phòng ngừa, ngăn chặn các thủ đoạn lừa đảo, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) lưu ý người dân thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về các hình thức lừa đảo, mạo danh trên cổng Thông tin điện tử: chongthurac.vn. Khi nhận được các thông tin quảng cáo từ các lời chào mời với mức thu nhập hấp dẫn, người dân nên tìm hiểu kỹ thông tin của các doanh nghiệp; Không truy cập đường link, tải ứng dụng lạ khi chưa rõ thông tin; Không cung cấp hình ảnh thông tin cá nhân như: căn cước công dân, thông tin tài khoản ngân hàng… Tham khảo: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản Truy cứu TNHS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Hướng dẫn chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử
Chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử là phương thức quản lý của NHNN đối với các giao dịch trên môi trường điện tử nhằm điều phối và chống hành vi đáng ngờ, rửa tiền. Sau đây là hướng dẫn chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử: 1. Đối tượng nào phải báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử? Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm: - Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và thực hiện chuyển tiền thay mặt cho người khởi tạo; - Tổ chức tài chính trung gian là tổ chức nhận và chuyển lệnh chuyển tiền điện tử thay mặt cho tổ chức tài chính khởi tạo và tổ chức tài chính thụ hưởng hoặc thay mặt cho tổ chức tài chính trung gian khác; - Tổ chức tài chính thụ hưởng là tổ chức nhận lệnh chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tổ chức tài chính khởi tạo hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian và thực hiện chi trả cho người thụ hưởng. Như vậy, các đối tượng phải thực hiện chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm tổ chức tài chính khởi tạo, tổ chức tài chính trung gian, tổ chức tài chính thụ hưởng. 2. Thủ tục thực hiện báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử Căn cứ Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử được thực hiện như sau: - Đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập thông tin và báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 09/2023/TT-NHNN khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây: + Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử cùng ở Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương; + Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương. - Trường hợp đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính trung gian trong giao dịch chuyển tiền điện tử không phải thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này. - Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử tối thiểu gồm các thông tin sau: + Thông tin về tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng bao gồm: tên giao dịch của tổ chức hoặc chi nhánh giao dịch; địa chỉ trụ sở chính (hoặc mã ngân hàng đối với giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, mã SWIFT đối với chuyển tiền điện tử quốc tế); quốc gia nhận và chuyển tiền; + Thông tin về khách hàng là cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; số thị thực nhập cảnh (nếu có); địa chỉ đăng ký thường trú hoặc nơi ở hiện tại khác (nếu có); quốc tịch (theo chứng từ giao dịch); + Thông tin về khách hàng là tổ chức tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt (nếu có); địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; quốc gia nơi đặt trụ sở chính; + Thông tin về giao dịch: số tài khoản (nếu có); số tiền; loại tiền; số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (nếu loại tiền giao dịch là ngoại tệ); lý do, mục đích giao dịch; mã giao dịch; ngày giao dịch; + Thông tin khác theo yêu cầu của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền để phục vụ công tác quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ. - Các thông tin về ngày, tháng, năm sinh, số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số Hộ chiếu, số thị thực nhập cảnh (nếu có) quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này là không bắt buộc đối với: + Người thụ hưởng trong giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài; + Người khởi tạo trong giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế từ nước ngoài về Việt Nam. 3. Trường hợp nào tổ chức tài chính không phải báo cáo? Các giao dịch chuyển tiền điện tử không phải báo cáo được quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN bao gồm: - Giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ; - Giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính. 4. Quy định về hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử Theo Điều 10 Thông tư 09/2023/TT-NHNN hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử quy định như sau: - Hình thức báo cáo dữ liệu điện tử: + Đối tượng báo cáo thiết lập đường truyền, kết nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua Cục Công nghệ thông tin để gửi báo cáo, thông tin về phòng, chống rửa tiền; + Báo cáo dữ liệu điện tử được truyền qua đường truyền, mạng truyền tin quy định tại điểm a khoản này. Báo cáo dữ liệu điện tử phải theo đúng định dạng dữ liệu, cấu trúc file theo hướng dẫn của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền; + Đối tượng báo cáo được phép thực hiện chuyển tiền điện tử phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phù hợp phục vụ cho việc báo cáo bằng dữ liệu điện tử và phải có hệ thống phần mềm để quét, lọc theo danh sách đen, danh sách cảnh báo, danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 3 và khoản 1 Điều 17 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, phát hiện, cảnh báo dấu hiệu đáng ngờ nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền. - Thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử: đối tượng báo cáo phải gửi báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo, báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử trước 16 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày phát sinh giao dịch. Nếu ngày gửi báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.