Sinh con khi chồng chỉ mới hơn 13 tuổi: Có xử hình sự người vợ?
Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát quyết định công nhận thuận tình ly hôn, VKS đã phát hiện việc vợ chồng chị N, anh T có con khi anh T mới hơn 13 tuổi. Có con khi chồng mới hơn 13 tuổi Năm 2014, chị N (sinh năm 1990) và anh T (sinh năm 1995; cùng ngụ huyện H, tỉnh Phú Yên) sau một thời gian tìm hiểu, được sự đồng ý của hai gia đình đã tổ chức lễ cưới và đăng ký kết hôn tại UBND xã. Trước khi kết hôn, hai người có hai con chung là LKT (sinh năm 2008), LHT (sinh năm 2012), đến năm 2021 thì sinh thêm bé LTK. Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc cho đến hai năm gần đây thì phát sinh mâu thuẫn, bất đồng quan điểm, thường xuyên cãi nhau. Theo chị N, anh T có quan hệ bất chính với người phụ nữ khác, hai vợ chồng đã ly thân một năm nay, hiện nay tình cảm vợ chồng đã hết. Do đó, chị N làm đơn đề nghị TAND huyện sớm giải quyết cho vợ chồng chị được ly hôn. Ngày 18-2, TAND huyện H đã ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự là chị N, anh T. Qua công tác kiểm sát việc giải quyết ly hôn giữa chị N và anh T, thấy năm 2014 hai người tổ chức lễ cưới và đăng ký kết hôn theo quy định. Tuy nhiên, trước đó anh T và chị N đã có với nhau con chung là cháu LKT sinh ngày 20-10-2008. Hồ sơ thể hiện anh T sinh tháng 1-1995, chị N sinh năm 1990 nên lúc hai người có con chung là cháu LKT thì anh T mới hơn 13 tuổi, còn chị T đã 18 tuổi. Tranh cãi có xử lý hình sự hay không Theo khoản 1 Điều 115 BLHS năm 1999, người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Còn tại khoản 1 Điều 145 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của bộ luật này, thì bị phạt tù 1-5 năm”. Do thời điểm chị N và anh T thực hiện hành vi giao cấu là trước năm 2015 nên theo quy định thì trường hợp này sẽ áp dụng BLHS năm 1999. Thông thường, trong tội hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em, người phạm tội tham gia với vai trò là người thực hành đều là nam giới. Ở vụ việc nói trên thì ngược lại, chị N là người giao cấu với anh T (là trẻ em đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi). Điều này đặt ra vấn đề pháp lý là: Chị N có phạm tội giao cấu với trẻ em hay không khi mà thời điểm hai người có con chung đầu lòng, anh T mới hơn 13 tuổi? Quan điểm thứ nhất cho rằng Điều 115 BLHS năm 1999 chỉ quy định “người nào giao cấu với trẻ em…”, mà không quy định cụ thể “người nào” là nam hay nữ. Ngoài ra, Nghị quyết 06/2019 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn về các tội liên quan đến xâm hại tình dục cũng không nêu rõ chủ thể của các tội này phải là nam hay nữ. Do đó, chủ thể của tội xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi nói chung, tội giao cấu với trẻ em nói riêng không phân biệt là nam hay nữ. Vì vậy, hành vi của chị N giao cấu với anh T là trẻ em chưa đủ 16 tuổi có thể coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Quan điểm thứ hai thì cho rằng tuy BLHS và nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao quy định như vậy nhưng tiền lệ tố tụng từ trước đến nay chưa thấy có trường hợp nào xử lý hình sự về các tội xâm hại tình dục nói chung, xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi nói riêng mà người phạm tội là phụ nữ ở vai trò người thực hành. Các vụ án về loại tội này thì phụ nữ chỉ bị truy tố, xét xử với vai trò là đồng phạm (là người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức) hoặc là người đã thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Do đó, hành vi của chị N không bị xem xét xử lý về hình sự. Có thể thấy việc một phụ nữ đủ 18 tuổi có hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như trường hợp của chị N nói trên là rất hiếm gặp trên thực tế. Tuy nhiên, cần thiết phải có sự giải thích, hướng dẫn cụ thể hơn của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này để bảo đảm việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm. PLO
Giao cấu với trẻ em và mức đền bù
Em năm nay 21 tuổi và ba em không nhận em từ lúc mẹ em có thai. Lúc đó mẹ em mới học xong lớp 11 và ông ta lúc ấy đã ra trường đi dạy. Thì bây giờ mẹ em kiện ông ta thì mức đền bù cho mẹ em và phải đền bù tiền nuôi dưỡng em từ nhỏ đến 18t là bao nhiêu ạ. Và ông tay bây giờ đòi giành quyền nuôi em được không ạ.
Đây có được coi là phạm tội giao cấu với trẻ em
Sự việc diễn ra vào tháng 4 năm 2019 tại Bắc Giang liên quan đến ông Nghiêm Đình Hệ sinh năm 1964 thường trú tại Cầu Tây, Nghiêm Xá, Từ Sơn, Bắc Ninh. Với cháu bé sinh năm 2005 gọi ông bằng Bác. Tình tiết vụ án được ghi nhận bằng chứng cứ 1. Nội dung chát zalo giữa ông Hệ dụ dỗ cháu bé mua cho điện thoại Samsung S8. Trong đó có cả lời trách mắng của cháu về hành vi đưa cháu vào nhà nghỉ thực hiện hành vi dâm ô và có ý định giao cấu nhưng cháu không đồng ý. 2. Có hình ảnh ghi nhận lại hành vi dâm ô của ông Hệ do cháu bé ghi lại được Theo giám định của cơ quan hình sự, toàn bộ đều là chứng cứ thật, không phải cắt ghép. Tuy nhiên trong quá trình điều tra công an nói ông Hệ không thừa nhận hành vi giao cấu, cũng như có ý định giao cấu với cháu bé. Công an yêu cầu cháu bé phải có bằng chứng bằng video hay hình ảnh về hành vi đó của ông Hệ thì mới chứng minh được ông Hệ có ý định giao cấu bất thành với cháu. Vậy với những vụ án không người làm chứng, không có chứng cứ ghi nhận lại hành vi mà còn điều tra ra được. Vậy mà có video, có đoạn chát zalo nghiệp vụ công an không điều tra ra được, mà chỉ tin vào lời khai ông Hệ không nhận tội mà bỏ qua tình tiết trong zalo chát. Xin cho hỏi: 1.Nghiệp vụ điều tra xác minh có hay không có hành vi, hay ý định giao cấu với cháu bé là của cháu bé hay của công an? Với cách làm như vậy liệu công an có đang làm khó người bị hại hay không và có dấu hiệu bỏ sót tội phạm? 2.Nhưng nội dung chát Zalo có nói về những hành vi đó của ông Hệ có được xem là bằng chứng để suy luận logic có ý định giao cấu hay không? 3. Với chứng cứ như vậy công an có thể khép vào tội nào và khung hình phạt bao nhiêu năm tù? Xin cảm ơn!
Truy cứu trách nhiệm hình sự khi ly hôn
Trường hợp của bạn nêu do còn thiếu thông tin về bạn, chẳng hạn như hiện bạn bao nhiêu tuổi và khi bạn “quan hệ” với bạn gái thì lúc đó bạn bao nhiều tuổi... Tuy nhiên, mình vẫn nêu ra đây quy định của pháp luật về tội “Giao cấu với trẻ em” để bạn tham khảo, đối chiếu. Cụ thể, theo quy định tại Điều 145 - Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017: “1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: Phạm tội 2 lần trở lên; Đối với 2 người trở lên; Có tính chất loạn luân; Làm nạn nhân có thai; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh. Như vậy, theo những quy định này thì hành vi bị coi là phạm tội giao cấu với trẻ em trong Bộ luật Hình sự 2015 phải thỏa mãn các yếu tố, đó là về chủ thể, người thực hiện phải là người đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên). Thứ hai về khách thể, ở đây là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Đối tượng tác động của tội phạm là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Thứ ba, mặt khách quan, đây là hành vi giao cấu có sự đồng ý, chấp nhận của nạn nhân mặc dù người phạm tội không có bất kỳ thủ đoạn nào để ép buộc, khống chế nạn nhân. Trường hợp chủ thể dùng tiền hoặc tài sản trao đổi lấy việc giao cấu thuận tình với nạn nhân thì không cấu thành tội này. Thứ tư, mặt chủ quan, người thực hiện phải có lỗi cố ý... Tóm lại, tội giao cấu với trẻ em khi và chỉ khi một bên là người đã thành niên và một bên (người bị hại) là trẻ em cùng thống nhất thực hiện việc giao cấu với nhau. Căn cứ khoản 3 Điều 9 và điểm c khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự 2015: Trong trường hợp này nếu bạn đã thành niên thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù vì đã gây ra hậu quả là bạn gái có thai, sinh con. Với khung hình phạt lên đến 10 năm tù thì hành vi của bạn thuộc tội phạm rất nghiêm trọng, điều này đồng nghĩa với việc thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 15 năm. Và chỉ khi hết thời hạn đó thì bạn mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Một số kinh nghiệm giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em
Trong thời gian gần đây, tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em diễn biến phức tạp, tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, việc phát hiện, xác minh, khởi tố điều tra loại tội phạm này còn gặp rất nhiều khó khăn. Từ thực tế giải quyết các vụ án xâm phạm tình dục đối với trẻ em, Kiểm sát viên chia sẻ một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em. Quá trình giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em, các cơ quan tiến hành tố tụng thường gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau: Các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em thường xảy ra ở nơi vắng vẻ, chỉ có đối tượng và nạn nhân tại hiện trường, không có người làm chứng trực tiếp, trong khi các đối tượng bị tố cáo thường là ngoan cố, khai báo quanh co, chối tội hoặc chỉ nhận một phần hành vi phạm tội như chỉ nhận có hành vi dâm ô nhằm chối tội hoặc do bộ phận sinh dục của bị hại còn quá nhỏ vì chưa phát triển đầy đủ, khi bị xâm hại, các cháu thường dãy dụa, la hét kêu đau nên hầu như hành vi giao cấu đều ở mức độ chưa đạt về hậu quả. Có bị can khai khi thực hiện hành vi giao cấu, đã không thể đưa được dương vật vào sâu trong âm đạo của nạn nhân, vì còn quá nhỏ, hoặc bị can chỉ có ý định cọ sát dương vật của mình vào âm hộ của nạn nhân nhằm thỏa mãn dục vọng. Có bị can chối tội, chỉ khai nhận dùng ngón tay đưa vào âm đạo của nạn nhân hoặc chỉ có hành vi sờ mó, hôn vào phận sinh dục của nạn nhân.... dẫn đến quan điểm khác nhau trong việc đánh giá chứng cứ và xác định tội danh của người thực hiện hành vi phạm tội. Trong một số vụ án về hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, việc xác định tuổi của người bị hại gặp nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không xác định được chính xác tuổi của người bị hại để xác định người bị hại có phải là trẻ em hay không. Có trường hợp bị hại không có giấy khai sinh gốc, hoặc có giấy khai sinh nhưng ngày, tháng, năm sinh không chính xác hoặc giấy khai sinh chỉ ghi năm sinh. Có vụ án cha mẹ người bị hại nhớ nhầm ngày sinh của người bị hại (ngày âm lịch, ngày dương lịch). Khi xảy ra hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, để có căn cứ khởi tố, truy tố và xét xử đối tượng về các tội xâm hại tình dục trẻ em, thì cần phải có kết luận giám định pháp y và những vật chứng có liên quan để làm căn cứ, khẳng định ai là người thực hiện hành vi phạm tội. Có nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, gia đình biết nhưng lưỡng lự trong cách giải quyết do lo sợ ảnh hưởng đến tương lai của các em, dẫn đến trình báo muộn, không biết cách thu giữ vật chứng cần thiết để giao nộp cho cơ quan chức năng, nên đã vô tình tạo điều kiện để người thực hiện hành vi phạm tội có đủ thời gian xóa hết dấu vết. Có một số trường hợp, sau khi bị xâm hại tình dục suốt một thời gian dài, người bị hại mới tố cáo hành vi của người phạm tội do sợ danh dự, nhân phẩm của bản thân và gia đình bị ảnh hưởng. Do đó, việc thu thập chứng cứ đầy đủ, chính xác gặp nhiều khó khăn (vùng kín bị hóa sẹo, không thu được tinh dịch…) nên rất khó để xác định người bị hại có bị hiếp dâm hay không và ai là người thực hiện hành vi. Sự phối hợp và kết quả trả lời của các cơ quan liên quan cũng làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. Như cơ quan y tế và thăm khám ban đầu không mô tả rõ, không mô tả chi tiết, đầy đủ các thương tích trên cơ thể nạn nhân dẫn đến kết quả giám định của cơ quan có thẩm quyền cũng gặp nhiều khó khăn. Trong đó kết quả giám định là căn cứ quan trọng để xác định chính xác tội danh đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, ngay từ ban đầu các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ hơn để có kết quả chính xác giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ quyết định giải quyết vụ việc. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã được mở rộng hợn so với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Trong Bộ luật Hình sự 2015 có quy định “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”, đây là quy định phù hợp với xu thế của sự phát triển xã hội và phù hợp với thực trạng xã hội. Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”. Có quan điểm cho rằng: “hành vi quan hệ tình dục khác” được xác định là hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình với người khác dưới những hình thức nhất định: Như quan hệ bằng miệng, đường hậu môn, đưa ngón tay, dụng cụ tình dục vào âm đạo nhằm tạo ra hưng phấn tình dục. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng “hành vi quan hệ tình dục khác” như quan hệ bằng miệng, đường hậu môn… đây chỉ là bước khởi động để quan hệ tình dục. Vì vậy, để hiểu được, hiểu đúng cụm từ thực hiện“hành vi quan hệ tình dục khác” cũng cần được liên ngành Trung ương có hướng dẫn sớm để việc thực hiện không gặp nhiều khó khăn cũng như tránh bỏ lọt tội phạm. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em, đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau đây: Cần có phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ngay từ khi bắt đầu tiếp nhận đơn tố cáo của gia đình bị hại. Cần thực hiện ngay một số hoạt động như: kịp thời thu giữ dấu vết vật chất đặc biệt là lông, tóc, sợi, dịch, máu, quần áo, công cụ trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em; yêu cầu Cơ quan điều tra đưa ngay nạn nhân đi khám sản phụ khoa, kiểm tra xem xét toàn bộ các dấu vết nghi có liên quan trên thân thể nạn nhân; Công tác khám nghiệm hiện trường phải kịp thời, tỉ mỉ, toàn diện để đánh giá lời khai của bị hại có căn cứ hay không, sau đó là căn cứ để đấu tranh với bị can, thu giữ mẫu vật liên quan vụ án để giám định. Đồng thời, ra Quyết định trưng cầu giám định pháp y về tình dục đối với nạn nhân; Trưng cầu giám định dấu vết sinh học trong trường hợp thu giữ được các dấu vết tinh dịch; dấu vết lông, tóc... vì đây là những chứng cứ quan trọng để truy nguyên đối tượng. Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ kết quả khám thương ban đầu về các tổn thương bên ngoài bộ phận sinh dục của nạn nhân, từ đó kiểm sát chặt chẽ các nội dung cần phải trưng cầu giám định pháp y về tình dục, làm rõ hậu quả của vụ án.Kiểm sát viên phải thực sự trách nhiệm, luôn bám sát các hoạt động điều tra, phối hợp chặt chẽ với Điều tra thực hiện các biện pháp điều tra, thu thập chứng cứ đảm bảo theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong quá trình xét xử, chủ động phối hợp với Tòa án nhằm sớm đưa các vụ án ra xét xử, đề nghị mức án nghiêm khắc, tương xứng với hành vi bị cáo để Hội đồng xét xử đưa ra bản án có mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội. Đồng thời, trong quá trình xét xử phải đảm bảo các quyền của trẻ em, người chưa thành niên theo nguyên tắc “bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi”. Cơ quan điều tra cần khẩn trương lấy lời khai bị hại, đối tượng, nhân chứng; làm rõ người bị hại bị xâm hại tình dục một lần hay nhiều lần? Thời gian, không gian, địa điểm chính xác, hình thức, thủ đoạn của hành vi xâm hại; xem vụ án có đồng phạm hay không? bị can có tiền án tiền sự không? Bảo đảm để bị hại được thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người bị hại đặc biệt là trẻ em; tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em... Kịp thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền cử người giám hộ, người đại diện, người thực hiện trợ giúp pháp lý, người bào chữa, bào chữa viên nhân dân để tham gia tố tụng đối với bị hại là trẻ em. Theo vkshanoi.gov.vn Xem thêm: >>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu theo quy định mới
Phân biệt tội Hiếp dâm trẻ em và tội Giao cấu với trẻ em
Tiếp nối serie những bài viết so sánh, phân biệt các tội danh, hành vi. Hôm nay mình sẽ phân biệt hai tội danh” Hiếp dâm trẻ em” và “Giao cấu với trẻ em” được quy định tại Điều 112 và Điều 115 Bộ luật hình sự 1999. Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp các bạn học luật bị nhầm lẫn và không phân biệt này. Bài so sánh này sẽ giúp các bạn làm rõ. Hiếp dâm trẻ em Giao cấu với trẻ em Người phạm tội Từ đủ 14 tuổi trở lên. Từ đủ 18 tuổi trở lên Nạn nhân Dưới 16 tuổi Từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi Các khung hình phạt - Giao cấu (không kể thuận tình hay bị ép buộc) với trẻ em dưới 13 tuổi: Phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Ép buộc nạn nhân (Từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi) giao cấu: Phạt tù từ 7 – 15 năm. Giao cấu (thuận tình) bị phạt tù từ 1 – 5 năm tù. Các tình tiết tăng nặng Phạm tội với những tính chất sau đây thì sẽ tăng khung hình phạt lên thành từ 12 – 20 năm tù: - Có tính chất loạn luân; - Phạm tôi với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; - Làm nạn nhân có thai; - Gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân từ 31% - 60%; - Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội với những tính chất sau đây thì sẽ tăng khung hình phạt lên thành từ 3 – 10 năm tù: - Có tính chất loạn luân; - Phạm tôi với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; - Làm nạn nhân có thai; - Gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân từ 31% - 60%; - Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội với những tính chất sau đây thì sẽ tăng khung hình phạt lên thành từ 20 năm đến tù chung thân hoặc tử hình: - Phạm tội có tổ chức; - Phạm tội với nhiều người; - Nhiều người hiếp một người; - Phạm tội nhiều lần; - Gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân từ 61% trở lên; - Biết mình bị HIV rồi nhưng vẫn cố tình phạm tội; - Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Phạm tội với những tính chất sau đây thì sẽ tăng khung hình phạt lên thành từ 7 – 15 năm tù: - Biết mình bị HIV nhưng cố tình phạm tội. - Gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân từ 61% trở lên. Hình phạt bổ sung Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm. Không quy định
Quy định thời hiệu tố cáo đối với tội “hiếp dâm” trẻ em – Nên hay không?
Dẫn nhập: Cùng xem qua đoạn trích bên dưới trước khi vào vấn đề chính "Lúc đón dâu, ngoài lời “cha mẹ giao Linh cho con, con hãy yêu thương và chăm sóc nó”, mẹ Linh nói thầm vào tai Hiếu “con có thể đi tù bất cứ khi nào về tội Hiếp dâm trẻ em hoặc hiếp dâm đấy”. Bởi ngày Hiếu “quan hệ” với Linh, cô bé chưa đủ 16 tuổi. Với tội danh này, Hiếu có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình." Trích dẫn đoạn cuối bài viết “Gả chồng con ở tuổi 16 vì lỡ thuê gia sư nam đẹp trai” tại Báo điện tử Pháp luật Việt Nam. Nội dung chính: Thực tế nhiều bị cáo mắc phải tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 điều 112 Bộ luật Hình sự (Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình), tội giao cấu với trẻ em theo điều 115 Bộ luật Hình sự (Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm) một phần (hoặc nhiều phần) do bị hại gây ra. Song người phải chịu trách nhiệm hình sự là người “bị động”. Quay lại đoạn trích dẫn để cùng xem xét vấn đề: - Thời điểm bây giờ: Nếu Mẹ Linh hoặc Linh tố cáo Hiếu, chắc chắn rằng Hiếu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em theo điều 115. Đây là điều dễ hiểu, bởi theo góc nhìn của nhà lập pháp thì trường hợp này Linh (chưa đủ 16 tuổi) chưa nhận thức rõ hành vi của mình, trong khi đó Hiếu “biết rõ” mà vi phạm. - Thời điểm Linh đủ 18 tuổi trở về sau: Nếu Mẹ Linh hoặc Linh vì bất đồng quan điểm nào đó đối với Hiếu dẫn đến sự tức giận nên tố cáo Hiếu để “trả đủa”. Vậy là, Hiếu cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em theo điều 115. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự Hiếu trong các trường hợp nêu trên là hoàn toàn đúng luật nên chúng ta không cần bàn luận thêm trên mặt pháp luật; điều cần nói là nó có phù hợp với thực tiễn hay không? Giả định, thời điểm Linh đủ 18 tuổi (có năng lực hành vi dân sự đầy đủ), Linh vẫn chấp nhận Hiếu là “chồng thực tế” của mình, Linh cho rằng nếu “thời gian có quay trở lại” Linh vẫn chọn “như cũ” (nghĩa là dù lúc đó Linh chưa đủ 16 tuổi nhưng suy nghĩ giống như đã đủ 18 tuổi”) thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Hiếu không còn ý nghĩa. Mặt khác, nếu truy cứu trách nhiệm hình sự Hiếu có thể gây ra tiêu cực (tan vỡ hạnh phúc gia đình; Hiếu đi tù ai sẽ lo cho con của họ…). Bởi vậy, theo tôi cần quy định thời hiệu tố cáo dành cho người bị hại, như là: Trong thời hạn x năm kể từ ngày bị hại đủ 18 tuổi (có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) thì không còn quyền tố cáo người gây hại. Quy định như thế sẽ đảm bảo quyền lợi thực sự của bị hại cũng như người “gây hại” không phải sống trong cảnh áp lực (nếu mình “chống đối” vợ hoặc nhà vợ sẽ có nguy cơ ở tù)… P/s: Bài viết là quan điểm cá nhân, rất mong nhận được sự góp ý, thảo luận từ quý thành viên.
Sinh con khi chồng chỉ mới hơn 13 tuổi: Có xử hình sự người vợ?
Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát quyết định công nhận thuận tình ly hôn, VKS đã phát hiện việc vợ chồng chị N, anh T có con khi anh T mới hơn 13 tuổi. Có con khi chồng mới hơn 13 tuổi Năm 2014, chị N (sinh năm 1990) và anh T (sinh năm 1995; cùng ngụ huyện H, tỉnh Phú Yên) sau một thời gian tìm hiểu, được sự đồng ý của hai gia đình đã tổ chức lễ cưới và đăng ký kết hôn tại UBND xã. Trước khi kết hôn, hai người có hai con chung là LKT (sinh năm 2008), LHT (sinh năm 2012), đến năm 2021 thì sinh thêm bé LTK. Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc cho đến hai năm gần đây thì phát sinh mâu thuẫn, bất đồng quan điểm, thường xuyên cãi nhau. Theo chị N, anh T có quan hệ bất chính với người phụ nữ khác, hai vợ chồng đã ly thân một năm nay, hiện nay tình cảm vợ chồng đã hết. Do đó, chị N làm đơn đề nghị TAND huyện sớm giải quyết cho vợ chồng chị được ly hôn. Ngày 18-2, TAND huyện H đã ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự là chị N, anh T. Qua công tác kiểm sát việc giải quyết ly hôn giữa chị N và anh T, thấy năm 2014 hai người tổ chức lễ cưới và đăng ký kết hôn theo quy định. Tuy nhiên, trước đó anh T và chị N đã có với nhau con chung là cháu LKT sinh ngày 20-10-2008. Hồ sơ thể hiện anh T sinh tháng 1-1995, chị N sinh năm 1990 nên lúc hai người có con chung là cháu LKT thì anh T mới hơn 13 tuổi, còn chị T đã 18 tuổi. Tranh cãi có xử lý hình sự hay không Theo khoản 1 Điều 115 BLHS năm 1999, người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Còn tại khoản 1 Điều 145 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của bộ luật này, thì bị phạt tù 1-5 năm”. Do thời điểm chị N và anh T thực hiện hành vi giao cấu là trước năm 2015 nên theo quy định thì trường hợp này sẽ áp dụng BLHS năm 1999. Thông thường, trong tội hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em, người phạm tội tham gia với vai trò là người thực hành đều là nam giới. Ở vụ việc nói trên thì ngược lại, chị N là người giao cấu với anh T (là trẻ em đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi). Điều này đặt ra vấn đề pháp lý là: Chị N có phạm tội giao cấu với trẻ em hay không khi mà thời điểm hai người có con chung đầu lòng, anh T mới hơn 13 tuổi? Quan điểm thứ nhất cho rằng Điều 115 BLHS năm 1999 chỉ quy định “người nào giao cấu với trẻ em…”, mà không quy định cụ thể “người nào” là nam hay nữ. Ngoài ra, Nghị quyết 06/2019 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn về các tội liên quan đến xâm hại tình dục cũng không nêu rõ chủ thể của các tội này phải là nam hay nữ. Do đó, chủ thể của tội xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi nói chung, tội giao cấu với trẻ em nói riêng không phân biệt là nam hay nữ. Vì vậy, hành vi của chị N giao cấu với anh T là trẻ em chưa đủ 16 tuổi có thể coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Quan điểm thứ hai thì cho rằng tuy BLHS và nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao quy định như vậy nhưng tiền lệ tố tụng từ trước đến nay chưa thấy có trường hợp nào xử lý hình sự về các tội xâm hại tình dục nói chung, xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi nói riêng mà người phạm tội là phụ nữ ở vai trò người thực hành. Các vụ án về loại tội này thì phụ nữ chỉ bị truy tố, xét xử với vai trò là đồng phạm (là người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức) hoặc là người đã thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Do đó, hành vi của chị N không bị xem xét xử lý về hình sự. Có thể thấy việc một phụ nữ đủ 18 tuổi có hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như trường hợp của chị N nói trên là rất hiếm gặp trên thực tế. Tuy nhiên, cần thiết phải có sự giải thích, hướng dẫn cụ thể hơn của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này để bảo đảm việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm. PLO
Giao cấu với trẻ em và mức đền bù
Em năm nay 21 tuổi và ba em không nhận em từ lúc mẹ em có thai. Lúc đó mẹ em mới học xong lớp 11 và ông ta lúc ấy đã ra trường đi dạy. Thì bây giờ mẹ em kiện ông ta thì mức đền bù cho mẹ em và phải đền bù tiền nuôi dưỡng em từ nhỏ đến 18t là bao nhiêu ạ. Và ông tay bây giờ đòi giành quyền nuôi em được không ạ.
Đây có được coi là phạm tội giao cấu với trẻ em
Sự việc diễn ra vào tháng 4 năm 2019 tại Bắc Giang liên quan đến ông Nghiêm Đình Hệ sinh năm 1964 thường trú tại Cầu Tây, Nghiêm Xá, Từ Sơn, Bắc Ninh. Với cháu bé sinh năm 2005 gọi ông bằng Bác. Tình tiết vụ án được ghi nhận bằng chứng cứ 1. Nội dung chát zalo giữa ông Hệ dụ dỗ cháu bé mua cho điện thoại Samsung S8. Trong đó có cả lời trách mắng của cháu về hành vi đưa cháu vào nhà nghỉ thực hiện hành vi dâm ô và có ý định giao cấu nhưng cháu không đồng ý. 2. Có hình ảnh ghi nhận lại hành vi dâm ô của ông Hệ do cháu bé ghi lại được Theo giám định của cơ quan hình sự, toàn bộ đều là chứng cứ thật, không phải cắt ghép. Tuy nhiên trong quá trình điều tra công an nói ông Hệ không thừa nhận hành vi giao cấu, cũng như có ý định giao cấu với cháu bé. Công an yêu cầu cháu bé phải có bằng chứng bằng video hay hình ảnh về hành vi đó của ông Hệ thì mới chứng minh được ông Hệ có ý định giao cấu bất thành với cháu. Vậy với những vụ án không người làm chứng, không có chứng cứ ghi nhận lại hành vi mà còn điều tra ra được. Vậy mà có video, có đoạn chát zalo nghiệp vụ công an không điều tra ra được, mà chỉ tin vào lời khai ông Hệ không nhận tội mà bỏ qua tình tiết trong zalo chát. Xin cho hỏi: 1.Nghiệp vụ điều tra xác minh có hay không có hành vi, hay ý định giao cấu với cháu bé là của cháu bé hay của công an? Với cách làm như vậy liệu công an có đang làm khó người bị hại hay không và có dấu hiệu bỏ sót tội phạm? 2.Nhưng nội dung chát Zalo có nói về những hành vi đó của ông Hệ có được xem là bằng chứng để suy luận logic có ý định giao cấu hay không? 3. Với chứng cứ như vậy công an có thể khép vào tội nào và khung hình phạt bao nhiêu năm tù? Xin cảm ơn!
Truy cứu trách nhiệm hình sự khi ly hôn
Trường hợp của bạn nêu do còn thiếu thông tin về bạn, chẳng hạn như hiện bạn bao nhiêu tuổi và khi bạn “quan hệ” với bạn gái thì lúc đó bạn bao nhiều tuổi... Tuy nhiên, mình vẫn nêu ra đây quy định của pháp luật về tội “Giao cấu với trẻ em” để bạn tham khảo, đối chiếu. Cụ thể, theo quy định tại Điều 145 - Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017: “1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: Phạm tội 2 lần trở lên; Đối với 2 người trở lên; Có tính chất loạn luân; Làm nạn nhân có thai; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh. Như vậy, theo những quy định này thì hành vi bị coi là phạm tội giao cấu với trẻ em trong Bộ luật Hình sự 2015 phải thỏa mãn các yếu tố, đó là về chủ thể, người thực hiện phải là người đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên). Thứ hai về khách thể, ở đây là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Đối tượng tác động của tội phạm là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Thứ ba, mặt khách quan, đây là hành vi giao cấu có sự đồng ý, chấp nhận của nạn nhân mặc dù người phạm tội không có bất kỳ thủ đoạn nào để ép buộc, khống chế nạn nhân. Trường hợp chủ thể dùng tiền hoặc tài sản trao đổi lấy việc giao cấu thuận tình với nạn nhân thì không cấu thành tội này. Thứ tư, mặt chủ quan, người thực hiện phải có lỗi cố ý... Tóm lại, tội giao cấu với trẻ em khi và chỉ khi một bên là người đã thành niên và một bên (người bị hại) là trẻ em cùng thống nhất thực hiện việc giao cấu với nhau. Căn cứ khoản 3 Điều 9 và điểm c khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự 2015: Trong trường hợp này nếu bạn đã thành niên thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù vì đã gây ra hậu quả là bạn gái có thai, sinh con. Với khung hình phạt lên đến 10 năm tù thì hành vi của bạn thuộc tội phạm rất nghiêm trọng, điều này đồng nghĩa với việc thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 15 năm. Và chỉ khi hết thời hạn đó thì bạn mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Một số kinh nghiệm giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em
Trong thời gian gần đây, tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em diễn biến phức tạp, tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, việc phát hiện, xác minh, khởi tố điều tra loại tội phạm này còn gặp rất nhiều khó khăn. Từ thực tế giải quyết các vụ án xâm phạm tình dục đối với trẻ em, Kiểm sát viên chia sẻ một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em. Quá trình giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em, các cơ quan tiến hành tố tụng thường gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau: Các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em thường xảy ra ở nơi vắng vẻ, chỉ có đối tượng và nạn nhân tại hiện trường, không có người làm chứng trực tiếp, trong khi các đối tượng bị tố cáo thường là ngoan cố, khai báo quanh co, chối tội hoặc chỉ nhận một phần hành vi phạm tội như chỉ nhận có hành vi dâm ô nhằm chối tội hoặc do bộ phận sinh dục của bị hại còn quá nhỏ vì chưa phát triển đầy đủ, khi bị xâm hại, các cháu thường dãy dụa, la hét kêu đau nên hầu như hành vi giao cấu đều ở mức độ chưa đạt về hậu quả. Có bị can khai khi thực hiện hành vi giao cấu, đã không thể đưa được dương vật vào sâu trong âm đạo của nạn nhân, vì còn quá nhỏ, hoặc bị can chỉ có ý định cọ sát dương vật của mình vào âm hộ của nạn nhân nhằm thỏa mãn dục vọng. Có bị can chối tội, chỉ khai nhận dùng ngón tay đưa vào âm đạo của nạn nhân hoặc chỉ có hành vi sờ mó, hôn vào phận sinh dục của nạn nhân.... dẫn đến quan điểm khác nhau trong việc đánh giá chứng cứ và xác định tội danh của người thực hiện hành vi phạm tội. Trong một số vụ án về hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, việc xác định tuổi của người bị hại gặp nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không xác định được chính xác tuổi của người bị hại để xác định người bị hại có phải là trẻ em hay không. Có trường hợp bị hại không có giấy khai sinh gốc, hoặc có giấy khai sinh nhưng ngày, tháng, năm sinh không chính xác hoặc giấy khai sinh chỉ ghi năm sinh. Có vụ án cha mẹ người bị hại nhớ nhầm ngày sinh của người bị hại (ngày âm lịch, ngày dương lịch). Khi xảy ra hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, để có căn cứ khởi tố, truy tố và xét xử đối tượng về các tội xâm hại tình dục trẻ em, thì cần phải có kết luận giám định pháp y và những vật chứng có liên quan để làm căn cứ, khẳng định ai là người thực hiện hành vi phạm tội. Có nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, gia đình biết nhưng lưỡng lự trong cách giải quyết do lo sợ ảnh hưởng đến tương lai của các em, dẫn đến trình báo muộn, không biết cách thu giữ vật chứng cần thiết để giao nộp cho cơ quan chức năng, nên đã vô tình tạo điều kiện để người thực hiện hành vi phạm tội có đủ thời gian xóa hết dấu vết. Có một số trường hợp, sau khi bị xâm hại tình dục suốt một thời gian dài, người bị hại mới tố cáo hành vi của người phạm tội do sợ danh dự, nhân phẩm của bản thân và gia đình bị ảnh hưởng. Do đó, việc thu thập chứng cứ đầy đủ, chính xác gặp nhiều khó khăn (vùng kín bị hóa sẹo, không thu được tinh dịch…) nên rất khó để xác định người bị hại có bị hiếp dâm hay không và ai là người thực hiện hành vi. Sự phối hợp và kết quả trả lời của các cơ quan liên quan cũng làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. Như cơ quan y tế và thăm khám ban đầu không mô tả rõ, không mô tả chi tiết, đầy đủ các thương tích trên cơ thể nạn nhân dẫn đến kết quả giám định của cơ quan có thẩm quyền cũng gặp nhiều khó khăn. Trong đó kết quả giám định là căn cứ quan trọng để xác định chính xác tội danh đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, ngay từ ban đầu các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ hơn để có kết quả chính xác giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ quyết định giải quyết vụ việc. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã được mở rộng hợn so với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Trong Bộ luật Hình sự 2015 có quy định “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”, đây là quy định phù hợp với xu thế của sự phát triển xã hội và phù hợp với thực trạng xã hội. Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”. Có quan điểm cho rằng: “hành vi quan hệ tình dục khác” được xác định là hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình với người khác dưới những hình thức nhất định: Như quan hệ bằng miệng, đường hậu môn, đưa ngón tay, dụng cụ tình dục vào âm đạo nhằm tạo ra hưng phấn tình dục. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng “hành vi quan hệ tình dục khác” như quan hệ bằng miệng, đường hậu môn… đây chỉ là bước khởi động để quan hệ tình dục. Vì vậy, để hiểu được, hiểu đúng cụm từ thực hiện“hành vi quan hệ tình dục khác” cũng cần được liên ngành Trung ương có hướng dẫn sớm để việc thực hiện không gặp nhiều khó khăn cũng như tránh bỏ lọt tội phạm. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em, đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau đây: Cần có phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ngay từ khi bắt đầu tiếp nhận đơn tố cáo của gia đình bị hại. Cần thực hiện ngay một số hoạt động như: kịp thời thu giữ dấu vết vật chất đặc biệt là lông, tóc, sợi, dịch, máu, quần áo, công cụ trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em; yêu cầu Cơ quan điều tra đưa ngay nạn nhân đi khám sản phụ khoa, kiểm tra xem xét toàn bộ các dấu vết nghi có liên quan trên thân thể nạn nhân; Công tác khám nghiệm hiện trường phải kịp thời, tỉ mỉ, toàn diện để đánh giá lời khai của bị hại có căn cứ hay không, sau đó là căn cứ để đấu tranh với bị can, thu giữ mẫu vật liên quan vụ án để giám định. Đồng thời, ra Quyết định trưng cầu giám định pháp y về tình dục đối với nạn nhân; Trưng cầu giám định dấu vết sinh học trong trường hợp thu giữ được các dấu vết tinh dịch; dấu vết lông, tóc... vì đây là những chứng cứ quan trọng để truy nguyên đối tượng. Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ kết quả khám thương ban đầu về các tổn thương bên ngoài bộ phận sinh dục của nạn nhân, từ đó kiểm sát chặt chẽ các nội dung cần phải trưng cầu giám định pháp y về tình dục, làm rõ hậu quả của vụ án.Kiểm sát viên phải thực sự trách nhiệm, luôn bám sát các hoạt động điều tra, phối hợp chặt chẽ với Điều tra thực hiện các biện pháp điều tra, thu thập chứng cứ đảm bảo theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong quá trình xét xử, chủ động phối hợp với Tòa án nhằm sớm đưa các vụ án ra xét xử, đề nghị mức án nghiêm khắc, tương xứng với hành vi bị cáo để Hội đồng xét xử đưa ra bản án có mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội. Đồng thời, trong quá trình xét xử phải đảm bảo các quyền của trẻ em, người chưa thành niên theo nguyên tắc “bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi”. Cơ quan điều tra cần khẩn trương lấy lời khai bị hại, đối tượng, nhân chứng; làm rõ người bị hại bị xâm hại tình dục một lần hay nhiều lần? Thời gian, không gian, địa điểm chính xác, hình thức, thủ đoạn của hành vi xâm hại; xem vụ án có đồng phạm hay không? bị can có tiền án tiền sự không? Bảo đảm để bị hại được thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người bị hại đặc biệt là trẻ em; tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em... Kịp thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền cử người giám hộ, người đại diện, người thực hiện trợ giúp pháp lý, người bào chữa, bào chữa viên nhân dân để tham gia tố tụng đối với bị hại là trẻ em. Theo vkshanoi.gov.vn Xem thêm: >>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu theo quy định mới
Phân biệt tội Hiếp dâm trẻ em và tội Giao cấu với trẻ em
Tiếp nối serie những bài viết so sánh, phân biệt các tội danh, hành vi. Hôm nay mình sẽ phân biệt hai tội danh” Hiếp dâm trẻ em” và “Giao cấu với trẻ em” được quy định tại Điều 112 và Điều 115 Bộ luật hình sự 1999. Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp các bạn học luật bị nhầm lẫn và không phân biệt này. Bài so sánh này sẽ giúp các bạn làm rõ. Hiếp dâm trẻ em Giao cấu với trẻ em Người phạm tội Từ đủ 14 tuổi trở lên. Từ đủ 18 tuổi trở lên Nạn nhân Dưới 16 tuổi Từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi Các khung hình phạt - Giao cấu (không kể thuận tình hay bị ép buộc) với trẻ em dưới 13 tuổi: Phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Ép buộc nạn nhân (Từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi) giao cấu: Phạt tù từ 7 – 15 năm. Giao cấu (thuận tình) bị phạt tù từ 1 – 5 năm tù. Các tình tiết tăng nặng Phạm tội với những tính chất sau đây thì sẽ tăng khung hình phạt lên thành từ 12 – 20 năm tù: - Có tính chất loạn luân; - Phạm tôi với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; - Làm nạn nhân có thai; - Gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân từ 31% - 60%; - Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội với những tính chất sau đây thì sẽ tăng khung hình phạt lên thành từ 3 – 10 năm tù: - Có tính chất loạn luân; - Phạm tôi với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; - Làm nạn nhân có thai; - Gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân từ 31% - 60%; - Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội với những tính chất sau đây thì sẽ tăng khung hình phạt lên thành từ 20 năm đến tù chung thân hoặc tử hình: - Phạm tội có tổ chức; - Phạm tội với nhiều người; - Nhiều người hiếp một người; - Phạm tội nhiều lần; - Gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân từ 61% trở lên; - Biết mình bị HIV rồi nhưng vẫn cố tình phạm tội; - Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Phạm tội với những tính chất sau đây thì sẽ tăng khung hình phạt lên thành từ 7 – 15 năm tù: - Biết mình bị HIV nhưng cố tình phạm tội. - Gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân từ 61% trở lên. Hình phạt bổ sung Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm. Không quy định
Quy định thời hiệu tố cáo đối với tội “hiếp dâm” trẻ em – Nên hay không?
Dẫn nhập: Cùng xem qua đoạn trích bên dưới trước khi vào vấn đề chính "Lúc đón dâu, ngoài lời “cha mẹ giao Linh cho con, con hãy yêu thương và chăm sóc nó”, mẹ Linh nói thầm vào tai Hiếu “con có thể đi tù bất cứ khi nào về tội Hiếp dâm trẻ em hoặc hiếp dâm đấy”. Bởi ngày Hiếu “quan hệ” với Linh, cô bé chưa đủ 16 tuổi. Với tội danh này, Hiếu có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình." Trích dẫn đoạn cuối bài viết “Gả chồng con ở tuổi 16 vì lỡ thuê gia sư nam đẹp trai” tại Báo điện tử Pháp luật Việt Nam. Nội dung chính: Thực tế nhiều bị cáo mắc phải tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 điều 112 Bộ luật Hình sự (Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình), tội giao cấu với trẻ em theo điều 115 Bộ luật Hình sự (Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm) một phần (hoặc nhiều phần) do bị hại gây ra. Song người phải chịu trách nhiệm hình sự là người “bị động”. Quay lại đoạn trích dẫn để cùng xem xét vấn đề: - Thời điểm bây giờ: Nếu Mẹ Linh hoặc Linh tố cáo Hiếu, chắc chắn rằng Hiếu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em theo điều 115. Đây là điều dễ hiểu, bởi theo góc nhìn của nhà lập pháp thì trường hợp này Linh (chưa đủ 16 tuổi) chưa nhận thức rõ hành vi của mình, trong khi đó Hiếu “biết rõ” mà vi phạm. - Thời điểm Linh đủ 18 tuổi trở về sau: Nếu Mẹ Linh hoặc Linh vì bất đồng quan điểm nào đó đối với Hiếu dẫn đến sự tức giận nên tố cáo Hiếu để “trả đủa”. Vậy là, Hiếu cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em theo điều 115. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự Hiếu trong các trường hợp nêu trên là hoàn toàn đúng luật nên chúng ta không cần bàn luận thêm trên mặt pháp luật; điều cần nói là nó có phù hợp với thực tiễn hay không? Giả định, thời điểm Linh đủ 18 tuổi (có năng lực hành vi dân sự đầy đủ), Linh vẫn chấp nhận Hiếu là “chồng thực tế” của mình, Linh cho rằng nếu “thời gian có quay trở lại” Linh vẫn chọn “như cũ” (nghĩa là dù lúc đó Linh chưa đủ 16 tuổi nhưng suy nghĩ giống như đã đủ 18 tuổi”) thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Hiếu không còn ý nghĩa. Mặt khác, nếu truy cứu trách nhiệm hình sự Hiếu có thể gây ra tiêu cực (tan vỡ hạnh phúc gia đình; Hiếu đi tù ai sẽ lo cho con của họ…). Bởi vậy, theo tôi cần quy định thời hiệu tố cáo dành cho người bị hại, như là: Trong thời hạn x năm kể từ ngày bị hại đủ 18 tuổi (có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) thì không còn quyền tố cáo người gây hại. Quy định như thế sẽ đảm bảo quyền lợi thực sự của bị hại cũng như người “gây hại” không phải sống trong cảnh áp lực (nếu mình “chống đối” vợ hoặc nhà vợ sẽ có nguy cơ ở tù)… P/s: Bài viết là quan điểm cá nhân, rất mong nhận được sự góp ý, thảo luận từ quý thành viên.