Đề nghị mức án 15 cựu cán bộ công an, giáo dục gian lận điểm
(PLO)- 15 cựu cán bộ công an, giáo dục ở Hòa Bình bị đề nghị phạt tù trong vụ án gian lận thi cử ở địa phương này. Chiều 14-5, sau gần bốn ngày làm việc, phiên tòa xét xử 15 bị cáo trong vụ án gian lận thi cử tại Hòa Bình kết thúc phần thẩm vấn, chuyển sang tranh tụng. Mở đầu, đại diện VKS trình bày quan điểm luận tội đối với các bị cáo. Theo đó, cơ quan công tố đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Quang Vinh (cựu trưởng Phòng Khảo thí), bị cáo được xác định có vai trò chủ mưu, mức án 7-8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Cùng tội danh này, Khương Ngọc Chất (cựu trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình) bị đề nghị 5-6 năm tù, Nguyễn Khắc Tuấn (cựu chuyên viên Phòng Khảo thí) 5-6 năm tù, Đào Ngọc Thuật (cựu giáo viên Trường THPT Mường Bi) 3-4 năm tù. Ngoài ra, Diệp Thị Hồng Liên (cựu phó phòng khảo thí) 2,5-3 năm tù; Nguyễn Thị Thu Loan và Nguyễn Thị Hồng Chung (hai tổ trưởng chấm thi) 2-2,5 năm tù; Phùng Văn Thụ (cựu trưởng phòng giáo dục thường xuyên) 12-18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Quách Thanh Phúc (cựu hiệu phó trường THPT 19/5) và Nguyễn Tân Hưng (cựu cán bộ phòng khảo thí) 18-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Thị Hồng (cựu hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ), Nguyễn Đức Hoàng (cựu thanh tra viên phòng thanh tra) cùng Bùi Thanh Trà (tổ trưởng chấm thi) từ 2-2,5 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Vụ án này, Đỗ Mạnh Tuấn (cựu hiệu phó Trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy) là bị cáo duy nhất bị truy tố về hai tội danh. Đại diện VKS đề nghị tuyên phạt Tuấn 7-8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, 3-4 năm tù về nhận hối lộ, tổng hợp hình phạt 10-12 năm tù. Riêng Hồ Chúc (cựu giáo viên Trường THPT Thanh Hà) bị đề nghị 2-3 năm tù về tội đưa hối lộ. Theo Báo pháp luật TP.HCM
Những thí sinh không trúng tuyển trong vụ gian lận điểm sẽ xử lý thế nào?
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La xảy ra gian lận điểm thi. Bộ Công an đã bàn giao 25 sinh viên Sơn La và 28 em ở Hòa Bình được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 về địa phương. Nhiều đại học khác như Y Hà Nội, Kinh tế quốc tế hay Sư phạm Hà Nội cũng hoàn thành thủ tục buộc thôi học với thí sinh không đủ điều kiện. [Theo Vnexpress] Danh sách thí sinh và phụ huynh liên quan đến vụ bê bối cũng đã được hé lộ. Nhiều thí sinh đã tỏ ra hết sức bất bình khi bị “hụt”. Trao đổi với báo chí, thượng tá Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng phòng Tổng hợp, Cục Đào tạo (Bộ Công an), cho biết mỗi thí sinh khi đăng ký sơ tuyển vào các trường công an, đều được cấp một giấy chứng nhận sơ tuyển duy nhất và chỉ có giá trị tuyển sinh trong năm đó. Ngoài ra, chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường công an đã được Bộ Công an ban hành theo từng năm. Năm 2018, công tác tuyển sinh đã kết thúc, hiện các trường và công an địa phương triển khai thực hiện công tác tuyển sinh năm 2019. Do đó, Bộ Công an không tuyển bổ sung "Việc trúng tuyển đại học là xét theo điểm chuẩn. Nếu trường không điều chỉnh điểm chuẩn, các em bị rớt oan vẫn không vào đại học được. Đồng ý rằng chúng ta sẽ thấy vô lý khi sĩ tử rớt oan không được tuyển bổ sung. Nhưng hiện tại, thời gian cho việc xét tuyển bằng điểm thi cũng đã hết. Các trường không thể làm theo cảm tính" Chia sẻ của thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM [Nguồn: News.zing] Vậy Số thí sinh được nâng điểm để đậu đại học xem như những người "ngồi nhầm chỗ", chiếm chỗ của những thí sinh khác. Còn việc có tuyển bổ sung sau khi những người "ngồi nhầm chỗ" phải dừng học lại là quyền tự chủ trong tuyển sinh của mỗi cơ sở đào tạo. Trường hợp không tuyển bổ sung hoặc không xem xét lại dư luận sẽ đặt ra vấn đề "công bằng". Tuy nhiên phải xem xét lại quy chế tuyển sinh chứ không đơn thuần mỗi lần bị lên án là phải sửa. Bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Đề nghị mức án 15 cựu cán bộ công an, giáo dục gian lận điểm
(PLO)- 15 cựu cán bộ công an, giáo dục ở Hòa Bình bị đề nghị phạt tù trong vụ án gian lận thi cử ở địa phương này. Chiều 14-5, sau gần bốn ngày làm việc, phiên tòa xét xử 15 bị cáo trong vụ án gian lận thi cử tại Hòa Bình kết thúc phần thẩm vấn, chuyển sang tranh tụng. Mở đầu, đại diện VKS trình bày quan điểm luận tội đối với các bị cáo. Theo đó, cơ quan công tố đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Quang Vinh (cựu trưởng Phòng Khảo thí), bị cáo được xác định có vai trò chủ mưu, mức án 7-8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Cùng tội danh này, Khương Ngọc Chất (cựu trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình) bị đề nghị 5-6 năm tù, Nguyễn Khắc Tuấn (cựu chuyên viên Phòng Khảo thí) 5-6 năm tù, Đào Ngọc Thuật (cựu giáo viên Trường THPT Mường Bi) 3-4 năm tù. Ngoài ra, Diệp Thị Hồng Liên (cựu phó phòng khảo thí) 2,5-3 năm tù; Nguyễn Thị Thu Loan và Nguyễn Thị Hồng Chung (hai tổ trưởng chấm thi) 2-2,5 năm tù; Phùng Văn Thụ (cựu trưởng phòng giáo dục thường xuyên) 12-18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Quách Thanh Phúc (cựu hiệu phó trường THPT 19/5) và Nguyễn Tân Hưng (cựu cán bộ phòng khảo thí) 18-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Thị Hồng (cựu hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ), Nguyễn Đức Hoàng (cựu thanh tra viên phòng thanh tra) cùng Bùi Thanh Trà (tổ trưởng chấm thi) từ 2-2,5 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Vụ án này, Đỗ Mạnh Tuấn (cựu hiệu phó Trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy) là bị cáo duy nhất bị truy tố về hai tội danh. Đại diện VKS đề nghị tuyên phạt Tuấn 7-8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, 3-4 năm tù về nhận hối lộ, tổng hợp hình phạt 10-12 năm tù. Riêng Hồ Chúc (cựu giáo viên Trường THPT Thanh Hà) bị đề nghị 2-3 năm tù về tội đưa hối lộ. Theo Báo pháp luật TP.HCM
Những thí sinh không trúng tuyển trong vụ gian lận điểm sẽ xử lý thế nào?
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La xảy ra gian lận điểm thi. Bộ Công an đã bàn giao 25 sinh viên Sơn La và 28 em ở Hòa Bình được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 về địa phương. Nhiều đại học khác như Y Hà Nội, Kinh tế quốc tế hay Sư phạm Hà Nội cũng hoàn thành thủ tục buộc thôi học với thí sinh không đủ điều kiện. [Theo Vnexpress] Danh sách thí sinh và phụ huynh liên quan đến vụ bê bối cũng đã được hé lộ. Nhiều thí sinh đã tỏ ra hết sức bất bình khi bị “hụt”. Trao đổi với báo chí, thượng tá Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng phòng Tổng hợp, Cục Đào tạo (Bộ Công an), cho biết mỗi thí sinh khi đăng ký sơ tuyển vào các trường công an, đều được cấp một giấy chứng nhận sơ tuyển duy nhất và chỉ có giá trị tuyển sinh trong năm đó. Ngoài ra, chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường công an đã được Bộ Công an ban hành theo từng năm. Năm 2018, công tác tuyển sinh đã kết thúc, hiện các trường và công an địa phương triển khai thực hiện công tác tuyển sinh năm 2019. Do đó, Bộ Công an không tuyển bổ sung "Việc trúng tuyển đại học là xét theo điểm chuẩn. Nếu trường không điều chỉnh điểm chuẩn, các em bị rớt oan vẫn không vào đại học được. Đồng ý rằng chúng ta sẽ thấy vô lý khi sĩ tử rớt oan không được tuyển bổ sung. Nhưng hiện tại, thời gian cho việc xét tuyển bằng điểm thi cũng đã hết. Các trường không thể làm theo cảm tính" Chia sẻ của thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM [Nguồn: News.zing] Vậy Số thí sinh được nâng điểm để đậu đại học xem như những người "ngồi nhầm chỗ", chiếm chỗ của những thí sinh khác. Còn việc có tuyển bổ sung sau khi những người "ngồi nhầm chỗ" phải dừng học lại là quyền tự chủ trong tuyển sinh của mỗi cơ sở đào tạo. Trường hợp không tuyển bổ sung hoặc không xem xét lại dư luận sẽ đặt ra vấn đề "công bằng". Tuy nhiên phải xem xét lại quy chế tuyển sinh chứ không đơn thuần mỗi lần bị lên án là phải sửa. Bạn nghĩ sao về vấn đề này?