Phạm nhân là người đồng tính có được giam giữ ở buồng riêng không?
Việc giam giữ phạm nhân được phân chia theo giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe,... Vậy, nếu phạm nhân là người đồng tính thì có được giam giữ ở buồng riêng không? Phạm nhân là người đồng tính có được giam giữ ở buồng riêng không? Theo khoản 2, khoản 3 Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định: - Trong các khu giam giữ, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng: + Phạm nhân nữ; + Phạm nhân là người dưới 18 tuổi; + Phạm nhân là người nước ngoài; + Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; + Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án; + Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam; + Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân. - Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng. Như vậy, phạm nhân là người đồng tính thì có thể được giam giữ ở buồng riêng. Trại giam tổ chức giam giữ thế nào? Theo khoản 1 Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau: - Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm; - Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án; - Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật. Như vậy, trại tạm giam sẽ được chia làm 3 khu bao gồm khu giam giữ đối với phạm nhân tù trên 15 năm, chung thân, tái phạm nguy hiểm, khu giam giữ đối với phạm nhân tù 15 năm trở xuống, đã được giảm thời hạn chấp hành án còn dưới 15 năm, tái phạm nguy hiểm đã chấp hành 1/2 án phạt và buồng kỷ luật. Phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù thì được hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng thế nào? Theo Điều 45 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về tái hòa nhập cộng đồng như sau: - Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: + Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; + Định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm; + Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam. - Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: + Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; + Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; + Nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác. - Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp sau đây: + Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng; + Dạy nghề, giải quyết việc làm; + Trợ giúp về tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý; + Các biện pháp hỗ trợ khác. Như vậy, trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân. Và sau khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù thì nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị tạo điều kiện, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng.
Phạm nhân là người nước ngoài ngoài có được giam giữ riêng hay không?
Liên quan đến quy định pháp luật về hình sự hiện hành khi phạm tội tùy mức độ án sẽ được giam giữ những khu khác nhau, vậy vấn đề đặt ra nếu phạm nhân là người ngoại quốc thì sẽ bố trí giam chung hay có khu giam riêng tách biệt là câu hỏi chắc nhiều người quan tâm. Phạm nhân là người nước ngoài ngoài có được giam giữ riêng hay không? Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về giam giữ phạm nhân - Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau: + Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm; + Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án; + Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật. - Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng: + Phạm nhân nữ; + Phạm nhân là người dưới 18 tuổi; + Phạm nhân là người nước ngoài; Chế độ lao động của phạm nhân hiện nay được quy định ra sao? Căn cứ Điều 32 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân như sau: - Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật. Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân. - Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động. - Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động. - Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây: + Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận; + Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế; + Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận; + Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động. Xếp loại chấp hành án phạt tù của phạm nhân quy định thế nào? Căn cứ Điều 35 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về xếp loại chấp hành án phạt tù như sau: - Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù theo tuần, tháng, quý, 06 tháng, 01 năm. Việc nhận xét, đánh giá phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, dân chủ và bảo đảm tính liên tục. - Căn cứ kết quả thực hiện các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, học tập, lao động cải tạo, kết quả khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra để nhận xét, đánh giá và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân theo một trong các mức tốt, khá, trung bình, kém. - Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù theo quý, 06 tháng, 01 năm phải bằng văn bản, được lưu hồ sơ phạm nhân. Phạm nhân lập công thì được nâng mức xếp loại chấp hành án phạt tù. Do đó, đối với trường hơp trên phạm nhân và người nước ngoài thì sẽ được bố trí giam giữ riêng, đồng thời chế độ lao động của phạm nhân và liên quan đến việc xếp loại được thực hiện cụ thể theo nội dung nêu trên.
Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng?
Cơ sở giam giữ là nơi tổ chức giam giữ, quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bao gồm trại tạm giam, nhà tạm giữ, buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại khác nhau. Trong một số trường hợp nhất định người bị tạm giam, tạm giữ có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng. Theo quy định, có một số nhóm đố tượng có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng. Căn cứ Khoản 4 Điều 18 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định, người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng, cụ thể: - Người đồng tính, người chuyển giới; - Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này, bao gồm: + Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A; + Người bị kết án tử hình; + Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh. - Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng. Trên đây là những trường hợp người bị tạm giam, tạm giữ có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng.
Phạm nhân là người đồng tính có được giam giữ ở buồng riêng không?
Việc giam giữ phạm nhân được phân chia theo giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe,... Vậy, nếu phạm nhân là người đồng tính thì có được giam giữ ở buồng riêng không? Phạm nhân là người đồng tính có được giam giữ ở buồng riêng không? Theo khoản 2, khoản 3 Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định: - Trong các khu giam giữ, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng: + Phạm nhân nữ; + Phạm nhân là người dưới 18 tuổi; + Phạm nhân là người nước ngoài; + Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; + Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án; + Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam; + Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân. - Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng. Như vậy, phạm nhân là người đồng tính thì có thể được giam giữ ở buồng riêng. Trại giam tổ chức giam giữ thế nào? Theo khoản 1 Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau: - Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm; - Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án; - Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật. Như vậy, trại tạm giam sẽ được chia làm 3 khu bao gồm khu giam giữ đối với phạm nhân tù trên 15 năm, chung thân, tái phạm nguy hiểm, khu giam giữ đối với phạm nhân tù 15 năm trở xuống, đã được giảm thời hạn chấp hành án còn dưới 15 năm, tái phạm nguy hiểm đã chấp hành 1/2 án phạt và buồng kỷ luật. Phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù thì được hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng thế nào? Theo Điều 45 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về tái hòa nhập cộng đồng như sau: - Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: + Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; + Định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm; + Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam. - Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: + Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; + Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; + Nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác. - Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp sau đây: + Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng; + Dạy nghề, giải quyết việc làm; + Trợ giúp về tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý; + Các biện pháp hỗ trợ khác. Như vậy, trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân. Và sau khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù thì nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị tạo điều kiện, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng.
Phạm nhân là người nước ngoài ngoài có được giam giữ riêng hay không?
Liên quan đến quy định pháp luật về hình sự hiện hành khi phạm tội tùy mức độ án sẽ được giam giữ những khu khác nhau, vậy vấn đề đặt ra nếu phạm nhân là người ngoại quốc thì sẽ bố trí giam chung hay có khu giam riêng tách biệt là câu hỏi chắc nhiều người quan tâm. Phạm nhân là người nước ngoài ngoài có được giam giữ riêng hay không? Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về giam giữ phạm nhân - Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau: + Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm; + Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án; + Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật. - Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng: + Phạm nhân nữ; + Phạm nhân là người dưới 18 tuổi; + Phạm nhân là người nước ngoài; Chế độ lao động của phạm nhân hiện nay được quy định ra sao? Căn cứ Điều 32 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân như sau: - Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật. Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân. - Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động. - Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động. - Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây: + Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận; + Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế; + Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận; + Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động. Xếp loại chấp hành án phạt tù của phạm nhân quy định thế nào? Căn cứ Điều 35 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về xếp loại chấp hành án phạt tù như sau: - Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù theo tuần, tháng, quý, 06 tháng, 01 năm. Việc nhận xét, đánh giá phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, dân chủ và bảo đảm tính liên tục. - Căn cứ kết quả thực hiện các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, học tập, lao động cải tạo, kết quả khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra để nhận xét, đánh giá và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân theo một trong các mức tốt, khá, trung bình, kém. - Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù theo quý, 06 tháng, 01 năm phải bằng văn bản, được lưu hồ sơ phạm nhân. Phạm nhân lập công thì được nâng mức xếp loại chấp hành án phạt tù. Do đó, đối với trường hơp trên phạm nhân và người nước ngoài thì sẽ được bố trí giam giữ riêng, đồng thời chế độ lao động của phạm nhân và liên quan đến việc xếp loại được thực hiện cụ thể theo nội dung nêu trên.
Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng?
Cơ sở giam giữ là nơi tổ chức giam giữ, quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bao gồm trại tạm giam, nhà tạm giữ, buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại khác nhau. Trong một số trường hợp nhất định người bị tạm giam, tạm giữ có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng. Theo quy định, có một số nhóm đố tượng có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng. Căn cứ Khoản 4 Điều 18 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định, người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng, cụ thể: - Người đồng tính, người chuyển giới; - Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này, bao gồm: + Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A; + Người bị kết án tử hình; + Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh. - Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng. Trên đây là những trường hợp người bị tạm giam, tạm giữ có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng.