Gia nhập TPP: phải sửa 10 Bộ luật và Luật, 22 Nghị định và 2 Quyết định của Thủ tướng
http://www.youtube.com/watch?v=iwAQu-f1xDs Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Hội nghị vừa được Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phối hợp tổ chức sáng hôm qua 5/7. Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam mình sẽ phải sửa đổi, bổ sung hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật, mà cụ thể là 10 Bộ luật và Luật, 22 Nghị định và 2 Quyết định của Thủ tướng. Đồng thời sẽ ban hành thêm 9 văn bản quy phạm pháp luật và bãi bỏ 1 văn bản quy phạm pháp luật. Cũng tại phiên họp, các đại biểu chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng: “Trong các nước tham gia TPP thì không có nước nào phải sửa đổi pháp luật nhiều như Việt Nam với phạm vi sửa đổi trong các lĩnh vực lớn như Lao động, Sở hữu trí tuệ, Hình sự, Hải quan…”. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tiến hành cải cách pháp luật, hoàn thiện thể chế để đáp ứng nhu cầu hội nhập. Nội dung tại Hội nghị này sẽ góp phần vào việc phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP tại phiên họp Quốc hội sắp tới. Vài thông tin muốn chia sẻ với bà con cô bác Dân Luật. Nhưng mình thắc mắc là phải sửa đổi 10 Bộ luật và Luật, 22 Nghị định và 2 Quyết định của Thủ tướng, cụ thể là Bộ luật, Luật, Nghị định, Quyết định nào nhỉ? Chắc chắn rằng sẽ sửa đổi Bộ luật lao động 2012 rồi đó, số còn lại thì mình không biết nên bác nào biết thông tin thì chia sẻ với…! Chân thành cám ơn các bạn
Gia nhập TPP: các tiệm photocopy đứng trước nguy cơ bị kiểm soát
Hôm nọ xem tivi, nghe báo đài đưa tin, gia nhập TPP rồi, Việt Nam phải tôn trọng luật chơi chung, nhất là trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bị xem là nước vi phạm nhiều nhất về vấn đề bản quyền, quyền tác giả,…, liệu nước mình có biện pháp gì để ngăn chặn, để tôn trọng luật chơi chung TPP không? Câu trả lời, có lẽ là phải bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Ngày trước khi mình còn đi học, nhớ hoài câu nói của 1 người thầy: “Tôi chưa thấy sinh viên nước nào học sướng như ở Việt Nam, tài liệu, giáo trình được photo thoải mái với giá rẻ, còn ở nước ngoài, trong các thư viên có đặt máy photo, chỉ được mượn đọc hoặc photo 1 số trang, chứ không được photo hết” Vậy đấy các bạn, thấy sinh viên Việt Nam sướng chưa ?! Vậy mà có nhiều bạn còn lười lên lười xuống, bài tập được cho không tự động não suy nghĩ hay tìm tòi rồi thử làm trước đi, sau đó hỏi, vậy mới nhớ lâu. Lười biếng vậy hỏi sao ra trường không thất nghiệp cho được. Quay lại với chủ đề chính, nguyên nhân của việc vi phạm bản quyền, quyền tác giả này là do các bạn học sinh, sinh viên chưa được giáo dục ý thức tôn trọng bản quyền, công sức và giá trị lao động của người khác. Kèm thêm sự lười biếng và quản lý lỏng lẻo hoạt động của các tiệm photocopy nên tình trạng vi phạm bản quyền cứ ngày một nhân rộng ra. Lấy ví dụ 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: A có quyển sách gốc cho B mượn để photo tại tiệm C phục vụ cho mục đích học tập. Hỏi B và C có vi phạm Luật sở hữu trí tuệ không khi trong quyển sách gốc đó có yêu cầu nghiêm cấm sao chép? Trường hợp 2: Tiệm C thấy quyển sách gốc của A hút khách quá, nên đã photo sẵn hàng trăm bản để dành đó, khi có sinh viên hỏi mua thì bán ra với giá rẻ hơn 1/3 giá của sách gốc. Hỏi tiệm C có vi phạm bản quyền không trong khi quyển sách gốc đó có yêu cầu nghiêm cấm sao chép? Đó là 2 trường hợp dễ thấy nhất, ai qua rồi cái thời sinh viên cũng biết có trường hợp này, bạn nào học Luật thì biết đó là vi phạm sở hữu trí tuệ, bạn nào không học thì không biết. Nhưng biết thì biết mà vi phạm thì vẫn cứ vi phạm. Gia nhập luật chơi chung TPP rồi, Cộng đồng kinh tế AEC rồi và sắp tới còn nhiều hơn nữa, có lẽ việc kiểm soát vi phạm bản quyền là việc làm cần thiết và cần phải làm trước tiên. Nhưng liệu nên kiểm soát các tiệm photo như thế nào đây để hạn chế tối đa việc vi phạm bản quyền khi việc vi phạm này đã ăn mòn trong thói quen sử dụng của hầu hết người dân mình?
Gia nhập TPP: phải sửa 10 Bộ luật và Luật, 22 Nghị định và 2 Quyết định của Thủ tướng
http://www.youtube.com/watch?v=iwAQu-f1xDs Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Hội nghị vừa được Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phối hợp tổ chức sáng hôm qua 5/7. Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam mình sẽ phải sửa đổi, bổ sung hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật, mà cụ thể là 10 Bộ luật và Luật, 22 Nghị định và 2 Quyết định của Thủ tướng. Đồng thời sẽ ban hành thêm 9 văn bản quy phạm pháp luật và bãi bỏ 1 văn bản quy phạm pháp luật. Cũng tại phiên họp, các đại biểu chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng: “Trong các nước tham gia TPP thì không có nước nào phải sửa đổi pháp luật nhiều như Việt Nam với phạm vi sửa đổi trong các lĩnh vực lớn như Lao động, Sở hữu trí tuệ, Hình sự, Hải quan…”. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tiến hành cải cách pháp luật, hoàn thiện thể chế để đáp ứng nhu cầu hội nhập. Nội dung tại Hội nghị này sẽ góp phần vào việc phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP tại phiên họp Quốc hội sắp tới. Vài thông tin muốn chia sẻ với bà con cô bác Dân Luật. Nhưng mình thắc mắc là phải sửa đổi 10 Bộ luật và Luật, 22 Nghị định và 2 Quyết định của Thủ tướng, cụ thể là Bộ luật, Luật, Nghị định, Quyết định nào nhỉ? Chắc chắn rằng sẽ sửa đổi Bộ luật lao động 2012 rồi đó, số còn lại thì mình không biết nên bác nào biết thông tin thì chia sẻ với…! Chân thành cám ơn các bạn
Gia nhập TPP: các tiệm photocopy đứng trước nguy cơ bị kiểm soát
Hôm nọ xem tivi, nghe báo đài đưa tin, gia nhập TPP rồi, Việt Nam phải tôn trọng luật chơi chung, nhất là trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bị xem là nước vi phạm nhiều nhất về vấn đề bản quyền, quyền tác giả,…, liệu nước mình có biện pháp gì để ngăn chặn, để tôn trọng luật chơi chung TPP không? Câu trả lời, có lẽ là phải bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Ngày trước khi mình còn đi học, nhớ hoài câu nói của 1 người thầy: “Tôi chưa thấy sinh viên nước nào học sướng như ở Việt Nam, tài liệu, giáo trình được photo thoải mái với giá rẻ, còn ở nước ngoài, trong các thư viên có đặt máy photo, chỉ được mượn đọc hoặc photo 1 số trang, chứ không được photo hết” Vậy đấy các bạn, thấy sinh viên Việt Nam sướng chưa ?! Vậy mà có nhiều bạn còn lười lên lười xuống, bài tập được cho không tự động não suy nghĩ hay tìm tòi rồi thử làm trước đi, sau đó hỏi, vậy mới nhớ lâu. Lười biếng vậy hỏi sao ra trường không thất nghiệp cho được. Quay lại với chủ đề chính, nguyên nhân của việc vi phạm bản quyền, quyền tác giả này là do các bạn học sinh, sinh viên chưa được giáo dục ý thức tôn trọng bản quyền, công sức và giá trị lao động của người khác. Kèm thêm sự lười biếng và quản lý lỏng lẻo hoạt động của các tiệm photocopy nên tình trạng vi phạm bản quyền cứ ngày một nhân rộng ra. Lấy ví dụ 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: A có quyển sách gốc cho B mượn để photo tại tiệm C phục vụ cho mục đích học tập. Hỏi B và C có vi phạm Luật sở hữu trí tuệ không khi trong quyển sách gốc đó có yêu cầu nghiêm cấm sao chép? Trường hợp 2: Tiệm C thấy quyển sách gốc của A hút khách quá, nên đã photo sẵn hàng trăm bản để dành đó, khi có sinh viên hỏi mua thì bán ra với giá rẻ hơn 1/3 giá của sách gốc. Hỏi tiệm C có vi phạm bản quyền không trong khi quyển sách gốc đó có yêu cầu nghiêm cấm sao chép? Đó là 2 trường hợp dễ thấy nhất, ai qua rồi cái thời sinh viên cũng biết có trường hợp này, bạn nào học Luật thì biết đó là vi phạm sở hữu trí tuệ, bạn nào không học thì không biết. Nhưng biết thì biết mà vi phạm thì vẫn cứ vi phạm. Gia nhập luật chơi chung TPP rồi, Cộng đồng kinh tế AEC rồi và sắp tới còn nhiều hơn nữa, có lẽ việc kiểm soát vi phạm bản quyền là việc làm cần thiết và cần phải làm trước tiên. Nhưng liệu nên kiểm soát các tiệm photo như thế nào đây để hạn chế tối đa việc vi phạm bản quyền khi việc vi phạm này đã ăn mòn trong thói quen sử dụng của hầu hết người dân mình?