Chất thải rắn tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được xử lý thế nào?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có những quy chuẩn nào để quản lý chất thải hay không? Bởi lẽ, đối với các cơ sở này việc quản lý chất thải lại cực kì quan trọng, đặc biệt là đối với chất thải rắn. Theo đó, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Về vấn đề quản lý chất thải rắn trong cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-25:2010/BNNPTNT, như sau: (1) Thu gom, lưu trữ chất thải rắn thông thường trong cơ sở giết mổ - Phải lắp đặt các lưới chắn hoặc dụng cụ tương tự trên sàn nhà để thu gom chất thải rắn trong quá trình sản xuất. - Tại mỗi bộ phận sản xuất phải bố trí vị trí đặt dụng cụ phân loại chất thải rắn. Nơi phát sinh chất thải phải có đủ loại bao bì thu gom tương ứng. - Phải sử dụng bao bì đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày. - Những dụng cụ thu gom lông, biểu bì, phủ tạng, mỡ vụn, chất chứa trong đường tiêu hóa…phải được bố trí ở ngay những nơi phát sinh chất thải. - Bao bì sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho bao bì cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ chất thải. - Phân gia súc trong chuồng lưu giữ gia súc phải được quét dọn và xử lý hàng ngày. - Chất thải rắn thông thường phải được thu gom thường xuyên và định kỳ mang đi xử lý như rác thải sinh hoạt. Thời gian lưu giữ chất thải thông thường trong cơ sở giết mổ không quá 24 giờ. (2) Xử lý chất thải rắn thông thường trong cơ sở giết mổ - Sau khi phân loại, thu gom, chất thải rắn thông thường phải được ủ composting với thiết bị ủ compost kiểu kín, đứng, được thiết kế theo nguyên lý hoạt động liên tục. Chất thải sau khi ủ theo thời gian quy định sẽ được sử dụng làm phân bón cho cây trồng. - Đối với lông, da gia súc, gia cầm sử dụng làm nguyên liệu công nghiệp phải được thu gom, phun thuốc sát trùng trước khi mang đi sử dụng. - Cơ sở không có điều kiện ủ composting, phải chuyển giao chất thải rắn thông thường cho tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải mang đi xử lý theo quy định. (3) Thu gom, lưu giữ chất thải rắn nguy hại - Xác gia súc, gia cầm chết do bệnh hay nghi bệnh, các loại thịt, phủ tạng có bệnh tích phải được thu gom vào bao bì màu vàng, bên ngoài có dán biểu tượng chỉ chất thải nguy hại. Ngay sau khi có quyết định xử lý của cơ quan hoặc người có thẩm quyền, chủ cơ sở phải lập tức mang đi xử lý theo quy định. - Không được lưu trữ chất thải rắn nguy hại tại cơ sở giết mổ quá 8 giờ. (4) Xử lý chất thải rắn nguy hại - Xác gia súc, gia cầm chết do bệnh truyền nhiễm hay nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Phải báo ngay với cơ quan thú y có thẩm quyền và tiến hành xử lý tại cơ sở hoặc chuyển giao cho chủ thu gom, vận chuyển chất thải xử lý theo quy định. - Các chất thải rắn có mang bệnh tích phải xử lý theo quy định đối với chất thải rắn nguy hại, lây nhiễm sinh học. - Các loại bao bì đựng hóa chất sát trùng, nhựa thông, parafin dùng nhổ lông vịt phải được chuyển giao cho chủ thu gom, vận chuyển chất thải mang đi xử lý theo quy định. (5) Nơi lưu giữ chất thải - Mỗi loại chất thải phải có nơi lưu giữ riêng biệt. - Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải ở cuối hướng gió chính; cách xa nhà ăn, lối đi công cộng và khu vực sản xuất, nơi lưu giữ gia súc sống; có đường riêng để thuận tiện cho xe chuyên chở chất thải ra vào. - Khu vực lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào cách biệt với các khu vực khác trong cơ sở. Không để súc vật, các loài gậm nhấm xâm nhập khu vực lưu giữ chất thải. - Diện tích khu vực lưu giữ chất thải phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. - Phải có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh. - Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt. (6) Vận chuyển chất thải ra ngoài cơ sở giết mổ - Phương tiện vận chuyển chất thải phải kín bảo đảm không làm rơi vãi chất thải nước thải trong quá trình vận chuyển. - Chất thải nguy hại không được vận chuyển chung với chất thải thông thường. Nếu phải vận chuyển chung thì toàn bộ chất thải vận chuyển chung phải được xử lý như chất thải nguy hại. - Cơ sở phải quy định giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực sạch trong lò mổ. - Bao bì đựng chất thải phải buộc kín miệng. Không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển. (7) Quy định về chuyển giao chất thải - Trường hợp cơ sở giết mổ không có điều kiện xử lý chất thải tại chỗ thì chủ cơ sở phải chuyển giao chất thải cho các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải. - Việc chuyển giao chất thải phải thực hiện đúng quy định hiện hành, có hợp đồng chuyển giao cụ thể giữa cơ sở với chủ thu gom, vận chuyển chất thải. Ngoài ra, tại QCVN 01-25:2010/BNNPTNT còn quy định về quy chuẩn quản lý chất thải lỏng tại cở sở giết mổ gia súc, gia cầm. Xem chi tiết tại QCVN 01-25:2010/BNNPTNT.
Phát hiện hàng hóa là gia cầm nhập khẩu trái phép vào Việt Nam thì tiêu hủy ngay
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 426/CĐ-TTg năm 2023 ban hành ngày 18/52023 về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt các giải pháp cấp bách ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam. (1) Thực hiện quyết liệt việc ngăn chặn nhập khẩu gia cầm trái phép vào Việt Nam Các tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,... để ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép vào Việt Nam. Đặc biệt, trường hợp phát hiện các lô hàng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu bất hợp pháp phải thực hiện tái xuất hoặc tiêu hủy ngay; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, chỉ đạo lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Ban chỉ đạo 389 của địa phương tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới. Phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời bắt giữ và xử lý nghiêm các vụ nhập khẩu trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm của bệnh Cúm gia cầm và tác hại khi buôn bán, vận chuyển gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc. Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam. Đồng thời tập trung xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo quy định của Việt Nam và Tổ chức Thú y thế giới để thúc đẩy xuất khẩu. (2) Bộ NN&TPNT tăng cường công tác giám sát các địa phương xảy ra dịch bệnh - Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thú y tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Tăng cường công tác giám sát chủ động, phát hiện sớm các ổ dịch Cúm gia cầm để xử lý, không để dịch lây lan trên diện rộng; xác định nhanh các chủng vi rút Cúm gia cầm và đánh giá hiệu lực các vắc xin đối với các biến chủng Cúm gia cầm mới (nếu có). - Phối hợp với các tổ chức quốc tế tổng hợp thông tin Cúm gia cầm trong khu vực và trên thế giới. - Phối hợp với các địa phương và các bộ, ngành có liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam. - Tổ chức thực hiện Quyết định 172/QĐ-TTg năm 2019 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025”. Xem thêm Công điện 426/CĐ-TTg năm 2023 ban hành ngày 18/5/2023.
Chất thải rắn tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được xử lý thế nào?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có những quy chuẩn nào để quản lý chất thải hay không? Bởi lẽ, đối với các cơ sở này việc quản lý chất thải lại cực kì quan trọng, đặc biệt là đối với chất thải rắn. Theo đó, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Về vấn đề quản lý chất thải rắn trong cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-25:2010/BNNPTNT, như sau: (1) Thu gom, lưu trữ chất thải rắn thông thường trong cơ sở giết mổ - Phải lắp đặt các lưới chắn hoặc dụng cụ tương tự trên sàn nhà để thu gom chất thải rắn trong quá trình sản xuất. - Tại mỗi bộ phận sản xuất phải bố trí vị trí đặt dụng cụ phân loại chất thải rắn. Nơi phát sinh chất thải phải có đủ loại bao bì thu gom tương ứng. - Phải sử dụng bao bì đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày. - Những dụng cụ thu gom lông, biểu bì, phủ tạng, mỡ vụn, chất chứa trong đường tiêu hóa…phải được bố trí ở ngay những nơi phát sinh chất thải. - Bao bì sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho bao bì cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ chất thải. - Phân gia súc trong chuồng lưu giữ gia súc phải được quét dọn và xử lý hàng ngày. - Chất thải rắn thông thường phải được thu gom thường xuyên và định kỳ mang đi xử lý như rác thải sinh hoạt. Thời gian lưu giữ chất thải thông thường trong cơ sở giết mổ không quá 24 giờ. (2) Xử lý chất thải rắn thông thường trong cơ sở giết mổ - Sau khi phân loại, thu gom, chất thải rắn thông thường phải được ủ composting với thiết bị ủ compost kiểu kín, đứng, được thiết kế theo nguyên lý hoạt động liên tục. Chất thải sau khi ủ theo thời gian quy định sẽ được sử dụng làm phân bón cho cây trồng. - Đối với lông, da gia súc, gia cầm sử dụng làm nguyên liệu công nghiệp phải được thu gom, phun thuốc sát trùng trước khi mang đi sử dụng. - Cơ sở không có điều kiện ủ composting, phải chuyển giao chất thải rắn thông thường cho tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải mang đi xử lý theo quy định. (3) Thu gom, lưu giữ chất thải rắn nguy hại - Xác gia súc, gia cầm chết do bệnh hay nghi bệnh, các loại thịt, phủ tạng có bệnh tích phải được thu gom vào bao bì màu vàng, bên ngoài có dán biểu tượng chỉ chất thải nguy hại. Ngay sau khi có quyết định xử lý của cơ quan hoặc người có thẩm quyền, chủ cơ sở phải lập tức mang đi xử lý theo quy định. - Không được lưu trữ chất thải rắn nguy hại tại cơ sở giết mổ quá 8 giờ. (4) Xử lý chất thải rắn nguy hại - Xác gia súc, gia cầm chết do bệnh truyền nhiễm hay nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Phải báo ngay với cơ quan thú y có thẩm quyền và tiến hành xử lý tại cơ sở hoặc chuyển giao cho chủ thu gom, vận chuyển chất thải xử lý theo quy định. - Các chất thải rắn có mang bệnh tích phải xử lý theo quy định đối với chất thải rắn nguy hại, lây nhiễm sinh học. - Các loại bao bì đựng hóa chất sát trùng, nhựa thông, parafin dùng nhổ lông vịt phải được chuyển giao cho chủ thu gom, vận chuyển chất thải mang đi xử lý theo quy định. (5) Nơi lưu giữ chất thải - Mỗi loại chất thải phải có nơi lưu giữ riêng biệt. - Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải ở cuối hướng gió chính; cách xa nhà ăn, lối đi công cộng và khu vực sản xuất, nơi lưu giữ gia súc sống; có đường riêng để thuận tiện cho xe chuyên chở chất thải ra vào. - Khu vực lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào cách biệt với các khu vực khác trong cơ sở. Không để súc vật, các loài gậm nhấm xâm nhập khu vực lưu giữ chất thải. - Diện tích khu vực lưu giữ chất thải phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. - Phải có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh. - Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt. (6) Vận chuyển chất thải ra ngoài cơ sở giết mổ - Phương tiện vận chuyển chất thải phải kín bảo đảm không làm rơi vãi chất thải nước thải trong quá trình vận chuyển. - Chất thải nguy hại không được vận chuyển chung với chất thải thông thường. Nếu phải vận chuyển chung thì toàn bộ chất thải vận chuyển chung phải được xử lý như chất thải nguy hại. - Cơ sở phải quy định giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực sạch trong lò mổ. - Bao bì đựng chất thải phải buộc kín miệng. Không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển. (7) Quy định về chuyển giao chất thải - Trường hợp cơ sở giết mổ không có điều kiện xử lý chất thải tại chỗ thì chủ cơ sở phải chuyển giao chất thải cho các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải. - Việc chuyển giao chất thải phải thực hiện đúng quy định hiện hành, có hợp đồng chuyển giao cụ thể giữa cơ sở với chủ thu gom, vận chuyển chất thải. Ngoài ra, tại QCVN 01-25:2010/BNNPTNT còn quy định về quy chuẩn quản lý chất thải lỏng tại cở sở giết mổ gia súc, gia cầm. Xem chi tiết tại QCVN 01-25:2010/BNNPTNT.
Phát hiện hàng hóa là gia cầm nhập khẩu trái phép vào Việt Nam thì tiêu hủy ngay
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 426/CĐ-TTg năm 2023 ban hành ngày 18/52023 về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt các giải pháp cấp bách ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam. (1) Thực hiện quyết liệt việc ngăn chặn nhập khẩu gia cầm trái phép vào Việt Nam Các tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,... để ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép vào Việt Nam. Đặc biệt, trường hợp phát hiện các lô hàng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu bất hợp pháp phải thực hiện tái xuất hoặc tiêu hủy ngay; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, chỉ đạo lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Ban chỉ đạo 389 của địa phương tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới. Phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời bắt giữ và xử lý nghiêm các vụ nhập khẩu trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm của bệnh Cúm gia cầm và tác hại khi buôn bán, vận chuyển gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc. Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam. Đồng thời tập trung xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo quy định của Việt Nam và Tổ chức Thú y thế giới để thúc đẩy xuất khẩu. (2) Bộ NN&TPNT tăng cường công tác giám sát các địa phương xảy ra dịch bệnh - Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thú y tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Tăng cường công tác giám sát chủ động, phát hiện sớm các ổ dịch Cúm gia cầm để xử lý, không để dịch lây lan trên diện rộng; xác định nhanh các chủng vi rút Cúm gia cầm và đánh giá hiệu lực các vắc xin đối với các biến chủng Cúm gia cầm mới (nếu có). - Phối hợp với các tổ chức quốc tế tổng hợp thông tin Cúm gia cầm trong khu vực và trên thế giới. - Phối hợp với các địa phương và các bộ, ngành có liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam. - Tổ chức thực hiện Quyết định 172/QĐ-TTg năm 2019 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025”. Xem thêm Công điện 426/CĐ-TTg năm 2023 ban hành ngày 18/5/2023.