Thủ tục hải quan khi doanh nghiệp nội địa xuất sản phẩm gia công cho DNCX
DNCX có phải làm thủ tục hải quan khi nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa? Thủ tục hải quan khi doanh nghiệp nội địa xuất sản phẩm gia công cho DNCX được thực hiện như thế nào? 1. DNCX có phải làm thủ tục hải quan khi nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa? Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 76 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 52 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định về thủ tục hải quan đối với trường hợp doanh nghiệp chế xuất thuê doanh nghiệp nội địa gia công sản phẩm như sau: DNCX không phải làm thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa. 2. Thủ tục hải quan khi doanh nghiệp nội địa xuất sản phẩm gia công cho DNCX Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 76 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 52 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định về thủ tục hải quan đối với trường hợp doanh nghiệp chế xuất thuê doanh nghiệp nội địa gia công sản phẩm như sau: Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III Thông tư 38/2015/TT-BTC. Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ; Theo đó: - Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III Thông tư 38/2015/TT-BTC. - Địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Dẫn chiếu đến quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III Thông tư 38/2015/TT-BTC, thủ tục hải quan đối với quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài như sau: - Trường hợp 1: Doanh nghiệp nội địa xuất trực tiếp sản phẩm gia công cho DNCX Tại khoản 3 Điều 61 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC có quy định về thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công như sau: Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục xuất khẩu thực hiện việc kê khai sản phẩm gia công trên một dòng hàng và nguyên liệu, vật tư mua trong nước cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai, tại chỉ tiêu “mã số quản lý riêng” của dòng hàng khai mã “NVLCTXK”, tính thuế xuất khẩu, các loại thuế khác (nếu có) đối với nguyên liệu, vật tư trên tờ khai hải quan xuất khẩu. - Trường hợp 2: Trường hợp giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp Tại Điều 63 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định về thủ tục giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp như sau: - Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo qui định tại Điều 33 Nghị định 187/2013/NĐ-CP phải làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Theo đó, nếu giao, nhận sản phẩm gia công thuộc một trong hai trường hợp dưới đây thì mới thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: + Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam. + Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo - Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân Bên giao, Bên nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sản phẩm gia công chuyển tiếp được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư của hợp đồng gia công và được sử dụng đúng mục đích gia công. - Trường hợp hợp đồng gia công có sản phẩm gia công chuyển tiếp (hợp đồng gia công giao) và hợp đồng gia công sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp làm nguyên liệu gia công (hợp đồng gia công nhận) cùng một tổ chức, cá nhân nhận gia công thì tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ của cả Bên giao và Bên nhận. Tóm lại, nếu doanh nghiệp nội địa xuất trực tiếp sản phẩm gia công cho DNCX thì thực hiện thủ tục hải quan như thủ tục xuất khẩu thông thường. Nếu trường hợp giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp thì phải làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Hướng dẫn hoàn thuế nhập khẩu cho sản phẩm thuê gia công tại khu phi thuế quan
Ngày 26/6/2023 Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn 3249/TCHQ-TXNK năm 2023 về việc hoàn thuế nhập khẩu. Theo đó, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn hoàn thuế nhập khẩu cho sản phẩm thuê gia công tại khu phi thuế quan như sau: (1) Quy định về hàng hóa trong khu phi thuế quan Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. (2) Các trường hợp được hoàn thuế xuất nhập khẩu Căn cứ Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về các trường hợp hoàn thuế. Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa được hoàn thuế nhập khẩu. Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng nhập khẩu vào nội địa Việt Nam. (3) Hướng dẫn hoàn thuế đối với vật tư đưa đi gia công tại khu chế xuất Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau khi thuê phía nước ngoài gia công là tiền thuê gia công và trị giá của nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình gia công do phía nước ngoài cung cấp thể hiện trên hợp đồng gia công và các khoản điều chỉnh quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này; không tính vào trị giá hải quan sản phẩm sau gia công trị giá của vật tư, nguyên liệu đã xuất khẩu từ Việt Nam đưa đi gia công theo hợp đồng gia công. Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, kinh doanh đã nộp thuế nhập khẩu nhưng không trực tiếp sản xuất toàn bộ hàng hóa mà giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật tư này cho doanh nghiệp khác thực hiện gia công một hoặc một số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm gia công để tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thì không đáp ứng quy định về hoàn thuế nên không được hoàn thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, vật tư đưa đi gia công. Sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã đưa đi gia công tại doanh nghiệp chế xuất sau đó khi nhập khẩu trở lại Việt Nam để tiếp tục sản xuất và xuất khẩu phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và các văn bản hướng dẫn không quy định hoàn thuế nhập khẩu đối với trường hợp doanh nghiệp nộp thuế nhập khẩu cho sản phẩm thuê gia công tại khu phi thuế quan khi nhập khẩu vào nội địa sau đó tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Xem thêm Công văn 3249/TCHQ-TXNK năm 2023 ngày 26/6/2023.
Công ty gia công được xuất khẩu tại chỗ khi nào?
1. Xuất khẩu tại chỗ là gì? Tại khoản 3 Điều 182 Luật Thương mại 2005 quy định như sau: “Điều 182. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công ... 3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.” Theo đó, xuất khẩu tại chỗ được chỉ cho các trường hợp mà các doanh nghiệp tại Việt Nam sản xuất hàng hóa trong nước bán cho thương nhân nước ngoài, nhưng giao hàng cho một doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. 2. Điều kiện để bên gia công xuất khẩu tại chỗ Thêm vào đó, tại khoản 3 Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định: “Điều 42. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công 3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc; thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu quy định tại Điểm e Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều này được quy định như sau: a) Phải tuân thủ quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. b) Phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu.” Như vậy, công ty có thể bán hàng hóa cho một công ty khác ở Việt Nam (xuất khẩu tại chỗ) nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Có hợp đồng mua bán ký giữa công ty đặt gia công ở nước ngoài với công ty nhập khẩu (cụ thể là công ty tại Việt Nam có nhu cầu mua sản phẩm gia công trực tiếp tại công ty anh/chị – tạm gọi là bên thứ ba tại Việt nam). - Có văn bản ủy nhiệm của công ty đặt gia công cho công ty anh/chị thay mình xuất khẩu hàng hóa cho bên thứ ba tại Việt Nam. - Tuân thủ các quy định về quản lý xuất khẩu hàng hóa, về thuế và các nghĩa vụ tài chính tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Thuế suất khi doanh nghiệp chế xuất thi công hàng nội địa và liệu có được áp dụng ưu đãi thuế suất
Căn cứ Nghị định 82/2018/NĐ-CP có quy định: "Điều 30. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất ... 7. Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này." Đồng thời tại Công văn 5589/TCHQ-TXNK năm 2020 có quy định như sau: "2. Trường hợp DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa ... b) Đối với DNCX: Về thuế GTGT đối với dịch vụ gia công của DNCX cung cấp cho doanh nghiệp nội địa: Đề nghị đối chiếu quy định tại khoản 7 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ xác định rõ hoạt động gia công của DNCX có hay không thuộc hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam để áp dụng chính sách thuế GTGT theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp hoạt động gia công của DNCX thuộc hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định tại khoản 7 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ thì DNCX hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động gia công nêu trên với thuế suất thuế GTGT 10%." =>> Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động gia công của DNCX thuộc hoạt động mua bán hàng hóa và liên quan trực tiếp mua bán hàng hóa tại Việt Nam thì sẽ được áp dụng thuế GTGT 10%. Tại Công văn 4107/TCT-KK năm 2017 có quy định: "2. DNCX chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật. Các ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế và các ưu đãi tài chính khác áp dụng đối với việc sản xuất để xuất khẩu của DNCX không áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của DNCX.” Căn cứ các quy định nêu trên, DNCX không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hoạt động sản xuất để xuất khẩu nên không phải kê khai thuế GTGT với cơ quan thuế cho hoạt động này. Trường hợp ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu, DNCX còn được cấp phép để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam (bao gồm cả hoạt động giao dịch mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán - gọi chung là hoạt động quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu) theo quy định của pháp luật thì hoạt động này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, DNCX phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa và thực hiện mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất, đồng thời phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu. DNCX chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật, Các ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế và các ưu đãi tài chính khác áp dụng đối với việc sản xuất để xuất khẩu của DNCX không áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của DNCX." =>> Như vậy, doanh nghiệp chế xuất khi nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa sẽ thực hiện đăng ký với kê khai thuế GTGT với cơ quan thuế nội địa theo quy định trên. Đồng thời, căn cứ Điều 16 của Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì khoản thu nhập từ hoạt động gia công hàng hóa cho doanh nghiệp nội địa không được áp dụng mức ưu đãi thuế TNDN anh nha.
Gia công mặt hàng giảm thuế GTGT thì có được giảm thuế không
Căn cứ điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định: “Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng 1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng. ...” Theo đó, việc có được giảm thuế gia công hay không phụ thuộc vào hàng hóa có thuộc phụ lục I, II, III hay không. Nếu các hàng hóa thuộc phụ lục I, II, III Nghị định này thì không được giảm thuế GTGT thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Ngược lại, nếu hàng hóa gia công không thuộc phụ lục I, II, III thì được giảm thuế GTGT
Có phải xuất hóa đơn GTGT thuế 0% cho hàng hóa gia công xuất khẩu?
Kính chào anh chị Công ty tôi là công ty vốn 100% đầu tư nước ngoài, hình thức hoạt động là nhận gia công xuất khẩu hàng may mặc. Vậy quý anh chị cho tôi hỏi, khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa gia công có phải xuất hóa đơn gtgt (điện tử) thuế suất 0% hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công
Ngày 13/3/2019 Tổng Cục hải quan vừa ban hành Công văn 1417/TCHQ-TXNK giải đáp vướng mắc về chính sách thuế đối với hàng hóa là phế liệu đồng xuất khẩu gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu và đề nghị gia hạn nộp thuế đối với Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Ian Precision Việt Nam, với một số nội dung nổi bậc sau: Về chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công: Phế liệu, phế phẩm kim loại thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế xuất khẩu; Về gia hạn nộp thuế trong thời hạn 12 tháng: Trường hợp người nộp thuế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nhưng không có khả năng nộp đủ tiền thuế nợ trong một lần thì được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nếu có bảo lãnh và phải đáp ứng tất cả các điều kiện theo luật định; Hồ sơ, nơi tiếp nhận và thời hạn giải quyết nộp dần tiền thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 67 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Cũng theo hướng dẫn tại Công văn này thì có thể tìm hiểu thêm quy định tại các văn bản sau: Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Nghị định 83/2013/NĐ-CP , Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Gia công thức ăn chăn nuôi chịu thuế suất bao nhiêu?
Theo Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác chịu thuế suất 5%, do đó, ở khâu gia công thức ăn chăn nuôi cũng là 5%. Tuy nhiên quy định này đã bị bãi bỏ bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, hiện nay thức ăn chăn nuôi được xếp vào đối tượng không chịu thuế (theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC Bổ sung khoản 3a vào Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC). Do đó, gia công thức ăn chăn nuôi cũng là đối tượng không chịu thuế GTGT.
Thủ tục hải quan khi doanh nghiệp nội địa xuất sản phẩm gia công cho DNCX
DNCX có phải làm thủ tục hải quan khi nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa? Thủ tục hải quan khi doanh nghiệp nội địa xuất sản phẩm gia công cho DNCX được thực hiện như thế nào? 1. DNCX có phải làm thủ tục hải quan khi nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa? Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 76 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 52 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định về thủ tục hải quan đối với trường hợp doanh nghiệp chế xuất thuê doanh nghiệp nội địa gia công sản phẩm như sau: DNCX không phải làm thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa. 2. Thủ tục hải quan khi doanh nghiệp nội địa xuất sản phẩm gia công cho DNCX Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 76 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 52 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định về thủ tục hải quan đối với trường hợp doanh nghiệp chế xuất thuê doanh nghiệp nội địa gia công sản phẩm như sau: Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III Thông tư 38/2015/TT-BTC. Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ; Theo đó: - Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III Thông tư 38/2015/TT-BTC. - Địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Dẫn chiếu đến quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III Thông tư 38/2015/TT-BTC, thủ tục hải quan đối với quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài như sau: - Trường hợp 1: Doanh nghiệp nội địa xuất trực tiếp sản phẩm gia công cho DNCX Tại khoản 3 Điều 61 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC có quy định về thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công như sau: Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục xuất khẩu thực hiện việc kê khai sản phẩm gia công trên một dòng hàng và nguyên liệu, vật tư mua trong nước cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai, tại chỉ tiêu “mã số quản lý riêng” của dòng hàng khai mã “NVLCTXK”, tính thuế xuất khẩu, các loại thuế khác (nếu có) đối với nguyên liệu, vật tư trên tờ khai hải quan xuất khẩu. - Trường hợp 2: Trường hợp giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp Tại Điều 63 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định về thủ tục giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp như sau: - Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo qui định tại Điều 33 Nghị định 187/2013/NĐ-CP phải làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Theo đó, nếu giao, nhận sản phẩm gia công thuộc một trong hai trường hợp dưới đây thì mới thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: + Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam. + Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo - Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân Bên giao, Bên nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sản phẩm gia công chuyển tiếp được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư của hợp đồng gia công và được sử dụng đúng mục đích gia công. - Trường hợp hợp đồng gia công có sản phẩm gia công chuyển tiếp (hợp đồng gia công giao) và hợp đồng gia công sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp làm nguyên liệu gia công (hợp đồng gia công nhận) cùng một tổ chức, cá nhân nhận gia công thì tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ của cả Bên giao và Bên nhận. Tóm lại, nếu doanh nghiệp nội địa xuất trực tiếp sản phẩm gia công cho DNCX thì thực hiện thủ tục hải quan như thủ tục xuất khẩu thông thường. Nếu trường hợp giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp thì phải làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Hướng dẫn hoàn thuế nhập khẩu cho sản phẩm thuê gia công tại khu phi thuế quan
Ngày 26/6/2023 Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn 3249/TCHQ-TXNK năm 2023 về việc hoàn thuế nhập khẩu. Theo đó, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn hoàn thuế nhập khẩu cho sản phẩm thuê gia công tại khu phi thuế quan như sau: (1) Quy định về hàng hóa trong khu phi thuế quan Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. (2) Các trường hợp được hoàn thuế xuất nhập khẩu Căn cứ Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về các trường hợp hoàn thuế. Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa được hoàn thuế nhập khẩu. Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng nhập khẩu vào nội địa Việt Nam. (3) Hướng dẫn hoàn thuế đối với vật tư đưa đi gia công tại khu chế xuất Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau khi thuê phía nước ngoài gia công là tiền thuê gia công và trị giá của nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình gia công do phía nước ngoài cung cấp thể hiện trên hợp đồng gia công và các khoản điều chỉnh quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này; không tính vào trị giá hải quan sản phẩm sau gia công trị giá của vật tư, nguyên liệu đã xuất khẩu từ Việt Nam đưa đi gia công theo hợp đồng gia công. Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, kinh doanh đã nộp thuế nhập khẩu nhưng không trực tiếp sản xuất toàn bộ hàng hóa mà giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật tư này cho doanh nghiệp khác thực hiện gia công một hoặc một số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm gia công để tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thì không đáp ứng quy định về hoàn thuế nên không được hoàn thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, vật tư đưa đi gia công. Sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã đưa đi gia công tại doanh nghiệp chế xuất sau đó khi nhập khẩu trở lại Việt Nam để tiếp tục sản xuất và xuất khẩu phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và các văn bản hướng dẫn không quy định hoàn thuế nhập khẩu đối với trường hợp doanh nghiệp nộp thuế nhập khẩu cho sản phẩm thuê gia công tại khu phi thuế quan khi nhập khẩu vào nội địa sau đó tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Xem thêm Công văn 3249/TCHQ-TXNK năm 2023 ngày 26/6/2023.
Công ty gia công được xuất khẩu tại chỗ khi nào?
1. Xuất khẩu tại chỗ là gì? Tại khoản 3 Điều 182 Luật Thương mại 2005 quy định như sau: “Điều 182. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công ... 3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.” Theo đó, xuất khẩu tại chỗ được chỉ cho các trường hợp mà các doanh nghiệp tại Việt Nam sản xuất hàng hóa trong nước bán cho thương nhân nước ngoài, nhưng giao hàng cho một doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. 2. Điều kiện để bên gia công xuất khẩu tại chỗ Thêm vào đó, tại khoản 3 Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định: “Điều 42. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công 3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc; thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu quy định tại Điểm e Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều này được quy định như sau: a) Phải tuân thủ quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. b) Phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu.” Như vậy, công ty có thể bán hàng hóa cho một công ty khác ở Việt Nam (xuất khẩu tại chỗ) nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Có hợp đồng mua bán ký giữa công ty đặt gia công ở nước ngoài với công ty nhập khẩu (cụ thể là công ty tại Việt Nam có nhu cầu mua sản phẩm gia công trực tiếp tại công ty anh/chị – tạm gọi là bên thứ ba tại Việt nam). - Có văn bản ủy nhiệm của công ty đặt gia công cho công ty anh/chị thay mình xuất khẩu hàng hóa cho bên thứ ba tại Việt Nam. - Tuân thủ các quy định về quản lý xuất khẩu hàng hóa, về thuế và các nghĩa vụ tài chính tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Thuế suất khi doanh nghiệp chế xuất thi công hàng nội địa và liệu có được áp dụng ưu đãi thuế suất
Căn cứ Nghị định 82/2018/NĐ-CP có quy định: "Điều 30. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất ... 7. Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này." Đồng thời tại Công văn 5589/TCHQ-TXNK năm 2020 có quy định như sau: "2. Trường hợp DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa ... b) Đối với DNCX: Về thuế GTGT đối với dịch vụ gia công của DNCX cung cấp cho doanh nghiệp nội địa: Đề nghị đối chiếu quy định tại khoản 7 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ xác định rõ hoạt động gia công của DNCX có hay không thuộc hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam để áp dụng chính sách thuế GTGT theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp hoạt động gia công của DNCX thuộc hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định tại khoản 7 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ thì DNCX hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động gia công nêu trên với thuế suất thuế GTGT 10%." =>> Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động gia công của DNCX thuộc hoạt động mua bán hàng hóa và liên quan trực tiếp mua bán hàng hóa tại Việt Nam thì sẽ được áp dụng thuế GTGT 10%. Tại Công văn 4107/TCT-KK năm 2017 có quy định: "2. DNCX chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật. Các ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế và các ưu đãi tài chính khác áp dụng đối với việc sản xuất để xuất khẩu của DNCX không áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của DNCX.” Căn cứ các quy định nêu trên, DNCX không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hoạt động sản xuất để xuất khẩu nên không phải kê khai thuế GTGT với cơ quan thuế cho hoạt động này. Trường hợp ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu, DNCX còn được cấp phép để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam (bao gồm cả hoạt động giao dịch mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán - gọi chung là hoạt động quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu) theo quy định của pháp luật thì hoạt động này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, DNCX phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa và thực hiện mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất, đồng thời phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu. DNCX chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật, Các ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế và các ưu đãi tài chính khác áp dụng đối với việc sản xuất để xuất khẩu của DNCX không áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của DNCX." =>> Như vậy, doanh nghiệp chế xuất khi nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa sẽ thực hiện đăng ký với kê khai thuế GTGT với cơ quan thuế nội địa theo quy định trên. Đồng thời, căn cứ Điều 16 của Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì khoản thu nhập từ hoạt động gia công hàng hóa cho doanh nghiệp nội địa không được áp dụng mức ưu đãi thuế TNDN anh nha.
Gia công mặt hàng giảm thuế GTGT thì có được giảm thuế không
Căn cứ điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định: “Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng 1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng. ...” Theo đó, việc có được giảm thuế gia công hay không phụ thuộc vào hàng hóa có thuộc phụ lục I, II, III hay không. Nếu các hàng hóa thuộc phụ lục I, II, III Nghị định này thì không được giảm thuế GTGT thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Ngược lại, nếu hàng hóa gia công không thuộc phụ lục I, II, III thì được giảm thuế GTGT
Có phải xuất hóa đơn GTGT thuế 0% cho hàng hóa gia công xuất khẩu?
Kính chào anh chị Công ty tôi là công ty vốn 100% đầu tư nước ngoài, hình thức hoạt động là nhận gia công xuất khẩu hàng may mặc. Vậy quý anh chị cho tôi hỏi, khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa gia công có phải xuất hóa đơn gtgt (điện tử) thuế suất 0% hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công
Ngày 13/3/2019 Tổng Cục hải quan vừa ban hành Công văn 1417/TCHQ-TXNK giải đáp vướng mắc về chính sách thuế đối với hàng hóa là phế liệu đồng xuất khẩu gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu và đề nghị gia hạn nộp thuế đối với Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Ian Precision Việt Nam, với một số nội dung nổi bậc sau: Về chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công: Phế liệu, phế phẩm kim loại thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế xuất khẩu; Về gia hạn nộp thuế trong thời hạn 12 tháng: Trường hợp người nộp thuế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nhưng không có khả năng nộp đủ tiền thuế nợ trong một lần thì được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nếu có bảo lãnh và phải đáp ứng tất cả các điều kiện theo luật định; Hồ sơ, nơi tiếp nhận và thời hạn giải quyết nộp dần tiền thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 67 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Cũng theo hướng dẫn tại Công văn này thì có thể tìm hiểu thêm quy định tại các văn bản sau: Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Nghị định 83/2013/NĐ-CP , Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Gia công thức ăn chăn nuôi chịu thuế suất bao nhiêu?
Theo Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác chịu thuế suất 5%, do đó, ở khâu gia công thức ăn chăn nuôi cũng là 5%. Tuy nhiên quy định này đã bị bãi bỏ bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, hiện nay thức ăn chăn nuôi được xếp vào đối tượng không chịu thuế (theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC Bổ sung khoản 3a vào Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC). Do đó, gia công thức ăn chăn nuôi cũng là đối tượng không chịu thuế GTGT.