Thủ tục ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
Đối với các đơn vị muốn thực hiện việc ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng thì phải thực hiện các bước ghi nhận như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ và đáp ứng điều kiện gì để thực hiện việc ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. Căn cứ mục 8 Phần II Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT năm 2023 hướng dẫn trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện cần có để thực hiện ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như sau: Trình tự thực hiện ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ - Trường hợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; - Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân; - Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân. Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông báo ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng, trả kết quả cho tổ chức đăng ký và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do. Thành phần hồ sơ thực hiện ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng - Đơn yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 29 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ; - Danh sách thành viên có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng và bản sao có chứng thực quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đăng ký dịch vụ đại diện quyền với thành viên đó. Điều kiện thực hiện ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng - Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam; - Có ít nhất một cá nhân có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện cần có để thực hiện ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
Thủ tục ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện như thế nào?
Thủ tục ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp là thủ tục hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được công bố tại Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trình tự thực hiện ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ. - Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét hồ sơ theo quy định sau đây: - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp; ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp, Cổng thông tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo các thiếu sót của hồ sơ và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót; - Trường hợp người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Cách thức thực hiện ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp - Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ. - Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thành phần, số lượng hồ sơ ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Tờ khai yêu cầu ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục V Nghị định số 65/2023/NĐ-CP; + Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đối với người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); + Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). Thời hạn giải quyết ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp: 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp: - Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; - Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Phí, lệ phí ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp: Không yêu cầu Kết quả thực hiện thủ tục hành chính ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp: Quyết định ghi nhận/Quyết định từ chối ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp. Trên đây là thủ tục hành chính ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp.
Thủ tục ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
Đối với các đơn vị muốn thực hiện việc ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng thì phải thực hiện các bước ghi nhận như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ và đáp ứng điều kiện gì để thực hiện việc ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. Căn cứ mục 8 Phần II Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT năm 2023 hướng dẫn trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện cần có để thực hiện ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như sau: Trình tự thực hiện ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ - Trường hợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; - Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân; - Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân. Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông báo ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng, trả kết quả cho tổ chức đăng ký và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do. Thành phần hồ sơ thực hiện ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng - Đơn yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 29 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ; - Danh sách thành viên có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng và bản sao có chứng thực quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đăng ký dịch vụ đại diện quyền với thành viên đó. Điều kiện thực hiện ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng - Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam; - Có ít nhất một cá nhân có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện cần có để thực hiện ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
Thủ tục ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện như thế nào?
Thủ tục ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp là thủ tục hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được công bố tại Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trình tự thực hiện ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ. - Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét hồ sơ theo quy định sau đây: - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp; ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp, Cổng thông tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo các thiếu sót của hồ sơ và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót; - Trường hợp người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Cách thức thực hiện ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp - Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ. - Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thành phần, số lượng hồ sơ ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Tờ khai yêu cầu ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục V Nghị định số 65/2023/NĐ-CP; + Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đối với người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); + Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). Thời hạn giải quyết ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp: 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp: - Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; - Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Phí, lệ phí ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp: Không yêu cầu Kết quả thực hiện thủ tục hành chính ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp: Quyết định ghi nhận/Quyết định từ chối ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp. Trên đây là thủ tục hành chính ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp.