Điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế - Luật 2024 tất cả các ngành
Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM) sẽ công bố điểm chuẩn vào lúc 17:08 ngày 17/8/2024 (chiều nay). Theo đó, điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế - Luật 2024 tất cả các ngành là bao nhiêu? Điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế - Luật 2024 tất cả các ngành Link tra cứu kết quả tuyển sinh trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG TP. HCM: Tại đây Đối tượng nào được tuyển sinh vào trường đại học? Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm: - Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; - Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật. Như vậy, người đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp nghề cùng nhóm ngành dự tuyển đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức theo quy định sẽ được dự tuyển vào trường đại học. Điều kiện được tuyển vào trường đại học là gì? Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau: - Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT; - Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; - Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định. Như vậy, các đối tượng dự tuyển phải đạt ngưỡng đầu vào, có đủ sức khoẻ và có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định thì mới được tham gia tuyển sinh vào trường đại học.
Bộ GDĐT quy định Hồ sơ dự tuyển đi học nước ngoài từ 30/01/2023
Ngày 15/12/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sửa đổi , bổ sung đối tượng áp dụng Theo đó, tại Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT đã sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 1 của Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT về đối tượng áp dụng như sau: Quy chế này áp dụng đối với việc tuyển sinh trung học phổ thông, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập và bồi dưỡng về ngoại ngữ ở nước ngoài. So với quy định trước đó, Thông tư đã bổ sung thêm đối tượng áp dụng đối với việc tuyển sinh sư phạm, sửa đổi đối với tuyển sinh đối tượng bồi dưỡng về ngoại ngữ ở nước ngoài và không còn áp dụng đối với trung cấp. Ngoài ra tại Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT về đối tượng, tiêu chuẩn và hồ sơ dự tuyển như sau: Sửa đổi, bổ sung đối tượng và tiêu chuẩn dự tuyển Đối tượng dự tuyển đi học nước ngoài là công dân Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP. Cụ thể: Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; - Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng và đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của chương trình học bổng; -Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử đi học (đối với trường hợp có cơ quan công tác); - Đáp ứng các quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của Đảng (đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức và là đảng viên). Bổ sung và nêu rõ về các giấy tờ cần có trong Hồ sơ dự tuyển Theo đó, hồ sơ dự tuyển bao gồm: - Công văn của cơ quan quản lý trực tiếp cử dự tuyển (đối với trường hợp có cơ quan công tác); - Cam kết thực hiện trách nhiệm của người được cử đi dự tuyển theo yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác); - Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với trường hợp không có cơ quan công tác); - Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng; - Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện đi học nước ngoài; - Các giấy tờ khác (nếu có) theo yêu cầu của chương trình học bổng và cơ quan cử đi học. Xem chi tiết tại Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 30/01/2023.
Bị kỷ luật buộc thôi việc sẽ không được tuyển lại vào làm viên chức?
Viên chức bị buộc thôi việc - Ảnh minh họa Hình thức kỷ luật buộc thôi việc sẽ làm chấm dứt quan hệ lao động của Viên chức, đồng nghĩa với việc họ không còn là viên chức nữa. Tuy nhiên, người bị buộc thôi việc vẫn muốn tiếp tục dự tuyển vào các cơ quan nhà nước khác thì có bị cấm hay không? Thứ nhất, những quy định liên quan đến viên chức sau khi bị kỷ luật Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, trong đó Khoản 1 Điều 40 Nghị định này có nội dung: “1. Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc a) Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. b) Đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền quản lý viên chức lưu giữ hồ sơ viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác (có xác nhận) khi viên chức bị xử lý kỷ luật có yêu cầu. c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thời việc có hiệu lực, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.” Theo đó: - Viên chức bị buộc thôi việc không được hưởng chế độ BHXH nhưng vẫn được tính thời gian làm việc đã đóng BHXH. - Sau 12 tháng kể từ ngày bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì viên chức mới có quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan nhà nước. Thứ hai, những người không được đăng ký dự tuyển viên chức Mặc dù pháp luật cho phép viên chức có quyền tiếp tục dự tuyển vào các cơ quan nhà nước sau 12 tháng từ ngày bị kỷ luật thôi việc, tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 22 Luật viên chức 2010 (sửa đổi 2019) thì: “2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức: a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng” Như vậy cần xem xét ở thời điểm đăng ký dự tuyển, viên chức có đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa hay không. Ngoài ra, tại Điểm g Khoản 1 Điều 22 còn quy định một trong những điều kiện để được đăng ký dự tuyển là: “Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.” Việc đăng ký dự tuyển trong trường hợp đã từng bị kỷ luật còn phụ thuộc vào yêu cầu của cơ quan, tổ chức mà viên chức muốn dự tuyển. Như vậy, viên chức hoàn toàn có quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan nhà nước, tổ chức khác sau 12 tháng kể từ khi bị kỷ luật buộc thôi việc, tuy nhiên cần xem xét các điều kiện để đăng ký dự tuyển.
XEM XÉT BỎ ĐIỀU KIỆN HỘ KHẨU KHI THI TUYỂN CÔNG CHỨC
Từ nhiều năm nay, ở Việt Nam nói chung và địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) nói riêng, khi thi tuyển vào công chức thì một trong các điều kiện cần phải đáp ứng đó là có hộ khẩu ở Tp.HCM. Quy định này vô hình trung đã tạo ra rào cản thú hút nhiều nhân tài được cống hiến hết mình cho cơ quan nhà nước. Đầu tiên chúng ta nên xem xét trên khía cạnh pháp luật quy định về điều kiện để thi tuyển công chức. Theo đó, quy định tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức chỉ rõ: Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức 1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức: a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; b) Đủ 18 tuổi trở lên; c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Nếu chỉ trích dẫn điều này thì nhiều ý kiến sẽ đưa điều kiện “Hộ khẩu” vào điểm g phía trên với lý do công việc cần thiết để quản lý, kiểm soát công chức. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2010/BNV: “Riêng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển do cơ quan sử dụng công chức xây dựng trên cơ sở bản mô tả công việc gắn với chuyên ngành đào tạo, các kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức của vị trí dự tuyển.”. Có thể thấy rõ quy định của pháp luật không hề đặt ra điều kiện về hộ khẩu đối với người có nguyện vọng dự tuyển công chức. Tp.HCM đã có chính sách mời gọi gọi Việt kiều về nước để tham gia đóng góp với mức lương cao, thậm chí còn trả mức lương rất cao để thuê chuyên gia nước ngoài. Vậy mà đối với các chuyên gia, nhân tài trong nước lại bị “rào cản” hộ khẩu và nhiều người không có cơ hội được giúp đất nước. Một vài địa phương cho rằng việc đưa ra điều kiện như vậy để hạn chế số người từ các tỉnh khác đổ về quá đông, gây khó khăn cho việc quản lý và ngăn chặn các hành vì không tốt. Hành vi này không chỉ vi phạm về điều kiện thi tuyển công chức mà còn vi phạm Điều 8 Luật cư trú khi lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Thực tế nhiều địa phương than rằng thiếu nhân lực, người tài để vận hành hệ thống chính quyền nhưng lại đặt ra điều kiện hộ khẩu và chính nó đã tạo ra lực cản trở việc tuyển dụng người có đủ khả năng vào vị trí làm việc của cơ quan chính quyền. Thiết nghĩ, Bộ Nội vụ nên kết hợp với địa phương để chỉ đạo việc bỏ điều kiện hộ khẩu cho việc tuyển dụng công chức, tránh thất thoát chất xám.
Điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế - Luật 2024 tất cả các ngành
Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM) sẽ công bố điểm chuẩn vào lúc 17:08 ngày 17/8/2024 (chiều nay). Theo đó, điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế - Luật 2024 tất cả các ngành là bao nhiêu? Điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế - Luật 2024 tất cả các ngành Link tra cứu kết quả tuyển sinh trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG TP. HCM: Tại đây Đối tượng nào được tuyển sinh vào trường đại học? Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm: - Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; - Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật. Như vậy, người đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp nghề cùng nhóm ngành dự tuyển đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức theo quy định sẽ được dự tuyển vào trường đại học. Điều kiện được tuyển vào trường đại học là gì? Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau: - Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT; - Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; - Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định. Như vậy, các đối tượng dự tuyển phải đạt ngưỡng đầu vào, có đủ sức khoẻ và có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định thì mới được tham gia tuyển sinh vào trường đại học.
Bộ GDĐT quy định Hồ sơ dự tuyển đi học nước ngoài từ 30/01/2023
Ngày 15/12/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sửa đổi , bổ sung đối tượng áp dụng Theo đó, tại Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT đã sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 1 của Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT về đối tượng áp dụng như sau: Quy chế này áp dụng đối với việc tuyển sinh trung học phổ thông, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập và bồi dưỡng về ngoại ngữ ở nước ngoài. So với quy định trước đó, Thông tư đã bổ sung thêm đối tượng áp dụng đối với việc tuyển sinh sư phạm, sửa đổi đối với tuyển sinh đối tượng bồi dưỡng về ngoại ngữ ở nước ngoài và không còn áp dụng đối với trung cấp. Ngoài ra tại Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT về đối tượng, tiêu chuẩn và hồ sơ dự tuyển như sau: Sửa đổi, bổ sung đối tượng và tiêu chuẩn dự tuyển Đối tượng dự tuyển đi học nước ngoài là công dân Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP. Cụ thể: Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; - Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng và đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của chương trình học bổng; -Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử đi học (đối với trường hợp có cơ quan công tác); - Đáp ứng các quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của Đảng (đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức và là đảng viên). Bổ sung và nêu rõ về các giấy tờ cần có trong Hồ sơ dự tuyển Theo đó, hồ sơ dự tuyển bao gồm: - Công văn của cơ quan quản lý trực tiếp cử dự tuyển (đối với trường hợp có cơ quan công tác); - Cam kết thực hiện trách nhiệm của người được cử đi dự tuyển theo yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác); - Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với trường hợp không có cơ quan công tác); - Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng; - Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện đi học nước ngoài; - Các giấy tờ khác (nếu có) theo yêu cầu của chương trình học bổng và cơ quan cử đi học. Xem chi tiết tại Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 30/01/2023.
Bị kỷ luật buộc thôi việc sẽ không được tuyển lại vào làm viên chức?
Viên chức bị buộc thôi việc - Ảnh minh họa Hình thức kỷ luật buộc thôi việc sẽ làm chấm dứt quan hệ lao động của Viên chức, đồng nghĩa với việc họ không còn là viên chức nữa. Tuy nhiên, người bị buộc thôi việc vẫn muốn tiếp tục dự tuyển vào các cơ quan nhà nước khác thì có bị cấm hay không? Thứ nhất, những quy định liên quan đến viên chức sau khi bị kỷ luật Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, trong đó Khoản 1 Điều 40 Nghị định này có nội dung: “1. Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc a) Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. b) Đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền quản lý viên chức lưu giữ hồ sơ viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác (có xác nhận) khi viên chức bị xử lý kỷ luật có yêu cầu. c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thời việc có hiệu lực, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.” Theo đó: - Viên chức bị buộc thôi việc không được hưởng chế độ BHXH nhưng vẫn được tính thời gian làm việc đã đóng BHXH. - Sau 12 tháng kể từ ngày bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì viên chức mới có quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan nhà nước. Thứ hai, những người không được đăng ký dự tuyển viên chức Mặc dù pháp luật cho phép viên chức có quyền tiếp tục dự tuyển vào các cơ quan nhà nước sau 12 tháng từ ngày bị kỷ luật thôi việc, tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 22 Luật viên chức 2010 (sửa đổi 2019) thì: “2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức: a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng” Như vậy cần xem xét ở thời điểm đăng ký dự tuyển, viên chức có đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa hay không. Ngoài ra, tại Điểm g Khoản 1 Điều 22 còn quy định một trong những điều kiện để được đăng ký dự tuyển là: “Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.” Việc đăng ký dự tuyển trong trường hợp đã từng bị kỷ luật còn phụ thuộc vào yêu cầu của cơ quan, tổ chức mà viên chức muốn dự tuyển. Như vậy, viên chức hoàn toàn có quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan nhà nước, tổ chức khác sau 12 tháng kể từ khi bị kỷ luật buộc thôi việc, tuy nhiên cần xem xét các điều kiện để đăng ký dự tuyển.
XEM XÉT BỎ ĐIỀU KIỆN HỘ KHẨU KHI THI TUYỂN CÔNG CHỨC
Từ nhiều năm nay, ở Việt Nam nói chung và địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) nói riêng, khi thi tuyển vào công chức thì một trong các điều kiện cần phải đáp ứng đó là có hộ khẩu ở Tp.HCM. Quy định này vô hình trung đã tạo ra rào cản thú hút nhiều nhân tài được cống hiến hết mình cho cơ quan nhà nước. Đầu tiên chúng ta nên xem xét trên khía cạnh pháp luật quy định về điều kiện để thi tuyển công chức. Theo đó, quy định tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức chỉ rõ: Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức 1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức: a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; b) Đủ 18 tuổi trở lên; c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Nếu chỉ trích dẫn điều này thì nhiều ý kiến sẽ đưa điều kiện “Hộ khẩu” vào điểm g phía trên với lý do công việc cần thiết để quản lý, kiểm soát công chức. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2010/BNV: “Riêng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển do cơ quan sử dụng công chức xây dựng trên cơ sở bản mô tả công việc gắn với chuyên ngành đào tạo, các kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức của vị trí dự tuyển.”. Có thể thấy rõ quy định của pháp luật không hề đặt ra điều kiện về hộ khẩu đối với người có nguyện vọng dự tuyển công chức. Tp.HCM đã có chính sách mời gọi gọi Việt kiều về nước để tham gia đóng góp với mức lương cao, thậm chí còn trả mức lương rất cao để thuê chuyên gia nước ngoài. Vậy mà đối với các chuyên gia, nhân tài trong nước lại bị “rào cản” hộ khẩu và nhiều người không có cơ hội được giúp đất nước. Một vài địa phương cho rằng việc đưa ra điều kiện như vậy để hạn chế số người từ các tỉnh khác đổ về quá đông, gây khó khăn cho việc quản lý và ngăn chặn các hành vì không tốt. Hành vi này không chỉ vi phạm về điều kiện thi tuyển công chức mà còn vi phạm Điều 8 Luật cư trú khi lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Thực tế nhiều địa phương than rằng thiếu nhân lực, người tài để vận hành hệ thống chính quyền nhưng lại đặt ra điều kiện hộ khẩu và chính nó đã tạo ra lực cản trở việc tuyển dụng người có đủ khả năng vào vị trí làm việc của cơ quan chính quyền. Thiết nghĩ, Bộ Nội vụ nên kết hợp với địa phương để chỉ đạo việc bỏ điều kiện hộ khẩu cho việc tuyển dụng công chức, tránh thất thoát chất xám.