Đề xuất 13 ngành, lĩnh vực được sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030
Mới đây, Bộ KH&ĐT đã trình Văn phòng Chính phủ dự thảo Nghị quyết quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Nghị quyết cập nhật ngày 15/7/2024 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/vbdi_12089_5488_congvan_1_13.signed.pdf (1) Phạm vi và đối tượng áp dụng Theo đó, các đối tượng được Dự thảo Nghị quyết điều chỉnh bao gồm: - Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của Luật Đầu tư công - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm bằng nguồn ngân sách nhà nước Theo đề xuất của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết là việc quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Nghị quyết cập nhật ngày 15/7/2024 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/vbdi_12089_5488_congvan_1_13.signed.pdf (2) 13 ngành, lĩnh vực được đề xuất sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030 Theo đề xuất tại Điều 3 Dự thảo Nghị quyết, vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được bố trí cho các đối tượng quy định của Luật Đầu tư công. Có tổng cộng 13 đối tượng được phân theo ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 36 Luật Ngân sách nhà nước, cụ thể như sau: 1- Quốc phòng: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu quốc phòng, cơ yếu, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chuyên trách trung ương và địa phương theo phân cấp; công tác rà phá bom, mìn, vật nổ phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng. 2- An ninh và trật tự, an toàn xã hội: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu an ninh và trật tự, an toàn xã hội,phòng cháy, chữa cháy, điều tra phòng, chống tội phạm, thi hành án hình sự,ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chuyên trách Trung Ương và địa phương theo phân cấp. 3- Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp thuộc các cấp học từ mầm non đến đại học; đầu tư cơ sở đào tạo cán bộ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. 4- Khoa học, công nghệ: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, thí nghiệm, thực nghiệm, phân tích, kiểm định,kiểm nghiệm, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, sở hữu trí tuệ, thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ phát triển công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao. 5- Y tế, dân số và gia đình: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu về y tế (bao gồm y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu, phục hồi chức năng; y học cổ truyền; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; kiểm định, kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm và các hoạt động khác thuộc lĩnh vực y tế), dân số, gia đình, sức khỏe sinh sản, vệ sinh an toàn thực phẩm. 6- Văn hóa, thông tin gồm các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau: - Văn hóa: Bảo vệ, bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể,văn hóa dân tộc; phát triển văn học nghệ thuật, điện ảnh, thư viện, bảo tàng, văn hóa cơ sở, các loại hình nghệ thuật biểu diễn; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, các công trình văn hóa - Thông tin: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động xuất bản, báo chí của Nhà nước 7- Phát thanh, truyền hình, thông tấn: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu phát thanh, truyền hình, thông tấn nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu. 8- Thể dục, thể thao: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu phát triển thể dục, thể thao. 9- Bảo vệ môi trường gồm các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau: - Môi trường: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị quan trắc, cảnh báo môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường, xử lý chất thải, nước thải, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững - Tài nguyên: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị đo đạc bản đồ,khí tượng thủy văn, thăm dò địa chất, khoáng sản, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,đa dạng sinh học. 10- Các hoạt động kinh tế gồm các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau: - Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủy sản: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp,thủy lợi và thủy sản; kinh tế nông thôn (bao gồm xây dựng nông thôn mới, cung cấp nước sạch và bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn, phát triển ngành nghề,làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã, bố trí, sắp xếp lại dân cư nông thôn, định canh, định cư, ổn định di dân tự do và tái định cư); phát triển giống cây trồng, vật nuôi; trồng, bảo vệ và phát triển rừng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy rừng, dịch bệnh, ổn định đất lúa, bảo đảm an ninh nguồn nước; - Công nghiệp: cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; các nhiệm vụ,dự án thuộc lĩnh vực dầu khí theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở vật chất và trang thiết bị in, đúc tiền; - Giao thông: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, cảng hàng không, sân bay; - Khu công nghiệp và khu kinh tế: hạ tầng các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế chuyên biệt, khu thương mại tự do và hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp - Thương mại: chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistic, trung tâmhội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu - Cấp nước, thoát nước - Kho tàng: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị kho tàng, kho lưu trữ chuyên dụng, kho dự trữ quốc gia, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng - Du lịch: cơ sở hạ tầng nhằm phát triển du lịch bền vững tại các khu,điểm, địa bàn du lịch; - Viễn thông: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu viễn thông nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu; hạ tầng số; hạ tầng phát triển mạng điện báo đặc biệt phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước; hạ tầng trung tâm dữ liệu quốc gia và điện toán đám mây phục vụ mục đích quốc gia; - Bưu chính: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu bưu chính nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu; - Công nghệ thông tin: hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng; vi mạch bán dẫn; trí tuệ nhân tạo - Quy hoạch: các nhiệm vụ quy hoạch - Công trình công cộng tại các đô thị - Cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 11- Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ mục tiêu xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở, nhà công vụ,mua sắm trang thiết bị của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, nhà nước; dự án mua mới, xây dựng và cải tạo trụ sở làm việc, cải tạo, nâng cấp nhà ở, muasam trang thiết bị của các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. 12- Xã hội: các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng, cải tạo,nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị của các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, nuôi dưỡng người có công; hỗ trợ việc làm; chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe người lao động; cơ sở hỗ trợ hoạt động thanh thiếu niên, phụ nữ, nông dân; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sỹ; cơ sở cai nghiện và trợ giúp xã hội khác; nhà lưu trú cho người lao động. 13- Các nhiệm vụ, chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật: hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng, chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc đối tượng đầu tư công chưa phân loại được vào 12 ngành, lĩnh vực nêu trên. Trên đây là 13 ngành, lĩnh vực được đề xuất sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 tại Dự thảo Nghị quyết của Bộ Kế hoạch & Đầu tư >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Nghị quyết cập nhật ngày 15/7/2024 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/vbdi_12089_5488_congvan_1_13.signed.pdf
TAND Tối cao lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
Hiện Tòa án Nhân dân Tối cao đang lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Bộ Luật Hình sự 2015. Cụ thể như sau. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/05/du-thao-nghi-quyet-huong-dan-dieu-51-52.pdf Dự thảo Nghị quyết Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Bộ luật Hình sự (Lần 01) (1) Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải Nội dung này thuộc một trong những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điểm s Khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015. Hiện TAND Tối cao đã có hướng dẫn về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này tại Công văn 174/TANDTC-PC. Theo đó, Công văn nêu tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra; tình tiết “thành khẩn khai báo”, “ăn năn hối cải” không phải là hai tình tiết độc lập. Do đó, nếu người phạm tội “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” thì chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015. Sang đến Dự thảo Nghị quyết, TAND Tối cao vẫn giữ nguyên cách áp dụng nêu trên. Tuy nhiên tại đây có bổ sung thêm hướng đối hành trường hợp phạm tội quả tang trên cơ sở kế thừa từ Công văn 81/2002/TANDTC. Theo đó, Dự thảo Nghị quyết quy định trường hợp người phạm tội bị bắt quả tang nhưng đã có khai báo đầy đủ về hành vi phạm tội của mình và những lời khai này phù hợp với các tài liệu, chứng cứ được ghi nhận trong hồ sơ vụ án thì sẽ được Tòa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo. Trường hợp nếu người phạm tội có dấu hiệu quanh co, chối tội, khai báo không đúng với sự thật và chỉ thừa nhận hành vi phạm tội khi cơ quan tiến hành tố tụng đã chứng minh thì sẽ không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo. Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị quyết cũng nêu rõ trường hợp người phạm có biểu hiện quanh co, chối tội hoặc khai báo không đúng sự thật tại cơ quan điều tra. Nhưng khi có kết luận điều tra hoặc sau khi xét xử sơ thẩm đến phiên tòa phúc thẩm mà đã có khai báo đầy đủ và đúng sự thật thì vẫn được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này. Nhưng mức độ giảm đối với trường hợp này sẽ không bằng so với trường hợp thành khẩn ngay từ ban đầu. (2) Phạm tội vì động cơ đê hèn Đối với tình tiết tăng nặng “Phạm tội vì động cơ đê hèn” được quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015. Tại Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ năm 1986 của TAND tối cao hướng dẫn về tội giết người với tình tiết định khung vì động cơ đê hèn như sau: “Giết người vì động cơ đê hèn (điểm a) như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…).” Theo đó, có thể hiểu tình tiết tăng nặng “Phạm tội vì động cơ đê hèn” là việc người thực hiện hành vi phạm tội vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc, hèn nhát nhằm mục đích trả thù hoặc để khống chế nạn nhân và gia đình, người thân của nạn nhân phục vụ cho mưu đồ của mình hoặc vì các động cơ tư lợi, thấp hèn khác. (3) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp Tình tiết tăng nặng nêu trên được quy định Điểm b Khoản 1 Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015. Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn chỉ áp dụng tình tiết này khi có đầy đủ những điều kiện như sau: - Cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích; - Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Ví dụ: Nguyễn Văn A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu thập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”. Đồng thời, theo nguyên tắc áp dụng tình tiết tăng nặng được quy định trong Dự thảo Nghị quyết thì khi áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” đối với trường hợp phạm tội từ 05 lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm tội 02 lần trở lên”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”. Xem chi tiết các hướng dẫn áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tại Dự thảo Nghị quyết (Lần 01)https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/05/du-thao-nghi-quyet-huong-dan-dieu-51-52.pdf
Thông báo 496/TB-VPCP: Kết luận nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN 2024
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 496/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2024. Ngày 28/11/2023, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về dự thảo dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái kết luận như sau: (1) Đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. (2) Để bảo đảm chất lượng, tiến độ chuẩn bị tài liệu báo cáo Thường trực Chính phủ trước khi báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2023, yêu cầu các Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương nghiên cứu kỹ và tham gia ý kiến trực tiếp đối với dự thảo Nghị quyết (bao gồm phần lời và các phụ lục kèm theo, nhất là các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của ngành, lĩnh vực), có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước 30/11/2023, bảo đảm chất lượng, đúng thời hạn. (3) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp và ý kiến bằng văn bản của các Bộ, cơ quan tại điểm 1 trên để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 03/12/2023; trong đó lưu ý: - Dự thảo Nghị quyết cần bảo đảm bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025, Kết luận số 64- KL/TW ngày 18/10/2023 của Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Kết luận 65-KL/TW ngày 21/10/2023 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ. - Hoàn thiện nội dung đánh giá về bối cảnh tình hình năm 2024 để thể hiện rõ những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức tác động đến phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, nhất là những vấn đề về cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột tại Ucraina và dải Gaza, thiên tai, biến đổi khí hậu… - Đề xuất chủ đề của năm 2024. Rà soát, biên tập, thể hiện rõ nét các quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành, bảo đảm ngắn gọn, xúc tích, vừa có tính kế thừa, liên tục, vừa phù hợp với những đặc điểm tình hình mới của năm 2024. - Xác định rõ, nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong năm 2024, bảo đảm khắc phục được các tồn tại, hạn chế thời gian qua, tận dụng các thời cơ thuận lợi và chủ động ứng phó với những khó khăn thách thức của năm 2024. Trong đó lưu ý cần tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khơi thông nguồn lực cho phát triển; sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập; hoàn thành xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng, kéo dài; kiên quyết khắc phục tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh trong thực thi công vụ,... - Rà soát kỹ, hoàn thiện các Phụ lục về chỉ tiêu, nhiệm vụ/đề án cụ thể cho ngành, lĩnh vực của các Bộ, cơ quan nhằm cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra, trong đó xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, sản phẩm đầu ra và thời hạn hoàn thành, bảo đảm khả thi, hiệu quả trong tổ chức thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát. Xem chi tiết tại Thông báo 496/TB-VPCP ngày 30/11/2023.
Quốc hội dự kiến điều chỉnh thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong năm 2023
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị quyết tải của Quốc hội về giảm thuế GTGT trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nhằm thu thập các nghiên cứu, đóng góp ý kiến của nhân dân về dự thảo. Trong đó, nội dung quan trọng nhất của dự thảo Nghị quyết của Quốc hội là đề xuất giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% cụ thể như sau: (1) Đề xuất giảm thuế GTGT xuống 8% trong năm 2023 Dự kiến giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Mức giảm thuế GTGT như sau: - Cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. - Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều 1 Dự thảo nghị quyết. (2) Đối tượng được giảm thuế GTGT trong năm 2023 Căn cứ Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP (Điều 1 đã hết hiệu lực từ ngày 31/12/2022) về việc giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: - Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. - Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. - Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. - Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế GTGT. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng 2016 thì không được giảm thuế GTGT. Xem thêm chi tiết dự thảo Nghị quyết tải.
Các trường hợp CB, công chức phạm tội về tham nhũng, chức vụ được xem xét miễn TNHS
Ảnh minh họa: phạm tội về tham nhũng, chức vụ Đây là nội dung đang được đề xuất tại Dự thảo Nghị quyết về hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm tham nhũng, chức vụ và việc xét xử vụ án tham nhũng, chức vụ do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành đưa ra lấy ý kiến. Theo đó, các trường hợp được xem xét miễn trách nhiệm hình sự gồm: - Người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng vì động cơ trong sáng, không vụ lợi cá nhân, muốn đổi mới, dám đột phá vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc, kết quả mang lại lớn hơn thiệt hại xảy ra. - Người phạm tội là người phụ thuộc, cấp dưới, làm công hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên mà không ý thức được đầy đủ hành vi phạm tội, không được hưởng lợi và sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, xử lý tội phạm, trừ trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. - Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và xử lý tội phạm thì được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. - Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và xử lý tội phạm. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, dự thảo còn quy định các trường hợp được xem xét miễn hình phạt gồm: - Người phạm tội tự nguyện giao nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, tích cực khắc phục hoàn toàn hậu quả thiệt hại do mình gây ra, trừ trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. - Người phạm tội là người phụ thuộc, cấp dưới, làm công hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên mà không ý thức được đầy đủ hành vi phạm tội, không hưởng lợi và sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, xử lý tội phạm nhưng không được miễn trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết này. - Người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ, chủ động khai báo sau khi bị phát giác, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và xử lý tội phạm. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Sắp có Nghị quyết hướng dẫn về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Tòa án nhân dân tối cao đang dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo đó, căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm: 1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Kết luận của Tòa án không được khẳng định bằng các chứng cứ được thẩm tra tại phiên tòa; b) Hội đồng xét xử đã không xem xét chứng cứ có ảnh hưởng cơ bản đến kết luận trong bản án, quyết định; Ví dụ 1: Vật chứng là tài sản thuộc sở hữu chung của người phạm tội và người khác. Tòa án không xem xét, làm rõ đồng sở hữu khác có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng tài sản đó vào việc thực hiện tội phạm hay không mà đã tịch thu sung quỹ nhà nước toàn bộ tài sản là chưa bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đồng sở hữu khác. c) Còn tồn tại những chứng cứ mâu thuẫn nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc ra phán quyết nhưng Tòa án chưa làm rõ các chứng cứ này đã chấp nhận một trong các chứng cứ đối lập mà không nêu ra những căn cứ của việc chấp nhận những chứng cứ này và bác bỏ chứng cứ khác; Ví dụ 2: A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Quá trình điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định A có 02 giấy khai sinh khác nhau, trong đó có 01 giấy khai sinh xác định A 19 tuổi, 01 giấy khai sinh xác định A 17 tuổi. Cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm rõ được tuổi thật của A nhưng khi xét xử, Tòa án vẫn sử dụng giấy khai sinh xác định A 19 tuổi để xử lý hình sự. Trường hợp này đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của A vì chưa xác định được đặc điểm quan trọng về tuổi chịu trách nhiệm hình sự (dẫn đến việc A có thể không được áp dụng các nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự). Lẽ ra Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung để xác định chính xác tuổi của A mới có căn cứ xác định trách nhiệm hình sự. d) Thiếu những chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án nhưng Tòa án không đề nghị bổ sung, làm rõ mà vẫn đưa ra quyết định; Ví dụ 3: Bị hại yêu cầu bồi thường một khoản tiền, nhưng không cung cấp chứng cứ đầy đủ chứng minh về thiệt hại (chi phí sửa chữa nhà, phương tiện...), Tòa án đã không làm rõ tại phiên tòa, không trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhưng vẫn buộc bị cáo bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của bị hại. đ) Kết luận trong bản án có mâu thuẫn cơ bản với tài liệu chứng cứ thu thập được của người bị kết án, người tham gia tố tụng khác và đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự. 2. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc quyết định về tội danh không đúng, hình phạt không đúng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội; hạn chế hoặc tước một số quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, bị hại, đương sự; xử lý vật chứng, trách nhiệm dân sự, án phí, lệ phí không đúng quy định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền; b) Không chỉ định, thay đổi hoặc chấm dứt việc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật Tố tụng hình sự; c) Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ; d) Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của bị hại hoặc của người đại diện của bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự; đ) Truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã hết thời hiện truy cứu trách nhiệm hình sự; e) Nhập vụ án hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 170 hoặc Điều 242 của Bộ luật Tố tụng hình sự; g) Không cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án cho người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền bào chữa, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác; h) Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; i) Truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; k) Chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của bị can, bị cáo (tuổi, tiền án, tiền sự), lý lịch hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội (tên, địa chỉ, những vấn đề khác liên quan đến hồ sơ pháp lý của pháp nhân thương mại); l) Không có người phiên dịch, người dịch thuật cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt, người câm, người điếc, người mù hoặc tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt; m) Không từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong trường hợp quy định tại các điều 49, 51, 52, 53, 54, 68, 69 và 70 của Bộ luật Tố tụng hình sự; n) Việc điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự; o) Biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà không chuyển cho Viện kiểm sát theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 88 của Bộ luật Tố tụng hình sự; p) Chứng cứ để chứng minh đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt dẫn đến sai lệch hồ sơ vụ án; q) Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật; r) Có căn cứ để xác định có việc bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật; s) Thành phần Hội đồng xét xử không đúng quy định; t) Xét xử không đúng thẩm quyền; u) Không thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa; v) Không tuyên phần kháng cáo; quyền viết đơn xin ân giảm đối với trường hợp bị cáo bị kết án tử hình; x) Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét phần kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm; y) Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như hướng dẫn tại điểm a đến điểm y khoản này nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, nếu hủy bản án, quyết định để điều tra, xét xử lại cũng không thể khắc phục được thì không kháng nghị giám đốc thẩm. 3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là sai lầm trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật hình sự và pháp luật có liên quan khác dẫn đến việc ra phán quyết không đúng với sự thật khách quan của vụ án, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị kết án, đương sự trong vụ án hình sự. Ví dụ 4: Trong quá trình giải quyết vụ án, A đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình, tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện thêm tội phạm mới. Khi xét xử, Tòa án chỉ cho A hưởng 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự là không đúng. Trường hợp này, A phải được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm t khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự. Ví dụ 5: A lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cố ý phân phối hàng cứu trợ cho người không đúng đối tượng gây thất thoát tiền cứu trợ 200.000.000đ theo quy định tại khoản 1 Điều 231 của Bộ luật Hình sự về tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ. Khi xét xử, Tòa án đã áp dụng tình tiết tăng nặng tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự đối với A là không đúng. Trường hợp này, A không bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự vì đây là tình tiết định tội nên không được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Nghị quyết.
Không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện
Ảnh minh họa: Tổ chức hành nghề công chứng Đây là nội dung định hướng tại dự thảo Nghị quyết về chính sách phát triển nghề công chứng. Theo đó, Dự thảo Nghị quyết đưa ra nhiều định hướng lớn cho việc phát triển nghề công chứng gồm: - Phát triển tổ chức hành nghề công chứng có định hướng, bảo đảm năng lực hoạt động; khả năng phát triển lâu dài, bền vững; - Không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện; - Tiếp tục đổi mới các Phòng công chứng bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, hoạt động có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ công chứng phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước; - Có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. - Khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện quyền lựa chọn công chứng hợp đồng, giao dịch ở địa bàn cấp huyện mà các tổ chức hành nghề công chứng, giao dịch, góp phần giảm tải đã đảm đương được để bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng công việc của cơ quan hành chính, giảm biên chế và chi ngân sách nhà nước cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh từ năm 2020
Là nội dung tại dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN. Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 26/2012/QH13) như sau: - Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); Quy định hiện hành: 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); - Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Quy định hiện hành: 3,6 triệu đồng/tháng. Các trường hợp đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 26/2012/QH13 (9 triệu đồng/tháng đối với đối tượng nộp thuế và 3,6 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc) sẽ được xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo mức giảm trừ gia cảnh mới tại Nghị quyết này khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020./. Xem chi tiết dự thảo: TẠI ĐÂY
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ
HĐTP TANDTC đang dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về quyền khởi kiện, tư cách tham gia tố tụng, xác định địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhập vụ án; áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ. Trong đó, Dự thảo đưa ra các phương án để góp ý, thảo luận, đơn cử như sau: Thứ nhất đối với Quyền khởi kiện tranh chấp về tài sản chung của dòng họ, dự thảo đưa ra 3 phương án: Phương án 1: Mỗi cá nhân thành viên của dòng họ có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của dòng họ. Phương án 2: Trưởng họ có quyền đại diện cho dòng họ khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của dòng họ. Phương án 3: Tất cả thành viên của dòng họ có quyền ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của dòng họ. Thứ hai Nguyên đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ: Nguyên đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người khởi kiện được xác định như sau: Theo phương án 1 Điều 2: 1. Cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ thì cá nhân đó là nguyên đơn. 2. Trường hợp dòng họ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ thì dòng họ là nguyên đơn. Dòng họ khởi kiện, tham gia tố tụng thông qua người đại diện được tất cả các thành viên của dòng họ ủy quyền hợp pháp. Theo phương án 2 Điều 2: Trưởng họ đại diện cho dòng họ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ thì dòng họ là nguyên đơn, trưởng họ là người đại diện của dòng họ. Theo phương án 3 Điều 2: Người được tất cả thành viên của dòng họ ủy quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ thì dòng họ là nguyên đơn, người được tất cả thành viên của dòng họ ủy quyền là người đại diện của dòng họ. Thứ ba, việc xác định thành viên dòng họ Phương án 1: Thành viên dòng họ được xác định theo tập quán nơi dòng họ tồn tại. Các bên tranh chấp có trách nhiệm cung cấp danh sách và địa chỉ của thành viên dòng họ. Phương án 2: Thành viên dòng họ được xác định theo huyết thống tính từ thời điểm hình thành tài sản dòng họ đang có tranh chấp. Thứ 4 Về địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ 1. Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ được xác định theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP). 2. Tòa án phải thụ lý, giải quyết vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ khi người khởi kiện cung cấp được ít nhất địa chỉ của một cá nhân thành viên của dòng họ quản lý, sử dụng tài sản chung của dòng họ đang tranh chấp theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP. 3. Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ nếu có thành viên của dòng họ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ và Tòa án đã tiến hành các biện pháp để thu thập, xác minh địa chỉ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của người đó. ... Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Hướng dẫn xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc DS có yếu tố nước ngoài
HĐTP TANDTC đang Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, nội dung dự thảo có hướng dẫn cách xác định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam theo quy định tại điều 469 của BLTTDS như sau: Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam được xác định như sau: 1. Vụ án có bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam quy định tại điểm a khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ án sau đây: a) Vụ án giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và bị đơn là công dân Việt Nam ở trong nước; b) Vụ án giữa nguyên đơn quy định tại điểm a khoản này với bị đơn là người nước ngoài đang cư trú, làm việc tại Việt Nam và được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú hoặc được cấp giấy miễn thị thực có thời hạn không quá 5 năm, kể cả trường hợp được xem xét cấp lại thẻ hoặc giấy này theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2. Vụ án mà bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại điểm c khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ án sau đây: a) Vụ án giữa nguyên đơn là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và bị đơn là công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức Việt Nam có tài sản tại Việt Nam; b) Vụ án giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức Việt Nam, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài với bị đạn là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài có tài sản tại Việt Nam. 3. Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam quy định tại điểm d khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ việc sau đây: a) Vụ việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn ở nước ngoài hoặc các bên đương sự đều ở nước ngoài; b) Vụ việc ly hôn giữa các bên đương sự là người nước ngoài và người nước ngoài đó thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Ngoài ra, nội dung còn hướng dẫn: - Cách xác định vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa VN - Xác định vụ việc dân sự mà tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết - Xác định vụ việc dân sự vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam - Cơ quan, tổ chức nước ngoài ủy quyền khởi kiện vụ án dân sự ... Xem chi tiết nội dung tại file đính kèm:
Cập nhật: Dự thảo Nghị quyết MỚI NHẤT hướng dẫn các tội hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu
Vừa qua HĐTP TANDTC đưa ra dự thảo 04 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 141 về tội hiếp dâm, Điều 142 về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Điều 143 về tội cưỡng dâm, Điều 144 về tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, Điều 145 về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Điều 146 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và Điều 147 về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm của Bộ luật hình sự 2015. Bô sung phần giải thích từ ngữ: 1. Xâm hại tình dục trẻ em là hoạt động tình dục xâm hại trẻ em hoặc dụ dỗ, tổ chức cho trẻ em tham gia hoạt động tình dục. Độ tuổi xác định trẻ em là dưới 16 tuổi. Hoạt động xâm hại tình dục trẻ em được thực hiện do đồng thuận với trẻ em dưới 13 tuổi; do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ…). 2. Bóc lột tình dục trẻ em là ép buộc, môi giới cho trẻ em bán dâm, làm đối tượng để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục. 3. Quan hệ tình dục bao gồm hành vi giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác. 4. Bộ phận sinh dục bao gồm bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh dục nữ. Bộ phận sinh dục nam là dương vật; bộ phận sinh dục nữ bao gồm âm hộ, âm đạo. 5. Bộ phận nhạy cảm bao gồm bìu, mu, hậu môn, háng, đùi, mông, ngực. 6. Bộ phận khác trên cơ thể là bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể không phải là bộ phận sinh dục và bộ phận nhạy cảm. 7. Dụng cụ tình dục là những dụng cụ được sản xuất chuyên dùng cho hoạt động tình dục (ví dụ: dương vật giả, âm hộ giả, âm đạo giả...). 8. Dụng cụ khác là những đồ vật không phải là dụng cụ tình dục nhưng có thể sử dụng cho hoạt động tình dục. * Về một số tình tiết định tội 1. Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào. Giao cấu với trẻ em dưới 10 tuổi được xác định là đã hoàn thành không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập. 2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là một trong các hành vi sau đây: a) Hành vi quan hệ tình dục của người cùng giới tính; b) Hành vi quan hệ tình dục của người khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục tiếp xúc về thể chất với cơ thể trẻ em nhưng không có mục đích giao cấu; c) Hành vi quan hệ tình dục của những người khác giới tính thuộc một trong các trường hợp: sử dụng bộ phận sinh dục xâm nhập vào bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể; sử dụng bộ phận khác trên cơ thể xâm nhập vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm; sử dụng dụng cụ tình dục, dụng cụ khác xâm nhập vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể. 3. Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là một trong các hành vi sau đây: a) Dùng bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác tiếp xúc về thể chất (trực tiếp hay gián tiếp qua áo quần) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của trẻ em (vuốt ve, sờ mó, bóp, cấu véo, hôn, liếm) có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục; b) Sử dụng dụng cụ tình dục, dụng cụ khác tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục. 4. Trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức. 5. Trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến người khác trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức. 6. Các hình thức biểu hiện trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự: a) Trực tiếp trình diễn khiêu dâm trước mặt người dưới 16 tuổi hoặc dụ dỗ người dưới 16 tuổi trực tiếp trình diễn khiêu dâm; b) Chiếu trực tiếp cảnh trình diễn khiêu dâm có sự tham gia của người dưới 16 tuổi; c) Dụ dỗ, lôi kéo người dưới 16 tuổi tự quay lại cảnh trình diễn khiêu dâm của mình sau đó phát tán; d) Dụ dỗ người dưới 16 khỏa thân thông qua nền tảng công nghệ số; đ) Phát tán ra công chúng các ấn phẩm đồi trụy có sử dụng trẻ em hoặc hình ảnh mô phỏng trẻ em (hoạt hình, nhân vật được tạo ra bằng công nghệ số); e) Mô tả các bộ phận nhạy cảm của người dưới 16; g) Các hình thức khác. 7. Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để quan hệ tình dục: a) Người bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật... dẫn đến không thể chống cự được); b) Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác... dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi). 8. Thủ đoạn khác quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. 9. Trái với ý muốn của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và điểm a khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là người bị hại không đồng ý, phó mặc, miễn cưỡng hoặc không có khả năng biểu lộ ý chí của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội. 10. Người lệ thuộc quy định tại khoản 1 Điều 143 và đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình quy định tại khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại bị lệ thuộc vào người phạm tội về vật chất (ví dụ: người bị hại được người phạm tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày…) hoặc lệ thuộc về công việc, giáo dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người phạm tội hoặc người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm...). 11. Người đang ở trong tình trạng quẫn bách quy định tại khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự mình khắc phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác (ví dụ: không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo; không có tiền để trả khoản nợ đã đến hạn để cứu con mình đang bị bắt cóc; là học sinh bị lưu ban; không được đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài...). * Về một số tình tiết định khung 1. Có tính chất loạn luân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 141, điểm a khoản 2 Điều 142, điểm d khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 2 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau đây: a) Phạm tội đối với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; b) Phạm tội đối với cô, dì, chú, bác, cháu ruột; c) Phạm tội đối với con nuôi, bố nuôi, mẹ nuôi; d) Phạm tội đối với con riêng của vợ, con riêng của chồng, bố dượng, mẹ kế; đ) Phạm tội đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể. 2. Phạm tội 02 lần trở lên quy định tại điểm c khoản 2 Điều 141, điểm đ khoản 2 Điều 142, điểm b khoản 2 Điều 143, điểm d khoản 2 Điều 144, điểm a khoản 2 Điều 145, điểm b khoản 2 Điều 146 và điểm b khoản 2 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Nhiều người hiếp một người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 141 và điểm b khoản 3 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là trường hợp 02 người trở lên hiếp dâm 01 người. Cũng được coi là “nhiều người hiếp một người”, nếu có từ 02 người trở lên cùng bàn bạc, thống nhất sẽ thay nhau hiếp dâm 01 người, nhưng vì lý do ngoài ý muốn mới có 01 người thực hiện được hành vi hiếp dâm. Không coi là “nhiều người hiếp một người”, nếu có từ 02 người trở lên câu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho 01 người hiếp dâm (trường hợp này là đồng phạm). 4. Nhiều người cưỡng dâm một người quy định tại điểm a khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp 02 người trở lên cưỡng dâm 01 người. Cũng được coi là “nhiều người cưỡng dâm một người” nếu có từ 02 người trở lên cùng bàn bạc, thống nhất sẽ thay nhau cưỡng dâm 01 người, nhưng vì lý do ngoài ý muốn mới có 01 người thực hiện được hành vi cưỡng dâm. Không coi là “nhiều người cưỡng dâm một người”, nếu có từ 02 người trở lên câu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho 01 người cưỡng dâm (trường hợp này là đồng phạm). * Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự 1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non). b) Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của trẻ em nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân). 2. Không xử lý hình sự về tội phạm tương ứng đối với hành vi quan hệ tình dục đồng thuận giữa những người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi, trừ trường hợp quay lại cảnh quan hệ tình dục sau đó phát tán ra công chúng. * Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội xâm hại tình dục trẻ em 1. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. 2. Áp dụng hình phạt đặc biệt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm luân thường, đạo đức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng nghề nghiệp, công việc; xâm hại trẻ em dưới 13 tuổi. 3. Áp dụng các hình phạt bổ sung cao nhất theo quy định của Bộ luật Hình sự và các đạo luật khác có liên quan. Trong trường hợp cần thiết có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề liên quan đến trẻ em; cấm xuất hiện tại nơi có đông trẻ em. * Tổ chức xét xử vụ án xâm hại tình dục có bị hại là trẻ em 1. Thời hạn xét xử vụ án xâm hại tình dục có bị hại là trẻ em được thực hiện như sau: a) Áp dụng thủ tục rút gọn đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; b) Đưa các vụ án khác ra xét xử trong thời hạn không quá ½ thời hạn pháp luật cho phép đối với các trường hợp tương ứng. 2. Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục trẻ em, Tòa án phải thực hiện: a) Xét xử kín, tuyên án công khai theo đúng quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi tuyên án, Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án; b) Phân công Thẩm phán có kiến thức hoặc kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến trẻ em; c) Khi tham gia xét xử, Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân, không mặc áo choàng; d) Xử án tại Phòng xét xử thân thiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 và Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đ) Có sự tham gia của người đại diện, người giám hộ, luật sư của trẻ em. 3. Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục trẻ em, căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, Tòa án cần thực hiện: a) Hạn chế triệu tập bị hại là trẻ em đến phiên tòa nếu vẫn giải quyết được vụ án bằng việc áp dụng các biện pháp thay thế khác (ví dụ: sử dụng lời khai của họ ở giai đoạn điều tra, truy tố; mời họ đến Tòa án hoặc địa điểm hợp pháp khác để lấy lời khai trước bằng văn bản, bằng ghi âm, ghi hình có âm thanh…). b) Trường hợp phải triệu tập bị hại là trẻ em đến phiên tòa, Tòa án cần tạo điều kiện để họ làm quen, tiếp xúc với môi trường Tòa án, với quy trình và thủ tục xét xử; bố trí cho họ ngồi ở phòng cách ly và sử dụng các thiết bị điện tử (ví dụ: micro, loa, ti vi, camera...) để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ khi họ khai báo, tham gia tố tụng tại phiên tòa; trường hợp không bố trí được phòng cách ly thì để họ ngồi ở phòng xử án nhưng phải có màn che ngăn cách với khu vực của bị cáo và khoảng cách giữa Hội đồng xét xử với người bị hại là trẻ em không quá 03 mét. c) Câu hỏi đối với bị hại là trẻ em phải phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa, hiểu biết của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu; không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc; chỉ đặt câu hỏi làm rõ tình tiết vụ án; không đặt câu hỏi chỉ để tranh luận. Câu hỏi đối với bị hại dưới 10 tuổi không quá 10 từ và thời gian hỏi không liên tục quá 01 giờ. d) Sử dụng sơ đồ hoặc mô hình cơ thể có đánh số thứ tự các bộ phận để người bị hại là trẻ em xác định các bộ phận bị xâm hại mà không phải xác định trên cơ thể mình. đ) Khi bị cáo có nhu cầu hỏi bị hại là trẻ em thì phải đề nghị người bào chữa hoặc Hội đồng xét xử hỏi. 4. Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục trẻ em, Tòa án không được thực hiện: a) Yêu cầu bị hại là trẻ em tường thuật lại chi tiết quá trình phạm tội; b) Sử dụng câu hỏi có tính chất công kích, đe dọa, gây xấu hổ, xúc phạm; c) Đối chất với người phạm tội tại phiên tòa; d) Xác định bộ phận bị xâm hại bằng cách để bị hại là trẻ em chỉ trực tiếp vào bộ phận cơ thể của mình hoặc của người khác; đ) Để bị cáo hỏi trực tiếp bị hại là trẻ em; e) Buộc bị hại là trẻ em phải đứng khi tham gia tố tụng tại phiên tòa; g) Công khai bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến vụ án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. 5. Tòa án phải xem xét và đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp theo quy định tại Chương XXXIV của Bộ luật Tố tụng hình sự khi bị hại, người thân thích của bị hại yêu cầu hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiến nghị bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị hại, người thân thích của họ. 6. Tuân thủ các quy định khác tại Chương XXVIII của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi; hướng dẫn tại Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Đề xuất miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với phần trữ lượng đã khai thác giai đoạn từ ngày 1/7/2011 đến ngày 31/12/2013 và miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước giai đoạn từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/8/2017. Về đề xuất miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011, theo đó, lần đầu tiên quy định về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại Điều 77. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1/2014. Tuy nhiên, sau khi Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ban hành, các địa phương và doanh nghiệp đã có kiến nghị không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với phần trữ lượng đã khai thác tính từ ngày 1/7/2011 (ngày có hiệu lực thi hành của Luật khoáng sản năm 2010) đến ngày 20/1/2014 (ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định số 203/2013/NĐ-CP) với lý do như sau: Trong thời gian từ ngày 1/7/2011 đến ngày 20/1/2014 các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã quyết toán năm, công bố lỗ, lãi, nộp các khoản thuế và đã phân chia lợi nhuận. Vì vậy, việc thu tiền cấp quyền khai thác trước ngày 20/1/2014 là khó khả thi. Mặt khác, khi triển khai chính sách thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, qua các buổi hội thảo, đối thoại, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia hoạt động khoáng sản tại Việt Nam cho rằng “tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là khoản thuế mới trong lĩnh vực khoáng sản”. Đồng thời cho rằng đối với các dự án đầu tư khoáng sản đã lập, việc xuất hiện loại thuế mới sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế của dự án. Khoảng thời gian từ 1/7/2011 đến 31/12/2013, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã quyết toán thuế, nếu kinh doanh có lãi trong giai đoạn này đã đưa vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Trước năm 2014, trong bối cảnh tình hình thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn suy thoái kinh tế, giá khoáng sản trên thị trường chỉ còn 30-50% so với thời điểm cao nhất. Về thời điểm miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Nghị định số 203/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1/2014, tuy nhiên, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (năm quyết toán tài chính tính đến hết ngày 31/12) và thực hiện Công văn số 723/TTg-CP ngày 21/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ, khoản thu tiền từ ngày 1/1/2014 đến ngày 20/1/2014 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thu, do đó, về thời điểm miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị tính từ ngày 1/7/2011 đến ngày 31/12/2013. Đối với khoản thu này, nếu thực hiện hồi tố, truy thu thì sẽ rất khó khăn và không đảm bảo tính khả thi vì thực tế là các doanh nghiệp có khai thác khoáng sản đã quyết toán chi phí năm, công bố lỗ, lãi, nộp các khoản thuế. Chính vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp để phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản giai đoạn từ ngày 1/7/2011 đến ngày 31/12/2013. Đề xuất miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước Đối với việc miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2013. Lần đầu tiên Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Qua hơn 6 năm thực hiện Luật, quy định này đã thực sự đi vào thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện có một số vướng mắc cần tháo gỡ đối với số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước giai đoạn từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/8/2017. Ngày 17/7/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, có hiệu lực từ ngày 1/9/2017. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong giai đoạn từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/8/2017, không có tổ chức, cá nhân nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Bởi vì, theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP, thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp đã được cấp phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nếu công trình đã vận hành thì tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; trường hợp công trình chưa vận hành thì tính từ thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành. Theo quy định của Luật và Nghị định, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là loại tiền gián thu, người sử dụng nước sau cùng phải trả tiền. Theo đó toàn bộ tổ chức, cá nhân sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng nước cho các mục đích phải nộp tiền theo quy định của Nghị định sẽ là đối tượng phải chi trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Còn các doanh nghiệp khai thác nước chỉ là người thu hộ và được hạch toán vào chi phí giá thành sản xuất. Nghị định 82/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2017, nếu thực hiện hồi tố, truy thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước từ thời điểm Nghị định có hiệu lực trở về trước, đến ngày Luật có hiệu lực (ngày 1/1/2013) thì sẽ rất khó khăn và không bảo đảm tính khả thi vì thực tế là các doanh nghiệp có khai thác nước đã quyết toán chi phí năm, công bố lỗ, lãi, nộp các khoản thuế. Đồng thời, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp để phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm gánh nặng kinh tế cho nhân dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất miễn việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/8/2017. Dự thảo Nghị quyết xem chi tiết tạ file đính kèm:
Hướng dẫn áp dụng quy định về lãi suất, phạt vi phạm
Là nội dung được đưa ra tại Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi suất, phạt vi phạm. Theo đó: Áp dụng pháp luật về lãi suất trong giao dịch dân sự Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tiền và trong giao dịch dân sự khác không phải là hợp đồng tín dụng (sau đây gọi là giao dịch dân sự) được áp dụng như sau: 1. Giao dịch dân sự được xác lập từ ngày 01-01-2006 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực) đến trước ngày 01-01-2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực) thì thỏa thuận về lãi suất phải phù hợp với quy định tại Điều 476 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và quy định tương ứng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cơ bản có hiệu lực tại thời điểm xác lập giao dịch, thời điểm tính lãi suất, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. a) Trường hợp thỏa thuận về lãi suất phù hợp với trần lãi suất quy định tại Điều 476 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và quy định tương ứng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cơ bản thì tiền lãi được xác định theo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Ví dụ 1: Ngày 20-2-2013, A ký hợp đồng cho B vay 100.000.000 đồng, thời hạn vay 3 tháng, lãi suất thỏa thuận là 1,1%/tháng tương ứng với lãi suất 13,2%/ năm. Mức lãi suất cho vay hai bên thỏa thuận không vượt quá 13,5%/năm phù hợp với Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29-11-2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (quy định mức lãi suất cơ bản là 9%/năm tương ứng với 0,75%/ tháng, tương ứng với mức 150% lãi suất cơ bản là 13,5%/năm). b) Trường hợp thỏa thuận về lãi suất cao hơn 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực, tiền lãi được xác định theo mức lãi suất bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố; tiền lãi đã trả được tính lại, số tiền lãi đã trả vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản được trừ vào tiền nợ gốc từ thời điểm trả lãi. 2. Giao dịch dân sự được giao kết từ ngày 01-01-2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực) thì thỏa thuận về lãi suất phải phù hợp với quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015. a) Trường hợp thỏa thuận về lãi suất phù hợp với trần lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay), thì tiền lãi được xác định theo thỏa thuận, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. b) Trường hợp thỏa thuận về lãi suất vượt quá mức trần lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực, tiền lãi được xác định bằng 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác; tiền lãi đã trả được tính lại, số tiền lãi đã trả vượt quá mức lãi suất bằng 20%/năm của khoản tiền vay được trừ vào tiền nợ gốc từ thời điểm trả lãi. c) Trường hợp có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (10%/năm của khoản tiền vay) tại thời điểm trả nợ. 3. Việc áp dụng pháp luật để xác định lãi suất đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày 01-01-2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực) như sau: a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có thỏa thuận lãi suất phù hợp với quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay) thì áp dụng quy định của BLDS năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết BLDS năm 2015. Ví dụ 1: Ngày 20-2-2016, A ký hợp đồng cho B vay 100.000.000 đồng, thời hạn vay 36 tháng (03 năm), lãi suất thỏa thuận là 1,5%/tháng tương ứng với lãi suất 18%/năm; hợp đồng có hiệu lực và đang được hai bên thực hiện. Mức lãi suất cho vay hai bên thỏa thuận vượt quá 13,5%/năm (theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29-11-2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức lãi suất cơ bản là 9%/năm tương ứng với 0,75%/ tháng, tương ứng với mức 150% lãi suất cơ bản là 13,5%/năm) nhưng phù hợp với mức lãi suất quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay). Trường hợp này, Tòa án áp dụng Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 để công nhận mức lãi suất 18%/ năm do các bên thỏa thuận. b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có thỏa thuận về lãi suất không phù hợp với quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay) thì khi giải quyết tranh chấp, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để giải quyết, trừ trường hợp hợp đồng chưa được thực hiện mà các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung về lãi suất phù hợp với BLDS năm 2015 và để áp dụng quy định của BLDS năm 2015. Ví dụ 2: Tình huống tương tự như Ví dụ 1 nhưng lãi suất các bên thỏa thuận là 2%/tháng tương ứng với lãi suất 24%/năm. Trường hợp này, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì Tòa án áp dụng Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 để không công nhận mức lãi suất vượt quá (4%) mà chỉ công nhận mức lãi suất 20%/năm của khoản tiền vay (mức trần lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015). c) Giao dịch dân sự có thỏa thuận về lãi suất đã thực hiện xong trước ngày 01-01-2017 mà có tranh chấp thì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết. Ví dụ 3: Ngày 20-12-2015, A ký hợp đồng cho B vay 8.000.000.000 đồng, thời hạn vay 12 tháng (01 năm), lãi suất thỏa thuận là 1,5%/tháng tương ứng với lãi suất 18%/ năm; hợp đồng có hiệu lực và đã được hai bên thực hiện xong. Ngày 20-02-2018, B khởi kiện yêu cầu A trả lại tiền lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29-11-2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (quy định mức lãi suất cơ bản là 9%/năm tương ứng với 0,75%/ tháng, tương ứng với mức 150% lãi suất cơ bản là 13,5%/năm). Trường hợp này, Tòa án áp dụng Điều 476 của Bộ luật Dân sự năm 2005 để không công nhận mức lãi suất vượt quá (4,5%) mà chỉ công nhận mức lãi suất 13,5%/năm của khoản tiền vay (150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố). 4. Giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất thì lãi suất được xác định theo thỏa thuận của các bên và văn bản quy phạm pháp luật quy định về lãi suất có hiệu lực tại thời điểm điều chỉnh lãi suất và hướng dẫn tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Về phạt vi phạm trong hợp đồng 1. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm cho bên bị vi phạm phát sinh kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Mỗi hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng chỉ được thỏa thuận phạt vi phạm một lần. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá mức phạt trong trường hợp luật liên quan có quy định. 2. Trường hợp các bên có tranh chấp về việc phạt vi phạm (về thỏa thuận phạt vi phạm, nghĩa vụ bị vi phạm, thời điểm phạt vi phạm, mức phạt vi phạm) thì khi giải quyết tranh chấp nếu xác định bên vi phạm có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm thì Tòa án quyết định bên vi phạm có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền phạt vi phạm, không phải thanh toán tiền lãi trên số tiền phạt vi phạm chưa trả. 3. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thỏa thuận về phạt vi phạm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi mà đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu thanh toán tiền phạt vi phạm. Trường hợp vừa có thỏa thuận phạt vi phạm vừa có thỏa thuận áp dụng lãi suất quá hạn, lãi suất phạt, lãi suất chậm trả hoặc hình thức khác áp dụng đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi của bên vay thì Tòa án chỉ xem xét chấp nhận yêu cầu thanh toán tiền phạt vi phạm hoặc yêu cầu thanh toán tiền lãi suất quá hạn, lãi suất phạt, lãi suất chậm trả hoặc hình thức khác tùy thuộc vào yêu cầu của bên cho vay. Xem chi tiết dự thảo: - Về lãi đối với nợ gốc quá hạn, nợ lãi quá hạn trong giao dịch dân sự - Áp dụng pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng - Áp dụng pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là tiền - Về nghĩa vụ trả lãi sau khi có bản án, quyết định của Tòa án
Đề xuất 13 ngành, lĩnh vực được sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030
Mới đây, Bộ KH&ĐT đã trình Văn phòng Chính phủ dự thảo Nghị quyết quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Nghị quyết cập nhật ngày 15/7/2024 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/vbdi_12089_5488_congvan_1_13.signed.pdf (1) Phạm vi và đối tượng áp dụng Theo đó, các đối tượng được Dự thảo Nghị quyết điều chỉnh bao gồm: - Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của Luật Đầu tư công - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm bằng nguồn ngân sách nhà nước Theo đề xuất của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết là việc quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Nghị quyết cập nhật ngày 15/7/2024 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/vbdi_12089_5488_congvan_1_13.signed.pdf (2) 13 ngành, lĩnh vực được đề xuất sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030 Theo đề xuất tại Điều 3 Dự thảo Nghị quyết, vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được bố trí cho các đối tượng quy định của Luật Đầu tư công. Có tổng cộng 13 đối tượng được phân theo ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 36 Luật Ngân sách nhà nước, cụ thể như sau: 1- Quốc phòng: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu quốc phòng, cơ yếu, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chuyên trách trung ương và địa phương theo phân cấp; công tác rà phá bom, mìn, vật nổ phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng. 2- An ninh và trật tự, an toàn xã hội: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu an ninh và trật tự, an toàn xã hội,phòng cháy, chữa cháy, điều tra phòng, chống tội phạm, thi hành án hình sự,ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chuyên trách Trung Ương và địa phương theo phân cấp. 3- Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp thuộc các cấp học từ mầm non đến đại học; đầu tư cơ sở đào tạo cán bộ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. 4- Khoa học, công nghệ: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, thí nghiệm, thực nghiệm, phân tích, kiểm định,kiểm nghiệm, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, sở hữu trí tuệ, thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ phát triển công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao. 5- Y tế, dân số và gia đình: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu về y tế (bao gồm y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu, phục hồi chức năng; y học cổ truyền; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; kiểm định, kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm và các hoạt động khác thuộc lĩnh vực y tế), dân số, gia đình, sức khỏe sinh sản, vệ sinh an toàn thực phẩm. 6- Văn hóa, thông tin gồm các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau: - Văn hóa: Bảo vệ, bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể,văn hóa dân tộc; phát triển văn học nghệ thuật, điện ảnh, thư viện, bảo tàng, văn hóa cơ sở, các loại hình nghệ thuật biểu diễn; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, các công trình văn hóa - Thông tin: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động xuất bản, báo chí của Nhà nước 7- Phát thanh, truyền hình, thông tấn: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu phát thanh, truyền hình, thông tấn nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu. 8- Thể dục, thể thao: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu phát triển thể dục, thể thao. 9- Bảo vệ môi trường gồm các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau: - Môi trường: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị quan trắc, cảnh báo môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường, xử lý chất thải, nước thải, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững - Tài nguyên: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị đo đạc bản đồ,khí tượng thủy văn, thăm dò địa chất, khoáng sản, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,đa dạng sinh học. 10- Các hoạt động kinh tế gồm các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau: - Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủy sản: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp,thủy lợi và thủy sản; kinh tế nông thôn (bao gồm xây dựng nông thôn mới, cung cấp nước sạch và bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn, phát triển ngành nghề,làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã, bố trí, sắp xếp lại dân cư nông thôn, định canh, định cư, ổn định di dân tự do và tái định cư); phát triển giống cây trồng, vật nuôi; trồng, bảo vệ và phát triển rừng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy rừng, dịch bệnh, ổn định đất lúa, bảo đảm an ninh nguồn nước; - Công nghiệp: cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; các nhiệm vụ,dự án thuộc lĩnh vực dầu khí theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở vật chất và trang thiết bị in, đúc tiền; - Giao thông: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, cảng hàng không, sân bay; - Khu công nghiệp và khu kinh tế: hạ tầng các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế chuyên biệt, khu thương mại tự do và hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp - Thương mại: chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistic, trung tâmhội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu - Cấp nước, thoát nước - Kho tàng: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị kho tàng, kho lưu trữ chuyên dụng, kho dự trữ quốc gia, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng - Du lịch: cơ sở hạ tầng nhằm phát triển du lịch bền vững tại các khu,điểm, địa bàn du lịch; - Viễn thông: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu viễn thông nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu; hạ tầng số; hạ tầng phát triển mạng điện báo đặc biệt phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước; hạ tầng trung tâm dữ liệu quốc gia và điện toán đám mây phục vụ mục đích quốc gia; - Bưu chính: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu bưu chính nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu; - Công nghệ thông tin: hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng; vi mạch bán dẫn; trí tuệ nhân tạo - Quy hoạch: các nhiệm vụ quy hoạch - Công trình công cộng tại các đô thị - Cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 11- Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ mục tiêu xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở, nhà công vụ,mua sắm trang thiết bị của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, nhà nước; dự án mua mới, xây dựng và cải tạo trụ sở làm việc, cải tạo, nâng cấp nhà ở, muasam trang thiết bị của các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. 12- Xã hội: các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng, cải tạo,nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị của các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, nuôi dưỡng người có công; hỗ trợ việc làm; chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe người lao động; cơ sở hỗ trợ hoạt động thanh thiếu niên, phụ nữ, nông dân; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sỹ; cơ sở cai nghiện và trợ giúp xã hội khác; nhà lưu trú cho người lao động. 13- Các nhiệm vụ, chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật: hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng, chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc đối tượng đầu tư công chưa phân loại được vào 12 ngành, lĩnh vực nêu trên. Trên đây là 13 ngành, lĩnh vực được đề xuất sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 tại Dự thảo Nghị quyết của Bộ Kế hoạch & Đầu tư >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Nghị quyết cập nhật ngày 15/7/2024 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/vbdi_12089_5488_congvan_1_13.signed.pdf
TAND Tối cao lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
Hiện Tòa án Nhân dân Tối cao đang lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Bộ Luật Hình sự 2015. Cụ thể như sau. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/05/du-thao-nghi-quyet-huong-dan-dieu-51-52.pdf Dự thảo Nghị quyết Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Bộ luật Hình sự (Lần 01) (1) Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải Nội dung này thuộc một trong những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điểm s Khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015. Hiện TAND Tối cao đã có hướng dẫn về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này tại Công văn 174/TANDTC-PC. Theo đó, Công văn nêu tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra; tình tiết “thành khẩn khai báo”, “ăn năn hối cải” không phải là hai tình tiết độc lập. Do đó, nếu người phạm tội “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” thì chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015. Sang đến Dự thảo Nghị quyết, TAND Tối cao vẫn giữ nguyên cách áp dụng nêu trên. Tuy nhiên tại đây có bổ sung thêm hướng đối hành trường hợp phạm tội quả tang trên cơ sở kế thừa từ Công văn 81/2002/TANDTC. Theo đó, Dự thảo Nghị quyết quy định trường hợp người phạm tội bị bắt quả tang nhưng đã có khai báo đầy đủ về hành vi phạm tội của mình và những lời khai này phù hợp với các tài liệu, chứng cứ được ghi nhận trong hồ sơ vụ án thì sẽ được Tòa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo. Trường hợp nếu người phạm tội có dấu hiệu quanh co, chối tội, khai báo không đúng với sự thật và chỉ thừa nhận hành vi phạm tội khi cơ quan tiến hành tố tụng đã chứng minh thì sẽ không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo. Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị quyết cũng nêu rõ trường hợp người phạm có biểu hiện quanh co, chối tội hoặc khai báo không đúng sự thật tại cơ quan điều tra. Nhưng khi có kết luận điều tra hoặc sau khi xét xử sơ thẩm đến phiên tòa phúc thẩm mà đã có khai báo đầy đủ và đúng sự thật thì vẫn được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này. Nhưng mức độ giảm đối với trường hợp này sẽ không bằng so với trường hợp thành khẩn ngay từ ban đầu. (2) Phạm tội vì động cơ đê hèn Đối với tình tiết tăng nặng “Phạm tội vì động cơ đê hèn” được quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015. Tại Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ năm 1986 của TAND tối cao hướng dẫn về tội giết người với tình tiết định khung vì động cơ đê hèn như sau: “Giết người vì động cơ đê hèn (điểm a) như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…).” Theo đó, có thể hiểu tình tiết tăng nặng “Phạm tội vì động cơ đê hèn” là việc người thực hiện hành vi phạm tội vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc, hèn nhát nhằm mục đích trả thù hoặc để khống chế nạn nhân và gia đình, người thân của nạn nhân phục vụ cho mưu đồ của mình hoặc vì các động cơ tư lợi, thấp hèn khác. (3) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp Tình tiết tăng nặng nêu trên được quy định Điểm b Khoản 1 Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015. Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn chỉ áp dụng tình tiết này khi có đầy đủ những điều kiện như sau: - Cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích; - Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Ví dụ: Nguyễn Văn A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu thập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”. Đồng thời, theo nguyên tắc áp dụng tình tiết tăng nặng được quy định trong Dự thảo Nghị quyết thì khi áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” đối với trường hợp phạm tội từ 05 lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm tội 02 lần trở lên”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”. Xem chi tiết các hướng dẫn áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tại Dự thảo Nghị quyết (Lần 01)https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/05/du-thao-nghi-quyet-huong-dan-dieu-51-52.pdf
Thông báo 496/TB-VPCP: Kết luận nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN 2024
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 496/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2024. Ngày 28/11/2023, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về dự thảo dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái kết luận như sau: (1) Đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. (2) Để bảo đảm chất lượng, tiến độ chuẩn bị tài liệu báo cáo Thường trực Chính phủ trước khi báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2023, yêu cầu các Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương nghiên cứu kỹ và tham gia ý kiến trực tiếp đối với dự thảo Nghị quyết (bao gồm phần lời và các phụ lục kèm theo, nhất là các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của ngành, lĩnh vực), có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước 30/11/2023, bảo đảm chất lượng, đúng thời hạn. (3) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp và ý kiến bằng văn bản của các Bộ, cơ quan tại điểm 1 trên để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 03/12/2023; trong đó lưu ý: - Dự thảo Nghị quyết cần bảo đảm bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025, Kết luận số 64- KL/TW ngày 18/10/2023 của Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Kết luận 65-KL/TW ngày 21/10/2023 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ. - Hoàn thiện nội dung đánh giá về bối cảnh tình hình năm 2024 để thể hiện rõ những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức tác động đến phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, nhất là những vấn đề về cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột tại Ucraina và dải Gaza, thiên tai, biến đổi khí hậu… - Đề xuất chủ đề của năm 2024. Rà soát, biên tập, thể hiện rõ nét các quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành, bảo đảm ngắn gọn, xúc tích, vừa có tính kế thừa, liên tục, vừa phù hợp với những đặc điểm tình hình mới của năm 2024. - Xác định rõ, nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong năm 2024, bảo đảm khắc phục được các tồn tại, hạn chế thời gian qua, tận dụng các thời cơ thuận lợi và chủ động ứng phó với những khó khăn thách thức của năm 2024. Trong đó lưu ý cần tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khơi thông nguồn lực cho phát triển; sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập; hoàn thành xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng, kéo dài; kiên quyết khắc phục tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh trong thực thi công vụ,... - Rà soát kỹ, hoàn thiện các Phụ lục về chỉ tiêu, nhiệm vụ/đề án cụ thể cho ngành, lĩnh vực của các Bộ, cơ quan nhằm cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra, trong đó xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, sản phẩm đầu ra và thời hạn hoàn thành, bảo đảm khả thi, hiệu quả trong tổ chức thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát. Xem chi tiết tại Thông báo 496/TB-VPCP ngày 30/11/2023.
Quốc hội dự kiến điều chỉnh thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong năm 2023
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị quyết tải của Quốc hội về giảm thuế GTGT trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nhằm thu thập các nghiên cứu, đóng góp ý kiến của nhân dân về dự thảo. Trong đó, nội dung quan trọng nhất của dự thảo Nghị quyết của Quốc hội là đề xuất giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% cụ thể như sau: (1) Đề xuất giảm thuế GTGT xuống 8% trong năm 2023 Dự kiến giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Mức giảm thuế GTGT như sau: - Cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. - Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều 1 Dự thảo nghị quyết. (2) Đối tượng được giảm thuế GTGT trong năm 2023 Căn cứ Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP (Điều 1 đã hết hiệu lực từ ngày 31/12/2022) về việc giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: - Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. - Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. - Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. - Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế GTGT. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng 2016 thì không được giảm thuế GTGT. Xem thêm chi tiết dự thảo Nghị quyết tải.
Các trường hợp CB, công chức phạm tội về tham nhũng, chức vụ được xem xét miễn TNHS
Ảnh minh họa: phạm tội về tham nhũng, chức vụ Đây là nội dung đang được đề xuất tại Dự thảo Nghị quyết về hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm tham nhũng, chức vụ và việc xét xử vụ án tham nhũng, chức vụ do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành đưa ra lấy ý kiến. Theo đó, các trường hợp được xem xét miễn trách nhiệm hình sự gồm: - Người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng vì động cơ trong sáng, không vụ lợi cá nhân, muốn đổi mới, dám đột phá vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc, kết quả mang lại lớn hơn thiệt hại xảy ra. - Người phạm tội là người phụ thuộc, cấp dưới, làm công hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên mà không ý thức được đầy đủ hành vi phạm tội, không được hưởng lợi và sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, xử lý tội phạm, trừ trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. - Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và xử lý tội phạm thì được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. - Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và xử lý tội phạm. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, dự thảo còn quy định các trường hợp được xem xét miễn hình phạt gồm: - Người phạm tội tự nguyện giao nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, tích cực khắc phục hoàn toàn hậu quả thiệt hại do mình gây ra, trừ trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. - Người phạm tội là người phụ thuộc, cấp dưới, làm công hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên mà không ý thức được đầy đủ hành vi phạm tội, không hưởng lợi và sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, xử lý tội phạm nhưng không được miễn trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết này. - Người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ, chủ động khai báo sau khi bị phát giác, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và xử lý tội phạm. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Sắp có Nghị quyết hướng dẫn về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Tòa án nhân dân tối cao đang dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo đó, căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm: 1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Kết luận của Tòa án không được khẳng định bằng các chứng cứ được thẩm tra tại phiên tòa; b) Hội đồng xét xử đã không xem xét chứng cứ có ảnh hưởng cơ bản đến kết luận trong bản án, quyết định; Ví dụ 1: Vật chứng là tài sản thuộc sở hữu chung của người phạm tội và người khác. Tòa án không xem xét, làm rõ đồng sở hữu khác có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng tài sản đó vào việc thực hiện tội phạm hay không mà đã tịch thu sung quỹ nhà nước toàn bộ tài sản là chưa bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đồng sở hữu khác. c) Còn tồn tại những chứng cứ mâu thuẫn nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc ra phán quyết nhưng Tòa án chưa làm rõ các chứng cứ này đã chấp nhận một trong các chứng cứ đối lập mà không nêu ra những căn cứ của việc chấp nhận những chứng cứ này và bác bỏ chứng cứ khác; Ví dụ 2: A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Quá trình điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định A có 02 giấy khai sinh khác nhau, trong đó có 01 giấy khai sinh xác định A 19 tuổi, 01 giấy khai sinh xác định A 17 tuổi. Cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm rõ được tuổi thật của A nhưng khi xét xử, Tòa án vẫn sử dụng giấy khai sinh xác định A 19 tuổi để xử lý hình sự. Trường hợp này đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của A vì chưa xác định được đặc điểm quan trọng về tuổi chịu trách nhiệm hình sự (dẫn đến việc A có thể không được áp dụng các nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự). Lẽ ra Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung để xác định chính xác tuổi của A mới có căn cứ xác định trách nhiệm hình sự. d) Thiếu những chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án nhưng Tòa án không đề nghị bổ sung, làm rõ mà vẫn đưa ra quyết định; Ví dụ 3: Bị hại yêu cầu bồi thường một khoản tiền, nhưng không cung cấp chứng cứ đầy đủ chứng minh về thiệt hại (chi phí sửa chữa nhà, phương tiện...), Tòa án đã không làm rõ tại phiên tòa, không trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhưng vẫn buộc bị cáo bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của bị hại. đ) Kết luận trong bản án có mâu thuẫn cơ bản với tài liệu chứng cứ thu thập được của người bị kết án, người tham gia tố tụng khác và đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự. 2. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc quyết định về tội danh không đúng, hình phạt không đúng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội; hạn chế hoặc tước một số quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, bị hại, đương sự; xử lý vật chứng, trách nhiệm dân sự, án phí, lệ phí không đúng quy định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền; b) Không chỉ định, thay đổi hoặc chấm dứt việc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật Tố tụng hình sự; c) Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ; d) Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của bị hại hoặc của người đại diện của bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự; đ) Truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã hết thời hiện truy cứu trách nhiệm hình sự; e) Nhập vụ án hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 170 hoặc Điều 242 của Bộ luật Tố tụng hình sự; g) Không cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án cho người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền bào chữa, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác; h) Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; i) Truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; k) Chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của bị can, bị cáo (tuổi, tiền án, tiền sự), lý lịch hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội (tên, địa chỉ, những vấn đề khác liên quan đến hồ sơ pháp lý của pháp nhân thương mại); l) Không có người phiên dịch, người dịch thuật cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt, người câm, người điếc, người mù hoặc tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt; m) Không từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong trường hợp quy định tại các điều 49, 51, 52, 53, 54, 68, 69 và 70 của Bộ luật Tố tụng hình sự; n) Việc điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự; o) Biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà không chuyển cho Viện kiểm sát theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 88 của Bộ luật Tố tụng hình sự; p) Chứng cứ để chứng minh đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt dẫn đến sai lệch hồ sơ vụ án; q) Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật; r) Có căn cứ để xác định có việc bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật; s) Thành phần Hội đồng xét xử không đúng quy định; t) Xét xử không đúng thẩm quyền; u) Không thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa; v) Không tuyên phần kháng cáo; quyền viết đơn xin ân giảm đối với trường hợp bị cáo bị kết án tử hình; x) Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét phần kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm; y) Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như hướng dẫn tại điểm a đến điểm y khoản này nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, nếu hủy bản án, quyết định để điều tra, xét xử lại cũng không thể khắc phục được thì không kháng nghị giám đốc thẩm. 3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là sai lầm trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật hình sự và pháp luật có liên quan khác dẫn đến việc ra phán quyết không đúng với sự thật khách quan của vụ án, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị kết án, đương sự trong vụ án hình sự. Ví dụ 4: Trong quá trình giải quyết vụ án, A đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình, tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện thêm tội phạm mới. Khi xét xử, Tòa án chỉ cho A hưởng 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự là không đúng. Trường hợp này, A phải được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm t khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự. Ví dụ 5: A lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cố ý phân phối hàng cứu trợ cho người không đúng đối tượng gây thất thoát tiền cứu trợ 200.000.000đ theo quy định tại khoản 1 Điều 231 của Bộ luật Hình sự về tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ. Khi xét xử, Tòa án đã áp dụng tình tiết tăng nặng tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự đối với A là không đúng. Trường hợp này, A không bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự vì đây là tình tiết định tội nên không được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Nghị quyết.
Không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện
Ảnh minh họa: Tổ chức hành nghề công chứng Đây là nội dung định hướng tại dự thảo Nghị quyết về chính sách phát triển nghề công chứng. Theo đó, Dự thảo Nghị quyết đưa ra nhiều định hướng lớn cho việc phát triển nghề công chứng gồm: - Phát triển tổ chức hành nghề công chứng có định hướng, bảo đảm năng lực hoạt động; khả năng phát triển lâu dài, bền vững; - Không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện; - Tiếp tục đổi mới các Phòng công chứng bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, hoạt động có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ công chứng phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước; - Có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. - Khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện quyền lựa chọn công chứng hợp đồng, giao dịch ở địa bàn cấp huyện mà các tổ chức hành nghề công chứng, giao dịch, góp phần giảm tải đã đảm đương được để bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng công việc của cơ quan hành chính, giảm biên chế và chi ngân sách nhà nước cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh từ năm 2020
Là nội dung tại dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN. Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 26/2012/QH13) như sau: - Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); Quy định hiện hành: 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); - Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Quy định hiện hành: 3,6 triệu đồng/tháng. Các trường hợp đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 26/2012/QH13 (9 triệu đồng/tháng đối với đối tượng nộp thuế và 3,6 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc) sẽ được xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo mức giảm trừ gia cảnh mới tại Nghị quyết này khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020./. Xem chi tiết dự thảo: TẠI ĐÂY
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ
HĐTP TANDTC đang dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về quyền khởi kiện, tư cách tham gia tố tụng, xác định địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhập vụ án; áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ. Trong đó, Dự thảo đưa ra các phương án để góp ý, thảo luận, đơn cử như sau: Thứ nhất đối với Quyền khởi kiện tranh chấp về tài sản chung của dòng họ, dự thảo đưa ra 3 phương án: Phương án 1: Mỗi cá nhân thành viên của dòng họ có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của dòng họ. Phương án 2: Trưởng họ có quyền đại diện cho dòng họ khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của dòng họ. Phương án 3: Tất cả thành viên của dòng họ có quyền ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của dòng họ. Thứ hai Nguyên đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ: Nguyên đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người khởi kiện được xác định như sau: Theo phương án 1 Điều 2: 1. Cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ thì cá nhân đó là nguyên đơn. 2. Trường hợp dòng họ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ thì dòng họ là nguyên đơn. Dòng họ khởi kiện, tham gia tố tụng thông qua người đại diện được tất cả các thành viên của dòng họ ủy quyền hợp pháp. Theo phương án 2 Điều 2: Trưởng họ đại diện cho dòng họ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ thì dòng họ là nguyên đơn, trưởng họ là người đại diện của dòng họ. Theo phương án 3 Điều 2: Người được tất cả thành viên của dòng họ ủy quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ thì dòng họ là nguyên đơn, người được tất cả thành viên của dòng họ ủy quyền là người đại diện của dòng họ. Thứ ba, việc xác định thành viên dòng họ Phương án 1: Thành viên dòng họ được xác định theo tập quán nơi dòng họ tồn tại. Các bên tranh chấp có trách nhiệm cung cấp danh sách và địa chỉ của thành viên dòng họ. Phương án 2: Thành viên dòng họ được xác định theo huyết thống tính từ thời điểm hình thành tài sản dòng họ đang có tranh chấp. Thứ 4 Về địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ 1. Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ được xác định theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP). 2. Tòa án phải thụ lý, giải quyết vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ khi người khởi kiện cung cấp được ít nhất địa chỉ của một cá nhân thành viên của dòng họ quản lý, sử dụng tài sản chung của dòng họ đang tranh chấp theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP. 3. Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ nếu có thành viên của dòng họ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ và Tòa án đã tiến hành các biện pháp để thu thập, xác minh địa chỉ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của người đó. ... Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Hướng dẫn xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc DS có yếu tố nước ngoài
HĐTP TANDTC đang Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, nội dung dự thảo có hướng dẫn cách xác định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam theo quy định tại điều 469 của BLTTDS như sau: Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam được xác định như sau: 1. Vụ án có bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam quy định tại điểm a khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ án sau đây: a) Vụ án giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và bị đơn là công dân Việt Nam ở trong nước; b) Vụ án giữa nguyên đơn quy định tại điểm a khoản này với bị đơn là người nước ngoài đang cư trú, làm việc tại Việt Nam và được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú hoặc được cấp giấy miễn thị thực có thời hạn không quá 5 năm, kể cả trường hợp được xem xét cấp lại thẻ hoặc giấy này theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2. Vụ án mà bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại điểm c khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ án sau đây: a) Vụ án giữa nguyên đơn là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và bị đơn là công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức Việt Nam có tài sản tại Việt Nam; b) Vụ án giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức Việt Nam, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài với bị đạn là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài có tài sản tại Việt Nam. 3. Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam quy định tại điểm d khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ việc sau đây: a) Vụ việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn ở nước ngoài hoặc các bên đương sự đều ở nước ngoài; b) Vụ việc ly hôn giữa các bên đương sự là người nước ngoài và người nước ngoài đó thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Ngoài ra, nội dung còn hướng dẫn: - Cách xác định vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa VN - Xác định vụ việc dân sự mà tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết - Xác định vụ việc dân sự vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam - Cơ quan, tổ chức nước ngoài ủy quyền khởi kiện vụ án dân sự ... Xem chi tiết nội dung tại file đính kèm:
Cập nhật: Dự thảo Nghị quyết MỚI NHẤT hướng dẫn các tội hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu
Vừa qua HĐTP TANDTC đưa ra dự thảo 04 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 141 về tội hiếp dâm, Điều 142 về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Điều 143 về tội cưỡng dâm, Điều 144 về tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, Điều 145 về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Điều 146 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và Điều 147 về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm của Bộ luật hình sự 2015. Bô sung phần giải thích từ ngữ: 1. Xâm hại tình dục trẻ em là hoạt động tình dục xâm hại trẻ em hoặc dụ dỗ, tổ chức cho trẻ em tham gia hoạt động tình dục. Độ tuổi xác định trẻ em là dưới 16 tuổi. Hoạt động xâm hại tình dục trẻ em được thực hiện do đồng thuận với trẻ em dưới 13 tuổi; do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ…). 2. Bóc lột tình dục trẻ em là ép buộc, môi giới cho trẻ em bán dâm, làm đối tượng để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục. 3. Quan hệ tình dục bao gồm hành vi giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác. 4. Bộ phận sinh dục bao gồm bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh dục nữ. Bộ phận sinh dục nam là dương vật; bộ phận sinh dục nữ bao gồm âm hộ, âm đạo. 5. Bộ phận nhạy cảm bao gồm bìu, mu, hậu môn, háng, đùi, mông, ngực. 6. Bộ phận khác trên cơ thể là bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể không phải là bộ phận sinh dục và bộ phận nhạy cảm. 7. Dụng cụ tình dục là những dụng cụ được sản xuất chuyên dùng cho hoạt động tình dục (ví dụ: dương vật giả, âm hộ giả, âm đạo giả...). 8. Dụng cụ khác là những đồ vật không phải là dụng cụ tình dục nhưng có thể sử dụng cho hoạt động tình dục. * Về một số tình tiết định tội 1. Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào. Giao cấu với trẻ em dưới 10 tuổi được xác định là đã hoàn thành không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập. 2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là một trong các hành vi sau đây: a) Hành vi quan hệ tình dục của người cùng giới tính; b) Hành vi quan hệ tình dục của người khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục tiếp xúc về thể chất với cơ thể trẻ em nhưng không có mục đích giao cấu; c) Hành vi quan hệ tình dục của những người khác giới tính thuộc một trong các trường hợp: sử dụng bộ phận sinh dục xâm nhập vào bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể; sử dụng bộ phận khác trên cơ thể xâm nhập vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm; sử dụng dụng cụ tình dục, dụng cụ khác xâm nhập vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể. 3. Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là một trong các hành vi sau đây: a) Dùng bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác tiếp xúc về thể chất (trực tiếp hay gián tiếp qua áo quần) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của trẻ em (vuốt ve, sờ mó, bóp, cấu véo, hôn, liếm) có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục; b) Sử dụng dụng cụ tình dục, dụng cụ khác tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục. 4. Trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức. 5. Trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến người khác trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức. 6. Các hình thức biểu hiện trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự: a) Trực tiếp trình diễn khiêu dâm trước mặt người dưới 16 tuổi hoặc dụ dỗ người dưới 16 tuổi trực tiếp trình diễn khiêu dâm; b) Chiếu trực tiếp cảnh trình diễn khiêu dâm có sự tham gia của người dưới 16 tuổi; c) Dụ dỗ, lôi kéo người dưới 16 tuổi tự quay lại cảnh trình diễn khiêu dâm của mình sau đó phát tán; d) Dụ dỗ người dưới 16 khỏa thân thông qua nền tảng công nghệ số; đ) Phát tán ra công chúng các ấn phẩm đồi trụy có sử dụng trẻ em hoặc hình ảnh mô phỏng trẻ em (hoạt hình, nhân vật được tạo ra bằng công nghệ số); e) Mô tả các bộ phận nhạy cảm của người dưới 16; g) Các hình thức khác. 7. Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để quan hệ tình dục: a) Người bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật... dẫn đến không thể chống cự được); b) Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác... dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi). 8. Thủ đoạn khác quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. 9. Trái với ý muốn của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và điểm a khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là người bị hại không đồng ý, phó mặc, miễn cưỡng hoặc không có khả năng biểu lộ ý chí của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội. 10. Người lệ thuộc quy định tại khoản 1 Điều 143 và đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình quy định tại khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại bị lệ thuộc vào người phạm tội về vật chất (ví dụ: người bị hại được người phạm tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày…) hoặc lệ thuộc về công việc, giáo dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người phạm tội hoặc người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm...). 11. Người đang ở trong tình trạng quẫn bách quy định tại khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự mình khắc phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác (ví dụ: không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo; không có tiền để trả khoản nợ đã đến hạn để cứu con mình đang bị bắt cóc; là học sinh bị lưu ban; không được đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài...). * Về một số tình tiết định khung 1. Có tính chất loạn luân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 141, điểm a khoản 2 Điều 142, điểm d khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 2 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau đây: a) Phạm tội đối với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; b) Phạm tội đối với cô, dì, chú, bác, cháu ruột; c) Phạm tội đối với con nuôi, bố nuôi, mẹ nuôi; d) Phạm tội đối với con riêng của vợ, con riêng của chồng, bố dượng, mẹ kế; đ) Phạm tội đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể. 2. Phạm tội 02 lần trở lên quy định tại điểm c khoản 2 Điều 141, điểm đ khoản 2 Điều 142, điểm b khoản 2 Điều 143, điểm d khoản 2 Điều 144, điểm a khoản 2 Điều 145, điểm b khoản 2 Điều 146 và điểm b khoản 2 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Nhiều người hiếp một người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 141 và điểm b khoản 3 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là trường hợp 02 người trở lên hiếp dâm 01 người. Cũng được coi là “nhiều người hiếp một người”, nếu có từ 02 người trở lên cùng bàn bạc, thống nhất sẽ thay nhau hiếp dâm 01 người, nhưng vì lý do ngoài ý muốn mới có 01 người thực hiện được hành vi hiếp dâm. Không coi là “nhiều người hiếp một người”, nếu có từ 02 người trở lên câu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho 01 người hiếp dâm (trường hợp này là đồng phạm). 4. Nhiều người cưỡng dâm một người quy định tại điểm a khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp 02 người trở lên cưỡng dâm 01 người. Cũng được coi là “nhiều người cưỡng dâm một người” nếu có từ 02 người trở lên cùng bàn bạc, thống nhất sẽ thay nhau cưỡng dâm 01 người, nhưng vì lý do ngoài ý muốn mới có 01 người thực hiện được hành vi cưỡng dâm. Không coi là “nhiều người cưỡng dâm một người”, nếu có từ 02 người trở lên câu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho 01 người cưỡng dâm (trường hợp này là đồng phạm). * Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự 1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non). b) Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của trẻ em nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân). 2. Không xử lý hình sự về tội phạm tương ứng đối với hành vi quan hệ tình dục đồng thuận giữa những người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi, trừ trường hợp quay lại cảnh quan hệ tình dục sau đó phát tán ra công chúng. * Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội xâm hại tình dục trẻ em 1. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. 2. Áp dụng hình phạt đặc biệt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm luân thường, đạo đức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng nghề nghiệp, công việc; xâm hại trẻ em dưới 13 tuổi. 3. Áp dụng các hình phạt bổ sung cao nhất theo quy định của Bộ luật Hình sự và các đạo luật khác có liên quan. Trong trường hợp cần thiết có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề liên quan đến trẻ em; cấm xuất hiện tại nơi có đông trẻ em. * Tổ chức xét xử vụ án xâm hại tình dục có bị hại là trẻ em 1. Thời hạn xét xử vụ án xâm hại tình dục có bị hại là trẻ em được thực hiện như sau: a) Áp dụng thủ tục rút gọn đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; b) Đưa các vụ án khác ra xét xử trong thời hạn không quá ½ thời hạn pháp luật cho phép đối với các trường hợp tương ứng. 2. Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục trẻ em, Tòa án phải thực hiện: a) Xét xử kín, tuyên án công khai theo đúng quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi tuyên án, Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án; b) Phân công Thẩm phán có kiến thức hoặc kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến trẻ em; c) Khi tham gia xét xử, Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân, không mặc áo choàng; d) Xử án tại Phòng xét xử thân thiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 và Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đ) Có sự tham gia của người đại diện, người giám hộ, luật sư của trẻ em. 3. Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục trẻ em, căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, Tòa án cần thực hiện: a) Hạn chế triệu tập bị hại là trẻ em đến phiên tòa nếu vẫn giải quyết được vụ án bằng việc áp dụng các biện pháp thay thế khác (ví dụ: sử dụng lời khai của họ ở giai đoạn điều tra, truy tố; mời họ đến Tòa án hoặc địa điểm hợp pháp khác để lấy lời khai trước bằng văn bản, bằng ghi âm, ghi hình có âm thanh…). b) Trường hợp phải triệu tập bị hại là trẻ em đến phiên tòa, Tòa án cần tạo điều kiện để họ làm quen, tiếp xúc với môi trường Tòa án, với quy trình và thủ tục xét xử; bố trí cho họ ngồi ở phòng cách ly và sử dụng các thiết bị điện tử (ví dụ: micro, loa, ti vi, camera...) để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ khi họ khai báo, tham gia tố tụng tại phiên tòa; trường hợp không bố trí được phòng cách ly thì để họ ngồi ở phòng xử án nhưng phải có màn che ngăn cách với khu vực của bị cáo và khoảng cách giữa Hội đồng xét xử với người bị hại là trẻ em không quá 03 mét. c) Câu hỏi đối với bị hại là trẻ em phải phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa, hiểu biết của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu; không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc; chỉ đặt câu hỏi làm rõ tình tiết vụ án; không đặt câu hỏi chỉ để tranh luận. Câu hỏi đối với bị hại dưới 10 tuổi không quá 10 từ và thời gian hỏi không liên tục quá 01 giờ. d) Sử dụng sơ đồ hoặc mô hình cơ thể có đánh số thứ tự các bộ phận để người bị hại là trẻ em xác định các bộ phận bị xâm hại mà không phải xác định trên cơ thể mình. đ) Khi bị cáo có nhu cầu hỏi bị hại là trẻ em thì phải đề nghị người bào chữa hoặc Hội đồng xét xử hỏi. 4. Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục trẻ em, Tòa án không được thực hiện: a) Yêu cầu bị hại là trẻ em tường thuật lại chi tiết quá trình phạm tội; b) Sử dụng câu hỏi có tính chất công kích, đe dọa, gây xấu hổ, xúc phạm; c) Đối chất với người phạm tội tại phiên tòa; d) Xác định bộ phận bị xâm hại bằng cách để bị hại là trẻ em chỉ trực tiếp vào bộ phận cơ thể của mình hoặc của người khác; đ) Để bị cáo hỏi trực tiếp bị hại là trẻ em; e) Buộc bị hại là trẻ em phải đứng khi tham gia tố tụng tại phiên tòa; g) Công khai bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến vụ án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. 5. Tòa án phải xem xét và đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp theo quy định tại Chương XXXIV của Bộ luật Tố tụng hình sự khi bị hại, người thân thích của bị hại yêu cầu hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiến nghị bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị hại, người thân thích của họ. 6. Tuân thủ các quy định khác tại Chương XXVIII của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi; hướng dẫn tại Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Đề xuất miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với phần trữ lượng đã khai thác giai đoạn từ ngày 1/7/2011 đến ngày 31/12/2013 và miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước giai đoạn từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/8/2017. Về đề xuất miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011, theo đó, lần đầu tiên quy định về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại Điều 77. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1/2014. Tuy nhiên, sau khi Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ban hành, các địa phương và doanh nghiệp đã có kiến nghị không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với phần trữ lượng đã khai thác tính từ ngày 1/7/2011 (ngày có hiệu lực thi hành của Luật khoáng sản năm 2010) đến ngày 20/1/2014 (ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định số 203/2013/NĐ-CP) với lý do như sau: Trong thời gian từ ngày 1/7/2011 đến ngày 20/1/2014 các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã quyết toán năm, công bố lỗ, lãi, nộp các khoản thuế và đã phân chia lợi nhuận. Vì vậy, việc thu tiền cấp quyền khai thác trước ngày 20/1/2014 là khó khả thi. Mặt khác, khi triển khai chính sách thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, qua các buổi hội thảo, đối thoại, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia hoạt động khoáng sản tại Việt Nam cho rằng “tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là khoản thuế mới trong lĩnh vực khoáng sản”. Đồng thời cho rằng đối với các dự án đầu tư khoáng sản đã lập, việc xuất hiện loại thuế mới sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế của dự án. Khoảng thời gian từ 1/7/2011 đến 31/12/2013, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã quyết toán thuế, nếu kinh doanh có lãi trong giai đoạn này đã đưa vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Trước năm 2014, trong bối cảnh tình hình thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn suy thoái kinh tế, giá khoáng sản trên thị trường chỉ còn 30-50% so với thời điểm cao nhất. Về thời điểm miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Nghị định số 203/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1/2014, tuy nhiên, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (năm quyết toán tài chính tính đến hết ngày 31/12) và thực hiện Công văn số 723/TTg-CP ngày 21/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ, khoản thu tiền từ ngày 1/1/2014 đến ngày 20/1/2014 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thu, do đó, về thời điểm miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị tính từ ngày 1/7/2011 đến ngày 31/12/2013. Đối với khoản thu này, nếu thực hiện hồi tố, truy thu thì sẽ rất khó khăn và không đảm bảo tính khả thi vì thực tế là các doanh nghiệp có khai thác khoáng sản đã quyết toán chi phí năm, công bố lỗ, lãi, nộp các khoản thuế. Chính vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp để phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản giai đoạn từ ngày 1/7/2011 đến ngày 31/12/2013. Đề xuất miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước Đối với việc miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2013. Lần đầu tiên Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Qua hơn 6 năm thực hiện Luật, quy định này đã thực sự đi vào thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện có một số vướng mắc cần tháo gỡ đối với số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước giai đoạn từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/8/2017. Ngày 17/7/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, có hiệu lực từ ngày 1/9/2017. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong giai đoạn từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/8/2017, không có tổ chức, cá nhân nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Bởi vì, theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP, thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp đã được cấp phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nếu công trình đã vận hành thì tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; trường hợp công trình chưa vận hành thì tính từ thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành. Theo quy định của Luật và Nghị định, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là loại tiền gián thu, người sử dụng nước sau cùng phải trả tiền. Theo đó toàn bộ tổ chức, cá nhân sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng nước cho các mục đích phải nộp tiền theo quy định của Nghị định sẽ là đối tượng phải chi trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Còn các doanh nghiệp khai thác nước chỉ là người thu hộ và được hạch toán vào chi phí giá thành sản xuất. Nghị định 82/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2017, nếu thực hiện hồi tố, truy thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước từ thời điểm Nghị định có hiệu lực trở về trước, đến ngày Luật có hiệu lực (ngày 1/1/2013) thì sẽ rất khó khăn và không bảo đảm tính khả thi vì thực tế là các doanh nghiệp có khai thác nước đã quyết toán chi phí năm, công bố lỗ, lãi, nộp các khoản thuế. Đồng thời, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp để phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm gánh nặng kinh tế cho nhân dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất miễn việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/8/2017. Dự thảo Nghị quyết xem chi tiết tạ file đính kèm:
Hướng dẫn áp dụng quy định về lãi suất, phạt vi phạm
Là nội dung được đưa ra tại Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi suất, phạt vi phạm. Theo đó: Áp dụng pháp luật về lãi suất trong giao dịch dân sự Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tiền và trong giao dịch dân sự khác không phải là hợp đồng tín dụng (sau đây gọi là giao dịch dân sự) được áp dụng như sau: 1. Giao dịch dân sự được xác lập từ ngày 01-01-2006 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực) đến trước ngày 01-01-2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực) thì thỏa thuận về lãi suất phải phù hợp với quy định tại Điều 476 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và quy định tương ứng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cơ bản có hiệu lực tại thời điểm xác lập giao dịch, thời điểm tính lãi suất, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. a) Trường hợp thỏa thuận về lãi suất phù hợp với trần lãi suất quy định tại Điều 476 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và quy định tương ứng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cơ bản thì tiền lãi được xác định theo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Ví dụ 1: Ngày 20-2-2013, A ký hợp đồng cho B vay 100.000.000 đồng, thời hạn vay 3 tháng, lãi suất thỏa thuận là 1,1%/tháng tương ứng với lãi suất 13,2%/ năm. Mức lãi suất cho vay hai bên thỏa thuận không vượt quá 13,5%/năm phù hợp với Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29-11-2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (quy định mức lãi suất cơ bản là 9%/năm tương ứng với 0,75%/ tháng, tương ứng với mức 150% lãi suất cơ bản là 13,5%/năm). b) Trường hợp thỏa thuận về lãi suất cao hơn 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực, tiền lãi được xác định theo mức lãi suất bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố; tiền lãi đã trả được tính lại, số tiền lãi đã trả vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản được trừ vào tiền nợ gốc từ thời điểm trả lãi. 2. Giao dịch dân sự được giao kết từ ngày 01-01-2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực) thì thỏa thuận về lãi suất phải phù hợp với quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015. a) Trường hợp thỏa thuận về lãi suất phù hợp với trần lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay), thì tiền lãi được xác định theo thỏa thuận, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. b) Trường hợp thỏa thuận về lãi suất vượt quá mức trần lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực, tiền lãi được xác định bằng 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác; tiền lãi đã trả được tính lại, số tiền lãi đã trả vượt quá mức lãi suất bằng 20%/năm của khoản tiền vay được trừ vào tiền nợ gốc từ thời điểm trả lãi. c) Trường hợp có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (10%/năm của khoản tiền vay) tại thời điểm trả nợ. 3. Việc áp dụng pháp luật để xác định lãi suất đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày 01-01-2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực) như sau: a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có thỏa thuận lãi suất phù hợp với quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay) thì áp dụng quy định của BLDS năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết BLDS năm 2015. Ví dụ 1: Ngày 20-2-2016, A ký hợp đồng cho B vay 100.000.000 đồng, thời hạn vay 36 tháng (03 năm), lãi suất thỏa thuận là 1,5%/tháng tương ứng với lãi suất 18%/năm; hợp đồng có hiệu lực và đang được hai bên thực hiện. Mức lãi suất cho vay hai bên thỏa thuận vượt quá 13,5%/năm (theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29-11-2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức lãi suất cơ bản là 9%/năm tương ứng với 0,75%/ tháng, tương ứng với mức 150% lãi suất cơ bản là 13,5%/năm) nhưng phù hợp với mức lãi suất quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay). Trường hợp này, Tòa án áp dụng Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 để công nhận mức lãi suất 18%/ năm do các bên thỏa thuận. b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có thỏa thuận về lãi suất không phù hợp với quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay) thì khi giải quyết tranh chấp, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để giải quyết, trừ trường hợp hợp đồng chưa được thực hiện mà các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung về lãi suất phù hợp với BLDS năm 2015 và để áp dụng quy định của BLDS năm 2015. Ví dụ 2: Tình huống tương tự như Ví dụ 1 nhưng lãi suất các bên thỏa thuận là 2%/tháng tương ứng với lãi suất 24%/năm. Trường hợp này, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì Tòa án áp dụng Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 để không công nhận mức lãi suất vượt quá (4%) mà chỉ công nhận mức lãi suất 20%/năm của khoản tiền vay (mức trần lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015). c) Giao dịch dân sự có thỏa thuận về lãi suất đã thực hiện xong trước ngày 01-01-2017 mà có tranh chấp thì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết. Ví dụ 3: Ngày 20-12-2015, A ký hợp đồng cho B vay 8.000.000.000 đồng, thời hạn vay 12 tháng (01 năm), lãi suất thỏa thuận là 1,5%/tháng tương ứng với lãi suất 18%/ năm; hợp đồng có hiệu lực và đã được hai bên thực hiện xong. Ngày 20-02-2018, B khởi kiện yêu cầu A trả lại tiền lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29-11-2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (quy định mức lãi suất cơ bản là 9%/năm tương ứng với 0,75%/ tháng, tương ứng với mức 150% lãi suất cơ bản là 13,5%/năm). Trường hợp này, Tòa án áp dụng Điều 476 của Bộ luật Dân sự năm 2005 để không công nhận mức lãi suất vượt quá (4,5%) mà chỉ công nhận mức lãi suất 13,5%/năm của khoản tiền vay (150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố). 4. Giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất thì lãi suất được xác định theo thỏa thuận của các bên và văn bản quy phạm pháp luật quy định về lãi suất có hiệu lực tại thời điểm điều chỉnh lãi suất và hướng dẫn tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Về phạt vi phạm trong hợp đồng 1. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm cho bên bị vi phạm phát sinh kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Mỗi hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng chỉ được thỏa thuận phạt vi phạm một lần. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá mức phạt trong trường hợp luật liên quan có quy định. 2. Trường hợp các bên có tranh chấp về việc phạt vi phạm (về thỏa thuận phạt vi phạm, nghĩa vụ bị vi phạm, thời điểm phạt vi phạm, mức phạt vi phạm) thì khi giải quyết tranh chấp nếu xác định bên vi phạm có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm thì Tòa án quyết định bên vi phạm có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền phạt vi phạm, không phải thanh toán tiền lãi trên số tiền phạt vi phạm chưa trả. 3. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thỏa thuận về phạt vi phạm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi mà đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu thanh toán tiền phạt vi phạm. Trường hợp vừa có thỏa thuận phạt vi phạm vừa có thỏa thuận áp dụng lãi suất quá hạn, lãi suất phạt, lãi suất chậm trả hoặc hình thức khác áp dụng đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi của bên vay thì Tòa án chỉ xem xét chấp nhận yêu cầu thanh toán tiền phạt vi phạm hoặc yêu cầu thanh toán tiền lãi suất quá hạn, lãi suất phạt, lãi suất chậm trả hoặc hình thức khác tùy thuộc vào yêu cầu của bên cho vay. Xem chi tiết dự thảo: - Về lãi đối với nợ gốc quá hạn, nợ lãi quá hạn trong giao dịch dân sự - Áp dụng pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng - Áp dụng pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là tiền - Về nghĩa vụ trả lãi sau khi có bản án, quyết định của Tòa án