Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu khi bị suy giảm lao động từ năm 2021
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định về điều kiện hưởng lương hưu hưu khi bị suy giảm lao động từ năm 2021. Người lao động - Ảnh minh họa Từ năm 2021, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm lao động cũng được thay đổi theo quy định mới tại Khoản 3 Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019. Theo đó, người lao động bị suy giảm khả năng lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu. Cụ thể không quá 5 tuổi so với: “Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035” Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp (được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 54 Luật BHXH): - Bị suy giảm khả năng lao động từ 61 – dưới 81% và có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (tức là nam phải đủ 55 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 50 tuổi 04 tháng, trước đây nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi) - Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, có tuổi thấp hơn 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (Tức là nam phải đủ 50 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 04 tháng; trước đây nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi Như vậy, từ ngày 01/01/2021, người nghỉ hưu trước tuổi phải đáp ứng yêu cầu về tuổi cao hơn so với quy định hiện nay. Ngoài ra dự thảo còn đưa ra lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thấp hơn của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng trong file đính kèm
Đề xuất thay đổi tiêu chuẩn đối với chức danh công chức lãnh đạo, quản lý
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; trong đó Bộ Nội vụ đã đề xuất thay đổi 02 điểm sau đây. 1. Quy định cụ thể thời gian đảm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp Quy định số 214-QĐ/TW và Quy định số 89-QĐ/TW của Bộ Chính trị đều có yêu cầu cán bộ, công chức phải đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; tuy nhiên chưa quy định cụ thể thời gian cụ thể là bao nhiêu. Do vậy, để tránh việc bổ nhiệm “thần tốc” và bảo đảm nguyên tắc đánh giá cán bộ, đề xuất thời gian đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp phải từ 03 năm trở lên. 2. Không quy định cụ thể yêu cầu trình độ ngoại ngữ và tin học Tại Nghị quyết số 26-NQTW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII và Quyết định số 1659/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã xác định cụ thể, chi tiết mục tiêu tăng cường nâng cao trình độ ngoại ngữ tin học cho cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, Quy định số 214-QĐTW và Quy định số 89-QĐ/TW của Bộ Chính trị chỉ yêu cầu trình độ tin học và ngoại ngữ cần thiết và phù hợp. Do vậy, để phù hợp với thực tiễn công tác, đề xuất không quy định cụ thể yêu cầu về trình độ tin học, ngoại ngữ tại dự thảo Nghị định này mà sẽ thực hiện theo quy định của từng Bộ, ngành, địa phương cho phù hợp. *Lưu ý: Những người đã được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu còn thiếu tiêu chuẩn về trình độ theo quy định tại Nghị định này thì chậm nhất đến 31 tháng 12 năm 2021 phải bổ sung đủ; trong thời gian này vẫn được xem xét bổ nhiệm lại; từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 thực hiện theo quy định tại Nghị định này. >>>Hiện tại chưa rõ thời gian có hiệu lực của Nghị định này. Xem toàn văn sự thảo tại đây:
08 hình thức xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước
Vừa qua, Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động thi hành án hình sự, hoạt động quản lý hành chính trong Công an nhân dân. Bên cạnh những hướng dẫn chi tiết về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước trong các lĩnh vực, dự thảo Thông tư còn hướng dẫn thêm 03 vấn đề nổi bật, trong đó có việc xác định 08 hình thức xác minh thiệt hại. *Quy định các hình thức xác minh thiệt hại Dự thảo Thông tư đã liệt kê 08 hình thức xác minh thiệt hại trong lĩnh vực bồi thường trách nhiệm Nhà nước tại khoản 3 Điều 7, cụ thể: a) Trực tiếp tiến hành xác định các thiệt hại được Nhà nước bồi thường trong văn bản yêu cầu bồi thường; b) Yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường; c) Tổ chức trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người yêu cầu bồi thường với cá nhân, tổ chức có liên quan; d) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền giám định tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu bồi thường cung cấp trong hồ sơ yêu cầu bồi thường trong trường hợp có căn cứ cho rằng các tài liệu, chứng cứ đó là giả mạo hoặc trong trường hợp cần thiết khác; đ) Trực tiếp xem xét, đánh giá hiện trạng tài sản tại nơi có tài sản bị thiệt hại; e) Lấy ý kiến bằng văn bản của chuyên gia, tổ chức có liên quan đến thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường đưa ra theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP; g) Định giá tài sản, giám định thiệt hại tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP; h) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. *Xác định chủ thể chịu trách nhiệm phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại Cụ thể tại Điều 13 dự thảo đã xác định cơ quan được giao giải quyết bồi thường phải chịu trách nhiệm phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại. Việc phục hồi danh dự phải kịp thời, công khai, đúng pháp luật, tôn trọng nguyện vọng chính đáng của người bị thiệt hại. *Quy định thêm trường hợp về chủ động phục hồi danh dự Ngoài việc chủ động phục hồi danh dự theo quy định tại Luật bồi thường trách nhiệm nhà nước 2017; thì chỉ thực hiện phục hồi danh dự khi người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường có yêu cầu bằng văn bản trong trường hợp không nhận được trả lời của người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường về thông báo phục hồi danh dự. Hiện vẫn chưa rõ hiệu lực thi hành của Thông tư này./. Xem chi tiết dự thảo tại đây:
Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu khi bị suy giảm lao động từ năm 2021
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định về điều kiện hưởng lương hưu hưu khi bị suy giảm lao động từ năm 2021. Người lao động - Ảnh minh họa Từ năm 2021, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm lao động cũng được thay đổi theo quy định mới tại Khoản 3 Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019. Theo đó, người lao động bị suy giảm khả năng lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu. Cụ thể không quá 5 tuổi so với: “Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035” Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp (được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 54 Luật BHXH): - Bị suy giảm khả năng lao động từ 61 – dưới 81% và có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (tức là nam phải đủ 55 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 50 tuổi 04 tháng, trước đây nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi) - Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, có tuổi thấp hơn 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (Tức là nam phải đủ 50 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 04 tháng; trước đây nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi Như vậy, từ ngày 01/01/2021, người nghỉ hưu trước tuổi phải đáp ứng yêu cầu về tuổi cao hơn so với quy định hiện nay. Ngoài ra dự thảo còn đưa ra lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thấp hơn của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng trong file đính kèm
Đề xuất thay đổi tiêu chuẩn đối với chức danh công chức lãnh đạo, quản lý
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; trong đó Bộ Nội vụ đã đề xuất thay đổi 02 điểm sau đây. 1. Quy định cụ thể thời gian đảm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp Quy định số 214-QĐ/TW và Quy định số 89-QĐ/TW của Bộ Chính trị đều có yêu cầu cán bộ, công chức phải đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; tuy nhiên chưa quy định cụ thể thời gian cụ thể là bao nhiêu. Do vậy, để tránh việc bổ nhiệm “thần tốc” và bảo đảm nguyên tắc đánh giá cán bộ, đề xuất thời gian đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp phải từ 03 năm trở lên. 2. Không quy định cụ thể yêu cầu trình độ ngoại ngữ và tin học Tại Nghị quyết số 26-NQTW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII và Quyết định số 1659/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã xác định cụ thể, chi tiết mục tiêu tăng cường nâng cao trình độ ngoại ngữ tin học cho cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, Quy định số 214-QĐTW và Quy định số 89-QĐ/TW của Bộ Chính trị chỉ yêu cầu trình độ tin học và ngoại ngữ cần thiết và phù hợp. Do vậy, để phù hợp với thực tiễn công tác, đề xuất không quy định cụ thể yêu cầu về trình độ tin học, ngoại ngữ tại dự thảo Nghị định này mà sẽ thực hiện theo quy định của từng Bộ, ngành, địa phương cho phù hợp. *Lưu ý: Những người đã được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu còn thiếu tiêu chuẩn về trình độ theo quy định tại Nghị định này thì chậm nhất đến 31 tháng 12 năm 2021 phải bổ sung đủ; trong thời gian này vẫn được xem xét bổ nhiệm lại; từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 thực hiện theo quy định tại Nghị định này. >>>Hiện tại chưa rõ thời gian có hiệu lực của Nghị định này. Xem toàn văn sự thảo tại đây:
08 hình thức xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước
Vừa qua, Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động thi hành án hình sự, hoạt động quản lý hành chính trong Công an nhân dân. Bên cạnh những hướng dẫn chi tiết về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước trong các lĩnh vực, dự thảo Thông tư còn hướng dẫn thêm 03 vấn đề nổi bật, trong đó có việc xác định 08 hình thức xác minh thiệt hại. *Quy định các hình thức xác minh thiệt hại Dự thảo Thông tư đã liệt kê 08 hình thức xác minh thiệt hại trong lĩnh vực bồi thường trách nhiệm Nhà nước tại khoản 3 Điều 7, cụ thể: a) Trực tiếp tiến hành xác định các thiệt hại được Nhà nước bồi thường trong văn bản yêu cầu bồi thường; b) Yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường; c) Tổ chức trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người yêu cầu bồi thường với cá nhân, tổ chức có liên quan; d) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền giám định tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu bồi thường cung cấp trong hồ sơ yêu cầu bồi thường trong trường hợp có căn cứ cho rằng các tài liệu, chứng cứ đó là giả mạo hoặc trong trường hợp cần thiết khác; đ) Trực tiếp xem xét, đánh giá hiện trạng tài sản tại nơi có tài sản bị thiệt hại; e) Lấy ý kiến bằng văn bản của chuyên gia, tổ chức có liên quan đến thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường đưa ra theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP; g) Định giá tài sản, giám định thiệt hại tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP; h) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. *Xác định chủ thể chịu trách nhiệm phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại Cụ thể tại Điều 13 dự thảo đã xác định cơ quan được giao giải quyết bồi thường phải chịu trách nhiệm phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại. Việc phục hồi danh dự phải kịp thời, công khai, đúng pháp luật, tôn trọng nguyện vọng chính đáng của người bị thiệt hại. *Quy định thêm trường hợp về chủ động phục hồi danh dự Ngoài việc chủ động phục hồi danh dự theo quy định tại Luật bồi thường trách nhiệm nhà nước 2017; thì chỉ thực hiện phục hồi danh dự khi người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường có yêu cầu bằng văn bản trong trường hợp không nhận được trả lời của người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường về thông báo phục hồi danh dự. Hiện vẫn chưa rõ hiệu lực thi hành của Thông tư này./. Xem chi tiết dự thảo tại đây: