Một số đề xuất mới trong dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)
Bản dự thảo lần 5 của Luật Tổ chức tòa án nhân dân đã chỉnh sửa một số đề xuất về phòng hòa giải đối thoại, nội quy và hoạt động thu âm, ghi hình tại phiên tòa, phiên họp >> Bài được viết theo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (Lần 5)https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/24/du-thao-lan-5-Luat-To-chuc-TAND-sua-doi.pdf >> Xem cập nhật mới nhất tại Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) (1) Đề xuất mới về phòng hòa giải đối thoại Theo đề xuất tại Điều 138 dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi), phòng hòa giải đối thoại được quy định như sau: - Phòng hòa giải đối thoại là không gian tổ chức việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. - Phòng hòa giải, đối thoại được bố trí trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án. - Quy chuẩn trang thiết bị, cách thức bố trí Phòng hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định. Với đề xuất này, việc bố trí các trang thiết bị và Phòng hòa giải, đối thoại tại Tòa án sẽ do Chánh án TAND Tối cao quy định. Trước đây trong điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2020/TT-TANDTC có quy định các tòa án cấp huyện phải bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác để phục vụ cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án mình. (2) Đề xuất về nội quy phiên tòa, phiên họp Đề xuất về nội quy phiên tòa, phiên họp là một điều khoản được bổ sung mới hoàn toàn, chưa xuất hiện tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 hiện hành. Theo đó, tại Điều 139 dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) đề xuất nội quy phiên tòa, phiên họp như sau: - Nội quy phiên tòa là những quy tắc xử sự chung có hiệu lực bắt buộc áp dụng đối với những người có mặt tại phiên tòa, phiên họp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm duy trì an ninh, trật tự và sự tôn nghiêm của Tòa án. - Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm duy trì trật tự tại phòng xử án theo nội quy phiên tòa, phiên họp. - Chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh cấm vào hoặc lệnh buộc rời khỏi phòng xử án đối với người có thể gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm và trật tự an ninh phòng xử án; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ hành chính hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với người gây rối trật tự phiên tòa theo quy định của pháp luật. - Người vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị buộc rời khỏi phòng xử án, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết điều này. Theo đề xuất trên, Chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh cấm hoặc buộc người có thể gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm và trật tự an ninh rời khỏi phòng xử án, bên cạnh đó người vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nội quy phiên tòa, phiên họp sẽ do Chánh án TAND Tối cao ban hành. (3) Chỉnh lý các quy định liên quan đến hoạt động thu âm, ghi hình trong phiên tòa, phiên họp Theo khoản 3 Điều 141 dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi), việc ghi âm, ghi hình ảnh trong phiên tòa, phiên họp được đề xuất như sau: - Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán, người tiến hành tố tụng khác chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp - Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ và chủ tọa phiên tòa, phiên họp. Như vậy, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của HĐXX, Thẩm phán, người tiến hành tố tụng chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc của phiên tòa, phiên họp và chỉ được ghi âm, ghi hình khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp đó. Bên cạnh đó, khi muốn ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng thì phải được sự đồng ý của cả bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng và chủ tọa phiên tòa, phiên họp. Ngoài ra, người tham dự phiên tòa, phiên họp không được truyền phát trực tiếp, trực tuyến; không được đưa tin sai sự thật; không đưa tin làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan của Tòa án; vi phạm quyền con người của bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ án. >> Bài được viết theo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (Lần 5)https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/24/du-thao-lan-5-Luat-To-chuc-TAND-sua-doi.pdf >> Xem cập nhật mới nhất tại Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)
Dự thảo lần 4: Đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán
Đây là lần thứ 4 TAND tối cao dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) vào ngày 14/9/2023, lấy ý kiến chuyên gia, người dân, nhà khoa học để hoàn thiện dự thảo. Tại dự thảo lần này một nội dung được nhiều người quan tâm đặc biệt đối với đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán. Đề xuất luật sư, giảng viên đại học được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND tối cao Cụ thể tại Điều 97 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) quy định điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (sửa đổi, bổ sung Điều 69 LTCTAND) - Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 95 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: + Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên; + Đã là Thẩm phán bậc 06 từ đủ 03 năm trở lên; + Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật. - Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và có uy tín cao trong xã hội. Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. - Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này không vượt quá 02 người. Trách nhiệm của Thẩm phán khi được bổ nhiệm - Tuân thủ Hiến pháp và Luật; dũng cảm, kiên quyết bảo vệ công lý. - Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật. - Bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. - Bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật tư pháp. - Học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng chuyên nghiệp của người Thẩm phán. - Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử; về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân theo luật. - Ưu tiên sử dụng quỹ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ việc khác. Thời gian tham gia viết báo, viết sách, nghiên cứu khoa học, giảng dạy hoặc các hoạt động khác của Thẩm phán không được quá 20% tổng thời gian làm việc trong năm. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thẩm phán được bảo vệ nhân phẩm, danh dự khi thực thi nhiệm vụ Điều 102 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) bảo vệ Thẩm phán (sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 5 Điều 75 LTCTAND 2014) - Thẩm phán được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết. Chế độ bảo vệ Thẩm phán do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Hội đồng Tư pháp quốc gia. - Nghiêm cấm các hành vi sau đây: + Đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của Thẩm phán; thân nhân của Thẩm phán; + Cản trở Thẩm phán thi hành công vụ; + Gây ảnh hưởng đến tính độc lập, vô tư, khách quan của Thẩm phán khi thi hành công vụ. - Trường hợp danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán bị xúc phạm khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chấm dứt hành vi xúc phạm và buộc xin lỗi công khai. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Chánh án Tòa án. - Trường hợp an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán bị đe dọa do việc thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác yêu cầu Cơ quan công an có thẩm quyền tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán. Cơ quan công an có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Chánh án Tòa án. - Thẩm phán có bản án, quyết định bị hủy, sửa chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi chủ quan. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Xem thêm dự thảo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại đây.
Đã có đề xuất thay đổi tên TAND tỉnh/thành phố thành TAND phúc thẩm
Đây là nội dung tại tải dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) được TAND tối cao đang dự thảo lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử. Tại dự thảo có nhiều nội dung nổi bật hiện đang được thảo luận nhằm phù hợp đáp ứng thực tiễn thi hành trong tương lai. (1) Sẽ có thêm TAND phúc thẩm, TAND sơ thẩm, TAND sơ thẩm chuyên biệt Cụ thể Điều 4 dự thảo quy định tổ chức và thẩm quyền thành lập các Tòa án nhân dân (sửa đổi, bổ sung Điều 3, Điều 4 LTCTAND 2014) như sau: - Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm: + Tòa án nhân dân tối cao; + Tòa án nhân dân cấp cao; + Tòa án nhân dân phúc thẩm; (Tòa án mới) + Tòa án nhân dân sơ thẩm; (Tòa án mới) + Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; (Tòa án mới) + Tòa án quân sự. (Như vậy, từ quy định dự thảo có thể thấy sẽ các Tòa phúc thẩm, Tòa sơ thẩm và Tòa sơ thẩm chuyên biệt sẽ lần lượt thay thế cho các TAND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương). - Thẩm quyền thành lập, giải thể TAND cấp cao, TAND phúc thẩm, TAND thẩm, TAND sơ thẩm chuyên biệt và Tòa án quân sự như sau: + UBTVQH quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND cấp cao, Tòa án nhân dân phúc thẩm, TAND sơ thẩm, TAND sơ thẩm chuyên biệt, quy định phạm vi thẩm quyền theo loại việc của TAND sơ thẩm chuyên biệt theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao. + UBTVQH quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quân sự khu vực, Tòa án quân sự quân khu và tương đương theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo ý kiến của Chánh án TAND tối cao việc thay đổi cũng không ảnh hưởng đến hoạt động và quan hệ phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp nhưng sẽ góp phần thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử và khẳng định địa vị pháp lý của tòa án trong Nhà nước pháp quyền XHCN. (2) Các TAND mới hoạt động theo 9 nguyên tắc Theo Điều 5 dự thảo quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân (mới) như sau: - Độc lập theo thẩm quyền xét xử. - Bình đẳng trước pháp luật và Tòa án. - Thực thi quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan. - Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm. - Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia. - Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. - Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. - Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. - Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm. (3) Đề xuất thẩm phán TAND Tối cao ba bậc và thẩm phán chín bậc Căn cứ Điều 91 dự thảo ngạch, bậc và lương của Thẩm phán (sửa đổi, bổ sung Điều 66 LTCTAND 2014) được quy định như sau: - Ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm: + Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; + Thẩm phán. - Bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm: + Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giữ bậc cao nhất trong ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; + Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm 03 bậc: từ bậc 01 đến bậc 03. Thời gian nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là 05 năm; + Thẩm phán gồm có 09 bậc từ bậc 01 đến bậc 09. - Lương của Thẩm phán phù hợp với ngạch, bậc Thẩm phán. Tòa án không còn nghĩa vụ phải thu thập chứng cứ Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói: “Tòa án là phải đứng thẳng”. Tòa thu thập chứng cứ có lợi cho nguyên đơn thì lệch về bên nguyên, chứng cứ có lợi cho bên bị thì lệch về bên bị. Không cho tòa thu thập chứng cứ để bảo đảm khách quan. Mặt khác, nếu tòa thu thập chứng cứ sau đó xét xử trên cơ sở chính chứng cứ mình thu thập, bỏ quên các chứng cứ khác thì không được. “Chúng ta giúp dân, phục vụ nhân dân bằng cách thể hiện công lý, chân lý cao nhất chứ không phải bằng thu thập chứng cứ”. Xem thêm tải dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)
Một số đề xuất mới trong dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)
Bản dự thảo lần 5 của Luật Tổ chức tòa án nhân dân đã chỉnh sửa một số đề xuất về phòng hòa giải đối thoại, nội quy và hoạt động thu âm, ghi hình tại phiên tòa, phiên họp >> Bài được viết theo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (Lần 5)https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/24/du-thao-lan-5-Luat-To-chuc-TAND-sua-doi.pdf >> Xem cập nhật mới nhất tại Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) (1) Đề xuất mới về phòng hòa giải đối thoại Theo đề xuất tại Điều 138 dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi), phòng hòa giải đối thoại được quy định như sau: - Phòng hòa giải đối thoại là không gian tổ chức việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. - Phòng hòa giải, đối thoại được bố trí trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án. - Quy chuẩn trang thiết bị, cách thức bố trí Phòng hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định. Với đề xuất này, việc bố trí các trang thiết bị và Phòng hòa giải, đối thoại tại Tòa án sẽ do Chánh án TAND Tối cao quy định. Trước đây trong điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2020/TT-TANDTC có quy định các tòa án cấp huyện phải bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác để phục vụ cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án mình. (2) Đề xuất về nội quy phiên tòa, phiên họp Đề xuất về nội quy phiên tòa, phiên họp là một điều khoản được bổ sung mới hoàn toàn, chưa xuất hiện tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 hiện hành. Theo đó, tại Điều 139 dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) đề xuất nội quy phiên tòa, phiên họp như sau: - Nội quy phiên tòa là những quy tắc xử sự chung có hiệu lực bắt buộc áp dụng đối với những người có mặt tại phiên tòa, phiên họp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm duy trì an ninh, trật tự và sự tôn nghiêm của Tòa án. - Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm duy trì trật tự tại phòng xử án theo nội quy phiên tòa, phiên họp. - Chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh cấm vào hoặc lệnh buộc rời khỏi phòng xử án đối với người có thể gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm và trật tự an ninh phòng xử án; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ hành chính hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với người gây rối trật tự phiên tòa theo quy định của pháp luật. - Người vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị buộc rời khỏi phòng xử án, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết điều này. Theo đề xuất trên, Chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh cấm hoặc buộc người có thể gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm và trật tự an ninh rời khỏi phòng xử án, bên cạnh đó người vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nội quy phiên tòa, phiên họp sẽ do Chánh án TAND Tối cao ban hành. (3) Chỉnh lý các quy định liên quan đến hoạt động thu âm, ghi hình trong phiên tòa, phiên họp Theo khoản 3 Điều 141 dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi), việc ghi âm, ghi hình ảnh trong phiên tòa, phiên họp được đề xuất như sau: - Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán, người tiến hành tố tụng khác chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp - Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ và chủ tọa phiên tòa, phiên họp. Như vậy, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của HĐXX, Thẩm phán, người tiến hành tố tụng chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc của phiên tòa, phiên họp và chỉ được ghi âm, ghi hình khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp đó. Bên cạnh đó, khi muốn ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng thì phải được sự đồng ý của cả bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng và chủ tọa phiên tòa, phiên họp. Ngoài ra, người tham dự phiên tòa, phiên họp không được truyền phát trực tiếp, trực tuyến; không được đưa tin sai sự thật; không đưa tin làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan của Tòa án; vi phạm quyền con người của bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ án. >> Bài được viết theo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (Lần 5)https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/24/du-thao-lan-5-Luat-To-chuc-TAND-sua-doi.pdf >> Xem cập nhật mới nhất tại Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)
Dự thảo lần 4: Đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán
Đây là lần thứ 4 TAND tối cao dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) vào ngày 14/9/2023, lấy ý kiến chuyên gia, người dân, nhà khoa học để hoàn thiện dự thảo. Tại dự thảo lần này một nội dung được nhiều người quan tâm đặc biệt đối với đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán. Đề xuất luật sư, giảng viên đại học được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND tối cao Cụ thể tại Điều 97 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) quy định điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (sửa đổi, bổ sung Điều 69 LTCTAND) - Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 95 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: + Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên; + Đã là Thẩm phán bậc 06 từ đủ 03 năm trở lên; + Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật. - Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và có uy tín cao trong xã hội. Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. - Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này không vượt quá 02 người. Trách nhiệm của Thẩm phán khi được bổ nhiệm - Tuân thủ Hiến pháp và Luật; dũng cảm, kiên quyết bảo vệ công lý. - Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật. - Bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. - Bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật tư pháp. - Học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng chuyên nghiệp của người Thẩm phán. - Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử; về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân theo luật. - Ưu tiên sử dụng quỹ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ việc khác. Thời gian tham gia viết báo, viết sách, nghiên cứu khoa học, giảng dạy hoặc các hoạt động khác của Thẩm phán không được quá 20% tổng thời gian làm việc trong năm. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thẩm phán được bảo vệ nhân phẩm, danh dự khi thực thi nhiệm vụ Điều 102 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) bảo vệ Thẩm phán (sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 5 Điều 75 LTCTAND 2014) - Thẩm phán được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết. Chế độ bảo vệ Thẩm phán do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Hội đồng Tư pháp quốc gia. - Nghiêm cấm các hành vi sau đây: + Đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của Thẩm phán; thân nhân của Thẩm phán; + Cản trở Thẩm phán thi hành công vụ; + Gây ảnh hưởng đến tính độc lập, vô tư, khách quan của Thẩm phán khi thi hành công vụ. - Trường hợp danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán bị xúc phạm khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chấm dứt hành vi xúc phạm và buộc xin lỗi công khai. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Chánh án Tòa án. - Trường hợp an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán bị đe dọa do việc thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác yêu cầu Cơ quan công an có thẩm quyền tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán. Cơ quan công an có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Chánh án Tòa án. - Thẩm phán có bản án, quyết định bị hủy, sửa chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi chủ quan. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Xem thêm dự thảo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại đây.
Đã có đề xuất thay đổi tên TAND tỉnh/thành phố thành TAND phúc thẩm
Đây là nội dung tại tải dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) được TAND tối cao đang dự thảo lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử. Tại dự thảo có nhiều nội dung nổi bật hiện đang được thảo luận nhằm phù hợp đáp ứng thực tiễn thi hành trong tương lai. (1) Sẽ có thêm TAND phúc thẩm, TAND sơ thẩm, TAND sơ thẩm chuyên biệt Cụ thể Điều 4 dự thảo quy định tổ chức và thẩm quyền thành lập các Tòa án nhân dân (sửa đổi, bổ sung Điều 3, Điều 4 LTCTAND 2014) như sau: - Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm: + Tòa án nhân dân tối cao; + Tòa án nhân dân cấp cao; + Tòa án nhân dân phúc thẩm; (Tòa án mới) + Tòa án nhân dân sơ thẩm; (Tòa án mới) + Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; (Tòa án mới) + Tòa án quân sự. (Như vậy, từ quy định dự thảo có thể thấy sẽ các Tòa phúc thẩm, Tòa sơ thẩm và Tòa sơ thẩm chuyên biệt sẽ lần lượt thay thế cho các TAND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương). - Thẩm quyền thành lập, giải thể TAND cấp cao, TAND phúc thẩm, TAND thẩm, TAND sơ thẩm chuyên biệt và Tòa án quân sự như sau: + UBTVQH quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND cấp cao, Tòa án nhân dân phúc thẩm, TAND sơ thẩm, TAND sơ thẩm chuyên biệt, quy định phạm vi thẩm quyền theo loại việc của TAND sơ thẩm chuyên biệt theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao. + UBTVQH quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quân sự khu vực, Tòa án quân sự quân khu và tương đương theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo ý kiến của Chánh án TAND tối cao việc thay đổi cũng không ảnh hưởng đến hoạt động và quan hệ phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp nhưng sẽ góp phần thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử và khẳng định địa vị pháp lý của tòa án trong Nhà nước pháp quyền XHCN. (2) Các TAND mới hoạt động theo 9 nguyên tắc Theo Điều 5 dự thảo quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân (mới) như sau: - Độc lập theo thẩm quyền xét xử. - Bình đẳng trước pháp luật và Tòa án. - Thực thi quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan. - Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm. - Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia. - Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. - Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. - Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. - Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm. (3) Đề xuất thẩm phán TAND Tối cao ba bậc và thẩm phán chín bậc Căn cứ Điều 91 dự thảo ngạch, bậc và lương của Thẩm phán (sửa đổi, bổ sung Điều 66 LTCTAND 2014) được quy định như sau: - Ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm: + Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; + Thẩm phán. - Bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm: + Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giữ bậc cao nhất trong ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; + Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm 03 bậc: từ bậc 01 đến bậc 03. Thời gian nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là 05 năm; + Thẩm phán gồm có 09 bậc từ bậc 01 đến bậc 09. - Lương của Thẩm phán phù hợp với ngạch, bậc Thẩm phán. Tòa án không còn nghĩa vụ phải thu thập chứng cứ Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói: “Tòa án là phải đứng thẳng”. Tòa thu thập chứng cứ có lợi cho nguyên đơn thì lệch về bên nguyên, chứng cứ có lợi cho bên bị thì lệch về bên bị. Không cho tòa thu thập chứng cứ để bảo đảm khách quan. Mặt khác, nếu tòa thu thập chứng cứ sau đó xét xử trên cơ sở chính chứng cứ mình thu thập, bỏ quên các chứng cứ khác thì không được. “Chúng ta giúp dân, phục vụ nhân dân bằng cách thể hiện công lý, chân lý cao nhất chứ không phải bằng thu thập chứng cứ”. Xem thêm tải dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)