Quy định về cấp Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu từ 01/01/2026
Theo quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, từ ngày 01/01/2026 cá nhân có nhu cầu cấp Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu phải tham gia dự thi để được cấp chứng chỉ (1) Quy định về việc cấp Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp cho một hoặc các trường hợp sau đây: - Cấp chứng chỉ lần đầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đạt kỳ thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu - Cấp lại chứng chỉ được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu đã được cấp còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin - Cấp gia hạn hiệu lực chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. Theo đó, cá nhân được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu bao gồm: - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư Cá nhân đủ điều kiện ở trên có nhu cầu cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu gửi hồ sơ đăng ký thi trên Hệ thống đến đơn vị tổ chức thi thuộc danh sách công khai trên Hệ thống. Cá nhân sẽ được đưa vào danh sách thí sinh đủ điều kiện dự khi đã đăng ký thi thành công và nộp đầy đủ chi phí dự thi. (2) Hồ sơ đăng ký dự thi Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, hồ sơ đăng ký dự thi Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu bao gồm các thành phần sau: - Đơn đăng ký thi theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT - 01 ảnh màu mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự (đính kèm tệp tin lên hồ sơ đăng ký thi trên Hệ thống) >>> Tải Mẫu Đơn đăng ký thi tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/19/M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2003-%20ph%E1%BB%A5%20l%E1%BB%A5c%203.doc (3) Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu từ 01/01/2026 Theo quy định tại Điều 37 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, từ ngày 01/01/2026, cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu phải tham dự thi để được cấp chứng chỉ. Chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo về đấu thầu được cấp theo quy định của Luật Đấu thầu số 2005, Luật Đấu thầu 2013 đến trước ngày 01/01/2024 có giá trị như Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu đã được cấp, cấp lại còn hiệu lực ghi trên chứng chỉ có giá trị như Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực theo thời hạn ghi tại chứng chỉ. Sau thời hạn ghi tại chứng chỉ, cá nhân có nhu cầu gia hạn thì thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 và khoản 5 Điều 17 của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu đã được cấp nhưng hết hiệu lực trong năm 2024 có giá trị như chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024. Từ ngày 01/01/2025, cá nhân có nhu cầu gia hạn hiệu lực chứng chỉ thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 và khoản 5 Điều 17 của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2005, Luật Đấu thầu 2013, cá nhân được cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013 còn hiệu lực thì được sử dụng các chứng chỉ này để tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong lựa chọn nhà đầu tư cho đến thời điểm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 37 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT.
Việc thẩm định hồ sơ dự thi, chấm thi Cuộc thi NCKH, KT cấp quốc gia được quy định thế nào?
Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia áp dụng cho các cơ sở giáo dục có học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, học viên học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) và các tổ chức, cá nhân có liên quan. 1. Thẩm định hồ sơ dự thi Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia Căn cứ Điều 14 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT về Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: - Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ dự thi theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 12 và Điều 13 Quy chế này và các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ dự thi, Chủ tịch Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi lập danh sách dự án đủ điều kiện dự thi trình Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt. 2. Quy trình chấm thi Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và chọn đội tuyển dự thi quốc tế Căn cứ Điều 15 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT về Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: - Quy trình chấm thi + Bốc thăm phân công giám khảo chấm thi; + Giám khảo chấm thi các dự án được phân công thực hiện chấm thi theo hướng dẫn chấm thi đã được phê duyệt; + Mỗi dự án dự thi được từng giám khảo đánh giá độc lập thông qua nội dung báo cáo kết quả thực hiện dự án dự thi theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Quy chế này; phỏng vấn thí sinh tại khu vực trưng bày poster; cho điểm theo thang điểm, tiêu chí đánh giá quy định tại Điều 16 Quy chế này; + Điểm đánh giá dự án dự thi là trung bình cộng điểm của các giám khảo chấm thi được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân. Trường hợp điểm của thành viên giám khảo lệch 20% so với điểm trung bình cộng của các giám khảo chấm thi thì loại bỏ điểm đó và tính lại điểm trung bình của các giám khảo còn lại. Trường hợp có trên 50% số giám khảo có điểm đánh giá lệch 20% so với điểm trung bình cộng điểm của các giám khảo chấm thi thì Trưởng Tiểu ban giám khảo tổ chức họp với các giám khảo cùng chấm dự án đó để thảo luận, thống nhất điểm đánh giá; kết quả đánh giá được ghi thành biên bản có chữ ký của Trưởng Tiểu ban giám khảo và các giám khảo chấm thi; + Mỗi lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực lập 01 biên bản kết quả chấm thi của lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực đó; biên bản có chữ ký của Trưởng Tiểu ban giám khảo và Thư ký được phân công; + Trưởng Ban giám khảo căn cứ kết quả chấm thi của các lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực đề xuất xếp giải của Cuộc thi theo quy định tại Điều 17 Quy chế này gửi đơn vị thường trực Ban chỉ đạo Cuộc thi trình Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt. - Chọn dự án dự thi quốc tế + Các dự án dự thi đạt giải Nhất của Cuộc thi được tham gia thi chọn dự án dự thi quốc tế; + Căn cứ số dự án tham gia dự thi chọn dự án dự thi quốc tế, Trưởng Ban giám khảo lựa chọn Tổ giám khảo chấm chọn dự án dự thi quốc tế từ Ban giám khảo của Cuộc thi do Trưởng Ban giám khảo làm Tổ trưởng (sau đây gọi tắt là Tổ giám khảo) trình Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi phê duyệt; + Thí sinh dự thi chọn dự án dự thi quốc tế trình bày kết quả thực hiện dự án dự thi và trả lời phỏng vấn của Tổ giám khảo bằng tiếng Anh. Mỗi dự án dự thi được từng giám khảo đánh giá, cho điểm độc lập theo thang điểm, tiêu chí đánh giá quy định tại Điều 16 Quy chế này; + Điểm đánh giá dự án dự thi là trung bình cộng điểm của các giám khảo chấm thi được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân. Trường hợp điểm của thành viên giám khảo lệch 20% so với điểm trung bình cộng của các giám khảo chấm thi thì loại bỏ điểm đó và tính lại điểm trung bình của các giám khảo còn lại. Trường hợp có trên 50% số giám khảo có điểm đánh giá lệch 20% so với điểm trung bình cộng điểm của các giám khảo chấm thi thì Tổ giám khảo thảo luận để thống nhất điểm đánh giá; kết quả đánh giá được ghi thành biên bản có chữ ký của Tổ trưởng Tổ giám khảo và các giám khảo chấm thi; + Kết quả đánh giá các dự án dự thi chọn dự án dự thi quốc tế được lập thành biên bản, thông qua Tổ giám khảo và có chữ ký của Tổ trưởng Tổ giám khảo và Thư ký được phân công; + Tổ trưởng Tổ giám khảo căn cứ kết quả chấm thi chọn dự án dự thi quốc tế đề xuất danh sách dự án dự thi được lựa chọn cử đi dự thi quốc tế gửi đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc thi để trình Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi phê duyệt. - Xử lý hiện tượng bất thường khi chấm thi + Nếu giám khảo phát hiện có hiện tượng bất thường về dự án dự thi hoặc về việc chấm thi thì phải báo cáo ngay với Trưởng Ban giám khảo; + Trưởng Ban giám khảo tổ chức họp với các thành viên Tiểu ban giám khảo hoặc toàn thể Ban giám khảo để xem xét, xác nhận, đề xuất phương án xử lý và lập biên bản báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi quyết định. Như vậy, việc thẩm định hồ sơ dự thi Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được quy định tại Điều 14 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT. Quy trình chấm thi và chọn đội tuyển dự thi quốc tế được quy định tại Điều 15 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT.
Điều kiện dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT. Trong đó, quy định cụ thể về điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Cụ thể, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định về điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 như sau: - Đối tượng 1 phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình giáo dục thường xuyên thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm; - Đối tượng 2 phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi đăng ký dự thi), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định. - Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn. Trong đó, đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 gồm: - Đối tượng 1: Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi; - Đối tượng 2: Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; - Đối tượng 3: Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh; - Đối tượng 4 Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định. Năm 2024, Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có 05 bài thi, gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn); 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT. Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024 ở đâu Căn cứ quy định khoản 1 Điều 13 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT quy định về đăng ký dự thi như sau: - Đối với người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi thì đăng ký trực tuyến hoặc đăng ký tại trường THPT nơi học lớp 12. - Đối với các đối tượng còn lại thì đăng ký dự thi tại các địa điểm do sở GDĐT quy định. Như vậy, thông thường sẽ đăng ký tại trường THPT nơi học lớp 12 đối với những sinh viên đã học xong chương trình THPT trong năm. Còn các đối tượng còn lại thì đăng ký dự thi tại các địa điểm do sở GDĐT quy định.
Quy định về cấp Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu từ 01/01/2026
Theo quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, từ ngày 01/01/2026 cá nhân có nhu cầu cấp Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu phải tham gia dự thi để được cấp chứng chỉ (1) Quy định về việc cấp Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp cho một hoặc các trường hợp sau đây: - Cấp chứng chỉ lần đầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đạt kỳ thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu - Cấp lại chứng chỉ được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu đã được cấp còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin - Cấp gia hạn hiệu lực chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. Theo đó, cá nhân được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu bao gồm: - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư Cá nhân đủ điều kiện ở trên có nhu cầu cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu gửi hồ sơ đăng ký thi trên Hệ thống đến đơn vị tổ chức thi thuộc danh sách công khai trên Hệ thống. Cá nhân sẽ được đưa vào danh sách thí sinh đủ điều kiện dự khi đã đăng ký thi thành công và nộp đầy đủ chi phí dự thi. (2) Hồ sơ đăng ký dự thi Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, hồ sơ đăng ký dự thi Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu bao gồm các thành phần sau: - Đơn đăng ký thi theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT - 01 ảnh màu mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự (đính kèm tệp tin lên hồ sơ đăng ký thi trên Hệ thống) >>> Tải Mẫu Đơn đăng ký thi tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/19/M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2003-%20ph%E1%BB%A5%20l%E1%BB%A5c%203.doc (3) Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu từ 01/01/2026 Theo quy định tại Điều 37 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, từ ngày 01/01/2026, cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu phải tham dự thi để được cấp chứng chỉ. Chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo về đấu thầu được cấp theo quy định của Luật Đấu thầu số 2005, Luật Đấu thầu 2013 đến trước ngày 01/01/2024 có giá trị như Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu đã được cấp, cấp lại còn hiệu lực ghi trên chứng chỉ có giá trị như Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực theo thời hạn ghi tại chứng chỉ. Sau thời hạn ghi tại chứng chỉ, cá nhân có nhu cầu gia hạn thì thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 và khoản 5 Điều 17 của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu đã được cấp nhưng hết hiệu lực trong năm 2024 có giá trị như chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024. Từ ngày 01/01/2025, cá nhân có nhu cầu gia hạn hiệu lực chứng chỉ thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 và khoản 5 Điều 17 của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2005, Luật Đấu thầu 2013, cá nhân được cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013 còn hiệu lực thì được sử dụng các chứng chỉ này để tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong lựa chọn nhà đầu tư cho đến thời điểm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 37 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT.
Việc thẩm định hồ sơ dự thi, chấm thi Cuộc thi NCKH, KT cấp quốc gia được quy định thế nào?
Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia áp dụng cho các cơ sở giáo dục có học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, học viên học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) và các tổ chức, cá nhân có liên quan. 1. Thẩm định hồ sơ dự thi Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia Căn cứ Điều 14 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT về Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: - Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ dự thi theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 12 và Điều 13 Quy chế này và các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ dự thi, Chủ tịch Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi lập danh sách dự án đủ điều kiện dự thi trình Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt. 2. Quy trình chấm thi Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và chọn đội tuyển dự thi quốc tế Căn cứ Điều 15 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT về Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: - Quy trình chấm thi + Bốc thăm phân công giám khảo chấm thi; + Giám khảo chấm thi các dự án được phân công thực hiện chấm thi theo hướng dẫn chấm thi đã được phê duyệt; + Mỗi dự án dự thi được từng giám khảo đánh giá độc lập thông qua nội dung báo cáo kết quả thực hiện dự án dự thi theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Quy chế này; phỏng vấn thí sinh tại khu vực trưng bày poster; cho điểm theo thang điểm, tiêu chí đánh giá quy định tại Điều 16 Quy chế này; + Điểm đánh giá dự án dự thi là trung bình cộng điểm của các giám khảo chấm thi được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân. Trường hợp điểm của thành viên giám khảo lệch 20% so với điểm trung bình cộng của các giám khảo chấm thi thì loại bỏ điểm đó và tính lại điểm trung bình của các giám khảo còn lại. Trường hợp có trên 50% số giám khảo có điểm đánh giá lệch 20% so với điểm trung bình cộng điểm của các giám khảo chấm thi thì Trưởng Tiểu ban giám khảo tổ chức họp với các giám khảo cùng chấm dự án đó để thảo luận, thống nhất điểm đánh giá; kết quả đánh giá được ghi thành biên bản có chữ ký của Trưởng Tiểu ban giám khảo và các giám khảo chấm thi; + Mỗi lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực lập 01 biên bản kết quả chấm thi của lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực đó; biên bản có chữ ký của Trưởng Tiểu ban giám khảo và Thư ký được phân công; + Trưởng Ban giám khảo căn cứ kết quả chấm thi của các lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực đề xuất xếp giải của Cuộc thi theo quy định tại Điều 17 Quy chế này gửi đơn vị thường trực Ban chỉ đạo Cuộc thi trình Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt. - Chọn dự án dự thi quốc tế + Các dự án dự thi đạt giải Nhất của Cuộc thi được tham gia thi chọn dự án dự thi quốc tế; + Căn cứ số dự án tham gia dự thi chọn dự án dự thi quốc tế, Trưởng Ban giám khảo lựa chọn Tổ giám khảo chấm chọn dự án dự thi quốc tế từ Ban giám khảo của Cuộc thi do Trưởng Ban giám khảo làm Tổ trưởng (sau đây gọi tắt là Tổ giám khảo) trình Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi phê duyệt; + Thí sinh dự thi chọn dự án dự thi quốc tế trình bày kết quả thực hiện dự án dự thi và trả lời phỏng vấn của Tổ giám khảo bằng tiếng Anh. Mỗi dự án dự thi được từng giám khảo đánh giá, cho điểm độc lập theo thang điểm, tiêu chí đánh giá quy định tại Điều 16 Quy chế này; + Điểm đánh giá dự án dự thi là trung bình cộng điểm của các giám khảo chấm thi được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân. Trường hợp điểm của thành viên giám khảo lệch 20% so với điểm trung bình cộng của các giám khảo chấm thi thì loại bỏ điểm đó và tính lại điểm trung bình của các giám khảo còn lại. Trường hợp có trên 50% số giám khảo có điểm đánh giá lệch 20% so với điểm trung bình cộng điểm của các giám khảo chấm thi thì Tổ giám khảo thảo luận để thống nhất điểm đánh giá; kết quả đánh giá được ghi thành biên bản có chữ ký của Tổ trưởng Tổ giám khảo và các giám khảo chấm thi; + Kết quả đánh giá các dự án dự thi chọn dự án dự thi quốc tế được lập thành biên bản, thông qua Tổ giám khảo và có chữ ký của Tổ trưởng Tổ giám khảo và Thư ký được phân công; + Tổ trưởng Tổ giám khảo căn cứ kết quả chấm thi chọn dự án dự thi quốc tế đề xuất danh sách dự án dự thi được lựa chọn cử đi dự thi quốc tế gửi đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc thi để trình Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi phê duyệt. - Xử lý hiện tượng bất thường khi chấm thi + Nếu giám khảo phát hiện có hiện tượng bất thường về dự án dự thi hoặc về việc chấm thi thì phải báo cáo ngay với Trưởng Ban giám khảo; + Trưởng Ban giám khảo tổ chức họp với các thành viên Tiểu ban giám khảo hoặc toàn thể Ban giám khảo để xem xét, xác nhận, đề xuất phương án xử lý và lập biên bản báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi quyết định. Như vậy, việc thẩm định hồ sơ dự thi Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được quy định tại Điều 14 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT. Quy trình chấm thi và chọn đội tuyển dự thi quốc tế được quy định tại Điều 15 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT.
Điều kiện dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT. Trong đó, quy định cụ thể về điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Cụ thể, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định về điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 như sau: - Đối tượng 1 phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình giáo dục thường xuyên thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm; - Đối tượng 2 phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi đăng ký dự thi), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định. - Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn. Trong đó, đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 gồm: - Đối tượng 1: Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi; - Đối tượng 2: Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; - Đối tượng 3: Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh; - Đối tượng 4 Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định. Năm 2024, Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có 05 bài thi, gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn); 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT. Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024 ở đâu Căn cứ quy định khoản 1 Điều 13 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT quy định về đăng ký dự thi như sau: - Đối với người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi thì đăng ký trực tuyến hoặc đăng ký tại trường THPT nơi học lớp 12. - Đối với các đối tượng còn lại thì đăng ký dự thi tại các địa điểm do sở GDĐT quy định. Như vậy, thông thường sẽ đăng ký tại trường THPT nơi học lớp 12 đối với những sinh viên đã học xong chương trình THPT trong năm. Còn các đối tượng còn lại thì đăng ký dự thi tại các địa điểm do sở GDĐT quy định.