Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
Điều kiện, hồ sơ và thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hiện nay được quy định như thế nào? 1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm 2010 và các yêu cầu cụ thể sau: + Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 1246/QĐ-BYT năm 2017. + Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm. - Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định tại Quyết định 135/QĐ-BYT năm 2019 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 1613/QĐ-BYT năm 2024) như sau: 1- Thủ tục Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Trình tự thực hiện Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp hồ sơ đăng ký Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân phân cấp tỉnh phân cấp. Bước 2: Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 làm việc ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 2 Phụ lục I kèm theo Nghị định này trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp uỷ quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền; Đoàn thẩm định do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập có từ 3 đến 5 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở). Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày. Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 6 Chương III thuộc Khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương; Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc/và đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và quy trình sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và Giấy chứng nhận phải còn thời hạn thì cơ sở gửi thông báo thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận và kèm bản sao văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi đó đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã cấp Giấy chứng nhận qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cách thức thực hiện Cách thức thực hiện: - Trực tiếp; - Trực tuyến; - Qua bưu chính công ích. Thành phần, số lượng hồ sơ A. Thành phần hồ sơ: a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Mẫu số 1 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở); c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. d) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế tuyến huyện trở lên cấp. c) Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở. B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết 20 ngày làm việc. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Tổ chức, cá nhân Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính Cơ quan chức năng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Phí, lệ phí Áp dụng mức thu phí tại Thông tư số 67/2021/TT-BTC ngày 5/8/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm (thay thế Thông tư số 279/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm) đối với các thủ tục hành chính có thu phí được công bố tại Quyết định số 805/QĐ-BYT ngày 09/3/2016; Quyết định số 2318/QĐ-BYT ngày 6/4/2018; Quyết định số 4630/QĐ-BYT ngày 24/7/2018; Quyết định số 135/QĐ-BYT ngày 15/01/2019 và Quyết định số 1181/QĐ-BYT ngày 29/3/2019 của Bộ Y tế. Tên mẫu đơn Mẫu số 1: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận Yêu cầu, Điều kiện thủ tục hành chính I. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế 1. Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau: a) Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc; c) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm; d) Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm; đ) Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; e) Không bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. 2. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 3. Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. II. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống 1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau: a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm; 2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.". III. Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm 1. Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm. 2. Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa. 3. Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành. Trên đây là quy định hiện hành về điều kiện, hồ sơ và thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép
Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép là gì? Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép được quy định như thế nào? Quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép - Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật thương mại 2005 thì thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật. - Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì cá nhân hoạt động thương mại không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh. Các trường hợp được xác định là cá nhân hoạt động thương mại, như sau: + Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; + Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; + Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; + Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; + Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; + Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. - Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 5 Luật an toàn thực phẩm 2010 thì pháp luật cấm các hành vi kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. - Căn cứ Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau: + Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; + Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; + Sơ chế nhỏ lẻ; + Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; + Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; + Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; + Nhà hàng trong khách sạn; + Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; + Kinh doanh thức ăn đường phố; + Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. => Như vậy, hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép là những hoạt động sau: - Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. (Trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì không phải đăng ký kinh doanh). - Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. (Trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì khi kinh doanh không phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm). Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép được xác định theo hai trường hợp sau: 1/ Thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (a) Kinh doanh dịch vụ ăn uống dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp: Hành vi này có mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức nên thẩm quyền xử phạt thuộc về các đối tượng sau: - Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư (được quy định tại Điều 73 Nghị định 122/2021/NĐ-CP): + Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở; + Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư; + Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Ủy ban nhân dân các cấp (được quy định tại Điều 74 Nghị định 122/2021/NĐ-CP): + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Cơ quan Thuế (được quy định tại Điều 75 Nghị định 122/2021/NĐ-CP): + Chi cục trưởng Chi cục Thuế + Cục trưởng Cục Thuế + Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Cơ quan Quản lý thị trường (được quy định tại Điều 76 Nghị định 122/2021/NĐ-CP): + Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường + Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường + Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (b) Kinh doanh dịch vụ ăn uống dưới hình thức hộ kinh doanh mà không đăng ký thành lập hộ kinh doanh: Hành vi này có mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức nên thẩm quyền xử phạt thuộc về các đối tượng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được nêu trên và bao gồm thêm các đối tượng sau: + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã + Đội trưởng Đội Thuế Lưu ý: Đối với mỗi đối tượng có thẩm quyền xử phạt VPHC đều có hạn mức xử phạt tối đa và trong trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt VPHC do người thụ lý đầu tiên thực hiện. 2/ Thẩm quyền xử phạt hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được xác định như sau: + Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 28 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP. + Thẩm quyền của thanh tra: Các chức danh được quy định tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 29 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP. + Thẩm quyền của Công an nhân dân theo quy định tại Khoản 4, 5, 6 Điều 30 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP. Lưu ý: Đối với mỗi đối tượng có thẩm quyền xử phạt VPHC đều có hạn mức xử phạt tối đa và trong trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt VPHC do người thụ lý đầu tiên thực hiện. Trên đây là thông tin về thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép.
Nội dung kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống?
Tình huống đặt ra: Tôi đang kinh doanh nhà hàng sắp tới có đợt kiểm tra của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xin cho hỏi nội dung kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở dịch vụ ăn uống là những gì? Theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BYT có quy định về nội dung kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố như sau: “Điều 6. Nội dung kiểm tra […] 2. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố: a) Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc diện cấp giấy), Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu; các quy định khác có liên quan; c) Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. [...]” Theo đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể. (Khoản 5 Điều 2 Thông tư 48/2015/TT-BYT) => Theo đó, nhà hàng là một trong những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nói chung. Những nội dung kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm của Cơ quan chức năng đối với nhà theo quy định nêu trên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm căn cứ để kiểm tra theo quy định tại Điều 5 Thông tư 48/2015/TT-BYT như sau: “Điều 5. Căn cứ để kiểm tra 1. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm; quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm. 2. Các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm. 3. Các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. 4. Các quy định về quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm. 5. Các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm. 6. Các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm.”
Quy định về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở ăn uống
Về việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP(cơ sở lưu trú có hạng hay không hạng đều áp dụng quy định này), cụ thể: "Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này. 2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này. Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; c) Sơ chế nhỏ lẻ; d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; g) Nhà hàng trong khách sạn; h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; i) Kinh doanh thức ăn đường phố; k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. 2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng." Theo đó, nếu cơ sở lưu trú có kinh doanh thực phẩm thuộc trường hợp tại Điều 12 nêu trên thì không cần phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm chỉ cần tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng là được. Nếu không thuộc trường hợp tại Điều 12 thì cơ sở phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống sẽ tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm tại Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP và làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị định này.
Hóa đơn điện tử của dịch vụ ăn uống có bắt buộc liệt kê món ăn?
Theo quy định của pháp luật về hóa đơn điện tử thì hiện tại hóa đơn điện tử sẽ không được lập kèm bảng kê nên khi xuất hóa đơn điện tử sẽ liệt kê danh mục hàng hóa (món ăn) trong hóa đơn luôn mà sẽ không thực hiện kèm bảng kê. Căn cứ quy định tại Công văn 78552/CT-TTHT năm 2018 về hóa đơn phụ tùng thay thế do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành thì: "Căn cứ quy định nêu trên, khi bán hàng hóa công ty xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng thì công ty phải lập đầy đủ danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính. Công ty không được lập hóa điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại kèm theo bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng." Như vậy, đối với hóa đơn điện tử thì không giới hạn số dòng thì nên sẽ phải liệt kê tất cả các hàng hóa, dịch vụ kèm theo. Đồng thời, tại Công văn 3447/CT-TTHT năm 2020 về hóa đơn điện tử do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành: "Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty trình bày Công ty hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, khi lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng thì trên hóa đơn phải có đầy đủ các chỉ tiêu hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”, nội dung trên hóa đơn phải đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính. Đối với hóa đơn ăn uống nhà hàng, Công ty không được lập hóa điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại kèm theo bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng." Theo đó, đối với hóa đơn ăn uống nhà hàng thì sẽ không được lập hóa điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại kèm theo bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng
Điều 18 của Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có quy định rất rõ về nội dung xử phạt này. Cụ thể: "Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. ....". Như vậy, hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 18 trên).
Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
Điều kiện, hồ sơ và thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hiện nay được quy định như thế nào? 1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm 2010 và các yêu cầu cụ thể sau: + Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 1246/QĐ-BYT năm 2017. + Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm. - Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định tại Quyết định 135/QĐ-BYT năm 2019 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 1613/QĐ-BYT năm 2024) như sau: 1- Thủ tục Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Trình tự thực hiện Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp hồ sơ đăng ký Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân phân cấp tỉnh phân cấp. Bước 2: Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 làm việc ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 2 Phụ lục I kèm theo Nghị định này trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp uỷ quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền; Đoàn thẩm định do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập có từ 3 đến 5 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở). Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày. Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 6 Chương III thuộc Khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương; Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc/và đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và quy trình sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và Giấy chứng nhận phải còn thời hạn thì cơ sở gửi thông báo thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận và kèm bản sao văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi đó đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã cấp Giấy chứng nhận qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cách thức thực hiện Cách thức thực hiện: - Trực tiếp; - Trực tuyến; - Qua bưu chính công ích. Thành phần, số lượng hồ sơ A. Thành phần hồ sơ: a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Mẫu số 1 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở); c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. d) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế tuyến huyện trở lên cấp. c) Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở. B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết 20 ngày làm việc. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Tổ chức, cá nhân Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính Cơ quan chức năng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Phí, lệ phí Áp dụng mức thu phí tại Thông tư số 67/2021/TT-BTC ngày 5/8/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm (thay thế Thông tư số 279/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm) đối với các thủ tục hành chính có thu phí được công bố tại Quyết định số 805/QĐ-BYT ngày 09/3/2016; Quyết định số 2318/QĐ-BYT ngày 6/4/2018; Quyết định số 4630/QĐ-BYT ngày 24/7/2018; Quyết định số 135/QĐ-BYT ngày 15/01/2019 và Quyết định số 1181/QĐ-BYT ngày 29/3/2019 của Bộ Y tế. Tên mẫu đơn Mẫu số 1: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận Yêu cầu, Điều kiện thủ tục hành chính I. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế 1. Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau: a) Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc; c) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm; d) Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm; đ) Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; e) Không bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. 2. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 3. Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. II. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống 1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau: a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm; 2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.". III. Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm 1. Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm. 2. Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa. 3. Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành. Trên đây là quy định hiện hành về điều kiện, hồ sơ và thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép
Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép là gì? Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép được quy định như thế nào? Quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép - Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật thương mại 2005 thì thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật. - Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì cá nhân hoạt động thương mại không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh. Các trường hợp được xác định là cá nhân hoạt động thương mại, như sau: + Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; + Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; + Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; + Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; + Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; + Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. - Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 5 Luật an toàn thực phẩm 2010 thì pháp luật cấm các hành vi kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. - Căn cứ Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau: + Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; + Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; + Sơ chế nhỏ lẻ; + Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; + Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; + Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; + Nhà hàng trong khách sạn; + Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; + Kinh doanh thức ăn đường phố; + Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. => Như vậy, hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép là những hoạt động sau: - Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. (Trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì không phải đăng ký kinh doanh). - Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. (Trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì khi kinh doanh không phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm). Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép được xác định theo hai trường hợp sau: 1/ Thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (a) Kinh doanh dịch vụ ăn uống dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp: Hành vi này có mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức nên thẩm quyền xử phạt thuộc về các đối tượng sau: - Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư (được quy định tại Điều 73 Nghị định 122/2021/NĐ-CP): + Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở; + Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư; + Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Ủy ban nhân dân các cấp (được quy định tại Điều 74 Nghị định 122/2021/NĐ-CP): + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Cơ quan Thuế (được quy định tại Điều 75 Nghị định 122/2021/NĐ-CP): + Chi cục trưởng Chi cục Thuế + Cục trưởng Cục Thuế + Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Cơ quan Quản lý thị trường (được quy định tại Điều 76 Nghị định 122/2021/NĐ-CP): + Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường + Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường + Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (b) Kinh doanh dịch vụ ăn uống dưới hình thức hộ kinh doanh mà không đăng ký thành lập hộ kinh doanh: Hành vi này có mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức nên thẩm quyền xử phạt thuộc về các đối tượng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được nêu trên và bao gồm thêm các đối tượng sau: + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã + Đội trưởng Đội Thuế Lưu ý: Đối với mỗi đối tượng có thẩm quyền xử phạt VPHC đều có hạn mức xử phạt tối đa và trong trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt VPHC do người thụ lý đầu tiên thực hiện. 2/ Thẩm quyền xử phạt hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được xác định như sau: + Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 28 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP. + Thẩm quyền của thanh tra: Các chức danh được quy định tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 29 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP. + Thẩm quyền của Công an nhân dân theo quy định tại Khoản 4, 5, 6 Điều 30 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP. Lưu ý: Đối với mỗi đối tượng có thẩm quyền xử phạt VPHC đều có hạn mức xử phạt tối đa và trong trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt VPHC do người thụ lý đầu tiên thực hiện. Trên đây là thông tin về thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép.
Nội dung kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống?
Tình huống đặt ra: Tôi đang kinh doanh nhà hàng sắp tới có đợt kiểm tra của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xin cho hỏi nội dung kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở dịch vụ ăn uống là những gì? Theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BYT có quy định về nội dung kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố như sau: “Điều 6. Nội dung kiểm tra […] 2. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố: a) Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc diện cấp giấy), Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu; các quy định khác có liên quan; c) Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. [...]” Theo đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể. (Khoản 5 Điều 2 Thông tư 48/2015/TT-BYT) => Theo đó, nhà hàng là một trong những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nói chung. Những nội dung kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm của Cơ quan chức năng đối với nhà theo quy định nêu trên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm căn cứ để kiểm tra theo quy định tại Điều 5 Thông tư 48/2015/TT-BYT như sau: “Điều 5. Căn cứ để kiểm tra 1. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm; quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm. 2. Các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm. 3. Các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. 4. Các quy định về quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm. 5. Các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm. 6. Các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm.”
Quy định về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở ăn uống
Về việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP(cơ sở lưu trú có hạng hay không hạng đều áp dụng quy định này), cụ thể: "Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này. 2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này. Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; c) Sơ chế nhỏ lẻ; d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; g) Nhà hàng trong khách sạn; h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; i) Kinh doanh thức ăn đường phố; k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. 2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng." Theo đó, nếu cơ sở lưu trú có kinh doanh thực phẩm thuộc trường hợp tại Điều 12 nêu trên thì không cần phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm chỉ cần tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng là được. Nếu không thuộc trường hợp tại Điều 12 thì cơ sở phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống sẽ tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm tại Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP và làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị định này.
Hóa đơn điện tử của dịch vụ ăn uống có bắt buộc liệt kê món ăn?
Theo quy định của pháp luật về hóa đơn điện tử thì hiện tại hóa đơn điện tử sẽ không được lập kèm bảng kê nên khi xuất hóa đơn điện tử sẽ liệt kê danh mục hàng hóa (món ăn) trong hóa đơn luôn mà sẽ không thực hiện kèm bảng kê. Căn cứ quy định tại Công văn 78552/CT-TTHT năm 2018 về hóa đơn phụ tùng thay thế do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành thì: "Căn cứ quy định nêu trên, khi bán hàng hóa công ty xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng thì công ty phải lập đầy đủ danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính. Công ty không được lập hóa điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại kèm theo bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng." Như vậy, đối với hóa đơn điện tử thì không giới hạn số dòng thì nên sẽ phải liệt kê tất cả các hàng hóa, dịch vụ kèm theo. Đồng thời, tại Công văn 3447/CT-TTHT năm 2020 về hóa đơn điện tử do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành: "Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty trình bày Công ty hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, khi lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng thì trên hóa đơn phải có đầy đủ các chỉ tiêu hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”, nội dung trên hóa đơn phải đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính. Đối với hóa đơn ăn uống nhà hàng, Công ty không được lập hóa điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại kèm theo bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng." Theo đó, đối với hóa đơn ăn uống nhà hàng thì sẽ không được lập hóa điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại kèm theo bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng
Điều 18 của Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có quy định rất rõ về nội dung xử phạt này. Cụ thể: "Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. ....". Như vậy, hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 18 trên).