Không còn yêu cầu chủ kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú 05 năm
Ngày 24/7/2023 Chính phủ đã có Nghị định 56/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng pháo. (1) Nới rộng yêu cầu kinh doanh dịch vụ cầm đồ Sửa đổi Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau: Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây: Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản. (So với hiện hành Nghị định 96/2016/NĐ-CP yêu cầu người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại địa điểm hoạt động kinh doanh). (2) Công an cấp huyện được cấp Giấy chứng nhận an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú Sửa đổi 3 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh (trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP), gồm: - Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô từ 10 đến 20 phòng (trước đó không cấp phép cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú). - Cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn. - Kinh doanh dịch vụ karaoke. - Kinh doanh dịch vụ xoa bóp. - Kinh doanh dịch vụ cầm đồ. - Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. - Kinh doanh khí. - Cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in. - Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của cơ quan, tổ chức cấp huyện. (3) Thay đổi thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, phụ kiện bán pháo hoa Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ, gồm: - Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo. - Văn bản quy định tại điểm a khoản này nộp trên cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số CCCD, CMND hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày. Tải các mẫu Phụ lục và mẫu văn bản tại đây tải Xem thêm Nghị định 56/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP, Nghị định 99/2016/NĐ-CP, Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
Lưu ý khi cầm đồ dịp tết mà không ghi rõ lãi suất
Cầm đồ có nhiều hình thức, tại các cơ sản kinh doanh dịch vụ cầm đồ vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên với nhiều người vì thủ tục đơn giản, lấy tiền nhanh chóng và có thể tự thỏa thuận về lãi suất hay giá trị tài sản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi hợp đồng cầm đồ không ghi lãi suất vậy giá trị pháp lý của giao dịch này có hiệu lực hay không và không có thỏa thuận lãi suất rõ ràng thì trả lãi như thế nào? 1. Cầm đồ được hiểu ra sao? Dựa trên bản chất cầm đồ cũng được xem là cầm cố tài sản tuy nhiên chỉ có phạm vi áp dụng sẽ hẹp hơn so với cầm cố. Cụ thể, cầm đồ được xem là hình thức vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố. Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố. Hiện nay, dịch vụ kinh doanh cầm đồ xuất hiện nhiều ở các địa phương nơi người ta có thể dễ dàng đến vay tiền gấp để thực hiện công việc nào đó. 2. Hợp đồng cầm đồ có bắt buộc phải trả lãi Pháp luật về dân sự vẫn ưu tiên các bên trong hợp đồng tự do thỏa thuận lựa chọn nội dung trong hợp đồng miễn phải đúng quy định pháp luật đối với hợp đồng vay tài sản thì thực hiện trên nguyên tắc tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015. Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Do đó, trên nguyên tắc thực hiện hợp đồng cho vay thì chỉ bắt buộc trả lại phần tài sản gốc đã vay còn đối với phần lãi phát sinh thì không phải trả nếu không có thỏa thuận. 3. Nghĩa vụ của bên cầm đồ Theo đó, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: - Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. - Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp có xác định lãi suất nhưng không rõ ràng Như đã nêu ở trên, lãi suất vay do các bên thỏa thuận và phải tuân theo pháp luật quy định về hợp đồng cho vay, theo đó nguyên tắc sử dụng lãi theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Lưu ý: Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 tại thời điểm trả nợ. Như vậy, trường hợp hợp đồng cầm đồng không có quy định lãi suất thì giá trị pháp lý của nó vẫn được công nhận theo nguyên tắc đã thỏa thuận và bên cầm giữ tài sản không có quyền yêu cầu trả lãi nếu không có thỏa thuận. Trường hợp thỏa thuận lãi suất không rõ ràng thì trả 50% mức lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ.
Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường từ 25/02/2021
Phí thẩm định cấp giấy phép dịch vụ karaoke, vũ trường Ngày 07/01/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 01/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường. Theo đó: Người nộp phí: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường. Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường quy định như sau: 1. Tại các thành phố trực thuộc trung ương và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: a) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke: - Từ 01 đến 03 phòng: 4.000.000 đồng/giấy. (Quy định hiện hành từ 01 đến 05 phòng: 6.000.000 đồng/giấy). - Từ 04 đến 05 phòng: 6.000.000 đồng/giấy. - Từ 06 phòng trở lên: 12.000.000 đồng/giấy. Mức thu phí thẩm định điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke đối với trường hợp tăng thêm phòng là 2.000.000 đồng/phòng, nhưng tổng mức thu không quá 12.000.000 đồng/giấy phép/lần thẩm định. (Quy định hiện hành tăng thêm phòng là 2.000.000 đồng/phòng, không quy định mức tối đa). b) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường là 15.000.000 đồng/giấy. 2. Tại khu vực khác (trừ các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này): a) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke: - Từ 01 đến 03 phòng: 2.000.000 đồng/giấy. (Quy định hiện hành từ 01 đến 05 phòng: 3.000.000 đồng/giấy). - Từ 04 đến 05 phòng: 3.000.000 đồng/giấy. - Từ 06 phòng trở lên: 6.000.000 đồng/giấy. Mức thu phí thẩm định điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke đối với trường hợp tăng thêm phòng là 1.000.000 đồng/phòng, nhưng tổng mức thu không quá 6.000.000 đồng/giấy phép/lần thẩm định. (Quy định hiện hành tăng thêm phòng là 1.000.000 đồng/phòng, không quy định mức tối đa). b) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường là 10.000.000 đồng/giấy. 3. Mức thu phí thẩm định điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu là 500.000 đồng/giấy. Thông tư 01/2021/TT-BTC có hiệu lực ngày 25/02/2021 và thay thế Thông tư 212/2016/TT-BTC. Xem chi tiết tại:
Tuân thủ theo Thông tư hay tuân thủ theo Luật về áp dụng Thuế GTGT trong kinh doanh dịch vụ Cầm đồ
Kính chào các Anh/ Chị, Thực tiễn nghiên cứu, mình thấy có sự kiện như sau: 1. Điểm b, Khoản 8, Điều 5 Luật Thuế Giá trị Gia tăng 2008 (sửa đổi bổ sung bởi Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013) quy định Đối tượng không chịu Thuế Giá trị gia tăng có bao gồm: "...Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng..."; 2. Điểm 17, Điều 7 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì quy định: "Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT. Giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá tính thuế = Số tiền phải thu 1+ thuế suất 3. Tại Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, mục mã số 6492 - 64920 Hoạt động cấp tín dụng khác: "...Nhóm này gồm: Các hoạt động dịch vụ tài chính chủ yếu liên quan đến việc hình thành các khoản cho vay của các thể chế không liên quan đến các trung gian tiền tệ (như là các công ty đầu tư vốn mạo hiểm, các ngân hàng chuyên doanh, các câu lạc bộ đầu tư). Các tổ chức này cung cấp các dịch vụ sau đây: - Cấp tín dụng tiêu dùng; - Tài trợ thương mại quốc tế; - Cấp tài chính dài hạn bởi các ngân hàng chuyên doanh; - Cho vay tiền ngoài hệ thống ngân hàng; - Cấp tín dụng cho mua nhà do các tổ chức không nhận tiền gửi thực hiện; - Dịch vụ cầm đồ..." Như vậy, từ 1 và 2 có thể thấy Thông tư 219 chứa nội dung mâu thuẫn với nhau nếu lấy điểm số 3 làm cơ sở để xác định dịch vụ cầm đồ là "Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng" ? Rất không dễ nếu xác định nhà soạn thảo Thông tư 219/2013/TT-BTC nhầm lẫn nhưng nếu các Anh / Chị có cách lý giải nào hợp lý cho mâu thuẫn này xin vui lòng chia sẽ với mình để mình được học hỏi thêm? Xin chân thành cảm ơn ! Vinh Duc Thien | 0937125279
Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Tôi đang sinh sống ở Hà Nội và hiện nay đang muốn mở hiệu cầm đồ để kiếm thêm thu nhập. Tôi đọc qua trên mạng thì được biết mở cửa hàng cầm đồ phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Luật sư có thể tư vấn cho tôi những điều kiện này hay không? Cảm ơn luật sư.
Không còn yêu cầu chủ kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú 05 năm
Ngày 24/7/2023 Chính phủ đã có Nghị định 56/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng pháo. (1) Nới rộng yêu cầu kinh doanh dịch vụ cầm đồ Sửa đổi Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau: Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây: Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản. (So với hiện hành Nghị định 96/2016/NĐ-CP yêu cầu người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại địa điểm hoạt động kinh doanh). (2) Công an cấp huyện được cấp Giấy chứng nhận an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú Sửa đổi 3 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh (trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP), gồm: - Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô từ 10 đến 20 phòng (trước đó không cấp phép cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú). - Cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn. - Kinh doanh dịch vụ karaoke. - Kinh doanh dịch vụ xoa bóp. - Kinh doanh dịch vụ cầm đồ. - Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. - Kinh doanh khí. - Cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in. - Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của cơ quan, tổ chức cấp huyện. (3) Thay đổi thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, phụ kiện bán pháo hoa Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ, gồm: - Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo. - Văn bản quy định tại điểm a khoản này nộp trên cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số CCCD, CMND hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày. Tải các mẫu Phụ lục và mẫu văn bản tại đây tải Xem thêm Nghị định 56/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP, Nghị định 99/2016/NĐ-CP, Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
Lưu ý khi cầm đồ dịp tết mà không ghi rõ lãi suất
Cầm đồ có nhiều hình thức, tại các cơ sản kinh doanh dịch vụ cầm đồ vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên với nhiều người vì thủ tục đơn giản, lấy tiền nhanh chóng và có thể tự thỏa thuận về lãi suất hay giá trị tài sản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi hợp đồng cầm đồ không ghi lãi suất vậy giá trị pháp lý của giao dịch này có hiệu lực hay không và không có thỏa thuận lãi suất rõ ràng thì trả lãi như thế nào? 1. Cầm đồ được hiểu ra sao? Dựa trên bản chất cầm đồ cũng được xem là cầm cố tài sản tuy nhiên chỉ có phạm vi áp dụng sẽ hẹp hơn so với cầm cố. Cụ thể, cầm đồ được xem là hình thức vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố. Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố. Hiện nay, dịch vụ kinh doanh cầm đồ xuất hiện nhiều ở các địa phương nơi người ta có thể dễ dàng đến vay tiền gấp để thực hiện công việc nào đó. 2. Hợp đồng cầm đồ có bắt buộc phải trả lãi Pháp luật về dân sự vẫn ưu tiên các bên trong hợp đồng tự do thỏa thuận lựa chọn nội dung trong hợp đồng miễn phải đúng quy định pháp luật đối với hợp đồng vay tài sản thì thực hiện trên nguyên tắc tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015. Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Do đó, trên nguyên tắc thực hiện hợp đồng cho vay thì chỉ bắt buộc trả lại phần tài sản gốc đã vay còn đối với phần lãi phát sinh thì không phải trả nếu không có thỏa thuận. 3. Nghĩa vụ của bên cầm đồ Theo đó, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: - Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. - Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp có xác định lãi suất nhưng không rõ ràng Như đã nêu ở trên, lãi suất vay do các bên thỏa thuận và phải tuân theo pháp luật quy định về hợp đồng cho vay, theo đó nguyên tắc sử dụng lãi theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Lưu ý: Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 tại thời điểm trả nợ. Như vậy, trường hợp hợp đồng cầm đồng không có quy định lãi suất thì giá trị pháp lý của nó vẫn được công nhận theo nguyên tắc đã thỏa thuận và bên cầm giữ tài sản không có quyền yêu cầu trả lãi nếu không có thỏa thuận. Trường hợp thỏa thuận lãi suất không rõ ràng thì trả 50% mức lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ.
Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường từ 25/02/2021
Phí thẩm định cấp giấy phép dịch vụ karaoke, vũ trường Ngày 07/01/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 01/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường. Theo đó: Người nộp phí: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường. Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường quy định như sau: 1. Tại các thành phố trực thuộc trung ương và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: a) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke: - Từ 01 đến 03 phòng: 4.000.000 đồng/giấy. (Quy định hiện hành từ 01 đến 05 phòng: 6.000.000 đồng/giấy). - Từ 04 đến 05 phòng: 6.000.000 đồng/giấy. - Từ 06 phòng trở lên: 12.000.000 đồng/giấy. Mức thu phí thẩm định điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke đối với trường hợp tăng thêm phòng là 2.000.000 đồng/phòng, nhưng tổng mức thu không quá 12.000.000 đồng/giấy phép/lần thẩm định. (Quy định hiện hành tăng thêm phòng là 2.000.000 đồng/phòng, không quy định mức tối đa). b) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường là 15.000.000 đồng/giấy. 2. Tại khu vực khác (trừ các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này): a) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke: - Từ 01 đến 03 phòng: 2.000.000 đồng/giấy. (Quy định hiện hành từ 01 đến 05 phòng: 3.000.000 đồng/giấy). - Từ 04 đến 05 phòng: 3.000.000 đồng/giấy. - Từ 06 phòng trở lên: 6.000.000 đồng/giấy. Mức thu phí thẩm định điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke đối với trường hợp tăng thêm phòng là 1.000.000 đồng/phòng, nhưng tổng mức thu không quá 6.000.000 đồng/giấy phép/lần thẩm định. (Quy định hiện hành tăng thêm phòng là 1.000.000 đồng/phòng, không quy định mức tối đa). b) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường là 10.000.000 đồng/giấy. 3. Mức thu phí thẩm định điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu là 500.000 đồng/giấy. Thông tư 01/2021/TT-BTC có hiệu lực ngày 25/02/2021 và thay thế Thông tư 212/2016/TT-BTC. Xem chi tiết tại:
Tuân thủ theo Thông tư hay tuân thủ theo Luật về áp dụng Thuế GTGT trong kinh doanh dịch vụ Cầm đồ
Kính chào các Anh/ Chị, Thực tiễn nghiên cứu, mình thấy có sự kiện như sau: 1. Điểm b, Khoản 8, Điều 5 Luật Thuế Giá trị Gia tăng 2008 (sửa đổi bổ sung bởi Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013) quy định Đối tượng không chịu Thuế Giá trị gia tăng có bao gồm: "...Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng..."; 2. Điểm 17, Điều 7 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì quy định: "Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT. Giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá tính thuế = Số tiền phải thu 1+ thuế suất 3. Tại Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, mục mã số 6492 - 64920 Hoạt động cấp tín dụng khác: "...Nhóm này gồm: Các hoạt động dịch vụ tài chính chủ yếu liên quan đến việc hình thành các khoản cho vay của các thể chế không liên quan đến các trung gian tiền tệ (như là các công ty đầu tư vốn mạo hiểm, các ngân hàng chuyên doanh, các câu lạc bộ đầu tư). Các tổ chức này cung cấp các dịch vụ sau đây: - Cấp tín dụng tiêu dùng; - Tài trợ thương mại quốc tế; - Cấp tài chính dài hạn bởi các ngân hàng chuyên doanh; - Cho vay tiền ngoài hệ thống ngân hàng; - Cấp tín dụng cho mua nhà do các tổ chức không nhận tiền gửi thực hiện; - Dịch vụ cầm đồ..." Như vậy, từ 1 và 2 có thể thấy Thông tư 219 chứa nội dung mâu thuẫn với nhau nếu lấy điểm số 3 làm cơ sở để xác định dịch vụ cầm đồ là "Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng" ? Rất không dễ nếu xác định nhà soạn thảo Thông tư 219/2013/TT-BTC nhầm lẫn nhưng nếu các Anh / Chị có cách lý giải nào hợp lý cho mâu thuẫn này xin vui lòng chia sẽ với mình để mình được học hỏi thêm? Xin chân thành cảm ơn ! Vinh Duc Thien | 0937125279
Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Tôi đang sinh sống ở Hà Nội và hiện nay đang muốn mở hiệu cầm đồ để kiếm thêm thu nhập. Tôi đọc qua trên mạng thì được biết mở cửa hàng cầm đồ phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Luật sư có thể tư vấn cho tôi những điều kiện này hay không? Cảm ơn luật sư.