Cộng tác viên dịch thuật cần đáp ứng điều kiện gì để dịch thuật công chứng?
Dịch thuật công chứng đòi hỏi dịch thuật viên phải có trình độ cao và đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định về công chứng. Vậy cộng tác viên dịch thuật công chứng phải đáp ứng điều kiện gì? 1. Trường hợp nào cần phải dịch thuật công chứng? Theo khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014 quy định việc dịch giấy tờ, văn bản được thực hiện từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng. Việc dịch thuật công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. - Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Trong trường hợp cộng tác viên phiên dịch đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm cộng tác viên thì có thể ký trước vào bản dịch; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của cộng tác viên phiên dịch với chữ ký mẫu trước khi ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch (Thông tư 01/2021/TT-BTP) - Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện. 2. Yêu cầu về tiếp nhận dịch thuật công chứng Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch. Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai. Đồng thời, lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải: tải Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch - Ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng. - Họ tên người phiên dịch. - Chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch. - Chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội. - Có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. 3. Trường hợp nàokhông được nhận và dịch thuật công chứng? Công chứng viên không được nhận và dịch thuật công chứng nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Công chứng 2014: - Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả; - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung; - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật. Trường hợp nếu văn bản công chứng thuộc các trường hợp trên thì công chứng viên và cộng tác viên dịch thuật không được dịch thuật công chứng. 4. Người dịch thuật công chứng có những quyền và nghĩa vụ gì? Căn cứ khoản 3 Điều 22 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên phiên dịch: - Nhận thù lao phiên dịch theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng; - Chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện; - Hoàn trả số tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định tại Điều 38 của Luật Công chứng; - Chấp hành các quy định của pháp luật về dịch thuật, nội quy làm việc của tổ chức hành nghề công chứng; - Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng hoặc theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có tự dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài?
Chứng từ kế toán là loại giấy tờ chứng minh sau khi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch tài chính của công ty, nghiệp vụ này chỉ được thực hiện khi đã hoàn thành nhằm phản ánh nghiệp vụ tài chính trước cơ quan thuế. Trong trường hợp chứng từ kế toán được ghi bằng tiếng nước ngoài thì doanh nghiệp có được tự dịch sang tiếng Việt không hay phải đến văn phòng công chứng để dịch? 1. Những nội dung nào bắt buộc phải dịch sang tiếng nước ngoài Căn cứ, khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán 2015 quy định một số nội dung chủ yếu trong chứng từ kế toán cần bắt buộc phải được dịch sang tiếng nước ngoài bao gồm: - Tên và số hiệu của chứng từ kế toán. - Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán. - Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán. - Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán. - Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ. - Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán. 2. Nguyên tắc dịch dịch chứng từ kế toán Để giải thích rõ hơn tại sao các nội dung chủ yếu trong chứng từ kế toán phải dịch sang tiếng Việt thì khoản 5 Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CP có giải thích trường hợp các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài như sau: Theo đó, khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán 2015 ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài. Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Ngôn ngữ chính giao dịch với cơ quan thuế Khi doanh nghiệp sử dụng chứng từ kế toán và các loại giấy tờ khác có kiên quan để giao dịch, kê khai với cơ quan thuế thì ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế phải theo Điều 85 Thông tư 80/2021/TT-BTC. Cụ thể, ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt, đồng thời tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Theo đó, người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế. Đối với hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì tùy vào tính chất của từng loại hợp đồng và yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có), người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng như: - Tên hợp đồng, tên các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng hoặc thời gian thực tế chuyên gia của nhà thầu nước ngoài hiện diện tại Việt Nam (nếu có), trách nhiệm, cam kết của mỗi bên. - Các quy định về bảo mật và quyền sở hữu sản phẩm (nếu có), đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và các nội dung tương tự (nếu có). - Đồng thời gửi kèm theo bản sao hợp đồng có xác nhận của người nộp thuế. Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 30, Điều 62 và Điều 70 Thông tư 80/2021/TT-BTC. Như vậy, doanh nghiệp có thể tự dịch chứng từ kế toán từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và phải chịu trách nhiệm toàn bộ bản dịch, đối với nội dung chủ yếu của hợp đồng phải dịch sang tiếng Việt và đính kèm với bản chính.
Bổ sung mã ngành dịch thuật cho công ty?
Chào luật sư, Hiện nay công ty e muốn đăng ký thêm mã ngành dịch thuật thì k biết số mã ngành dịch thuật là bao nhiêu ạ E xin chân thành cảm ơn ah,
Công ty tôi đang làm thủ tục thay đổi DKKD muốn thêm dịch vụ dịch thuật vào ngành nghề kinh doanh nhưng không tìm thấy mã ngành. Xin luật sư cho biết dịch vụ dịch thuật thuộc mã ngành nào ạ?
Cộng tác viên dịch thuật cần đáp ứng điều kiện gì để dịch thuật công chứng?
Dịch thuật công chứng đòi hỏi dịch thuật viên phải có trình độ cao và đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định về công chứng. Vậy cộng tác viên dịch thuật công chứng phải đáp ứng điều kiện gì? 1. Trường hợp nào cần phải dịch thuật công chứng? Theo khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014 quy định việc dịch giấy tờ, văn bản được thực hiện từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng. Việc dịch thuật công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. - Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Trong trường hợp cộng tác viên phiên dịch đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm cộng tác viên thì có thể ký trước vào bản dịch; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của cộng tác viên phiên dịch với chữ ký mẫu trước khi ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch (Thông tư 01/2021/TT-BTP) - Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện. 2. Yêu cầu về tiếp nhận dịch thuật công chứng Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch. Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai. Đồng thời, lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải: tải Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch - Ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng. - Họ tên người phiên dịch. - Chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch. - Chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội. - Có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. 3. Trường hợp nàokhông được nhận và dịch thuật công chứng? Công chứng viên không được nhận và dịch thuật công chứng nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Công chứng 2014: - Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả; - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung; - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật. Trường hợp nếu văn bản công chứng thuộc các trường hợp trên thì công chứng viên và cộng tác viên dịch thuật không được dịch thuật công chứng. 4. Người dịch thuật công chứng có những quyền và nghĩa vụ gì? Căn cứ khoản 3 Điều 22 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên phiên dịch: - Nhận thù lao phiên dịch theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng; - Chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện; - Hoàn trả số tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định tại Điều 38 của Luật Công chứng; - Chấp hành các quy định của pháp luật về dịch thuật, nội quy làm việc của tổ chức hành nghề công chứng; - Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng hoặc theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có tự dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài?
Chứng từ kế toán là loại giấy tờ chứng minh sau khi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch tài chính của công ty, nghiệp vụ này chỉ được thực hiện khi đã hoàn thành nhằm phản ánh nghiệp vụ tài chính trước cơ quan thuế. Trong trường hợp chứng từ kế toán được ghi bằng tiếng nước ngoài thì doanh nghiệp có được tự dịch sang tiếng Việt không hay phải đến văn phòng công chứng để dịch? 1. Những nội dung nào bắt buộc phải dịch sang tiếng nước ngoài Căn cứ, khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán 2015 quy định một số nội dung chủ yếu trong chứng từ kế toán cần bắt buộc phải được dịch sang tiếng nước ngoài bao gồm: - Tên và số hiệu của chứng từ kế toán. - Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán. - Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán. - Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán. - Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ. - Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán. 2. Nguyên tắc dịch dịch chứng từ kế toán Để giải thích rõ hơn tại sao các nội dung chủ yếu trong chứng từ kế toán phải dịch sang tiếng Việt thì khoản 5 Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CP có giải thích trường hợp các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài như sau: Theo đó, khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán 2015 ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài. Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Ngôn ngữ chính giao dịch với cơ quan thuế Khi doanh nghiệp sử dụng chứng từ kế toán và các loại giấy tờ khác có kiên quan để giao dịch, kê khai với cơ quan thuế thì ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế phải theo Điều 85 Thông tư 80/2021/TT-BTC. Cụ thể, ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt, đồng thời tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Theo đó, người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế. Đối với hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì tùy vào tính chất của từng loại hợp đồng và yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có), người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng như: - Tên hợp đồng, tên các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng hoặc thời gian thực tế chuyên gia của nhà thầu nước ngoài hiện diện tại Việt Nam (nếu có), trách nhiệm, cam kết của mỗi bên. - Các quy định về bảo mật và quyền sở hữu sản phẩm (nếu có), đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và các nội dung tương tự (nếu có). - Đồng thời gửi kèm theo bản sao hợp đồng có xác nhận của người nộp thuế. Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 30, Điều 62 và Điều 70 Thông tư 80/2021/TT-BTC. Như vậy, doanh nghiệp có thể tự dịch chứng từ kế toán từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và phải chịu trách nhiệm toàn bộ bản dịch, đối với nội dung chủ yếu của hợp đồng phải dịch sang tiếng Việt và đính kèm với bản chính.
Bổ sung mã ngành dịch thuật cho công ty?
Chào luật sư, Hiện nay công ty e muốn đăng ký thêm mã ngành dịch thuật thì k biết số mã ngành dịch thuật là bao nhiêu ạ E xin chân thành cảm ơn ah,
Công ty tôi đang làm thủ tục thay đổi DKKD muốn thêm dịch vụ dịch thuật vào ngành nghề kinh doanh nhưng không tìm thấy mã ngành. Xin luật sư cho biết dịch vụ dịch thuật thuộc mã ngành nào ạ?