Cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế từ chối tham gia chống dịch có bị xử lý kỷ luật?
Trong thời gian đât nước ta gồng gánh với dịch bệnh, rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế đã tham gia rất tích cực trong hoạt động phòng chống dịch cùng đất nước. Tuy nhiên, trong số đó cũng có không ít những người đã từ chối tham gia chống dịch. Vậy đối với những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế nói riêng khi được điều động lại từ chối tham gia chống dịch thì có bị xử phạt và xử lý kỷ luật hay không. Hay đó là quyền của những đối tượng này và không có biện pháp nào xử phạt đối với những đối tượng này. Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 5 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định như sau: "Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch ... 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: ... c) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm m khoản 5 Điều 38 và điểm b khoản 4 Điều 39 Nghị định này;" Đồng thời, căn cứ Điều 16 Luật viên chức 2010 quy định như sau: "Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp 1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng. 2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. 3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền. 4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ." Ngoài ra, tại Điều 9 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định: "Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ 1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước. 3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. 5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. 6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật." Tại Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau: "Điều 6. Các hành vi bị xử lý kỷ luật 1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật." Có thể thấy việc thực hiện tham gia chống dịch là nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế. Khi được cơ quan có thẩm quyền điều động thì bắt buộc phải tham gia, trường hợp từ chối tham gia ngoài bị xử phạt hành chính thì những cán bộ, công chức, viên chức này có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Điều này cho thấy vẫn có những biện pháp xử lý nhất định đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức nhưng lại quên đi sứ mệnh của bản thân là phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
Công văn 468/SGTVT-QLVT&PT tạm dừng hoạt động vận tải khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Công văn 468/SGTVT-QLVT&PT Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh ban hành Công văn 468/SGTVT-QLVT&PT về việc tạm dừng hoạt động vận tải (đường bộ, đường thủy) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, Sở GTVT thông báo như sau: - Tạm dừng toàn bộ các hoạt động vận tải khách đường bộ, đường thủy liên tỉnh, nội tỉnh (tuyến cố định, hợp đồng, taxi, xe buýt, phà) trên đại bàn tỉnh Quảng Ninh (bao gồm cả phương tiện đi và đến tỉnh Quảng Ninh) từ 6h00 ngày 28/01/2021 đến khi có thông báo mới. + Các đơn vị vận tải khách khẩn trương giải tỏa khách đang hành trình đưa phương tiện về nơi đậu, đỗ và thực hiện vệ sinh sát khuẩn phương tiện, đồng thời theo dõi sức khỏe người điều khiển, người phcuj vụ trên phương tiện. + Các bến xe, cảng bến tàu khách, bến phà dừng tổ chức hoạt động và bố trí cho phương tiện vào vị trí đậu đỗ an toàn; thực hiện vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ cảng, bến; + Đối với phương tiện đang hành trình hoặc đã xếp khách phải thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế, sát khuẩn, đeo khẩu trang và quy định giãn cách. - Giao Thanh tra Sở GTVT tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm soát; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để tham gia các chốt kiểm soát dịch tại các địa phương khi có yêu cầu. - Giao Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh kiểm soát việc thực hiện thông báo này tại các cảng, bến khách; kịp thời báo cáo các vấn đề vướng mắc phát sinh tại các cảng, bến liên quan đến hoạt động vận tải khách các đảo. - Giao phòng Quản lý vận tải & phương tiện chủ trì tham mưu triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc thực hiện thông báo này; tổ chức kiểm tra nắm bắt hình tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch của các đơn vị, kịp thời báo cáo, đề xuất giải quyết các vướng mắc phát sinh.
Nam tiếp viên hàng không - BN1342 có thể bị xử lý hình sự như thế nào?
BN1342 có thể bị xử lý hình sự - Ảnh minh họa BN1342 là tiếp viên hàng không Vietnam Airlines. Đây là trường hợp mắc COVID-19 lây nhiễm thứ phát từ trường hợp về từ vùng dịch đã được ngành y tế TP.HCM điều tra và xử lý. Sau khi xét nghiệm 2 lần kết quả âm tính (ngày 15 và 18/11), tiếp viên hàng không được về cách ly tại nhà trọ (P305, lầu 3, số 50 Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM). Trong quá trình cách ly, tiếp viên này có tiếp xúc trực tiếp với 3 người, gồm: mẹ đẻ và hai người bạn (một nam, một nữ). Trong đó, người bạn nam (SN1988, trú tại phường 3, quận 6, TP.HCM) có tới sống cùng. Ngày 28/11, tiếp viên được lấy mẫu xét nghiệm lần 3, cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (BN1342, thông báo ngày 29/11/2020). Trước đó, trong khoảng thời gian 14-18/11, BN1342 có tiếp xúc với đồng nghiệp trên chuyến bay khác và sau đó xét nghiệm dương tính là BN1325 (thông báo ngày 26/11). Trong cuộc họp chiều 01/12/2020 Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh, BN1347 và BN1342 đã không tuân thủ các biện pháp cách ly tại nhà. Riêng BN1342 vi phạm rất nghiêm trọng về phòng chống COVID-19 tại khu cách ly tập trung và đề nghị xử lý nghiêm theo quy định. * Bệnh nhân 1342 có thể bị xử lý hình sự như thế nào? Theo Mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC năm 2020 về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Hướng dẫn xác định tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự thì: 1.1. Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người: a) Trốn khỏi nơi cách ly; b) Không tuân thủ quy định về cách ly; c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối. Tại điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật hình sự 2015 quy định thì người phạm tội có thể bị phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. Mức hình phạt tối đa đối với tội danh này lên đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Có được xem xét miễn thuế cho ngành ăn uống bị tạm ngừng kinh doanh vì dịch Covid
Hộ cá nhân kinh doanh ngành ăn uống ( quán nhậu) ,do văn bản của địa phương quy định tạm ngừng kinh doanh một số hoạt động trong đó có ăn uống _nhưng hộ không có làm thủ tục tạm nghỉ theo quy định .Vậy hộ làm đơn gởi cơ quan thuế đễ xem xét được miễn thuế trong thời gian nghỉ kinh doanh thì có được cơ quan thuế chấp thuận không?.
Cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế từ chối tham gia chống dịch có bị xử lý kỷ luật?
Trong thời gian đât nước ta gồng gánh với dịch bệnh, rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế đã tham gia rất tích cực trong hoạt động phòng chống dịch cùng đất nước. Tuy nhiên, trong số đó cũng có không ít những người đã từ chối tham gia chống dịch. Vậy đối với những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế nói riêng khi được điều động lại từ chối tham gia chống dịch thì có bị xử phạt và xử lý kỷ luật hay không. Hay đó là quyền của những đối tượng này và không có biện pháp nào xử phạt đối với những đối tượng này. Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 5 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định như sau: "Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch ... 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: ... c) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm m khoản 5 Điều 38 và điểm b khoản 4 Điều 39 Nghị định này;" Đồng thời, căn cứ Điều 16 Luật viên chức 2010 quy định như sau: "Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp 1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng. 2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. 3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền. 4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ." Ngoài ra, tại Điều 9 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định: "Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ 1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước. 3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. 5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. 6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật." Tại Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau: "Điều 6. Các hành vi bị xử lý kỷ luật 1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật." Có thể thấy việc thực hiện tham gia chống dịch là nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế. Khi được cơ quan có thẩm quyền điều động thì bắt buộc phải tham gia, trường hợp từ chối tham gia ngoài bị xử phạt hành chính thì những cán bộ, công chức, viên chức này có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Điều này cho thấy vẫn có những biện pháp xử lý nhất định đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức nhưng lại quên đi sứ mệnh của bản thân là phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
Công văn 468/SGTVT-QLVT&PT tạm dừng hoạt động vận tải khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Công văn 468/SGTVT-QLVT&PT Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh ban hành Công văn 468/SGTVT-QLVT&PT về việc tạm dừng hoạt động vận tải (đường bộ, đường thủy) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, Sở GTVT thông báo như sau: - Tạm dừng toàn bộ các hoạt động vận tải khách đường bộ, đường thủy liên tỉnh, nội tỉnh (tuyến cố định, hợp đồng, taxi, xe buýt, phà) trên đại bàn tỉnh Quảng Ninh (bao gồm cả phương tiện đi và đến tỉnh Quảng Ninh) từ 6h00 ngày 28/01/2021 đến khi có thông báo mới. + Các đơn vị vận tải khách khẩn trương giải tỏa khách đang hành trình đưa phương tiện về nơi đậu, đỗ và thực hiện vệ sinh sát khuẩn phương tiện, đồng thời theo dõi sức khỏe người điều khiển, người phcuj vụ trên phương tiện. + Các bến xe, cảng bến tàu khách, bến phà dừng tổ chức hoạt động và bố trí cho phương tiện vào vị trí đậu đỗ an toàn; thực hiện vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ cảng, bến; + Đối với phương tiện đang hành trình hoặc đã xếp khách phải thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế, sát khuẩn, đeo khẩu trang và quy định giãn cách. - Giao Thanh tra Sở GTVT tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm soát; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để tham gia các chốt kiểm soát dịch tại các địa phương khi có yêu cầu. - Giao Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh kiểm soát việc thực hiện thông báo này tại các cảng, bến khách; kịp thời báo cáo các vấn đề vướng mắc phát sinh tại các cảng, bến liên quan đến hoạt động vận tải khách các đảo. - Giao phòng Quản lý vận tải & phương tiện chủ trì tham mưu triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc thực hiện thông báo này; tổ chức kiểm tra nắm bắt hình tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch của các đơn vị, kịp thời báo cáo, đề xuất giải quyết các vướng mắc phát sinh.
Nam tiếp viên hàng không - BN1342 có thể bị xử lý hình sự như thế nào?
BN1342 có thể bị xử lý hình sự - Ảnh minh họa BN1342 là tiếp viên hàng không Vietnam Airlines. Đây là trường hợp mắc COVID-19 lây nhiễm thứ phát từ trường hợp về từ vùng dịch đã được ngành y tế TP.HCM điều tra và xử lý. Sau khi xét nghiệm 2 lần kết quả âm tính (ngày 15 và 18/11), tiếp viên hàng không được về cách ly tại nhà trọ (P305, lầu 3, số 50 Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM). Trong quá trình cách ly, tiếp viên này có tiếp xúc trực tiếp với 3 người, gồm: mẹ đẻ và hai người bạn (một nam, một nữ). Trong đó, người bạn nam (SN1988, trú tại phường 3, quận 6, TP.HCM) có tới sống cùng. Ngày 28/11, tiếp viên được lấy mẫu xét nghiệm lần 3, cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (BN1342, thông báo ngày 29/11/2020). Trước đó, trong khoảng thời gian 14-18/11, BN1342 có tiếp xúc với đồng nghiệp trên chuyến bay khác và sau đó xét nghiệm dương tính là BN1325 (thông báo ngày 26/11). Trong cuộc họp chiều 01/12/2020 Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh, BN1347 và BN1342 đã không tuân thủ các biện pháp cách ly tại nhà. Riêng BN1342 vi phạm rất nghiêm trọng về phòng chống COVID-19 tại khu cách ly tập trung và đề nghị xử lý nghiêm theo quy định. * Bệnh nhân 1342 có thể bị xử lý hình sự như thế nào? Theo Mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC năm 2020 về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Hướng dẫn xác định tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự thì: 1.1. Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người: a) Trốn khỏi nơi cách ly; b) Không tuân thủ quy định về cách ly; c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối. Tại điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật hình sự 2015 quy định thì người phạm tội có thể bị phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. Mức hình phạt tối đa đối với tội danh này lên đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Có được xem xét miễn thuế cho ngành ăn uống bị tạm ngừng kinh doanh vì dịch Covid
Hộ cá nhân kinh doanh ngành ăn uống ( quán nhậu) ,do văn bản của địa phương quy định tạm ngừng kinh doanh một số hoạt động trong đó có ăn uống _nhưng hộ không có làm thủ tục tạm nghỉ theo quy định .Vậy hộ làm đơn gởi cơ quan thuế đễ xem xét được miễn thuế trong thời gian nghỉ kinh doanh thì có được cơ quan thuế chấp thuận không?.