Khi nào bị xem là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Mức phạt của hành vi này ra sao?
Cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, nếu hành vi cạnh tranh biến tướng, thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì nó có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. (1) Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Như vậy, có thể hiểu, cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh đi ngược lại các quy tắc chung của kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp khác và làm méo mó thị trường. Có thể thấy, cạnh tranh không lành mạnh là một vấn đề nghiêm trọng, đe dọa đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Hơn nữa, khi các doanh nghiệp phải đối mặt với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, họ có thể phải tiêu tốn nhiều nguồn lực để bảo vệ mình thay vì tập trung vào phát triển và đổi mới. (2) Khi nào bị xem là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, 07 hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật nghiêm cấm bao gồm: 1- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây: + Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; + Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó. 2- Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. 3- Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. 4- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó. 5- Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây: + Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; + So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung. 6- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. 7- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác. Dựa theo quy định trên, có thể rút ra đặc điểm chung của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là đều có chủ ý, có gây thiệt hại và đều vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Do đó, nếu một tổ chức, cá nhân mà có các hành vi nêu trên, xuất phát từ việc có chủ ý, có gây thiệt hại thì sẽ bị xem là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. (3) Mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể như sau: Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh quy định tại Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi ép buộc trong kinh doanh quy định tại Điều 17 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác quy định tại Điều 18 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác quy định tại Điều 19 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng; + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính quy định tại Điều 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc cải chính công khai; + Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ quy định tại Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, có thể thấy, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị phạt với mức phạt tiền rất cao, tối đa có thể lên đến 2 tỷ đồng. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc việc cơ quan chức năng rất mạnh tay trong việc thực hiện các biện pháp để ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Chữ R trong vòng tròn trên logo có ý nghĩa gì?
Ta có thể dễ dàng bắt gặp những logo có chữ R (®) trong vòng tròn được đặt ở góc trên phải. Vậy ký hiệu R trong vòng tròn có nghĩa là gì? Chữ R trong vòng tròn trên logo có ý nghĩa gì? Ký hiệu R là viết tắt của Registered (đã đăng ký).Theo đó, chữ R trong vòng tròn (®) thể hiện rằng nhãn hiệu đã được đăng ký và bảo hộ theo quy định pháp luật, giúp người tiêu dùng nhận biết rằng sản phẩm đó có quyền sở hữu trí tuệ. Mà theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2022) quy định về nhãn hiệu như sau: - Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. - Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. - Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. - Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, chữ R trong vòng tròn trên logo có ý nghĩa thể hiện rằng nhãn hiệu này đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, tức là dấu hiệu này đã được sử dụng để phân biệt cho hàng hoá, dịch vụ của một tổ chức, cá nhân và các tổ chức, cá nhân khác không được copy. Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu là gì? Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa; - Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, khi dấu hiệu đáp ứng các điều kiện theo quy định trên thì mới được bảo hộ nhãn hiệu. Khi nào sẽ không được bảo hộ nhãn hiệu? Theo Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu: - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; - Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. - Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có; - Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó. Như vậy, nếu có một hoặc nhiều tiêu chí trong 7 tiêu chí quy định trên thì dấu hiệu sẽ không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo
Trước vấn nạn lừa đảo bằng việc phát tán tin nhắn SMS Brandname giả mạo, Bộ Công an đã có cẩm nang hướng dẫn người dân cách nhận biết và phòng tránh bị lừa đảo theo thủ đoạn này (1) SMS Brandname là gì? SMS Brandname là dịch vụ hỗ trợ các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ sử dụng kênh thông tin di động để quảng bá cho nhãn hàng, sản phẩm, dịch vụ hoặc chăm sóc khách hàng của mình. SMS Brandname bao gồm 2 dịch vụ: SMS quảng cáo & SMS Chăm sóc khách hàng. Theo đó, thay vì hiển thị số điện thoại của người gửi tin nhắn, tên thương hiệu của doanh nghiệp sẽ hiển thị khi gửi tin nhắn cho khách hàng. Ví dụ: khi nhận tin nhắn từ nhà mạng điện thoại, bạn sẽ thấy phần tên người gửi sẽ hiển thị là VIETTEL_DATA hay Mobifone thay vì là số điện thoại của tổng đài như 999 hay 901,... Việc sử dụng SMS Brandname sẽ tạo ấn tượng cho người dùng, giúp người dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp. Khi người dùng đã quen với việc nhận tin nhắn thương hiệu thường sẽ có xu hướng tin tưởng khi thấy thương hiệu quen xuất hiện. Lợi dụng điều này, nhiều kẻ gian đã giả mạo SMS Brandname (ví dụ như tin nhắn có tên ngân hàng) để lừa đảo người dân. (2) Cẩm nang nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo Theo đó, trước vấn nạn lừa đảo trên, Bộ Công an đã đưa ra cẩm nang để người dân biết cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo. Theo đó, cẩm nang có 03 phần chính là: Dấu hiệu nhận biết, Biện pháp phòng tránh và Cần làm gì sau khi bị lừa đảo trực tuyến. Nội dung cụ thể như sau: Dấu hiệu nhận biết - Nhận được tin nhắn mang tên các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp chính thống (như: Bo Cong an, Bo Thong tin va Truyen thong, Vietcombank, Techcombank...), bên trong chứa nội dung như tin nhắn thông thường của các cơ quan, tổ chức, kèm theo đường dẫn giả mạo, đề nghị người dân truy cập, nhập thông tin tài khoản để chiếm đoạt hoặc cài đặt ứng dụng chứa mã độc để chiếm quyền điều khiển thiết bị. - Các trang web giả mạo thường chứa mã độc hoặc giả mạo trang web chính thống của cơ quan, tổ chức, yêu cầu đăng nhập tài khoản, nhập mã OTP nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Biện pháp phòng tránh - Kiểm tra kỹ nội dung khi nhận được tin nhắn từ các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các tin nhắn gây chú ý (trúng thưởng, cảnh báo, khuyến mãi...). Không click vào các đường dẫn có dấu hiệu đáng ngờ, kiểm tra kỹ tên miền trang web trước khi đăng nhập thông tin tài khoản. - Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP với bất kỳ ai. - Khi nhận được các tin nhắn có dấu hiệu bất thường phải liên lạc ngay với đơn vị chủ quản của brandname thông qua hotline. Gọi điện thoại đến cơ quan, tổ chức liên quan để xác thực xem có phải trang web, ứng dụng là của họ hay không. Cần làm gì sau khi bị lừa đảo trực tuyến - Khi nghi ngờ bản thân có biểu hiện đang bị lừa đảo qua mạng, hãy tìm kiếm thông tin về các hình thức lừa đảo trên mạng internet hoặc xin sự tư vấn từ bạn bè, người thân. Đừng ngại ngùng chia sẻ câu chuyện mình đang gặp phải, người bên ngoài sẽ luôn có tâm lý bình tĩnh, tỉnh táo hơn. - Trình báo ngay sự việc đến cơ quan Công an nơi gần nhất để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. - Liên hệ với Ngân hàng chủ quản để báo cáo sự việc và đề nghị hỗ trợ. - Lưu lại tất cả thông tin như lịch sử trò chuyện, các số điện thoại, tài khoản mạng xã hội liên quan, sao kê giao dịch ngân hàng và cung cấp cho cơ quan Công an khi trình báo. - Cài đặt lại mật khẩu các tài khoản cá nhân trong trường hợp bị đánh cắp thông tin cá nhân hoặc bị tấn công chiếm quyền điều khiển thiết bị điện tử. - Cảnh báo cho bạn bè, người thân về hình thức lừa đảo mình đã hoặc đang gặp phải nhằm chủ động phòng ngừa. Trên đây là cẩm nang: Nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo được Bộ Công an công bố. Lừa đảo qua SMS Brandname đang ngày càng trở nên tinh vi và gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Kẻ gian lợi dụng uy tín của các thương hiệu uy tín để gửi tin nhắn giả mạo, dụ dỗ người dùng cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền. Do đó, hãy luôn cảnh giác và nâng cao ý thức đề phòng để bảo vệ bản thân khỏi những thủ đoạn lừa đảo tinh vi qua SMS Brandname. (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an)
Xyanua nguy hiểm ra sao, cần làm gì khi nhiễm phải xyanua?
Mới đây, xã hội đã rúng động với vụ việc người dì đầu độc cháu mình bằng chất độc xyanua, đáng sợ hơn, người này khai nhận trước đó đã đầu độc chồng và 2 người cháu khác cũng bằng xyanua (1) Xyanua nguy hiểm ra sao? Xyanua là một chất độc khá “nổi tiếng” khi được nhắc đến khá nhiều trong các vụ án đầu độc, giết người. Đây là một chất độc kịch độc, khi đi vào cơ thể, nó được hấp thụ rất nhanh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, hô hấp và thần kinh. Khi tiếp xúc hoặc hít phải xyanua với liều lượng từ 50 - 150mg, một người trưởng thành gần như sẽ tử vong sau vài phút hoặc vài giây ngắn ngủi. Cyanide hay xyanua là tên gọi của hợp chất hóa học có chứa nhóm cyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử cacbon liên kết ba với một nguyên tử nitơ. Khi ở thể khí, xyanua là một chất khí không màu, hoặc ở dạng tinh thể, được mô tả có mùi của “hạnh nhân đắng” nhưng không phải lúc nào nó cũng phát ra mùi này và cũng rất ít người có thể phát hiện ra mùi này. Độ nguy hiểm của chất độc này nằm ở việc chúng không quá khó để điều chế và tìm mua trên thị trường, bất chấp quy định của pháp luật. Hầu hết các vụ việc đầu độc bằng xyanua hung thủ đều khai báo là đã mua chất độc này ở bên ngoài thị trường, do đó, việc một người rắp tâm đầu độc người khác bằng xyanua gần như là rất khó phát hiện và đề phòng. Bên cạnh đó, xyanua còn được sản sinh ra bởi vi khuẩn, nấm và điều đáng lo ngại là chúng cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và thực vật mà chúng ta hay ăn thường ngày như hạnh nhân, rau chân vịt, măng tre, rễ cây sắn, bột sẵn hột tapioca, đậu lima,... (2) Dấu hiệu khi bị nhiễm độc xyanua Khi nhiễm phải xyanua, nạn nhân sẽ gặp một số các triệu chứng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, nhịp tim tăng nhanh, cơ thể bồn chồn và kiệt sức. Nạn nhân thường sẽ tử vong rất nhanh ngay sau đó do suy hô hấp, co giật. Việc tử vong nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào dạng của chất độc (khí hay tinh thể), thời gian và liều lượng đã tiếp xúc với chất độc. Sau khi bị ngộ độc xyanua, nạn nhân sẽ trải qua 3 giai đoạn như sau: 1- Giai đoạn kích động: người bị nhiễm độc sẽ có dấu hiệu lo lắng, kích động, thở nhanh và lú lẫn. 2- Giai đoạn hấp thụ: nạn nhân bắt đầu co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí. 3- Giai đoạn nhiễm độc: nạn nhân dần rơi vào trạng thái giảm trương lực cơ và mất phản xạ, bị trụy tim mạch, hạ oxy trong máu, dẫn đến tử vong. (3) Cần làm gì khi lỡ nhiễm phải xyanua? Như đã đề cập ở trên, xyanua còn được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và thực vật mà chúng ta thường hay dùng để nấu ăn mỗi ngày. Do đó nếu sau khi ăn uống mà cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ ngộ độc, nạn nhân cần được đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các thao tác cấp cứu kịp thời, sau đó nên chuyển đến các bệnh viện có máy móc hiện đại hơn để lọc máu hấp phụ, thay huyết tương, hỗ trợ hô hấp tuần hoàn qua màng ngoài cơ thể (ECMO)… khi cần. Ngoài ra, khi sử dụng các thực phẩm có chứa chất độc xyanua như măng tươi, khoai mì, hạnh nhân,...người dân cần loại bỏ độc tố ra ngoài bằng cách gọt vỏ, ngâm nước, luộc không đậy nắp trước khi sử dụng và nên ăn một lượng vừa phải, tránh ăn một lượng lớn các món ăn này cùng một lúc để tránh bị ngộ độc. Trường hợp đang ở trong môi trường có nhiều khí xyanua, cần thoát ra khỏi khu vực đó nhanh nhất có thể. Nếu phát hiện nạn nhân bị nhiễm khí độc xyanua cần đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí và đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trường hợp bị chất độc dính vào da hoặc mắt, hãy rửa ngay vùng da tiếp xúc với chất độc dưới vòi nước chảy hoặc rửa nhiều lần bằng nước sạch. Sau đó, nạn nhân cũng phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và có các phương án điều trị kịp thời, đúng cách. (4) Tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất độc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo đó, người nào có hành vi tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc nói chung và xyanua nói riêng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 311 Bộ Luật Hình sự 2015. Tại Điều 311 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định, người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, ở khung hình phạt tối đa, người vi phạm sẽ bị phạt lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân khi làm chết 03 người trở lên, gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác từ 61% trở lên, gây thiệt hại về tài sản trên 1,5 tỷ đồng,... Mới đây, xã hội đã rúng động trước vụ việc nghi ngờ người dì đầu độc cháu ruột bằng xyanua chỉ vì mâu thuẫn trong sinh hoạt hằng ngày. Điều đáng nói là người dì này đã khai nhận tại cơ quan công an rằng đã đầu độc chồng và hai người cháu khác trước đó cũng bằng xyanua để lấy tiền bảo hiểm và mâu thuẫn trong sinh hoạt gia đình. Vụ việc vẫn đang được cơ quan công an mở rộng điều tra. Có thể thấy, mặc dù đã có những quy định và hình phạt nghiêm khắc, vẫn có một số đối tượng coi thường pháp luật, không tuân thủ quy định pháp luật trong việc tàng trữ, mua bán chất độc trái phép và điều này vẫn đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Do đó, mỗi cá nhân, tổ chức và cơ quan chức năng cần chung tay đẩy lùi tệ nạn tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất độc, góp phần bảo vệ an ninh trật tự xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Có phải mọi công ty đa cấp đều là lừa đảo không? Cách nhận diện công ty đa cấp lừa đảo?
Công ty đa cấp lừa đảo thường nhắm đến đối tượng là học sinh sinh viên đang có nhu cầu kiếm thêm thu nhập. Vậy có phải mọi công ty đa cấp đều là lừa đảo không và cách nhận diện công ty đa cấp lừa đảo thế nào? Có phải mọi công ty đa cấp đều là lừa đảo không? Theo Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 18/2023/NĐ-CP, bổ sung bởi Nghị định 18/2023/NĐ-CP quy định về công ty đa cấp như sau: - Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. - Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 7 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau: - Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp: + Hàng hóa là thuốc; thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm; + Sản phẩm nội dung thông tin số. Như vậy, không phải mọi công ty đa cấp đều là lừa đảo, mà những công ty đa cấp được thành lập theo quy định pháp luật, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp kinh doanh những đối tượng theo quy định thì đều là công ty đa cấp hợp pháp. Công ty đa cấp không được có những hành vi nào? Theo Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau: - Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây: + Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; + Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; + Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó; + Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng; + Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; + Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp; + Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp; + Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác; + Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp; + Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này; + Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép theo quy định; + Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp; + Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp. - Cấm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây: + Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; + Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp; + Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản; + Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp; + Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. - Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Cấm cá nhân tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo đó, nếu nhận thấy một hay nhiều đặc điểm như trên thì đây không phải là công ty đa cấp uy tín vì đã vi phạm điều cấm của pháp luật. Cách nhận diện công ty đa cấp lừa đảo? Dựa vào thực tế, có thể kể đến một số dấu hiệu nhận diện công ty đa cấp lừa đảo cụ thể như sau: - Yêu cầu người tham gia đặt cọc, mua hàng hoặc đóng các khoản tiền. - Cổ vũ người tham gia tìm thêm người vào hệ thống để hưởng hoa hồng, lôi kéo rủ rê thêm nhiều người để có nhiều tiền cọc chứ không thật sự bán hàng đúng với vai trò của một công ty đa cấp. - Hứa hẹn về lợi nhuận hấp dẫn, lợi nhuận cao bất thường so với mức độ hợp lý khi bán hàng thông thường. - Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày: Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Nếu công ty không cho phép người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa đã mua thì cần xem xét cẩn trọng. - Tổ chức các buổi hội thảo “lùa gà” khi không có giấy phép. Đặc điểm của các buổi này là tập trung rất nhiều người, tại đây những người gọi là nhân viên sẽ truyền bá về khoản lợi nhuận khổng lồ khi tham gia và có những khoản phí bắt buộc phải đóng tại buổi hội thảo,... - Không có giấy phép bán hàng đa cấp. Đây có vẻ là dấu hiệu khó nhận biết nhất bởi với những người tham gia không có nhiều kiến thức pháp luật sẽ khó phân biệt được giấy phép thật giả, tuy nhiên dựa vào những dấu hiệu trên, người tham gia cũng nên thận trọng khi tham gia. Như vậy, dựa qua những dấu hiệu nhận diện như trên, và quy định về những hành vi mà công ty đa cấp và người tham gia đa cấp bị cấm thực hiện, người đọc có thể nhận điện được sơ bộ công ty đa cấp uy tín và công ty đa cấp lừa đảo. Người dùng cần tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ cho mình những kiến thức trước khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Cảnh giác chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội
Trong giai đoạn gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng giả danh thành các chuyên gia để dụ dỗ, lừa đảo các nhà đầu tư trên mạng xã hội. Đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội đã trở thành một xu hướng phổ biến trong cộng đồng đầu tư. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra cơ hội cho các hoạt động lừa đảo. Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng sự thiếu kiến thức và lòng tham của nhà đầu tư để nhằm chiếm đoạt tài sản. (1) Dấu hiệu, thủ đoạn chiêu trò lừa đảo đầu tư chứng khoán qua mạng xã hội Thủ đoạn trò lừa đảo đầu tư chứng khoán qua mạng xã hội: Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết thủ đoạn mà các đối tượng thường xuyên sử dụng là: Lợi dụng yếu tố tâm lý thích kiếm được lợi nhuận cao cũng như sự thiếu hiểu biết, không am hiểu sâu về thị trường chứng khoán của nhà đầu tư, các đối tượng tự nhận là nhân viên các công ty chứng khoán có tên tuổi, thực hiện cuộc gọi đến và mời người dân tham gia các hội nhóm (Group chat), các khóa học online về đầu tư chứng khoán. Các đối tượng tiếp tục giới thiệu những cơ hội đầu tư sinh lời cao, được mua các mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá thấp hơn giá đang giao dịch trên thị trường. Để nhận được các ưu đãi trên, các đối tượng đã hướng dẫn nạn nhân truy cập vào các đường link Website hoặc cài đặt các App ứng dụng trên thiết bị di động, do chúng cung cấp Các đối tượng đã cung cấp cho nạn nhân các giấy tờ pháp lý của Quỹ đầu tư và những lời hứa hẹn lãi suất cao, nếu thua lỗ thì sẽ được đền bù và giá mua các mã cổ phiếu qua các Quỹ đầu tư sẽ có ưu đãi từ 15%-30% so với giá đang giao dịch. Những thông tin mà các đối tượng đưa ra, các nạn nhân dễ dàng tra cứu, tìm thấy thông tin trùng khớp trên mạng internet và ngay lập tức tin tưởng vào những giấy tờ pháp lý mà các đối tượng đưa ra. Đến khi nạn nhân tin tưởng, nạp tiền vào ứng dụng và liên tục có lợi nhuận, thậm chí lợi nhuận gấp nhiều lần trong một vài phiên giao dịch đầu tiên. Ngoài ra các thành viên trong nhóm kín đều do các đối tượng giả mạo nhằm tương tác, khoe thành tích rút được tiền để truyền cảm hứng cho nạn nhân nạp nhiều tiền hơn. Đây là một trong những chiêu trò lợi dụng lòng tin và ham muốn kiếm được lợi nhuận cao hơn từ nhà đầu tư. Cho đến khi nạn nhân không còn khả năng nạp thêm tiền thì các đối tượng sẽ vô hiệu hóa tài khoản tài khoản của nạn nhân làm cho nạn nhân không đăng nhập được nhằm chiếm đoạt số tiền mà nạn nhân đã chuyển vào App. Khi phát hiện ra bị lừa đảo thì các đối tượng đã xóa tài khoản của nạn nhân khỏi các hội nhóm trên mạng xã hội và chặn liên lạc với nạn nhân. Với các thủ đoạn vô cùng tinh vi và khả năng dụ dỗ, lôi kéo của các đối tượng không chỉ làm cho các nạn nhân phải lao đao, mất đi khoản tiền lớn mà còn khiến cho lực lượng chức năng khó khăn trong công tác điều tra, truy tìm bởi vì hầu hết các group chat mà các đối tượng lừa đảo sử dụng đều lấy địa chỉ nước ngoài. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết chiêu trò lừa đảo đầu tư chứng khoán qua mạng xã hội: - Lời hứa sinh lời quá cao: Sàn đầu tư lừa đảo thường hứa lợi nhuận vượt trội, những lời mời gọi như nếu thua lỗ thì sẽ được đền bù và giá mua các mã cổ phiếu qua các Quỹ đầu tư sẽ có ưu đãi từ 15%-30% so với giá đang giao dịch. - Thiếu thông tin minh bạch: cung cấp không đầy đủ thông tin về công ty, giấy phép hoạt động, lịch sử giao dịch và nhân sự quản lý, cũng như các tài khoản ảo, các lượt đánh giá app, website ảo trên mạng xã hội - Yêu cầu chuyển tiền vào App, website: Yêu cầu người tham gia chuyển khoản vào link, vào app khi bắt đầu giao dịch, thường là dưới hình thức phí đăng ký, phí tham gia hoặc tiền ký quỹ và khi bị trục trặc thì vô hiệu hóa tài khoản của người tham gia. Trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư chứng khoán, nếu nhận thấy một trong những dấu hiệu trên, người dân nên cần cân nhắc và chú ý để tránh mất tiền của, thời gian, công sức. (2) Các biện pháp phòng tránh thủ đoạn lừa đảo đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội. Để chủ động phòng ngừa các thủ đoạn tinh vi của các đối tượng lừa đảo, người dân cần chú ý một số biện pháp sau đây: Nâng cao kiến thức: Hãy tự trang bị cho mình kiến thức vững về đầu tư chứng khoán trước khi quyết định tham gia bất kỳ hội nhóm hay nhóm chat nào trên mạng xã hội. Hãy cẩn trọng khi người khác đề nghị hoặc giới thiệu các hoạt động đầu tư mà bạn không biết. Kiểm tra thông tin: Luôn kiểm tra và xác minh thông tin về các nhóm chat, website, và ứng dụng đầu tư trên mạng xã hội trước khi đầu tư. Đảm bảo rằng họ có giấy phép hoạt động hợp lệ từ cơ quan quản lý pháp luật. Cần tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, đặc biệt là các nguồn thông tin chính thống như: Trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; các trang thông tin điện tử về tài chính, ngân hàng Cảnh giác với mức phí và chi phí: Hãy cẩn trọng với các khoản phí và chi phí không rõ ràng hoặc quá cao so với thị trường thông thường, cẩn thận với những lời hứa lợi nhuận cao, mức giảm giá từ các đối tượng. Trong trường hợp nghi vấn các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân và nhà đầu tư cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời… (3) Hồ sơ tố cáo khi bị lừa đảo qua mạng Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm: - Cơ quan điều tra; - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; - Viện kiểm sát các cấp; - Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác. Theo quy định đề cập ở trên, người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng đặc biệt là lừa đảo đầu tư chứng khoán qua mạng xã hội có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời. Khi tố cáo lừa đảo qua mạng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau: - Đơn trình báo công an; Xem và tải file mẫu đơn tố cáo: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/07/mau-don-to-cao.doc - Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng); - Chứng cứ kèm theo để chứng minh. Lưu ý, người tố cáo cần thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an. Đường dây nóng tố cáo tội phạm lừa đảo Đường dây nóng tố giác tội phạm lừa đảo của Bộ Công an - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an + Tại Thành phố Hà Nội: 069.2342431 + Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 069.3336310 - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an: + Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: 069.2348560 + Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu: 069.2321671 + Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy: 069.2345923 Tóm lại, đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư, nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nguy cơ lừa đảo. Bằng cách nâng cao kiến thức và luôn cảnh giác, bạn có thể giữ an toàn tài sản và tránh khỏi các hoạt động lừa đảo trên mạng xã hội. Theo Trang thông tin điện tử công an Quảng Ninh
Dấu hiệu đáng ngờ lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Phòng chống rửa tiền 2023: "Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có." =>> Theo đó phòng, chống rửa tiền nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Và trong quá trình hoạt động thì các đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ, trong đó các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng bao gồm: - Khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua tại tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng. - Khách hàng đổi số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn bất thường tại casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng nhưng không tham gia chơi hoặc chơi với số lượng rất nhỏ sau đó đổi lại thành tiền mặt hoặc séc, hối phiếu ngân hàng hoặc chuyển tiền đến tài khoản khác. - Khách hàng yêu cầu chuyển tiền thắng cược, trúng thưởng cho bên thứ ba không có mối quan hệ rõ ràng với khách hàng. - Khách hàng bổ sung tiền mặt hoặc séc vào số tiền thắng cược, trúng thưởng và yêu cầu điểm kinh doanh trò chơi có thưởng chuyển thành séc có giá trị lớn bất thường. - Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đổi số lượng đồng tiền quy ước thành tiền mặt. - Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu bên thứ ba đổi hộ số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn bất thường và nhờ bên thứ ba đặt cược hộ. - Khách hàng nhiều lần trong một ngày mua vé xổ số, vé đặt cược, đổi đồng tiền quy ước ở gần mức giới hạn giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. - Khách hàng mua lại vé số trúng thưởng có giá trị lớn từ người khác. =>> Như vậy các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng bao gồm những dấu hiệu nêu trên.
14 dấu hiệu rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng
Ngày 15/11/2022, Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 tại kỳ họp thứ 4, khóa XV. Theo đó, đối với hoạt động phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng cần kiểm tra, rà soát khi thuộc 14 dấu hiệu đáng ngờ sau đây: (1) Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không. (2) Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo. (3) Sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn bất thường, tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường. (4) Khách hàng mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh. (5) Tài khoản của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn bất thường. (So với hiện hành thì giao dịch đáng ngờ khi tài khoản phải trên 1 năm không giao dịch nhưng đột nhiên sử dụng trở lại). (6) Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu. (7) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. (So với hiện hành thì đối tượng tại khoản này đã được mở rộng hơn khi áp dụng với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thay vì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như hiện tại). (8) Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn. (9) Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng. (10) Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm. (So với Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 thì chỉ áp dụng khoản này đối với bảo hiểm nhân thọ). (11) Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay hoặc ủy thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch. (12) Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng đề nghị vay vốn không đầy đủ, không chính xác. (Đối với nguồn gốc tài sản bảo đảm thay đổi từ dấu hiệu không rõ ràng, minh bạch sang không đầy đủ, không chính xác). (13) Có dấu hiệu nghi ngờ khách hàng sử dụng tài khoản cá nhân để thực hiện giao dịch liên quan đến hoạt động của tổ chức hoặc giao dịch thay cho đối tượng cá nhân khác. (14) Các giao dịch trực tuyến qua tài khoản liên tục thay đổi về thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ giao thức Internet (sau đây gọi là địa chỉ IP) ở nước ngoài. Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung thêm dấu hiệu sử dụng tài khoản cá nhân giao dịch thay người khác và trường hợp giao dịch bằng tài khoản có sự thay đổi liên tục về thiết bị đăng nhập. Xem thêm Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực ngày 01/3/2023 thay thế Luật Phòng, chống rửa tiền 2012.
Khi nào bị xem là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Mức phạt của hành vi này ra sao?
Cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, nếu hành vi cạnh tranh biến tướng, thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì nó có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. (1) Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Như vậy, có thể hiểu, cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh đi ngược lại các quy tắc chung của kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp khác và làm méo mó thị trường. Có thể thấy, cạnh tranh không lành mạnh là một vấn đề nghiêm trọng, đe dọa đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Hơn nữa, khi các doanh nghiệp phải đối mặt với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, họ có thể phải tiêu tốn nhiều nguồn lực để bảo vệ mình thay vì tập trung vào phát triển và đổi mới. (2) Khi nào bị xem là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, 07 hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật nghiêm cấm bao gồm: 1- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây: + Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; + Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó. 2- Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. 3- Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. 4- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó. 5- Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây: + Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; + So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung. 6- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. 7- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác. Dựa theo quy định trên, có thể rút ra đặc điểm chung của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là đều có chủ ý, có gây thiệt hại và đều vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Do đó, nếu một tổ chức, cá nhân mà có các hành vi nêu trên, xuất phát từ việc có chủ ý, có gây thiệt hại thì sẽ bị xem là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. (3) Mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể như sau: Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh quy định tại Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi ép buộc trong kinh doanh quy định tại Điều 17 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác quy định tại Điều 18 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác quy định tại Điều 19 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng; + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính quy định tại Điều 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc cải chính công khai; + Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ quy định tại Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, có thể thấy, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị phạt với mức phạt tiền rất cao, tối đa có thể lên đến 2 tỷ đồng. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc việc cơ quan chức năng rất mạnh tay trong việc thực hiện các biện pháp để ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Chữ R trong vòng tròn trên logo có ý nghĩa gì?
Ta có thể dễ dàng bắt gặp những logo có chữ R (®) trong vòng tròn được đặt ở góc trên phải. Vậy ký hiệu R trong vòng tròn có nghĩa là gì? Chữ R trong vòng tròn trên logo có ý nghĩa gì? Ký hiệu R là viết tắt của Registered (đã đăng ký).Theo đó, chữ R trong vòng tròn (®) thể hiện rằng nhãn hiệu đã được đăng ký và bảo hộ theo quy định pháp luật, giúp người tiêu dùng nhận biết rằng sản phẩm đó có quyền sở hữu trí tuệ. Mà theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2022) quy định về nhãn hiệu như sau: - Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. - Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. - Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. - Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, chữ R trong vòng tròn trên logo có ý nghĩa thể hiện rằng nhãn hiệu này đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, tức là dấu hiệu này đã được sử dụng để phân biệt cho hàng hoá, dịch vụ của một tổ chức, cá nhân và các tổ chức, cá nhân khác không được copy. Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu là gì? Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa; - Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, khi dấu hiệu đáp ứng các điều kiện theo quy định trên thì mới được bảo hộ nhãn hiệu. Khi nào sẽ không được bảo hộ nhãn hiệu? Theo Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu: - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; - Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. - Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có; - Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó. Như vậy, nếu có một hoặc nhiều tiêu chí trong 7 tiêu chí quy định trên thì dấu hiệu sẽ không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo
Trước vấn nạn lừa đảo bằng việc phát tán tin nhắn SMS Brandname giả mạo, Bộ Công an đã có cẩm nang hướng dẫn người dân cách nhận biết và phòng tránh bị lừa đảo theo thủ đoạn này (1) SMS Brandname là gì? SMS Brandname là dịch vụ hỗ trợ các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ sử dụng kênh thông tin di động để quảng bá cho nhãn hàng, sản phẩm, dịch vụ hoặc chăm sóc khách hàng của mình. SMS Brandname bao gồm 2 dịch vụ: SMS quảng cáo & SMS Chăm sóc khách hàng. Theo đó, thay vì hiển thị số điện thoại của người gửi tin nhắn, tên thương hiệu của doanh nghiệp sẽ hiển thị khi gửi tin nhắn cho khách hàng. Ví dụ: khi nhận tin nhắn từ nhà mạng điện thoại, bạn sẽ thấy phần tên người gửi sẽ hiển thị là VIETTEL_DATA hay Mobifone thay vì là số điện thoại của tổng đài như 999 hay 901,... Việc sử dụng SMS Brandname sẽ tạo ấn tượng cho người dùng, giúp người dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp. Khi người dùng đã quen với việc nhận tin nhắn thương hiệu thường sẽ có xu hướng tin tưởng khi thấy thương hiệu quen xuất hiện. Lợi dụng điều này, nhiều kẻ gian đã giả mạo SMS Brandname (ví dụ như tin nhắn có tên ngân hàng) để lừa đảo người dân. (2) Cẩm nang nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo Theo đó, trước vấn nạn lừa đảo trên, Bộ Công an đã đưa ra cẩm nang để người dân biết cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo. Theo đó, cẩm nang có 03 phần chính là: Dấu hiệu nhận biết, Biện pháp phòng tránh và Cần làm gì sau khi bị lừa đảo trực tuyến. Nội dung cụ thể như sau: Dấu hiệu nhận biết - Nhận được tin nhắn mang tên các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp chính thống (như: Bo Cong an, Bo Thong tin va Truyen thong, Vietcombank, Techcombank...), bên trong chứa nội dung như tin nhắn thông thường của các cơ quan, tổ chức, kèm theo đường dẫn giả mạo, đề nghị người dân truy cập, nhập thông tin tài khoản để chiếm đoạt hoặc cài đặt ứng dụng chứa mã độc để chiếm quyền điều khiển thiết bị. - Các trang web giả mạo thường chứa mã độc hoặc giả mạo trang web chính thống của cơ quan, tổ chức, yêu cầu đăng nhập tài khoản, nhập mã OTP nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Biện pháp phòng tránh - Kiểm tra kỹ nội dung khi nhận được tin nhắn từ các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các tin nhắn gây chú ý (trúng thưởng, cảnh báo, khuyến mãi...). Không click vào các đường dẫn có dấu hiệu đáng ngờ, kiểm tra kỹ tên miền trang web trước khi đăng nhập thông tin tài khoản. - Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP với bất kỳ ai. - Khi nhận được các tin nhắn có dấu hiệu bất thường phải liên lạc ngay với đơn vị chủ quản của brandname thông qua hotline. Gọi điện thoại đến cơ quan, tổ chức liên quan để xác thực xem có phải trang web, ứng dụng là của họ hay không. Cần làm gì sau khi bị lừa đảo trực tuyến - Khi nghi ngờ bản thân có biểu hiện đang bị lừa đảo qua mạng, hãy tìm kiếm thông tin về các hình thức lừa đảo trên mạng internet hoặc xin sự tư vấn từ bạn bè, người thân. Đừng ngại ngùng chia sẻ câu chuyện mình đang gặp phải, người bên ngoài sẽ luôn có tâm lý bình tĩnh, tỉnh táo hơn. - Trình báo ngay sự việc đến cơ quan Công an nơi gần nhất để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. - Liên hệ với Ngân hàng chủ quản để báo cáo sự việc và đề nghị hỗ trợ. - Lưu lại tất cả thông tin như lịch sử trò chuyện, các số điện thoại, tài khoản mạng xã hội liên quan, sao kê giao dịch ngân hàng và cung cấp cho cơ quan Công an khi trình báo. - Cài đặt lại mật khẩu các tài khoản cá nhân trong trường hợp bị đánh cắp thông tin cá nhân hoặc bị tấn công chiếm quyền điều khiển thiết bị điện tử. - Cảnh báo cho bạn bè, người thân về hình thức lừa đảo mình đã hoặc đang gặp phải nhằm chủ động phòng ngừa. Trên đây là cẩm nang: Nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo được Bộ Công an công bố. Lừa đảo qua SMS Brandname đang ngày càng trở nên tinh vi và gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Kẻ gian lợi dụng uy tín của các thương hiệu uy tín để gửi tin nhắn giả mạo, dụ dỗ người dùng cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền. Do đó, hãy luôn cảnh giác và nâng cao ý thức đề phòng để bảo vệ bản thân khỏi những thủ đoạn lừa đảo tinh vi qua SMS Brandname. (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an)
Xyanua nguy hiểm ra sao, cần làm gì khi nhiễm phải xyanua?
Mới đây, xã hội đã rúng động với vụ việc người dì đầu độc cháu mình bằng chất độc xyanua, đáng sợ hơn, người này khai nhận trước đó đã đầu độc chồng và 2 người cháu khác cũng bằng xyanua (1) Xyanua nguy hiểm ra sao? Xyanua là một chất độc khá “nổi tiếng” khi được nhắc đến khá nhiều trong các vụ án đầu độc, giết người. Đây là một chất độc kịch độc, khi đi vào cơ thể, nó được hấp thụ rất nhanh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, hô hấp và thần kinh. Khi tiếp xúc hoặc hít phải xyanua với liều lượng từ 50 - 150mg, một người trưởng thành gần như sẽ tử vong sau vài phút hoặc vài giây ngắn ngủi. Cyanide hay xyanua là tên gọi của hợp chất hóa học có chứa nhóm cyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử cacbon liên kết ba với một nguyên tử nitơ. Khi ở thể khí, xyanua là một chất khí không màu, hoặc ở dạng tinh thể, được mô tả có mùi của “hạnh nhân đắng” nhưng không phải lúc nào nó cũng phát ra mùi này và cũng rất ít người có thể phát hiện ra mùi này. Độ nguy hiểm của chất độc này nằm ở việc chúng không quá khó để điều chế và tìm mua trên thị trường, bất chấp quy định của pháp luật. Hầu hết các vụ việc đầu độc bằng xyanua hung thủ đều khai báo là đã mua chất độc này ở bên ngoài thị trường, do đó, việc một người rắp tâm đầu độc người khác bằng xyanua gần như là rất khó phát hiện và đề phòng. Bên cạnh đó, xyanua còn được sản sinh ra bởi vi khuẩn, nấm và điều đáng lo ngại là chúng cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và thực vật mà chúng ta hay ăn thường ngày như hạnh nhân, rau chân vịt, măng tre, rễ cây sắn, bột sẵn hột tapioca, đậu lima,... (2) Dấu hiệu khi bị nhiễm độc xyanua Khi nhiễm phải xyanua, nạn nhân sẽ gặp một số các triệu chứng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, nhịp tim tăng nhanh, cơ thể bồn chồn và kiệt sức. Nạn nhân thường sẽ tử vong rất nhanh ngay sau đó do suy hô hấp, co giật. Việc tử vong nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào dạng của chất độc (khí hay tinh thể), thời gian và liều lượng đã tiếp xúc với chất độc. Sau khi bị ngộ độc xyanua, nạn nhân sẽ trải qua 3 giai đoạn như sau: 1- Giai đoạn kích động: người bị nhiễm độc sẽ có dấu hiệu lo lắng, kích động, thở nhanh và lú lẫn. 2- Giai đoạn hấp thụ: nạn nhân bắt đầu co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí. 3- Giai đoạn nhiễm độc: nạn nhân dần rơi vào trạng thái giảm trương lực cơ và mất phản xạ, bị trụy tim mạch, hạ oxy trong máu, dẫn đến tử vong. (3) Cần làm gì khi lỡ nhiễm phải xyanua? Như đã đề cập ở trên, xyanua còn được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và thực vật mà chúng ta thường hay dùng để nấu ăn mỗi ngày. Do đó nếu sau khi ăn uống mà cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ ngộ độc, nạn nhân cần được đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các thao tác cấp cứu kịp thời, sau đó nên chuyển đến các bệnh viện có máy móc hiện đại hơn để lọc máu hấp phụ, thay huyết tương, hỗ trợ hô hấp tuần hoàn qua màng ngoài cơ thể (ECMO)… khi cần. Ngoài ra, khi sử dụng các thực phẩm có chứa chất độc xyanua như măng tươi, khoai mì, hạnh nhân,...người dân cần loại bỏ độc tố ra ngoài bằng cách gọt vỏ, ngâm nước, luộc không đậy nắp trước khi sử dụng và nên ăn một lượng vừa phải, tránh ăn một lượng lớn các món ăn này cùng một lúc để tránh bị ngộ độc. Trường hợp đang ở trong môi trường có nhiều khí xyanua, cần thoát ra khỏi khu vực đó nhanh nhất có thể. Nếu phát hiện nạn nhân bị nhiễm khí độc xyanua cần đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí và đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trường hợp bị chất độc dính vào da hoặc mắt, hãy rửa ngay vùng da tiếp xúc với chất độc dưới vòi nước chảy hoặc rửa nhiều lần bằng nước sạch. Sau đó, nạn nhân cũng phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và có các phương án điều trị kịp thời, đúng cách. (4) Tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất độc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo đó, người nào có hành vi tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc nói chung và xyanua nói riêng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 311 Bộ Luật Hình sự 2015. Tại Điều 311 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định, người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, ở khung hình phạt tối đa, người vi phạm sẽ bị phạt lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân khi làm chết 03 người trở lên, gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác từ 61% trở lên, gây thiệt hại về tài sản trên 1,5 tỷ đồng,... Mới đây, xã hội đã rúng động trước vụ việc nghi ngờ người dì đầu độc cháu ruột bằng xyanua chỉ vì mâu thuẫn trong sinh hoạt hằng ngày. Điều đáng nói là người dì này đã khai nhận tại cơ quan công an rằng đã đầu độc chồng và hai người cháu khác trước đó cũng bằng xyanua để lấy tiền bảo hiểm và mâu thuẫn trong sinh hoạt gia đình. Vụ việc vẫn đang được cơ quan công an mở rộng điều tra. Có thể thấy, mặc dù đã có những quy định và hình phạt nghiêm khắc, vẫn có một số đối tượng coi thường pháp luật, không tuân thủ quy định pháp luật trong việc tàng trữ, mua bán chất độc trái phép và điều này vẫn đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Do đó, mỗi cá nhân, tổ chức và cơ quan chức năng cần chung tay đẩy lùi tệ nạn tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất độc, góp phần bảo vệ an ninh trật tự xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Có phải mọi công ty đa cấp đều là lừa đảo không? Cách nhận diện công ty đa cấp lừa đảo?
Công ty đa cấp lừa đảo thường nhắm đến đối tượng là học sinh sinh viên đang có nhu cầu kiếm thêm thu nhập. Vậy có phải mọi công ty đa cấp đều là lừa đảo không và cách nhận diện công ty đa cấp lừa đảo thế nào? Có phải mọi công ty đa cấp đều là lừa đảo không? Theo Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 18/2023/NĐ-CP, bổ sung bởi Nghị định 18/2023/NĐ-CP quy định về công ty đa cấp như sau: - Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. - Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 7 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau: - Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp: + Hàng hóa là thuốc; thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm; + Sản phẩm nội dung thông tin số. Như vậy, không phải mọi công ty đa cấp đều là lừa đảo, mà những công ty đa cấp được thành lập theo quy định pháp luật, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp kinh doanh những đối tượng theo quy định thì đều là công ty đa cấp hợp pháp. Công ty đa cấp không được có những hành vi nào? Theo Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau: - Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây: + Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; + Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; + Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó; + Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng; + Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; + Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp; + Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp; + Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác; + Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp; + Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này; + Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép theo quy định; + Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp; + Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp. - Cấm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây: + Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; + Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp; + Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản; + Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp; + Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. - Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Cấm cá nhân tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo đó, nếu nhận thấy một hay nhiều đặc điểm như trên thì đây không phải là công ty đa cấp uy tín vì đã vi phạm điều cấm của pháp luật. Cách nhận diện công ty đa cấp lừa đảo? Dựa vào thực tế, có thể kể đến một số dấu hiệu nhận diện công ty đa cấp lừa đảo cụ thể như sau: - Yêu cầu người tham gia đặt cọc, mua hàng hoặc đóng các khoản tiền. - Cổ vũ người tham gia tìm thêm người vào hệ thống để hưởng hoa hồng, lôi kéo rủ rê thêm nhiều người để có nhiều tiền cọc chứ không thật sự bán hàng đúng với vai trò của một công ty đa cấp. - Hứa hẹn về lợi nhuận hấp dẫn, lợi nhuận cao bất thường so với mức độ hợp lý khi bán hàng thông thường. - Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày: Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Nếu công ty không cho phép người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa đã mua thì cần xem xét cẩn trọng. - Tổ chức các buổi hội thảo “lùa gà” khi không có giấy phép. Đặc điểm của các buổi này là tập trung rất nhiều người, tại đây những người gọi là nhân viên sẽ truyền bá về khoản lợi nhuận khổng lồ khi tham gia và có những khoản phí bắt buộc phải đóng tại buổi hội thảo,... - Không có giấy phép bán hàng đa cấp. Đây có vẻ là dấu hiệu khó nhận biết nhất bởi với những người tham gia không có nhiều kiến thức pháp luật sẽ khó phân biệt được giấy phép thật giả, tuy nhiên dựa vào những dấu hiệu trên, người tham gia cũng nên thận trọng khi tham gia. Như vậy, dựa qua những dấu hiệu nhận diện như trên, và quy định về những hành vi mà công ty đa cấp và người tham gia đa cấp bị cấm thực hiện, người đọc có thể nhận điện được sơ bộ công ty đa cấp uy tín và công ty đa cấp lừa đảo. Người dùng cần tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ cho mình những kiến thức trước khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Cảnh giác chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội
Trong giai đoạn gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng giả danh thành các chuyên gia để dụ dỗ, lừa đảo các nhà đầu tư trên mạng xã hội. Đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội đã trở thành một xu hướng phổ biến trong cộng đồng đầu tư. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra cơ hội cho các hoạt động lừa đảo. Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng sự thiếu kiến thức và lòng tham của nhà đầu tư để nhằm chiếm đoạt tài sản. (1) Dấu hiệu, thủ đoạn chiêu trò lừa đảo đầu tư chứng khoán qua mạng xã hội Thủ đoạn trò lừa đảo đầu tư chứng khoán qua mạng xã hội: Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết thủ đoạn mà các đối tượng thường xuyên sử dụng là: Lợi dụng yếu tố tâm lý thích kiếm được lợi nhuận cao cũng như sự thiếu hiểu biết, không am hiểu sâu về thị trường chứng khoán của nhà đầu tư, các đối tượng tự nhận là nhân viên các công ty chứng khoán có tên tuổi, thực hiện cuộc gọi đến và mời người dân tham gia các hội nhóm (Group chat), các khóa học online về đầu tư chứng khoán. Các đối tượng tiếp tục giới thiệu những cơ hội đầu tư sinh lời cao, được mua các mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá thấp hơn giá đang giao dịch trên thị trường. Để nhận được các ưu đãi trên, các đối tượng đã hướng dẫn nạn nhân truy cập vào các đường link Website hoặc cài đặt các App ứng dụng trên thiết bị di động, do chúng cung cấp Các đối tượng đã cung cấp cho nạn nhân các giấy tờ pháp lý của Quỹ đầu tư và những lời hứa hẹn lãi suất cao, nếu thua lỗ thì sẽ được đền bù và giá mua các mã cổ phiếu qua các Quỹ đầu tư sẽ có ưu đãi từ 15%-30% so với giá đang giao dịch. Những thông tin mà các đối tượng đưa ra, các nạn nhân dễ dàng tra cứu, tìm thấy thông tin trùng khớp trên mạng internet và ngay lập tức tin tưởng vào những giấy tờ pháp lý mà các đối tượng đưa ra. Đến khi nạn nhân tin tưởng, nạp tiền vào ứng dụng và liên tục có lợi nhuận, thậm chí lợi nhuận gấp nhiều lần trong một vài phiên giao dịch đầu tiên. Ngoài ra các thành viên trong nhóm kín đều do các đối tượng giả mạo nhằm tương tác, khoe thành tích rút được tiền để truyền cảm hứng cho nạn nhân nạp nhiều tiền hơn. Đây là một trong những chiêu trò lợi dụng lòng tin và ham muốn kiếm được lợi nhuận cao hơn từ nhà đầu tư. Cho đến khi nạn nhân không còn khả năng nạp thêm tiền thì các đối tượng sẽ vô hiệu hóa tài khoản tài khoản của nạn nhân làm cho nạn nhân không đăng nhập được nhằm chiếm đoạt số tiền mà nạn nhân đã chuyển vào App. Khi phát hiện ra bị lừa đảo thì các đối tượng đã xóa tài khoản của nạn nhân khỏi các hội nhóm trên mạng xã hội và chặn liên lạc với nạn nhân. Với các thủ đoạn vô cùng tinh vi và khả năng dụ dỗ, lôi kéo của các đối tượng không chỉ làm cho các nạn nhân phải lao đao, mất đi khoản tiền lớn mà còn khiến cho lực lượng chức năng khó khăn trong công tác điều tra, truy tìm bởi vì hầu hết các group chat mà các đối tượng lừa đảo sử dụng đều lấy địa chỉ nước ngoài. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết chiêu trò lừa đảo đầu tư chứng khoán qua mạng xã hội: - Lời hứa sinh lời quá cao: Sàn đầu tư lừa đảo thường hứa lợi nhuận vượt trội, những lời mời gọi như nếu thua lỗ thì sẽ được đền bù và giá mua các mã cổ phiếu qua các Quỹ đầu tư sẽ có ưu đãi từ 15%-30% so với giá đang giao dịch. - Thiếu thông tin minh bạch: cung cấp không đầy đủ thông tin về công ty, giấy phép hoạt động, lịch sử giao dịch và nhân sự quản lý, cũng như các tài khoản ảo, các lượt đánh giá app, website ảo trên mạng xã hội - Yêu cầu chuyển tiền vào App, website: Yêu cầu người tham gia chuyển khoản vào link, vào app khi bắt đầu giao dịch, thường là dưới hình thức phí đăng ký, phí tham gia hoặc tiền ký quỹ và khi bị trục trặc thì vô hiệu hóa tài khoản của người tham gia. Trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư chứng khoán, nếu nhận thấy một trong những dấu hiệu trên, người dân nên cần cân nhắc và chú ý để tránh mất tiền của, thời gian, công sức. (2) Các biện pháp phòng tránh thủ đoạn lừa đảo đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội. Để chủ động phòng ngừa các thủ đoạn tinh vi của các đối tượng lừa đảo, người dân cần chú ý một số biện pháp sau đây: Nâng cao kiến thức: Hãy tự trang bị cho mình kiến thức vững về đầu tư chứng khoán trước khi quyết định tham gia bất kỳ hội nhóm hay nhóm chat nào trên mạng xã hội. Hãy cẩn trọng khi người khác đề nghị hoặc giới thiệu các hoạt động đầu tư mà bạn không biết. Kiểm tra thông tin: Luôn kiểm tra và xác minh thông tin về các nhóm chat, website, và ứng dụng đầu tư trên mạng xã hội trước khi đầu tư. Đảm bảo rằng họ có giấy phép hoạt động hợp lệ từ cơ quan quản lý pháp luật. Cần tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, đặc biệt là các nguồn thông tin chính thống như: Trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; các trang thông tin điện tử về tài chính, ngân hàng Cảnh giác với mức phí và chi phí: Hãy cẩn trọng với các khoản phí và chi phí không rõ ràng hoặc quá cao so với thị trường thông thường, cẩn thận với những lời hứa lợi nhuận cao, mức giảm giá từ các đối tượng. Trong trường hợp nghi vấn các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân và nhà đầu tư cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời… (3) Hồ sơ tố cáo khi bị lừa đảo qua mạng Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm: - Cơ quan điều tra; - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; - Viện kiểm sát các cấp; - Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác. Theo quy định đề cập ở trên, người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng đặc biệt là lừa đảo đầu tư chứng khoán qua mạng xã hội có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời. Khi tố cáo lừa đảo qua mạng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau: - Đơn trình báo công an; Xem và tải file mẫu đơn tố cáo: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/07/mau-don-to-cao.doc - Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng); - Chứng cứ kèm theo để chứng minh. Lưu ý, người tố cáo cần thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an. Đường dây nóng tố cáo tội phạm lừa đảo Đường dây nóng tố giác tội phạm lừa đảo của Bộ Công an - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an + Tại Thành phố Hà Nội: 069.2342431 + Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 069.3336310 - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an: + Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: 069.2348560 + Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu: 069.2321671 + Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy: 069.2345923 Tóm lại, đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư, nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nguy cơ lừa đảo. Bằng cách nâng cao kiến thức và luôn cảnh giác, bạn có thể giữ an toàn tài sản và tránh khỏi các hoạt động lừa đảo trên mạng xã hội. Theo Trang thông tin điện tử công an Quảng Ninh
Dấu hiệu đáng ngờ lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Phòng chống rửa tiền 2023: "Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có." =>> Theo đó phòng, chống rửa tiền nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Và trong quá trình hoạt động thì các đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ, trong đó các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng bao gồm: - Khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua tại tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng. - Khách hàng đổi số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn bất thường tại casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng nhưng không tham gia chơi hoặc chơi với số lượng rất nhỏ sau đó đổi lại thành tiền mặt hoặc séc, hối phiếu ngân hàng hoặc chuyển tiền đến tài khoản khác. - Khách hàng yêu cầu chuyển tiền thắng cược, trúng thưởng cho bên thứ ba không có mối quan hệ rõ ràng với khách hàng. - Khách hàng bổ sung tiền mặt hoặc séc vào số tiền thắng cược, trúng thưởng và yêu cầu điểm kinh doanh trò chơi có thưởng chuyển thành séc có giá trị lớn bất thường. - Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đổi số lượng đồng tiền quy ước thành tiền mặt. - Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu bên thứ ba đổi hộ số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn bất thường và nhờ bên thứ ba đặt cược hộ. - Khách hàng nhiều lần trong một ngày mua vé xổ số, vé đặt cược, đổi đồng tiền quy ước ở gần mức giới hạn giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. - Khách hàng mua lại vé số trúng thưởng có giá trị lớn từ người khác. =>> Như vậy các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng bao gồm những dấu hiệu nêu trên.
14 dấu hiệu rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng
Ngày 15/11/2022, Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 tại kỳ họp thứ 4, khóa XV. Theo đó, đối với hoạt động phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng cần kiểm tra, rà soát khi thuộc 14 dấu hiệu đáng ngờ sau đây: (1) Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không. (2) Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo. (3) Sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn bất thường, tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường. (4) Khách hàng mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh. (5) Tài khoản của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn bất thường. (So với hiện hành thì giao dịch đáng ngờ khi tài khoản phải trên 1 năm không giao dịch nhưng đột nhiên sử dụng trở lại). (6) Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu. (7) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. (So với hiện hành thì đối tượng tại khoản này đã được mở rộng hơn khi áp dụng với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thay vì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như hiện tại). (8) Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn. (9) Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng. (10) Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm. (So với Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 thì chỉ áp dụng khoản này đối với bảo hiểm nhân thọ). (11) Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay hoặc ủy thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch. (12) Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng đề nghị vay vốn không đầy đủ, không chính xác. (Đối với nguồn gốc tài sản bảo đảm thay đổi từ dấu hiệu không rõ ràng, minh bạch sang không đầy đủ, không chính xác). (13) Có dấu hiệu nghi ngờ khách hàng sử dụng tài khoản cá nhân để thực hiện giao dịch liên quan đến hoạt động của tổ chức hoặc giao dịch thay cho đối tượng cá nhân khác. (14) Các giao dịch trực tuyến qua tài khoản liên tục thay đổi về thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ giao thức Internet (sau đây gọi là địa chỉ IP) ở nước ngoài. Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung thêm dấu hiệu sử dụng tài khoản cá nhân giao dịch thay người khác và trường hợp giao dịch bằng tài khoản có sự thay đổi liên tục về thiết bị đăng nhập. Xem thêm Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực ngày 01/3/2023 thay thế Luật Phòng, chống rửa tiền 2012.