Đi dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Hiện nay, dân quân tự vệ bao gồm những lực lượng nào? Dân quân tự vệ có được miễn NVQS không? Thời gian đi dân quân tự vệ là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Dân quân tự vệ bao gồm những lực lượng nào? Căn cứ Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định về những thành phần của dân quân tự vệ như sau: - Dân quân tự vệ tại chỗ. - Dân quân tự vệ cơ động. - Dân quân thường trực. - Dân quân tự vệ biển. - Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế. Theo đó, hiện nay, Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân, là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh, trong đó bao gồm 05 lực lượng như đã kể trên. (2) Đi dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Hiện tại, dân quân tự vệ không thuộc một trong các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được sửa đổi bởi Luật Dân quân tự vệ 2019. Đồng thời, tại Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 cũng có nêu rõ, đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm: - Người khuyết tật. - Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được sửa đổi bởi Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự đối với dân quân tự vệ trong thời bình như sau: “Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức”. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, chỉ có trường hợp công dân tham gia “Dân quân thường trực” và có ít nhất là 24 tháng phục vụ thì mới được công nhận là hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình (tức không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa). Còn các lực lượng dân quân tự vệ còn lại nếu đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn gọi nhập ngũ về độ tuổi, tiêu chuẩn văn hóa, chính trị, sức khỏe,.. theo quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP và Thông tư 105/2023/TT-BQP thì vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự như những công dân khác. (3) Dân quân tự vệ đi mấy năm? Căn cứ Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định về độ tuổi và thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình như sau: - Đối với nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam và đến hết 45 tuổi đối với nữ. - Trường hợp tham gia dân quân tự vệ tại chỗ, dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ biển, dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm. - Trường hợp dân quân thường trực là 02 năm. Tuy nhiên, thời hạn nêu trên cũng có thể được kéo dài nhưng không quá 02 năm. Riêng đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi đã nêu trên. Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Có thể thấy, hiện nay, thời gian đi dân quân tự vệ sẽ là 4 năm, nhưng cũng có thể kéo dài thêm tối đa 2 năm nữa tùy theo yêu cầu và tình hình của mỗi địa phương. Ngoài ra, đối với một số chức danh đặc biệt thì độ tuổi cũng như thời hạn có thể được kéo dài hơn nhưng không quá giới hạn tối đa.
Nữ dân quân thường trực 16 tháng muốn xin nghỉ học tiếp được không?
Em là nữ, đã tham gia DQ thường trực được 16 tháng, em muốn xin ra quân trước thời hạn để học tiếp Đại học để lấy bằng được không ạ? Và em muốn hỏi nếu là nữ dân quân thường trực thì có bị ép đi huấn luyện môi trường 6 tháng không ạ, lúc em viết đơn xin vô thì không nói huấn luyến.
Chế độ, chính sách đối với dân quân thường trực
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ. Độ tuổi, thời hạn tham gia dân quân thường trực Theo Điều 8 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định về độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực như sau: - Về độ tuổi: Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ. - Về thời hạn: Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực là 02 năm. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực được kéo dài nhưng không quá 02 năm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực. Chế độ, chính sách đối với dân quân thường trực * Định mức bảo đảm trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực Tại Điều 11 Điều 12 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính Phủ quy định cho tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ, mức trợ cấp ngày công lao động, trợ cấp ngày công lao động tăng thêm, tiền ăn được quy định như sau: + Mức trợ cấp ngày công lao động do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 119.200 đồng. Trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 59.600 đồng. + Mức tiền ăn bằng tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. * Đối với dân quân thuộc hải đội dân quân thường trực khi làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển: + Mức trợ cấp ngày công lao động bằng 178.800 đồng. Trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 59.600 đồng. + Mức tiền ăn như hạ sĩ quan, binh sĩ hải quân trên tàu cấp 1 neo đậu tại căn cứ. * Khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển: + Mức trợ cấp ngày công lao động mỗi người mỗi ngày bằng 372.500 đồng; mức tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 149.000 đồng. + Đối với thuyền trưởng, máy trưởng, mức phụ cấp trách nhiệm tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển, mỗi ngày bằng 119.200 đồng. Bên cạnh đó, dân quân thường trực còn được bảo đảm nơi ăn, nghỉ. * Mức trợ cấp một lần cho dân quân thường trực khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, cứ mỗi năm phục vụ trong đơn vị dân quân thường trực được trợ cấp bằng 2.980.000 đồng. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: - Dưới 01 tháng không được trợ cấp; - Từ 01 tháng đến 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1.490.000 đồng; - Từ 07 tháng đến 11 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2.980.000 đồng. * Mức trợ cấp đặc thù đi biển được quy định như sau: Mức phụ cấp đặc thù đi biển của dân quân khi làm nhiệm vụ trên biển thực hiện theo quy định của Nhà nước về chế độ bồi dưỡng đi biển đối với các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng khi làm nhiệm vụ trên biển. * Mức hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. * Tiêu chuẩn vật chất hậu cần như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ. * Chế độ, chính sách đối với dân quân thường trực khi làm nhiệm vụ Tại Điều 13 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với dân quân thường trực khi làm nhiệm vụ như sau: - Khi làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp, công tác phí, chế độ, chính sách theo chế độ hiện hành. - Khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển: + Được hưởng nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp, công tác phí, chế độ, chính sách theo chế độ hiện hành. + Hưởng thêm 50% lương ngạch bậc tính theo ngày thực tế huy động, tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 149.000 đồng; Nếu mức thực tế thấp hơn quy định trên thì được áp dụng quy định sau: + Mức trợ cấp ngày công lao động bằng 178.800 đồng; + Trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 59.600 đồng. + Mức tiền ăn như hạ sĩ quan, binh sĩ hải quân trên tàu cấp 1 neo đậu tại căn cứ. Trên đây là những chế độ, chính sách đối với dân quân thường trực có thể tham khảo để đảm bảo chế độ cho mình.
Phụ cấp chống dịch cho Dân quân thường trực như thế nào?
Dân quân thường trực đang làm nhiệm vụ ở xã, đi trực chốt cách ly, chốt kiểm soát Covid-19 có được lãnh tiền phụ cấp chống dịch hay không? Mức phụ cấp là bao nhiêu/người/ngày? Về vấn đề này được quy định tại: Nghị quyết 16/NQ-CP **Đối tượng - Mức hưởng phụ cấp chống dịch: I. Mức 150.000 đồng/người/ngày: áp dụng với: a) Người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú). b) Người làm nhiệm vụ cưỡng chế cách ly y tế, truy tìm đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không chấp hành biện pháp cách ly y tế. c) Người phiên dịch, đội cấp cứu 115, kíp vận chuyển người bị cách ly; lái xe đưa cán bộ đi kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch. d) Người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại tổ, chốt, đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; làm thủ tục cho người nhập cảnh tại các cửa khẩu, cảng biển. đ) Người làm nhiệm vụ khoanh vùng, phong tỏa, tuần tra, kiểm soát và đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực cách ly y tế tập trung, chốt kiểm soát dịch bệnh tại các địa bàn dân cư có người nhiễm COVID-19. e) Người làm nhiệm vụ phun khử trùng, diệt khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không bao gồm đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), cơ sở cách ly y tế tập trung, khu vực dân cư bị khoanh vùng, phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền. g) Người làm nhiệm vụ phân luồng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận, điều trị người mắc COVID-19. II. Mức 130.000 đồng/người/ngày: Áp dụng cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (không bao gồm các đối tượng quy định tại khoản 7 Điều này). III. Người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú), phân luồng, làm thủ tục cho người nhập cảnh; người bảo vệ khu vực cách ly y tế tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước; người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại các tổ, chốt đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly y tế để chăm sóc, điều trị người mắc, nghi mắc COVID-19 được hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày. IV. Chế độ bồi dưỡng đối với phóng viên, nhà báo, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch COVID-19 a) Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với phóng viên, nhà báo trực tiếp đến cơ sở khám, chữa bệnh điều trị COVID-19; khu vực dân cư có người nhiễm COVID-19 bị phong tỏa; đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới để lấy tin về công tác phòng, chống dịch, số lượng phóng viên, báo được hưởng chế độ bồi dưỡng do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp quyết định phù hợp với từng thời kỳ. b) Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch. c) Mức 80.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập. Ngoài ra, tại TP. Hồ Chí Minh có hỗ trợ thêm chính sách quy định tại Công văn 6277/SYT-KHTC như: TỔ COVID cộng đồng với mức hỗ trợ 2.000.000 đồng, với cơ cấu các thành viên của tổ theo hướng dẫn tại công văn số 485-CV/BDVTU ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Ban Dân vận Thành ủy về hướng dẫn một số biện pháp hoạt động Tổ Covid cộng đồng thực tế tham gia công tác phòng, chống dịch. => Ta có thể đối chiếu xem nếu nằm trong diện này sẽ được hỗ trợ theo quy định.
Đã hoàn thành xong 2 năm dân quân thường trực có cần phải tham gia Nghĩa Vụ Quân Sự không?
Xin chào mọi người, Hiện tại em đang đi dân quân thường trực, trong quá trình đi chỉ huy trưởng có tạo điều kiện cho em vào ĐẢNG, em cũng biết rằng đi dân quân thường trực thì không cần phải đi NVQS nữa. Tuy nhiên, sau khi hỏi anh chị bên Đoàn của UBND và hỏi một số nơi khác thì hầu hết đều trả lời vào Đảng cũng phải đi NVQS mặc dù đã đi dân quân xong, mong mọi người giải quyết thắc mắc của em. Em cảm ơn ạ!
Thủ tục xin vào dân quân thường trực
Mình đi huấn luyện dân quân 2 năm nếu bây giờ mình muốn xin vào DQTT thì thủ tục thế nào ạ mong phản hồi sớm
Đi dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Hiện nay, dân quân tự vệ bao gồm những lực lượng nào? Dân quân tự vệ có được miễn NVQS không? Thời gian đi dân quân tự vệ là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Dân quân tự vệ bao gồm những lực lượng nào? Căn cứ Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định về những thành phần của dân quân tự vệ như sau: - Dân quân tự vệ tại chỗ. - Dân quân tự vệ cơ động. - Dân quân thường trực. - Dân quân tự vệ biển. - Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế. Theo đó, hiện nay, Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân, là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh, trong đó bao gồm 05 lực lượng như đã kể trên. (2) Đi dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Hiện tại, dân quân tự vệ không thuộc một trong các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được sửa đổi bởi Luật Dân quân tự vệ 2019. Đồng thời, tại Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 cũng có nêu rõ, đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm: - Người khuyết tật. - Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được sửa đổi bởi Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự đối với dân quân tự vệ trong thời bình như sau: “Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức”. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, chỉ có trường hợp công dân tham gia “Dân quân thường trực” và có ít nhất là 24 tháng phục vụ thì mới được công nhận là hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình (tức không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa). Còn các lực lượng dân quân tự vệ còn lại nếu đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn gọi nhập ngũ về độ tuổi, tiêu chuẩn văn hóa, chính trị, sức khỏe,.. theo quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP và Thông tư 105/2023/TT-BQP thì vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự như những công dân khác. (3) Dân quân tự vệ đi mấy năm? Căn cứ Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định về độ tuổi và thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình như sau: - Đối với nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam và đến hết 45 tuổi đối với nữ. - Trường hợp tham gia dân quân tự vệ tại chỗ, dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ biển, dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm. - Trường hợp dân quân thường trực là 02 năm. Tuy nhiên, thời hạn nêu trên cũng có thể được kéo dài nhưng không quá 02 năm. Riêng đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi đã nêu trên. Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Có thể thấy, hiện nay, thời gian đi dân quân tự vệ sẽ là 4 năm, nhưng cũng có thể kéo dài thêm tối đa 2 năm nữa tùy theo yêu cầu và tình hình của mỗi địa phương. Ngoài ra, đối với một số chức danh đặc biệt thì độ tuổi cũng như thời hạn có thể được kéo dài hơn nhưng không quá giới hạn tối đa.
Nữ dân quân thường trực 16 tháng muốn xin nghỉ học tiếp được không?
Em là nữ, đã tham gia DQ thường trực được 16 tháng, em muốn xin ra quân trước thời hạn để học tiếp Đại học để lấy bằng được không ạ? Và em muốn hỏi nếu là nữ dân quân thường trực thì có bị ép đi huấn luyện môi trường 6 tháng không ạ, lúc em viết đơn xin vô thì không nói huấn luyến.
Chế độ, chính sách đối với dân quân thường trực
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ. Độ tuổi, thời hạn tham gia dân quân thường trực Theo Điều 8 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định về độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực như sau: - Về độ tuổi: Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ. - Về thời hạn: Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực là 02 năm. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực được kéo dài nhưng không quá 02 năm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực. Chế độ, chính sách đối với dân quân thường trực * Định mức bảo đảm trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực Tại Điều 11 Điều 12 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính Phủ quy định cho tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ, mức trợ cấp ngày công lao động, trợ cấp ngày công lao động tăng thêm, tiền ăn được quy định như sau: + Mức trợ cấp ngày công lao động do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 119.200 đồng. Trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 59.600 đồng. + Mức tiền ăn bằng tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. * Đối với dân quân thuộc hải đội dân quân thường trực khi làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển: + Mức trợ cấp ngày công lao động bằng 178.800 đồng. Trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 59.600 đồng. + Mức tiền ăn như hạ sĩ quan, binh sĩ hải quân trên tàu cấp 1 neo đậu tại căn cứ. * Khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển: + Mức trợ cấp ngày công lao động mỗi người mỗi ngày bằng 372.500 đồng; mức tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 149.000 đồng. + Đối với thuyền trưởng, máy trưởng, mức phụ cấp trách nhiệm tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển, mỗi ngày bằng 119.200 đồng. Bên cạnh đó, dân quân thường trực còn được bảo đảm nơi ăn, nghỉ. * Mức trợ cấp một lần cho dân quân thường trực khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, cứ mỗi năm phục vụ trong đơn vị dân quân thường trực được trợ cấp bằng 2.980.000 đồng. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: - Dưới 01 tháng không được trợ cấp; - Từ 01 tháng đến 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1.490.000 đồng; - Từ 07 tháng đến 11 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2.980.000 đồng. * Mức trợ cấp đặc thù đi biển được quy định như sau: Mức phụ cấp đặc thù đi biển của dân quân khi làm nhiệm vụ trên biển thực hiện theo quy định của Nhà nước về chế độ bồi dưỡng đi biển đối với các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng khi làm nhiệm vụ trên biển. * Mức hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. * Tiêu chuẩn vật chất hậu cần như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ. * Chế độ, chính sách đối với dân quân thường trực khi làm nhiệm vụ Tại Điều 13 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với dân quân thường trực khi làm nhiệm vụ như sau: - Khi làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp, công tác phí, chế độ, chính sách theo chế độ hiện hành. - Khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển: + Được hưởng nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp, công tác phí, chế độ, chính sách theo chế độ hiện hành. + Hưởng thêm 50% lương ngạch bậc tính theo ngày thực tế huy động, tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 149.000 đồng; Nếu mức thực tế thấp hơn quy định trên thì được áp dụng quy định sau: + Mức trợ cấp ngày công lao động bằng 178.800 đồng; + Trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 59.600 đồng. + Mức tiền ăn như hạ sĩ quan, binh sĩ hải quân trên tàu cấp 1 neo đậu tại căn cứ. Trên đây là những chế độ, chính sách đối với dân quân thường trực có thể tham khảo để đảm bảo chế độ cho mình.
Phụ cấp chống dịch cho Dân quân thường trực như thế nào?
Dân quân thường trực đang làm nhiệm vụ ở xã, đi trực chốt cách ly, chốt kiểm soát Covid-19 có được lãnh tiền phụ cấp chống dịch hay không? Mức phụ cấp là bao nhiêu/người/ngày? Về vấn đề này được quy định tại: Nghị quyết 16/NQ-CP **Đối tượng - Mức hưởng phụ cấp chống dịch: I. Mức 150.000 đồng/người/ngày: áp dụng với: a) Người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú). b) Người làm nhiệm vụ cưỡng chế cách ly y tế, truy tìm đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không chấp hành biện pháp cách ly y tế. c) Người phiên dịch, đội cấp cứu 115, kíp vận chuyển người bị cách ly; lái xe đưa cán bộ đi kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch. d) Người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại tổ, chốt, đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; làm thủ tục cho người nhập cảnh tại các cửa khẩu, cảng biển. đ) Người làm nhiệm vụ khoanh vùng, phong tỏa, tuần tra, kiểm soát và đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực cách ly y tế tập trung, chốt kiểm soát dịch bệnh tại các địa bàn dân cư có người nhiễm COVID-19. e) Người làm nhiệm vụ phun khử trùng, diệt khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không bao gồm đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), cơ sở cách ly y tế tập trung, khu vực dân cư bị khoanh vùng, phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền. g) Người làm nhiệm vụ phân luồng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận, điều trị người mắc COVID-19. II. Mức 130.000 đồng/người/ngày: Áp dụng cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (không bao gồm các đối tượng quy định tại khoản 7 Điều này). III. Người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú), phân luồng, làm thủ tục cho người nhập cảnh; người bảo vệ khu vực cách ly y tế tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước; người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại các tổ, chốt đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly y tế để chăm sóc, điều trị người mắc, nghi mắc COVID-19 được hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày. IV. Chế độ bồi dưỡng đối với phóng viên, nhà báo, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch COVID-19 a) Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với phóng viên, nhà báo trực tiếp đến cơ sở khám, chữa bệnh điều trị COVID-19; khu vực dân cư có người nhiễm COVID-19 bị phong tỏa; đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới để lấy tin về công tác phòng, chống dịch, số lượng phóng viên, báo được hưởng chế độ bồi dưỡng do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp quyết định phù hợp với từng thời kỳ. b) Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch. c) Mức 80.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập. Ngoài ra, tại TP. Hồ Chí Minh có hỗ trợ thêm chính sách quy định tại Công văn 6277/SYT-KHTC như: TỔ COVID cộng đồng với mức hỗ trợ 2.000.000 đồng, với cơ cấu các thành viên của tổ theo hướng dẫn tại công văn số 485-CV/BDVTU ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Ban Dân vận Thành ủy về hướng dẫn một số biện pháp hoạt động Tổ Covid cộng đồng thực tế tham gia công tác phòng, chống dịch. => Ta có thể đối chiếu xem nếu nằm trong diện này sẽ được hỗ trợ theo quy định.
Đã hoàn thành xong 2 năm dân quân thường trực có cần phải tham gia Nghĩa Vụ Quân Sự không?
Xin chào mọi người, Hiện tại em đang đi dân quân thường trực, trong quá trình đi chỉ huy trưởng có tạo điều kiện cho em vào ĐẢNG, em cũng biết rằng đi dân quân thường trực thì không cần phải đi NVQS nữa. Tuy nhiên, sau khi hỏi anh chị bên Đoàn của UBND và hỏi một số nơi khác thì hầu hết đều trả lời vào Đảng cũng phải đi NVQS mặc dù đã đi dân quân xong, mong mọi người giải quyết thắc mắc của em. Em cảm ơn ạ!
Thủ tục xin vào dân quân thường trực
Mình đi huấn luyện dân quân 2 năm nếu bây giờ mình muốn xin vào DQTT thì thủ tục thế nào ạ mong phản hồi sớm