Đôi mắt “khác thường” của Người học luật
Người học Luật có đôi mắt “khác thường”, sau đây là một số câu chuyện để minh chứng cho điều đó. 1/ Dương Chí Dũng chưa có tội Người thường: Dương Chí Dũng phạm phải hai tội là “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Người học Luật: Dương Chí Dũng chưa có tội. Vì “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” (Căn cứ điều 9 Luật tố tụng hình sự 2003). 2/ Ông Nguyễn Thanh Chấn vẫn có tội Người thường: Ông Nguyễn Thanh Chấn được thả tự do sau 10 năm nghĩa là ông Chấn đã được giải oan và hiện tại ông Chấn vô tội. Người học Luật: Việc ông Chấn được thả tự do chỉ là “Quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Chấn”, còn ông có bị oan hay không thì phải đợi TAND Tối cao giải quyết theo trình tự tái thẩm. Nên hiện tại ông Chấn vẫn có tội. 3/ Đám cưới chưa chắc đã nên vợ, chồng Người thường: Việc tổ chức đám cưới cho đôi “uyên ương” là nên vợ, chồng cho họ. Người học Luật: Việc tổ chức đám cưới không có giá trị pháp lý mà điểm quan trọng để xác định đôi “uyên ương” nên vợ, chồng là Giấy đăng ký kết hôn. 4/ Say rượu “làm bậy” xử nặng Người thường: Trong tình cảm người ta thường cảm thông cho những người say rượu. Người học Luật: Theo Bộ Luật Hình sự thì phạm tội trong trường hợp say rượu là tình tiết tăng nặng.
Nếu không truy tố Thứ trưởng Ngọ phải truy tố ông Dũng?
>Thứ trưởng Bộ Công an gọi điện bảo Dương Chí Dũng bỏ trốn? Trong phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài ông Dương Chí Dũng (có mặt tại tòa với tư cách là người làm chứng) đã khai Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ là người “mật báo” cho ông đã có quyết định khởi tố ông và gợi ý đi trốn. Ông Dũng khai thêm, đã đưa 500.000 USD cho người “mật báo”. Ngày 8/1/2014, TAND thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án “làm lộ bí mật nhà nước”. Như vậy, Cơ quan điều tra buộc phải xác định tính chân thật của lời khai nói trên. Nếu lời khai nói trên hoàn toàn đúng sự thật thì một viễn cảnh đáng buồn sẽ đến với người “mật báo”. Đó là, bị xét xử với hai tội danh: 1/ Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước (Điều 263 Bộ luật Hình sự). Mức hình phạt cao nhất của tội này là 15 năm tù. 2/ Tội nhận hối lộ (Điểm a khoản 4 điều 279 Bộ luật Hình sự). Mức hình phạt cao nhất của tội này lên đến tử hình. Tuy nhiên, nếu thông tin trên hoàn toàn giả dối thì Dương Chí Dũng phải đối mặt với Tội Khai báo gian dối (Điều 307 Bộ luật Hình sự) P/s: Thật khó lý giải tại sao ông Dũng lại có lời khai “chấn động” nêu trên. Lời khai trên dẫu đúng sự thật cũng không được xem là tình tiết giảm nhẹ đối với Tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của mình nhưng nếu sai thì bị truy tố thêm Tội khai báo gian dối. Nếu cũng với lời khai đó nhưng ở Phiên tòa xét xử ông thì được xem là tình tiết giảm nhẹ nếu đúng và “vô can” nếu sai.
(PLO) - Dân gian đúc kết vui mà đúng: “Quan" to đi xe con, "quan" bé đi xe to (xe buýt), "quan" to ở nhà bé (biệt thự), "quan" bé ở nhà to (chung cư tập thể), "quan" to có vợ nhỏ, "quan" bé có vợ lớn (vợ cả và chỉ có một). Câu chuyện về một "quan" to nước ta tham ô hàng triệu đô la, mua cho vợ bé , con riêng hai ngôi nhà ở Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Tên tuổi của "quan" ấy đã gắn liền với cái ụ sắt nổi chỉ đáng bán làm sắt vụn mà “thổi giá” lên hàng chục triệu đô khiến những người dân đóng thuế rưng rưng nước mắt. Việc tham ô của ông và đồng đảng bị phanh phui đã giúp người dân hiểu các thủ đoạn, mánh khóe rút tiền của Nhà nước sang túi mình như thế nào và đáng kinh ngạc là nó thật dễ dàng, chỉ qua vài động thái chuyển tiền là xong!. Vụ việc này cũng cho người ta thấy sự luân chuyển ghế ngồi của cán bộ thoái hóa diễn ra linh diệu như thế nào và cả cách sống của ông ta nữa. Nếu ông ta còn tại vị, nghĩa là ông ta trong sạch, đơn vị ông ta vững mạnh, những việc làm thuộc trách nhiệm của ông ta sẽ được vinh danh, gọi là cống hiến(!?). Ông ta thuộc “bộ phận không nhỏ” thì hẳn những người như ông ta không phải là hiếm trong bộ máy cán bộ nhà nước hiện nay. Việc một "ông quan" có vợ bé hàng chục năm mà sao không bị phát hiện cũng không lạ, phải chăng đã thịnh hành một quan niệm đó là “việc riêng”, “đời tư” của người ta và không thuộc phạm trù đạo đức, lối sống, không vi phạm chế độ một vợ, một chồng?. Dân ta rất tinh tường, đạo đức và nhân cách của từng cán bộ họ đều biết rõ. Có điều, những câu chuyện thuộc loại đó chỉ lan truyền trong dư luận chứ không ai đứng ra phát giác, bởi họ có suy nghĩ là có tố cáo thì cũng chẳng giải quyết được gì, trừ phi những việc làm phi pháp bị phanh phui. Đó cũng là một thái độ tiêu cực trước những tiêu cực xã hội, ngăn trở sự tiến bộ xã hội. Những người đi đường xông đến cướp tiền của người bị cướp chứ không bắt cướp là biểu hiện của thái độ đó. Người ta chọn cách hành xử như vậy tức xã hội có vấn đề, nền tảng đạo lý bị lung lay tận gốc. --------------------------------------------------- Cái này mình thấy hay hay nên post lên đây để mọi người cùng bình phẩm.
Đôi mắt “khác thường” của Người học luật
Người học Luật có đôi mắt “khác thường”, sau đây là một số câu chuyện để minh chứng cho điều đó. 1/ Dương Chí Dũng chưa có tội Người thường: Dương Chí Dũng phạm phải hai tội là “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Người học Luật: Dương Chí Dũng chưa có tội. Vì “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” (Căn cứ điều 9 Luật tố tụng hình sự 2003). 2/ Ông Nguyễn Thanh Chấn vẫn có tội Người thường: Ông Nguyễn Thanh Chấn được thả tự do sau 10 năm nghĩa là ông Chấn đã được giải oan và hiện tại ông Chấn vô tội. Người học Luật: Việc ông Chấn được thả tự do chỉ là “Quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Chấn”, còn ông có bị oan hay không thì phải đợi TAND Tối cao giải quyết theo trình tự tái thẩm. Nên hiện tại ông Chấn vẫn có tội. 3/ Đám cưới chưa chắc đã nên vợ, chồng Người thường: Việc tổ chức đám cưới cho đôi “uyên ương” là nên vợ, chồng cho họ. Người học Luật: Việc tổ chức đám cưới không có giá trị pháp lý mà điểm quan trọng để xác định đôi “uyên ương” nên vợ, chồng là Giấy đăng ký kết hôn. 4/ Say rượu “làm bậy” xử nặng Người thường: Trong tình cảm người ta thường cảm thông cho những người say rượu. Người học Luật: Theo Bộ Luật Hình sự thì phạm tội trong trường hợp say rượu là tình tiết tăng nặng.
Nếu không truy tố Thứ trưởng Ngọ phải truy tố ông Dũng?
>Thứ trưởng Bộ Công an gọi điện bảo Dương Chí Dũng bỏ trốn? Trong phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài ông Dương Chí Dũng (có mặt tại tòa với tư cách là người làm chứng) đã khai Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ là người “mật báo” cho ông đã có quyết định khởi tố ông và gợi ý đi trốn. Ông Dũng khai thêm, đã đưa 500.000 USD cho người “mật báo”. Ngày 8/1/2014, TAND thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án “làm lộ bí mật nhà nước”. Như vậy, Cơ quan điều tra buộc phải xác định tính chân thật của lời khai nói trên. Nếu lời khai nói trên hoàn toàn đúng sự thật thì một viễn cảnh đáng buồn sẽ đến với người “mật báo”. Đó là, bị xét xử với hai tội danh: 1/ Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước (Điều 263 Bộ luật Hình sự). Mức hình phạt cao nhất của tội này là 15 năm tù. 2/ Tội nhận hối lộ (Điểm a khoản 4 điều 279 Bộ luật Hình sự). Mức hình phạt cao nhất của tội này lên đến tử hình. Tuy nhiên, nếu thông tin trên hoàn toàn giả dối thì Dương Chí Dũng phải đối mặt với Tội Khai báo gian dối (Điều 307 Bộ luật Hình sự) P/s: Thật khó lý giải tại sao ông Dũng lại có lời khai “chấn động” nêu trên. Lời khai trên dẫu đúng sự thật cũng không được xem là tình tiết giảm nhẹ đối với Tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của mình nhưng nếu sai thì bị truy tố thêm Tội khai báo gian dối. Nếu cũng với lời khai đó nhưng ở Phiên tòa xét xử ông thì được xem là tình tiết giảm nhẹ nếu đúng và “vô can” nếu sai.
(PLO) - Dân gian đúc kết vui mà đúng: “Quan" to đi xe con, "quan" bé đi xe to (xe buýt), "quan" to ở nhà bé (biệt thự), "quan" bé ở nhà to (chung cư tập thể), "quan" to có vợ nhỏ, "quan" bé có vợ lớn (vợ cả và chỉ có một). Câu chuyện về một "quan" to nước ta tham ô hàng triệu đô la, mua cho vợ bé , con riêng hai ngôi nhà ở Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Tên tuổi của "quan" ấy đã gắn liền với cái ụ sắt nổi chỉ đáng bán làm sắt vụn mà “thổi giá” lên hàng chục triệu đô khiến những người dân đóng thuế rưng rưng nước mắt. Việc tham ô của ông và đồng đảng bị phanh phui đã giúp người dân hiểu các thủ đoạn, mánh khóe rút tiền của Nhà nước sang túi mình như thế nào và đáng kinh ngạc là nó thật dễ dàng, chỉ qua vài động thái chuyển tiền là xong!. Vụ việc này cũng cho người ta thấy sự luân chuyển ghế ngồi của cán bộ thoái hóa diễn ra linh diệu như thế nào và cả cách sống của ông ta nữa. Nếu ông ta còn tại vị, nghĩa là ông ta trong sạch, đơn vị ông ta vững mạnh, những việc làm thuộc trách nhiệm của ông ta sẽ được vinh danh, gọi là cống hiến(!?). Ông ta thuộc “bộ phận không nhỏ” thì hẳn những người như ông ta không phải là hiếm trong bộ máy cán bộ nhà nước hiện nay. Việc một "ông quan" có vợ bé hàng chục năm mà sao không bị phát hiện cũng không lạ, phải chăng đã thịnh hành một quan niệm đó là “việc riêng”, “đời tư” của người ta và không thuộc phạm trù đạo đức, lối sống, không vi phạm chế độ một vợ, một chồng?. Dân ta rất tinh tường, đạo đức và nhân cách của từng cán bộ họ đều biết rõ. Có điều, những câu chuyện thuộc loại đó chỉ lan truyền trong dư luận chứ không ai đứng ra phát giác, bởi họ có suy nghĩ là có tố cáo thì cũng chẳng giải quyết được gì, trừ phi những việc làm phi pháp bị phanh phui. Đó cũng là một thái độ tiêu cực trước những tiêu cực xã hội, ngăn trở sự tiến bộ xã hội. Những người đi đường xông đến cướp tiền của người bị cướp chứ không bắt cướp là biểu hiện của thái độ đó. Người ta chọn cách hành xử như vậy tức xã hội có vấn đề, nền tảng đạo lý bị lung lay tận gốc. --------------------------------------------------- Cái này mình thấy hay hay nên post lên đây để mọi người cùng bình phẩm.