Tài khoản 128 trong doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh nội dung gì?
Tài khoản 128 trong doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh nội dung gì? Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 128 được quy định ra sao? Tài khoản 128 trong doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh nội dung gì? Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 133/2016/TT-BTC có đề cập Tài khoản 128 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản chứng khoán kinh doanh) như: Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu), các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác. Lưu ý: Tài khoản này không phản ánh các công cụ nợ nắm giữ vì mục đích mua bán để kiếm lời (phản ánh trong Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh). - Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. - Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, từng số lượng... Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại (dưới 12 tháng hay từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm lập báo cáo) để trình bày là tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn. - Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn… - Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư này. Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó. - Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác ngoài khoản cho vay, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư. - Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán phải đánh giá lại tất cả các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phân loại là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 128 được quy định ra sao? Căn cứ khoản 2 Điều 15 Thông tư 133/2016/TT-BTC có đề cập Tài khoản 128 có kế cấu và nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng. Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của tiền gửi có kỳ hạn. - Tài khoản 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn như cổ phiếu ưu đãi bắt buộc bên bán phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai, thương phiếu, trái phiếu và các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn. Tóm lại, Tài khoản 128 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản chứng khoán kinh doanh) như: Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu), các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác.
11 tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị
Ngày 03/8/2023 Bộ KH&ĐT vừa có Quyết định 1358/QĐ-BKHĐT năm 2023 ban hành bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị. Theo đó, có 11 tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiềm năng tham gia chuỗi giá trị quy định như sau: Tiêu chí đánh giá DNNVV tiềm năng tham gia chuỗi giá trị Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đánh giá DNNVV tiềm năng tham gia chuỗi giá trị (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 80/2021/NĐ-CP) dựa trên 11 chỉ tiêu chính sau đây: - Lãnh đạo và quản trị; - Tài chính, kế toán; - Hệ thống quản lý chất lượng; - Kiểm soát nhà cung cấp/nguyên vật liệu; - Kiểm soát quá trình; - Quản lý sản xuất; - Bảo trì và quản lý thiết bị đo; - Đào tạo nguồn nhân lực; - Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; - Sức khỏe, An toàn và Môi trường; - Công nghệ và chuyển đổi số. Phương pháp đánh giá, sàng lọc DNNVV tiềm năng Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV sử dụng Bộ công cụ để thực hiện đánh giá, sàng lọc DNNVV thông qua phương pháp bảng hỏi và chấm điểm, cụ thể như sau: Hệ thống câu hỏi (chi tiết tại Phụ lục kèm theo) - Lãnh đạo và quản trị: + Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp; + Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp; + Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; + Quy định về vai trò, nghĩa vụ và quyền hạn của người quản lý; + Việc thiết lập mục tiêu cho cả doanh nghiệp và từng phòng, ban. - Tài chính, kế toán: + Việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, chế độ báo cáo tài chính; + Việc sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập (kiểm toán thuê ngoài); + Khả năng bóc tách báo giá chi tiết thành từng hạng mục chi phí theo yêu cầu của bên mua; + Việc xây dựng kế hoạch đầu tư mới và kế hoạch tài chính rõ ràng để thực hiện đầu tư. - Hệ thống quản lý chất lượng: + Các chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2015, IATF 16949,...); + Việc thiết lập, đo lường và xem xét mục tiêu chất lượng định kỳ; + Việc theo dõi và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng. - Kiểm soát nhà cung cấp/nguyên vật liệu: + Quy trình kiểm soát, đánh giá nhà cung cấp; + Quy trình kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào hoặc quá trình thuê dịch vụ bên ngoài để hoàn thiện sản phẩm; + Khu vực cách ly vật tư không đạt chuẩn và quy trình khiếu nại nhà cung cấp. - Kiểm soát quá trình: + Việc hướng dẫn công việc chi tiết cho từng quy trình; + Hệ thống các hướng dẫn công việc, tiêu chuẩn đóng gói, tiêu chuẩn sản phẩm khi cần thiết; + Việc thiết lập quy định/thủ tục để kiểm soát sản phẩm không phù hợp; +Việc điều tra, loại bỏ nguyên nhân và ngăn ngừa lỗi phát sinh. - Quản lý sản xuất: + Việc xây dựng và tuân theo kế hoạch sản xuất; + Tỷ lệ giao hàng không đạt trong năm gần nhất; + Việc mất hoặc giảm đơn hàng do không đủ năng lực sản xuất. - Bảo trì và quản lý thiết bị đo: + Việc bảo trì máy móc thường xuyên; + Việc hiệu chuẩn thiết bị đo; + Việc kiểm tra lại hàng hóa khi máy móc và thiết bị đo không đạt. - Đào tạo nguồn nhân lực: + Quy định đào tạo/bồi dưỡng cho nhân viên; + Lộ trình đào tạo phát triển và giữ chân nhân tài; + Việc thực hiện đào tạo tại chỗ cho công nhân khi thực hiện công việc mới. - Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: + Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; + Kinh nghiệm sản xuất hàng mẫu theo yêu cầu của khách hàng. - Sức khoẻ, An toàn và Môi trường + Quy định về an toàn vệ sinh lao động; + Việc huấn luyện an toàn tại nhà máy cho toàn thể nhân viên; + Hệ thống xử lý chất thải theo tiêu chuẩn. - Công nghệ và chuyển đổi số: Việc cải tiến, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất hai năm gần đây và Kế hoạch và hành động cụ thể để chuyển đổi số. Phương pháp chấm điểm và đánh giá DNNVV tiềm năng Mỗi tiêu chí nhỏ (câu hỏi) sẽ có 3 mức đánh giá khác nhau (3 điểm - Thực hiện đầy đủ các yêu cầu và có minh chứng, 2 điểm - Chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu, hoặc không có minh chứng đầy đủ, 1 - chưa thực hiện). Riêng tiêu chí tìm hiểu về công nghệ, chuyển đổi số có 2 mức đánh giá (1 - có hành động, 0 - chưa có hành động cụ thể). Tổng điểm tối đa cho các câu hỏi thuộc 11 nhóm tiêu chí chính là 100 điểm. Dựa trên tổng điểm đạt được, mức độ sẵn sàng tham gia chuỗi giá trị của DNNVV được phân loại theo 3 nhóm: - Loại A: Tổng điểm đánh giá đạt từ 80 điểm trở lên (tỷ lệ điểm đạt được từ 80% trở lên): Doanh nghiệp rất tiềm năng và đủ điều kiện, sẵn sàng tham gia chuỗi giá trị. - Loại B: Tổng điểm đánh giá đạt từ 50 đến dưới 80 điểm (tỷ lệ điểm đạt được từ 50% đến dưới 80%): Doanh nghiệp có tiềm năng tham gia chuỗi giá trị. - Loại C: Tổng điểm đánh giá đạt dưới 50 điểm trở xuống (tỷ lệ điểm đạt dưới 50%): Doanh nghiệp cần nhiều thời gian để cải thiện và chưa phù hợp tham gia chuỗi giá trị. Chi tiết Quyết định 1358/QĐ-BKHĐT năm 2023 có hiệu lực từ ngày 03/8/2023.
Đề xuất mức thuế TNDN của doanh nghiệp nhỏ thấp hơn mức thuế suất thông thường
Bộ Tài chính trình lên Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Theo đó đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định về mức thuế suất đối với doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thấp hơn mức thuế suất thông thường để đồng bộ với Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, xác định nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ luôn là đối tượng cần phải có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đồng thời cũng là nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài cho ngân sách nhà nước, trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành các giải pháp hỗ trợ về thuế đối với nhóm doanh nghiệp này (trong đó có giải pháp về giảm thuế TNDN). Cụ thể, trong giai đoạn từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2015, doanh nghiệp có quy mô nhỏ (doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 20% (thấp hơn mức thuế suất 25%, 22% áp dụng đối với các doanh nghiệp khác); Từ 01/01/2016 đến nay, doanh nghiệp có quy mô nhỏ đang áp dụng chính sách thuế TNDN như các doanh nghiệp khác (mức thuế suất phổ thông là 20%), riêng năm 2020-2021 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 các doanh nghiệp này còn được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế TNDN (Điều 10). Bỏ quy định về nơi nộp thuế cho phù hợp với Luật Quản lý thuế Việc quy định về nơi nộp thuế tại Điều 12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành kể từ năm 2009 đến nay đã góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp với các địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại thành phố lớn, hoặc những nơi trung tâm để có điều kiện thuận lợi hơn trong giao dịch, trong khi mở các nhà máy, cơ sở sản xuất hoặc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khác, trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi nhất, hạn chế tối đa tăng thêm chi phí của doanh nghiệp, hoặc gây phức tạp về thủ tục hành chính trong kê khai, quyết toán thuế. Tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020, đã có quy định về nơi nộp thuế như sau: Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở. Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bố nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Xem chi tiết tại Dự thảo Tờ trình Đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) lấy ý kiến ngày 16/3/2023. Tải Dự thảo Tờ trình https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/21/ttr_thue_tndn_20230316151110.pdf
Xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
A. Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ: đáp ứng 2 điều kiện - Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người. - Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp nhỏ: - Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người. - Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ. 3. Doanh nghiệp vừa: - Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người. - Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ. B. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ: - Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người. - Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp nhỏ: - Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người. - Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng. 3. Doanh nghiệp vừa: - Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người. - Tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng. Căn cứ pháp lý: Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP.
Doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ có bắt buộc phải có kế toán trưởng không?
Tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ? Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định: 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ. Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ thì có bắt buộc phải có kế toán trưởng không? Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán: 1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng. 2. Phụ trách kế toán: a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán. b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. Như vậy, theo quy định trên ngoại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ thì không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng, đối với các doanh nghiệp khác thì bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. Đối với doanh nghiệp không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán trưởng theo thời hạn quy định sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
Có hay không sự bất bình đẳng giữa DN nhà nước và DNTN khi BLHS 2015 có hiệu lực
Từ trước đến nay, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân luôn có sự khoảng cách nhất định. Đặc biệt là khoảng cách về các thủ tục hành chính, và những hoạt động liên quan đến các cơ quan nhà nước. DN nhà nước luôn được ưu tiên, đó được xem như là một "luật bất thành văn" từ trước tói nay. Đến khi BLHS 2015 chính thức được ban hành, trong đó có điểm nổi bật là pháp nhân cũng là chủ thể của tội phạm hình sự. Cụ thể những hành vi được cho là phạm tội của pháp nhân được quy định ở Điều 76 BLHS. Tuy nhiên, điểm đổi mới này của BLHS đặt ra cho ta nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó sự công bằng giữa DN nhà nước và DN tư nhân được đẩy lên nội trội Liệu có sự công bằng hay không? Việc xử lý hình sự Pháp nhân thương mại sẽ thu hẹp hay giãn rộng khoảng cách phân biệt đối xử giữa Doanh nghiệp nhà nước và DN tư nhân.? Pháp luật quy định mọi doanh nghiệp đều bị xử lý hình sự nếu vi phạm như vậy DN nhà nước vi phạm cũng bị xử lý như DN tư nhân. Hình phạt có thể là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tức là đóng cửa nhà máy xí nghiệp. Tuy nhiên việc xử lý hình sự đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng phát hiện ra sai phạm. Mà điều này thì lại phụ thuộc vào năng lực thanh tra kiểm tra, đánh giá tính toán mức độ thiệt hại được thực hiện bởi các ban ngành nhà nước, và phụ thuộc vào kết quả giám định được thực hiện bởi cơ quan nhà nước. Như vậy liệu cơ quan nhà nước có nghiêm minh xử lý hình sự doanh nghiệp nhà nước công bằng bình đẳng như DN tư nhân không? Hay là quy định xử lý hình sự đối với doanh nghiệp sẽ lại là nhân tố làm giãn rộng thêm khoảng cách phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa DNNN và DN tư nhân? Giống như những bất bình đẳng trong các chính sách về ưu đãi tiếp cận nguồn vốn vay, ưu đãi về đất đai và các cơ chế chính sách như lâu nay? Có thể dự liệu đánh giá được phần nào nếu như có số liệu tổng hợp về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm của DNNN và DN tư nhân trong chục năm qua. Xem việc xử phạt vi phạm hành chính đối với DNNN và DN tư nhân có công bằng bình đẳng phân biệt đối xử không, để từ đó có thông tin để tham khảo đánh giá về việc xử lý hình sự doanh nghiệp. Và một điểm đáng chú ý nữa là Doanh nghiệp lớn hay nhỏ có nguy cơ phạm tội hình sự cao? Liệu có sự bất bình đảng giữa DN nhỏ và DN lớn? Từ ngày 1/7/2016 tới Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực quy định xử lý hình sự đối với Pháp nhân thương mại phạm tội. Xem xét những tội danh mà pháp nhân thương mại có thể phạm phải tại điều 76 thì thấy các doanh nghiệp lớn có nguy cơ bị xử lý hình sự cao hơn doanh nghiệp nhỏ. Lý do bởi vì các tội danh này đều dựa trên cơ sở mức độ định lượng tổn hại vật chất gây ra cho xã hội để làm căn cứ để định tội và định khung hình phạt. Do vậy những doanh nghiệp lớn có hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn nếu có sai phạm sẽ dễ dàng gây ra mức độ thiệt hại đủ lớn để bị xử lý hình sự. Cho nên những doanh nghiệp lớn có nguy cơ bị xử lý hình sự cao hơn doanh nghiệp nhỏ trên mọi lĩnh vực ngành nghề. Dưới đây là những tội danh mà các doanh nghiệp có thể phạm phải. Luật đặt ra là như vậy, nhưng áp dụng thế nào là một chuyện khác. Hãy xem sau khi BLHS 2015 có hiệu lực, thì việc xử lý hình sự đối với các doanh nghiệp sẽ như thế nào?
Xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chào các Luật sư, Công ty chúng tôi muốn nhờ các Luật sư tư vấn giúp một vấn đề như sau: Công ty chúng tôi là Công ty TNHH có 2 thành viên, được thành lập từ năm 2005, hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Sau nhiều lần thay đổi, hiện vốn điều lệ của Công ty là 50 tỷ đồng VN theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, tổng nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2011 của Công ty là 459 tỷ đồng VN (lấy số tròn), tổng số lao động bình quân của Công ty trong năm 2011 và hiện tại là 20 người. Vậy theo Nghị định56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ, Công ty chúng tôi có được xếp loại doanh nghiệp nhỏ và vừa không? Rất mong nhận được sự hỗ trợ của các Luật sư, chúng tôi xin cảm ơn rất nhiều. Trân trọng.
Tài khoản 128 trong doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh nội dung gì?
Tài khoản 128 trong doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh nội dung gì? Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 128 được quy định ra sao? Tài khoản 128 trong doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh nội dung gì? Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 133/2016/TT-BTC có đề cập Tài khoản 128 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản chứng khoán kinh doanh) như: Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu), các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác. Lưu ý: Tài khoản này không phản ánh các công cụ nợ nắm giữ vì mục đích mua bán để kiếm lời (phản ánh trong Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh). - Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. - Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, từng số lượng... Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại (dưới 12 tháng hay từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm lập báo cáo) để trình bày là tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn. - Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn… - Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư này. Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó. - Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác ngoài khoản cho vay, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư. - Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán phải đánh giá lại tất cả các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phân loại là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 128 được quy định ra sao? Căn cứ khoản 2 Điều 15 Thông tư 133/2016/TT-BTC có đề cập Tài khoản 128 có kế cấu và nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng. Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của tiền gửi có kỳ hạn. - Tài khoản 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn như cổ phiếu ưu đãi bắt buộc bên bán phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai, thương phiếu, trái phiếu và các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn. Tóm lại, Tài khoản 128 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản chứng khoán kinh doanh) như: Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu), các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác.
11 tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị
Ngày 03/8/2023 Bộ KH&ĐT vừa có Quyết định 1358/QĐ-BKHĐT năm 2023 ban hành bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị. Theo đó, có 11 tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiềm năng tham gia chuỗi giá trị quy định như sau: Tiêu chí đánh giá DNNVV tiềm năng tham gia chuỗi giá trị Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đánh giá DNNVV tiềm năng tham gia chuỗi giá trị (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 80/2021/NĐ-CP) dựa trên 11 chỉ tiêu chính sau đây: - Lãnh đạo và quản trị; - Tài chính, kế toán; - Hệ thống quản lý chất lượng; - Kiểm soát nhà cung cấp/nguyên vật liệu; - Kiểm soát quá trình; - Quản lý sản xuất; - Bảo trì và quản lý thiết bị đo; - Đào tạo nguồn nhân lực; - Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; - Sức khỏe, An toàn và Môi trường; - Công nghệ và chuyển đổi số. Phương pháp đánh giá, sàng lọc DNNVV tiềm năng Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV sử dụng Bộ công cụ để thực hiện đánh giá, sàng lọc DNNVV thông qua phương pháp bảng hỏi và chấm điểm, cụ thể như sau: Hệ thống câu hỏi (chi tiết tại Phụ lục kèm theo) - Lãnh đạo và quản trị: + Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp; + Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp; + Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; + Quy định về vai trò, nghĩa vụ và quyền hạn của người quản lý; + Việc thiết lập mục tiêu cho cả doanh nghiệp và từng phòng, ban. - Tài chính, kế toán: + Việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, chế độ báo cáo tài chính; + Việc sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập (kiểm toán thuê ngoài); + Khả năng bóc tách báo giá chi tiết thành từng hạng mục chi phí theo yêu cầu của bên mua; + Việc xây dựng kế hoạch đầu tư mới và kế hoạch tài chính rõ ràng để thực hiện đầu tư. - Hệ thống quản lý chất lượng: + Các chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2015, IATF 16949,...); + Việc thiết lập, đo lường và xem xét mục tiêu chất lượng định kỳ; + Việc theo dõi và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng. - Kiểm soát nhà cung cấp/nguyên vật liệu: + Quy trình kiểm soát, đánh giá nhà cung cấp; + Quy trình kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào hoặc quá trình thuê dịch vụ bên ngoài để hoàn thiện sản phẩm; + Khu vực cách ly vật tư không đạt chuẩn và quy trình khiếu nại nhà cung cấp. - Kiểm soát quá trình: + Việc hướng dẫn công việc chi tiết cho từng quy trình; + Hệ thống các hướng dẫn công việc, tiêu chuẩn đóng gói, tiêu chuẩn sản phẩm khi cần thiết; + Việc thiết lập quy định/thủ tục để kiểm soát sản phẩm không phù hợp; +Việc điều tra, loại bỏ nguyên nhân và ngăn ngừa lỗi phát sinh. - Quản lý sản xuất: + Việc xây dựng và tuân theo kế hoạch sản xuất; + Tỷ lệ giao hàng không đạt trong năm gần nhất; + Việc mất hoặc giảm đơn hàng do không đủ năng lực sản xuất. - Bảo trì và quản lý thiết bị đo: + Việc bảo trì máy móc thường xuyên; + Việc hiệu chuẩn thiết bị đo; + Việc kiểm tra lại hàng hóa khi máy móc và thiết bị đo không đạt. - Đào tạo nguồn nhân lực: + Quy định đào tạo/bồi dưỡng cho nhân viên; + Lộ trình đào tạo phát triển và giữ chân nhân tài; + Việc thực hiện đào tạo tại chỗ cho công nhân khi thực hiện công việc mới. - Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: + Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; + Kinh nghiệm sản xuất hàng mẫu theo yêu cầu của khách hàng. - Sức khoẻ, An toàn và Môi trường + Quy định về an toàn vệ sinh lao động; + Việc huấn luyện an toàn tại nhà máy cho toàn thể nhân viên; + Hệ thống xử lý chất thải theo tiêu chuẩn. - Công nghệ và chuyển đổi số: Việc cải tiến, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất hai năm gần đây và Kế hoạch và hành động cụ thể để chuyển đổi số. Phương pháp chấm điểm và đánh giá DNNVV tiềm năng Mỗi tiêu chí nhỏ (câu hỏi) sẽ có 3 mức đánh giá khác nhau (3 điểm - Thực hiện đầy đủ các yêu cầu và có minh chứng, 2 điểm - Chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu, hoặc không có minh chứng đầy đủ, 1 - chưa thực hiện). Riêng tiêu chí tìm hiểu về công nghệ, chuyển đổi số có 2 mức đánh giá (1 - có hành động, 0 - chưa có hành động cụ thể). Tổng điểm tối đa cho các câu hỏi thuộc 11 nhóm tiêu chí chính là 100 điểm. Dựa trên tổng điểm đạt được, mức độ sẵn sàng tham gia chuỗi giá trị của DNNVV được phân loại theo 3 nhóm: - Loại A: Tổng điểm đánh giá đạt từ 80 điểm trở lên (tỷ lệ điểm đạt được từ 80% trở lên): Doanh nghiệp rất tiềm năng và đủ điều kiện, sẵn sàng tham gia chuỗi giá trị. - Loại B: Tổng điểm đánh giá đạt từ 50 đến dưới 80 điểm (tỷ lệ điểm đạt được từ 50% đến dưới 80%): Doanh nghiệp có tiềm năng tham gia chuỗi giá trị. - Loại C: Tổng điểm đánh giá đạt dưới 50 điểm trở xuống (tỷ lệ điểm đạt dưới 50%): Doanh nghiệp cần nhiều thời gian để cải thiện và chưa phù hợp tham gia chuỗi giá trị. Chi tiết Quyết định 1358/QĐ-BKHĐT năm 2023 có hiệu lực từ ngày 03/8/2023.
Đề xuất mức thuế TNDN của doanh nghiệp nhỏ thấp hơn mức thuế suất thông thường
Bộ Tài chính trình lên Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Theo đó đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định về mức thuế suất đối với doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thấp hơn mức thuế suất thông thường để đồng bộ với Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, xác định nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ luôn là đối tượng cần phải có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đồng thời cũng là nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài cho ngân sách nhà nước, trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành các giải pháp hỗ trợ về thuế đối với nhóm doanh nghiệp này (trong đó có giải pháp về giảm thuế TNDN). Cụ thể, trong giai đoạn từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2015, doanh nghiệp có quy mô nhỏ (doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 20% (thấp hơn mức thuế suất 25%, 22% áp dụng đối với các doanh nghiệp khác); Từ 01/01/2016 đến nay, doanh nghiệp có quy mô nhỏ đang áp dụng chính sách thuế TNDN như các doanh nghiệp khác (mức thuế suất phổ thông là 20%), riêng năm 2020-2021 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 các doanh nghiệp này còn được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế TNDN (Điều 10). Bỏ quy định về nơi nộp thuế cho phù hợp với Luật Quản lý thuế Việc quy định về nơi nộp thuế tại Điều 12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành kể từ năm 2009 đến nay đã góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp với các địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại thành phố lớn, hoặc những nơi trung tâm để có điều kiện thuận lợi hơn trong giao dịch, trong khi mở các nhà máy, cơ sở sản xuất hoặc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khác, trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi nhất, hạn chế tối đa tăng thêm chi phí của doanh nghiệp, hoặc gây phức tạp về thủ tục hành chính trong kê khai, quyết toán thuế. Tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020, đã có quy định về nơi nộp thuế như sau: Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở. Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bố nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Xem chi tiết tại Dự thảo Tờ trình Đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) lấy ý kiến ngày 16/3/2023. Tải Dự thảo Tờ trình https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/21/ttr_thue_tndn_20230316151110.pdf
Xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
A. Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ: đáp ứng 2 điều kiện - Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người. - Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp nhỏ: - Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người. - Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ. 3. Doanh nghiệp vừa: - Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người. - Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ. B. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ: - Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người. - Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp nhỏ: - Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người. - Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng. 3. Doanh nghiệp vừa: - Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người. - Tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng. Căn cứ pháp lý: Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP.
Doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ có bắt buộc phải có kế toán trưởng không?
Tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ? Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định: 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ. Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ thì có bắt buộc phải có kế toán trưởng không? Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán: 1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng. 2. Phụ trách kế toán: a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán. b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. Như vậy, theo quy định trên ngoại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ thì không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng, đối với các doanh nghiệp khác thì bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. Đối với doanh nghiệp không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán trưởng theo thời hạn quy định sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
Có hay không sự bất bình đẳng giữa DN nhà nước và DNTN khi BLHS 2015 có hiệu lực
Từ trước đến nay, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân luôn có sự khoảng cách nhất định. Đặc biệt là khoảng cách về các thủ tục hành chính, và những hoạt động liên quan đến các cơ quan nhà nước. DN nhà nước luôn được ưu tiên, đó được xem như là một "luật bất thành văn" từ trước tói nay. Đến khi BLHS 2015 chính thức được ban hành, trong đó có điểm nổi bật là pháp nhân cũng là chủ thể của tội phạm hình sự. Cụ thể những hành vi được cho là phạm tội của pháp nhân được quy định ở Điều 76 BLHS. Tuy nhiên, điểm đổi mới này của BLHS đặt ra cho ta nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó sự công bằng giữa DN nhà nước và DN tư nhân được đẩy lên nội trội Liệu có sự công bằng hay không? Việc xử lý hình sự Pháp nhân thương mại sẽ thu hẹp hay giãn rộng khoảng cách phân biệt đối xử giữa Doanh nghiệp nhà nước và DN tư nhân.? Pháp luật quy định mọi doanh nghiệp đều bị xử lý hình sự nếu vi phạm như vậy DN nhà nước vi phạm cũng bị xử lý như DN tư nhân. Hình phạt có thể là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tức là đóng cửa nhà máy xí nghiệp. Tuy nhiên việc xử lý hình sự đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng phát hiện ra sai phạm. Mà điều này thì lại phụ thuộc vào năng lực thanh tra kiểm tra, đánh giá tính toán mức độ thiệt hại được thực hiện bởi các ban ngành nhà nước, và phụ thuộc vào kết quả giám định được thực hiện bởi cơ quan nhà nước. Như vậy liệu cơ quan nhà nước có nghiêm minh xử lý hình sự doanh nghiệp nhà nước công bằng bình đẳng như DN tư nhân không? Hay là quy định xử lý hình sự đối với doanh nghiệp sẽ lại là nhân tố làm giãn rộng thêm khoảng cách phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa DNNN và DN tư nhân? Giống như những bất bình đẳng trong các chính sách về ưu đãi tiếp cận nguồn vốn vay, ưu đãi về đất đai và các cơ chế chính sách như lâu nay? Có thể dự liệu đánh giá được phần nào nếu như có số liệu tổng hợp về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm của DNNN và DN tư nhân trong chục năm qua. Xem việc xử phạt vi phạm hành chính đối với DNNN và DN tư nhân có công bằng bình đẳng phân biệt đối xử không, để từ đó có thông tin để tham khảo đánh giá về việc xử lý hình sự doanh nghiệp. Và một điểm đáng chú ý nữa là Doanh nghiệp lớn hay nhỏ có nguy cơ phạm tội hình sự cao? Liệu có sự bất bình đảng giữa DN nhỏ và DN lớn? Từ ngày 1/7/2016 tới Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực quy định xử lý hình sự đối với Pháp nhân thương mại phạm tội. Xem xét những tội danh mà pháp nhân thương mại có thể phạm phải tại điều 76 thì thấy các doanh nghiệp lớn có nguy cơ bị xử lý hình sự cao hơn doanh nghiệp nhỏ. Lý do bởi vì các tội danh này đều dựa trên cơ sở mức độ định lượng tổn hại vật chất gây ra cho xã hội để làm căn cứ để định tội và định khung hình phạt. Do vậy những doanh nghiệp lớn có hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn nếu có sai phạm sẽ dễ dàng gây ra mức độ thiệt hại đủ lớn để bị xử lý hình sự. Cho nên những doanh nghiệp lớn có nguy cơ bị xử lý hình sự cao hơn doanh nghiệp nhỏ trên mọi lĩnh vực ngành nghề. Dưới đây là những tội danh mà các doanh nghiệp có thể phạm phải. Luật đặt ra là như vậy, nhưng áp dụng thế nào là một chuyện khác. Hãy xem sau khi BLHS 2015 có hiệu lực, thì việc xử lý hình sự đối với các doanh nghiệp sẽ như thế nào?
Xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chào các Luật sư, Công ty chúng tôi muốn nhờ các Luật sư tư vấn giúp một vấn đề như sau: Công ty chúng tôi là Công ty TNHH có 2 thành viên, được thành lập từ năm 2005, hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Sau nhiều lần thay đổi, hiện vốn điều lệ của Công ty là 50 tỷ đồng VN theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, tổng nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2011 của Công ty là 459 tỷ đồng VN (lấy số tròn), tổng số lao động bình quân của Công ty trong năm 2011 và hiện tại là 20 người. Vậy theo Nghị định56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ, Công ty chúng tôi có được xếp loại doanh nghiệp nhỏ và vừa không? Rất mong nhận được sự hỗ trợ của các Luật sư, chúng tôi xin cảm ơn rất nhiều. Trân trọng.