Căn cứ Luật đất đai 2013 có quy định như sau: "Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 27. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. ... Điều 5. Người sử dụng đất Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm: ... 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư. ... Điều 56. Cho thuê đất 1. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây: ... đ) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê; e) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp; ... Điều 59. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: ... d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này; ... Điều 133. Đất nông nghiệp do tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng 1. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì được Nhà nước xem xét cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư. ... Điều 149. Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề ... 2. Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm. Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất." =>> Như vậy, trong trường hợp này doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có thể trực tiếp thuê đất từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thể thuê đất trực tiếp từ cá nhân có quyền sử dụng đất được. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã lựa chọn được một khu đất phù hợp với nhu cầu đầu tư mà khu đất này do một cá nhân hiện đang là chủ sử dụng hợp pháp, thì vẫn có thể thuê được thông qua việc thỏa thuận đền bù với chủ sử dụng đất đó để Nhà nước thu hồi lại đất và sau đó tiến hành lập thủ tục xin thuê đất tại cơ quan có thẩm quyền.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh gạo?
Kính chào các luật sư, em có thắc mắc này mong các luật sư giải đáp giúp. Doanh nghiệp A có 30% vốn đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh gạo, nhưng theo Thông tư 34/2013/TT-BCT (vẫn còn hiệu lực) thì lúa gạo được xép vào danh mục không được thực hiện quyền phân phối. Mà theo em được biết thì Nghị định 09/2018/NĐ-CP (vẫn còn hiệu lực) sẽ xem xét cấp giấy phép kinh doanh gạo với nhiều điều kiện, có bao gồm điều kiện tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có sẵn cơ sở bán lẻ dưới dạng siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Nhưng doanh nghiệp A chưa có siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Các luật sư cho em hỏi là liệu Thông tư 34 và Nghị định 09 có đang xung đột với nhau không ạ, nếu có thì mình áp dụng vbpl nào là chính xác nhất? Và doanh nghiệp A nếu mở siêu thị chỉ để bán gạo thì vẫn có thể xin GPKD gạo theo NĐ 09 không? Đồng thời liệu có hướng nào khác cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh gạo không ạ? Có điều này em thắc mắc mãi đó là đối tượng điều chỉnh của Thông tư 34 là "doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" (em không tìm thấy định nghĩa của từ này trong vbpl nào) còn Nghị định 09 là " Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài" (được định nghĩa trong Luật đầu tư 2014). Liệu hai vbpl này có đang điều chỉnh hai đối tượng khác nhau hay chỉ một đối tượng mà các dùng khác ạ? Rất mong nhận được sự giúp đỡ! Chân thành cảm ơn.
Các báo cáo mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải làm
1, Báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp Theo quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, hàng năm, doanh nghiệp phải nộp báo cáo tình hình công tác ATVSLĐ 1 lần/năm vào trước ngày 10/1 hàng năm cho Sở LĐTBXH, Sở Y Tế 2, Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở cần được thực hiện 6 tháng 1 lần (trước 5/7 va 10/1 hàng năm) Doanh nghiệp nộp báo cáo tại Trung tâm y tế dự phòng huyện nơi đặt cơ sở ( theo quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BYT) 3, Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động Báo cáo tai nạn lao động cần được nộp về thanh tra Sở Lao Động Thương Binh & Xã Hội định kỳ 6 tháng 1 lần (trước 5/7 va 10/1 hàng năm) Nghị định 39/2016/NĐ-CP 4, Báo cáo số liệu quan trắc môi trường Báo cáo số liệu quan trắc môi trường ( hay còn gọi là báo cáo giám sát môi trường định kỳ) được thực hiện với tần suất như sau – Liên tục đối với số liệu quan trắc tự động – Không quá 30 ngày sau khi kết thúc kì quan trắc – Báo cáo tổng hợp 1 lần/năm trước 31/1 Chi tiết về báo cáo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Thông tư 43/2015/TT-BTNMT Báo cáo được nộp tại cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của nhà máy/doanh nghiệp, tức là 1 trong 3 đơn vị sau: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phòng Tài Nguyên Môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt cơ sở Ban quản lý Khu công nghiệp (Nếu doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp) 5, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại Theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 7 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, báo cáo quản lý chất thải nguy hại cần được nộp trước ngày 31/01 hàng năm về Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh. (nếu có) 6, Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động phải được thực hiện thường niên hàng năm theo quy định tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP, Phụ Lục 1 và Thông tư 19/2016/TT-BYT Báo cáo này chỉ cần lưu nội bộ. 7, Báo cáo công tác PCCC Thông tư 52/2014/TT-BCA (Điều 7) quy định, doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo công tác PCCC vào Quý IV Hàng năm. Báo cáo này chỉ cần lưu nội bộ 8, Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất Tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp cần nộp báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất về Sở Công Thương và Cục Hóa chất trước ngày 15/01 hàng năm theo phụ lục 5, mẫu 5a, thông tư 32/2017/TT-BCT ban hành ngày 28/12/2017 (Theo quy định tại thông tư 32/2017/TT-BCT và nghị định 113/2017/NĐ-CP) 9, Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm Theo quy định của điều 19, 52 của Luật hóa chất 2007 và quy định tại điều 18 , 19 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm Phụ lục III Nghị định 113/2017/NĐ-CP cần nộp Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm về Cục Hóa chất trước ngày 31/01 hàng năm. (nếu có)
Quyền chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức phân lô bán nền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Vấn đề về chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức phân lô bán nền được áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê quy định tại Điều 194 Luật đất đai 2013. Đây là hình thức kinh doanh mà chủ đầu tư dự án kinh doanh nhà ở không cần xây nhà mà vẫn có thể được chuyển nhượng QSDĐ cho khách hàng để họ tự xây dựng nhà ở. Tuy nhiên hiện nay pháp luật chỉ cho phép tổ chức kinh tế trong nước được quyền chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức này mà hạn chế quyền đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo quy định của pháp luật, có cần thiết bổ sung quy định cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức phân lô bán nền hay không? Theo quan điểm cá nhân của mình. Đây là điều cần thiết bởi những lí do sau: Thứ nhất, việc này sẽ giúp cho họ thuận lợi hơn trong việc thực hiện quyền giao dịch QSDĐ, tạo tâm lý thỏa mái, an tâm hơn khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, góp phần tạo sức hút đầu tư lớn từ các nhà đầu tư quốc tế. Đồng thời, điều này còn tạo nên sự bình đẳng với tổ chức kinh tế trong nước, phù hợp phù hợp với chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước và đảm bảo cam kết quốc tế mà Việt Nam đã kí kết. Thứ hai, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường cũng với tư cách là doanh nghiệp Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Họ được quyền thực hiện các quyền năng tương tự như doanh nghiệp trong nước Thứ ba, trong tình hình thực tế hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng ồ ạt vào đầu tư thực hiện các dự án tại Việt Nam thì việc cho phép họ được chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức phân lô bán nền phù hợp với quy hoạch chính là giải pháp hiệu quả để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân đồng thời tránh tình trạng pháp luật cấm nhưng các giao dịch ngầm vẫn âm thầm diễn ra, làm rối loạn thị trường bất động sản, thất thu ngân sách nhà nước, không bảo đảm được quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch.
Căn cứ Luật đất đai 2013 có quy định như sau: "Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 27. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. ... Điều 5. Người sử dụng đất Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm: ... 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư. ... Điều 56. Cho thuê đất 1. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây: ... đ) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê; e) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp; ... Điều 59. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: ... d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này; ... Điều 133. Đất nông nghiệp do tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng 1. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì được Nhà nước xem xét cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư. ... Điều 149. Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề ... 2. Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm. Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất." =>> Như vậy, trong trường hợp này doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có thể trực tiếp thuê đất từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thể thuê đất trực tiếp từ cá nhân có quyền sử dụng đất được. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã lựa chọn được một khu đất phù hợp với nhu cầu đầu tư mà khu đất này do một cá nhân hiện đang là chủ sử dụng hợp pháp, thì vẫn có thể thuê được thông qua việc thỏa thuận đền bù với chủ sử dụng đất đó để Nhà nước thu hồi lại đất và sau đó tiến hành lập thủ tục xin thuê đất tại cơ quan có thẩm quyền.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh gạo?
Kính chào các luật sư, em có thắc mắc này mong các luật sư giải đáp giúp. Doanh nghiệp A có 30% vốn đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh gạo, nhưng theo Thông tư 34/2013/TT-BCT (vẫn còn hiệu lực) thì lúa gạo được xép vào danh mục không được thực hiện quyền phân phối. Mà theo em được biết thì Nghị định 09/2018/NĐ-CP (vẫn còn hiệu lực) sẽ xem xét cấp giấy phép kinh doanh gạo với nhiều điều kiện, có bao gồm điều kiện tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có sẵn cơ sở bán lẻ dưới dạng siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Nhưng doanh nghiệp A chưa có siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Các luật sư cho em hỏi là liệu Thông tư 34 và Nghị định 09 có đang xung đột với nhau không ạ, nếu có thì mình áp dụng vbpl nào là chính xác nhất? Và doanh nghiệp A nếu mở siêu thị chỉ để bán gạo thì vẫn có thể xin GPKD gạo theo NĐ 09 không? Đồng thời liệu có hướng nào khác cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh gạo không ạ? Có điều này em thắc mắc mãi đó là đối tượng điều chỉnh của Thông tư 34 là "doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" (em không tìm thấy định nghĩa của từ này trong vbpl nào) còn Nghị định 09 là " Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài" (được định nghĩa trong Luật đầu tư 2014). Liệu hai vbpl này có đang điều chỉnh hai đối tượng khác nhau hay chỉ một đối tượng mà các dùng khác ạ? Rất mong nhận được sự giúp đỡ! Chân thành cảm ơn.
Các báo cáo mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải làm
1, Báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp Theo quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, hàng năm, doanh nghiệp phải nộp báo cáo tình hình công tác ATVSLĐ 1 lần/năm vào trước ngày 10/1 hàng năm cho Sở LĐTBXH, Sở Y Tế 2, Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở cần được thực hiện 6 tháng 1 lần (trước 5/7 va 10/1 hàng năm) Doanh nghiệp nộp báo cáo tại Trung tâm y tế dự phòng huyện nơi đặt cơ sở ( theo quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BYT) 3, Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động Báo cáo tai nạn lao động cần được nộp về thanh tra Sở Lao Động Thương Binh & Xã Hội định kỳ 6 tháng 1 lần (trước 5/7 va 10/1 hàng năm) Nghị định 39/2016/NĐ-CP 4, Báo cáo số liệu quan trắc môi trường Báo cáo số liệu quan trắc môi trường ( hay còn gọi là báo cáo giám sát môi trường định kỳ) được thực hiện với tần suất như sau – Liên tục đối với số liệu quan trắc tự động – Không quá 30 ngày sau khi kết thúc kì quan trắc – Báo cáo tổng hợp 1 lần/năm trước 31/1 Chi tiết về báo cáo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Thông tư 43/2015/TT-BTNMT Báo cáo được nộp tại cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của nhà máy/doanh nghiệp, tức là 1 trong 3 đơn vị sau: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phòng Tài Nguyên Môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt cơ sở Ban quản lý Khu công nghiệp (Nếu doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp) 5, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại Theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 7 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, báo cáo quản lý chất thải nguy hại cần được nộp trước ngày 31/01 hàng năm về Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh. (nếu có) 6, Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động phải được thực hiện thường niên hàng năm theo quy định tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP, Phụ Lục 1 và Thông tư 19/2016/TT-BYT Báo cáo này chỉ cần lưu nội bộ. 7, Báo cáo công tác PCCC Thông tư 52/2014/TT-BCA (Điều 7) quy định, doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo công tác PCCC vào Quý IV Hàng năm. Báo cáo này chỉ cần lưu nội bộ 8, Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất Tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp cần nộp báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất về Sở Công Thương và Cục Hóa chất trước ngày 15/01 hàng năm theo phụ lục 5, mẫu 5a, thông tư 32/2017/TT-BCT ban hành ngày 28/12/2017 (Theo quy định tại thông tư 32/2017/TT-BCT và nghị định 113/2017/NĐ-CP) 9, Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm Theo quy định của điều 19, 52 của Luật hóa chất 2007 và quy định tại điều 18 , 19 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm Phụ lục III Nghị định 113/2017/NĐ-CP cần nộp Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm về Cục Hóa chất trước ngày 31/01 hàng năm. (nếu có)
Quyền chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức phân lô bán nền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Vấn đề về chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức phân lô bán nền được áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê quy định tại Điều 194 Luật đất đai 2013. Đây là hình thức kinh doanh mà chủ đầu tư dự án kinh doanh nhà ở không cần xây nhà mà vẫn có thể được chuyển nhượng QSDĐ cho khách hàng để họ tự xây dựng nhà ở. Tuy nhiên hiện nay pháp luật chỉ cho phép tổ chức kinh tế trong nước được quyền chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức này mà hạn chế quyền đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo quy định của pháp luật, có cần thiết bổ sung quy định cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức phân lô bán nền hay không? Theo quan điểm cá nhân của mình. Đây là điều cần thiết bởi những lí do sau: Thứ nhất, việc này sẽ giúp cho họ thuận lợi hơn trong việc thực hiện quyền giao dịch QSDĐ, tạo tâm lý thỏa mái, an tâm hơn khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, góp phần tạo sức hút đầu tư lớn từ các nhà đầu tư quốc tế. Đồng thời, điều này còn tạo nên sự bình đẳng với tổ chức kinh tế trong nước, phù hợp phù hợp với chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước và đảm bảo cam kết quốc tế mà Việt Nam đã kí kết. Thứ hai, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường cũng với tư cách là doanh nghiệp Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Họ được quyền thực hiện các quyền năng tương tự như doanh nghiệp trong nước Thứ ba, trong tình hình thực tế hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng ồ ạt vào đầu tư thực hiện các dự án tại Việt Nam thì việc cho phép họ được chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức phân lô bán nền phù hợp với quy hoạch chính là giải pháp hiệu quả để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân đồng thời tránh tình trạng pháp luật cấm nhưng các giao dịch ngầm vẫn âm thầm diễn ra, làm rối loạn thị trường bất động sản, thất thu ngân sách nhà nước, không bảo đảm được quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch.