"Mỳ Quảng", "Phở Nam Định" và "Phở Hà Nội" được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Mới đây, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định đưa tri thức dân gian “Mỳ Quảng” và “Phở Nam Định” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (1) Đưa cả quy trình thành di sản văn hóa Ngày 09/8/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định 2326/QĐ-BVHTTDL, Quyết định 2327/QĐ-BVHTTDL và Quyết định 2328/QĐ-BVHTTDL , chính thức đưa “Mỳ Quảng”, “Phở Nam Định” và "Phở Hà Nội" vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. >>> Xem Quyết định 2326/QĐ-BVHTTDL tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/13/pho-nam-dinh.pdf >>> Xem Quyết định 2327/QĐ-BVHTTDL tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/13/mi-quang.pdf >>> Xem Quyết định 2328/QĐ-BVHTTDL tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/13/pho-ha-noi.pdf Quyết định yêu cầu chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Theo đó, tri thức dân gian “Phở Nam Định”, “Mỳ Quảng” và "Phở Hà Nội" đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: - Có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; - Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; - Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; - Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ. Công nhận di sản văn hóa phi vật thể đối với tri thức dân gian “Phở Nam Định”, "Phở Hà Nội" và “Mỳ Quảng” là việc công nhận quá trình từ nghiên cứu, trồng nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm thô rồi áp dụng các tri thức dân gian, lưu truyền để cho ra sản phẩm chứ không đơn thuần chỉ là công nhận một món ăn. Qua đó có thể thấy, việc công nhận trí thức dân gian "Mỳ Quảng", "Phở Hà Nội" và "Phở Nam Định" là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là một sự kiện đáng mừng mà còn mang ý nghĩa to lớn. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo, lâu đời của dân tộc. Đồng thời, việc này cũng góp phần quảng bá hình ảnh ẩm thực Việt Nam ra thế giới, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và thúc đẩy phát triển du lịch. (2) Mỳ Quảng - Hương vị xứ Quảng Mỳ Quảng, món ăn đặc sản của vùng đất Quảng Nam, đã từ lâu chinh phục biết bao thực khách bởi hương vị độc đáo và sự kết hợp hài hòa giữa nhiều nguyên liệu. Món ăn này không chỉ là một món ăn đơn thuần mà còn là biểu tượng văn hóa ẩm thực của người Quảng. Theo đó, sợi mỳ Quảng thường được làm từ bột gạo, tráng mỏng rồi thái thành sợi. Sợi mì có độ dai vừa phải, không quá mềm cũng không quá cứng. Nước dùng mỳ Quảng được hầm từ xương ống, thịt heo, tôm, tạo nên vị ngọt thanh tự nhiên. Đặc biệt, nước dùng mỳ Quảng thường có màu vàng óng ánh, bắt mắt nhờ việc sử dụng nghệ hoặc màu dành dành. Mỳ Quảng thường được ăn kèm với nhiều loại topping khác nhau như thịt heo ba chỉ, thịt gà, tôm, trứng cút, đậu phụ, rau sống (húng quế, xà lách, rau răm,...) và bánh tráng nướng. Tổng hợp lại các yếu tố trên, mỳ Quảng có vị ngọt thanh của nước dùng, vị béo của thịt, vị bùi của lạc rang, vị chua chua của chanh, vị cay nồng của ớt và vị thơm của các loại rau sống. Tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị độc đáo, khó quên, và đó chính là hương vị của xứ Quảng. Mỳ Quảng không chỉ là một món ăn, mà còn là một câu chuyện về văn hóa, về con người và về cuộc sống. Nếu có dịp đến Quảng Nam, đừng quên thưởng thức món mỳ Quảng đặc sản này nhé! (3) Mê ly hương vị phở Nam Định Phở Nam Định, một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, đã chinh phục biết bao thực khách bởi hương vị độc đáo và sự tinh tế trong từng tô phở. Khác với phở Hà Nội, phở Nam Định mang một nét riêng biệt, tạo nên một hương vị khó quên. Nước dùng phở Nam Định thường được ninh từ xương ống, thịt bò, tạo nên vị ngọt thanh tự nhiên. Đặc biệt, nhiều quán phở còn cho thêm gia vị bí truyền để tạo nên hương vị đậm đà. Sợi phở Nam Định thường nhỏ, mềm, dai vừa phải, khi chan vào nước dùng vẫn giữ được độ dai ngon. Thịt bò được chọn lọc kỹ càng, thường là thịt bắp hoặc thịt thăn, thái mỏng vừa ăn. Ngoài ra, nhiều quán còn có thêm các loại thịt bò khác như gân bò, đuôi bò để tăng thêm hương vị. Ngoài thịt bò, phở Nam Định còn được ăn kèm với hành lá, ngò, giá đỗ, ớt tươi và bánh quẩy giòn rụm. Khi húp một muỗng nước lèo “Phở Nam Định”, thực khách sẽ cảm nhận được ngay vị ngọt thanh của nước dùng, vị thơm của thịt bò, vị cay nồng của ớt và vị béo ngậy của bánh quẩy. Tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị độc đáo, khó cưỡng. Nếu có dịp đến Nam Định, đừng quên thưởng thức món phở đặc sản này nhé! (4) Phở Hà Nội - Niềm tự hào ẩm thực Phở Hà Nội không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà còn là một biểu tượng văn hóa, một phần hồn của người Hà Nội. Hương vị đặc trưng, lịch sử lâu đời và sự phổ biến rộng rãi đã đưa phở trở thành một món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Nguồn gốc của phở vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng có thể khẳng định rằng phở đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Từ khi xuất hiện, phở nhanh chóng trở nên phổ biến và được yêu thích bởi mọi tầng lớp người dân và sinh ra nhiều biến thể, được biến tấu lại theo vùng miền. Với việc ninh xương ống bò trong nhiều giờ, nước dùng của ‘Phở Hà Nội” thường có màu trong, vị ngọt thanh, không quá đậm đà nhưng tràn ngập hương vị của quế, hồi,.... Bánh phở trắng, mỏng, dai và có độ đàn hồi vừa phải. Khi ăn phở, người Hà Nội thường dùng thịt bò thái mỏng (tái, chín, gầu, nạm) hoặc thịt gà xé phay thêm với hành lá, rau thơm, chanh, ớt, tiêu, nước mắm tạo nên một hương vị chua cay mặn ngọt hài hòa. “Phở Hà Nội” không chỉ là bữa ăn mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ của người dân, mỗi bát phở đều mang trong mình câu chuyện về cuộc sống, về con người Hà Nội. Do đó, phở đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. “Phở Hà Nội” là một món ăn tuyệt vời, mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc. Nếu có cơ hội đến với Hà Nội, bạn nhất định phải thử món ăn “quốc hồn, quốc túy” này để cảm nhận hết hương vị đặc trưng của nó. (5) Một số di sản văn hóa phi vật thể khác Một số di sản trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Cục Di sản văn hóa có thể kể đến như: STT Tên di sản Quyết định Loại hình Tỉnh/ Thành phố 1 Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Thừa Thiên Huế 2 Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Đắk Lắk Tỉnh Đắk Nông Tỉnh Gia Lai Tỉnh Kon Tum Tỉnh Lâm Đồng 3 Dân ca Quan họ Bắc Ninh 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Bắc Giang Tỉnh Bắc Ninh 4 Dân ca Cao Lan 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 5 Dân ca Sán Chí 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 6 Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Hà Tĩnh Tỉnh Nghệ An 7 Võ cổ truyền Bình Định 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Bình Định 8 Múa rối nước 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Hải Dương …
Nội dung và quy trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể
Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Dưới đây là nội dung về quy trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. 1. Đối tượng kiểm kê và nội dung kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể Điều 4 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL đối tượng kiểm kê là di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại, bao gồm các loại hình sau đây: - Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; - Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; - Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; - Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; - Lễ hội truyền thống; - Nghề thủ công truyền thống; - Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác. Ưu tiên kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp. Điều 5 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL thì nội dung kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể gồm - Tên gọi: Xác định tên thường gọi và tên gọi khác (nếu có); - Loại hình: Căn cứ vào khoản 1, Điều 4 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL để xác định loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Trường hợp di sản văn hóa phi vật thể thuộc nhiều loại hình thì xác định đầy đủ các loại hình có liên quan; - Địa điểm: Xác định địa danh nơi di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại; di sản văn hóa phi vật thể tồn tại ở nhiều địa điểm trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi cụ thể đến cấp phường, xã, thị trấn; - Chủ thể văn hóa: + Trường hợp chủ thể văn hóa là một cá nhân: Xác định rõ họ và tên, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, địa chỉ và những thông tin liên quan đến quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể; + Trường hợp chủ thể văn hóa là cộng đồng, nhóm người: Xác định tên thường gọi của cộng đồng, nhóm người và thông tin về những người đại diện cho cộng đồng, nhóm người đó. Thông tin về những người đại diện cần xác định như quy định tại điểm a khoản này. - Miêu tả: + Quá trình ra đời, tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể; + Hình thức biểu hiện, quy trình thực hành, công trình kiến trúc, hiện vật và không gian văn hóa liên quan cùng với các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể; Hiện trạng: Xác định khả năng duy trì, nguy cơ, nguyên nhân mai một của di sản văn hóa phi vật thể; Đánh giá giá trị: Xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với đời sống cộng đồng hiện nay; Đề xuất biện pháp bảo vệ; Lập thư mục tài liệu có liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm các xuất bản phẩm, tư liệu khảo sát điền dã và tài liệu khác. 2. Phương pháp kiểm kê và quy trình tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể Điều 6 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL thì khảo sát điền dã, phỏng vấn, ghi chép, ghi âm, chụp ảnh, quay phim để thu thập thông tin và tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể. Phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá, tổng hợp các tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể. Điều 7 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL thì quy trình tổ chức kiểm kê bao gồm: - Nghiên cứu thu thập tư liệu, thông tin hiện có liên quan đến đối tượng kiểm kê; - Tập huấn cho những người tham gia kiểm kê; - Khảo sát điền dã, thu thập tư liệu, thông tin về đối tượng kiểm kê theo nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL; - Lập phiếu kiểm kê; - Lập danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL để điền nội dung danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể; - Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả kiểm kê sơ bộ và thông báo với cộng đồng địa phương; - Lập hồ sơ kiểm kê. Trong quá trình kiểm kê, khi phát hiện di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để kịp thời có biện pháp bảo vệ. 3. Hồ sơ, báo cáo và công bố kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể Điều 8 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL hồ sơ kiểm kê bao gồm: - Báo cáo kết quả kiểm kê: Trình bày thông tin cơ bản về quá trình kiểm kê, số lượng, tên gọi, loại hình, giá trị, hiện trạng, biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Báo cáo kiểm kê phải có chữ ký của trưởng ban kiểm kê; - Phiếu kiểm kê; - Danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể; - Băng ghi âm, ghi hình, ảnh, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ; - Nhật ký khảo sát điền dã và các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ kiểm kê được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điều 9 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL báo cáo và công bố kết quả kiểm kê: - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả kiểm kê và công bố kết quả kiểm kê. - Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết quả kiểm kê ở địa phương hằng năm. Thời hạn báo cáo chậm nhất là ngày 31 tháng 10. Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung từ đối tượng đến phương pháp và báo cáo về tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể theo Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL.
Hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Theo đó hiện nay việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là vấn đề quan trọng trong bảo tồn dí sản của đất nước, và hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay được quy định theo Điều 15 Nghị định 39/2024/NĐ-CP như sau: Hồ sơ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ sơ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận đề án, bao gồm: - Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thỏa thuận đề án; - Dự thảo đề án; - Báo cáo thực trạng của di sản; - Biên bản họp xin ý kiến đồng thuận rộng rãi của cộng đồng chủ thể di sản trên địa bàn thực hiện đề án; - Các tài liệu liên quan khác để tham khảo, làm minh chứng cho các nội dung nêu tại đề án thuận lợi cho việc phê duyệt, thỏa thuận. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO, bao gồm: - Tờ trình của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án; - Dự thảo đề án; - Báo cáo thực trạng của di sản; - Ý kiến thỏa thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ý kiến của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; - Biên bản họp xin ý kiến đồng thuận rộng rãi của cộng đồng chủ thể di sản trên địa bàn thực hiện đề án; - Các tài liệu liên quan khác để tham khảo, làm minh chứng cho các nội dung nêu tại đề án hỗ trợ cho việc phê duyệt đề án. Thẩm quyền phê duyệt đề án - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO sau khi có ý kiến của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt hoặc đồng phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn sau khi có thỏa thuận của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phê duyệt đề án do Bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đề án được triển khai, ý kiến chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng liên quan. Trình tự thực hiện: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận đề án; - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thỏa thuận về đề án, có văn bản gửi cơ quan tổ chức có liên quan để lấy ý kiến khoa học hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia, cộng đồng chủ thể trong trường hợp cần thiết; - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề nghị. - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định lựa chọn Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì xây dựng đề án trên cơ sở đồng thuận của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan trong trường hợp phạm vi đề án từ 02 (hai) đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan chịu trách nhiệm phối hợp xây dựng và triển khai đề án. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tổ chức sơ kết, đánh giá lại sau 02 (hai) năm triển khai đề án, xem xét điều chỉnh (nếu cần) để bảo đảm việc triển khai phù hợp với thực tiễn; có Báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch muộn nhất 03 (ba) tháng sau khi tổng kết đề án. =>> Theo đó hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay được thực hiện theo quy định nêu trên.
03 chính sách mới thuộc lĩnh vực Văn hoá - Xã hội sẽ có hiệu lực trong tháng 6/2024
Tháng 6 tới đây sẽ có nhiều chính sách mới về Văn hoá - Xã hội có hiệu lực. Trong đó nổi bật là các Nghị định 43/2024/NĐ-CP, Nghị định 39/2024/NĐ-CP, Nghị quyết 17/2024/NQ-HĐND. 1) Chính sách mới về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ Thông qua Nghị định 43/2024/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Trong đó, có có các quy định về: - Thời gian xét tặng và công bô danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ là 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 4 Nghị định 43/2024/NĐ-CP) - Quyền và nghĩa vụ của “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” theo Điều 5 Nghị định 43/2024/NĐ-CP: Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” có các quyền và nghĩa vụ sau đây: + Được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước và tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” theo quy định của pháp luật. + Tích cực truyền, dạy nghề, gìn giữ nghề, hiện vật khen thưởng; không ngừng hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo nghề. + Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ do các tỉnh, thành phố, bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương phát động. + Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. - Về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được quy định chi tiết tại Chương II Nghị định 43/2024/NĐ-CP - Về Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được quy định chi tiết tại Chương III Nghị định 43/2024/NĐ-CP với nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng, cụ thể thành phần Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng chuyên ngành cấp bộ, Hội đồng cấp Nhà nước. - Về hồ sơ, quy trình và thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu được quy định tại Chương IV Nghị định 43/2024/NĐ-CP với cụ thể thành phần hồ sơ và thủ tục, quy trình xét tại Hội đồng các cấp. Nghị định 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hoạt động xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ chính thức có hiệu lực từ ngày 06/6/2024. 2) Chính sách mới về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Theo Nghị định 39/2024/NĐ-CP, đây là một chính sách mới quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau: - Nguyên tắc trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể: + Cộng đồng chủ thể phải đảm bảo duy trì tính liên tục trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản; giảm nguy cơ mai một, thất truyền; + Bảo đảm gìn giữ giá trị của di sản với các hình thức thể hiện, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật và không gian thực hành liên quan; không đưa những yếu tố không phù hợp vào di sản; + Bảo đảm bao quát quy trình thực hành, nội dung, hoạt động, các yếu tố cấu thành của di sản với sự tham gia của cộng đồng chủ thể vào thực hành di sản; + Không phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản; + Không lợi dụng thực hành di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật; + Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tính thiêng của nghi lễ và không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể. - Nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể: + Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể; + Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường; + Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau; + Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy; + Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội; + Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, Nghị định 39/2024/NĐ-CP còn quy định về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia tại Chương II Nghị định 39/2024/NĐ-CP và quy định về trách nhiệm quản lý nội dung này tại Chương III Nghị định 39/2024/NĐ-CP. Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo quy định của Luật Di sản văn hóa trong các Danh sách của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2024. 3) Mức hỗ trợ cho người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Thực hiện Thông tư 82/2022/TT-BTC quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, HĐND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết 17/2024/NQ-HĐND. Đây là chính sách mới quy định mức hỗ trợ cho người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Theo đó, Nghị quyết 17/2024/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ, nguồn kinh phí thực hiện từ ngày 01/6/2024 với đối tượng trên như sau: - Mức hỗ trợ: Người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hưởng hỗ trợ như sau + Trực tiếp giúp đỡ 01 người được hưởng hỗ trợ 500.000 đồng/tháng. + Trực tiếp giúp đỡ 02 người được hưởng hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng. + Trực tiếp giúp đỡ 03 người được hưởng hỗ trợ 1.500.000 đồng/tháng. - Nguồn kinh phí: Kinh phí chi trả được đảm bảo từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành. Nghị quyết 17/2024/NQ-HĐND được áp dụng với người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định 120/2021/NĐ-CP và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2024.
Tổ chức liên hoan, giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể
Nghị định 39/2024/NĐ-CP có hiệu lực 01/06/2024 quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể (sau đây gọi là Liên hoan) là hoạt động bảo vệ di sản được cam kết trong hồ sơ trình UNESCO, bao gồm: tổ chức thực hành, trình diễn của cộng đồng chủ thể; trưng bày, triển lãm, giới thiệu, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng, giáo dục, quảng bá về di sản văn hóa phi vật thể. Việc tổ chức liên hoan, giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và trong Danh mục của quốc gia được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 39/2024/NĐ-CP và được thực hiện như sau: 1. Thẩm quyền tổ chức Liên hoan: Căn cứ tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền tổ chức Liên hoan bao gồm: - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc tổ chức Liên hoan quy mô từ 02 (hai) đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, quốc gia và quốc tế tại Việt Nam; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc tổ chức Liên hoan trên địa bàn. 2. Quy mô và định kỳ tổ chức liên hoan Căn cứ tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định liên hoan được tổ chức theo quy mô và định kỳ như sau: - Liên hoan tất cả các loại hình di sản văn hóa phi vật thể do cơ quan chức năng về quản lý di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ở quy mô quốc gia, quốc tế tại Việt Nam theo định kỳ 03 (ba) năm một lần; - Liên hoan từng loại hình di sản văn hóa phi vật thể quy mô quốc gia ở trong nước do cơ quan chức năng về quản lý di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức theo định kỳ 01 (một) năm một lần; - Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể có phạm vi 02 (hai) tỉnh, thành phố trở lên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có di sản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định khi có sự thống nhất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại để tổ chức luân phiên 02 (hai) năm một lần; - Liên hoan một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi 01 (một) tỉnh, thành phố do cơ quan chức năng về di sản văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức. 3. Trưng bày và giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể Căn cứ tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định việc trưng bày và giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức như sau: - Trưng bày và giới thiệu dài hạn, ngắn hạn về di sản tại các bảo tàng; tổ chức giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể gắn với thông tin, tài liệu, hiện vật và nội dung trưng bày bảo tàng trong phạm vi bảo tàng do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện; - Trưng bày và giới thiệu, triển lãm lưu động trong và ngoài nước ở quy mô quốc gia, quốc tế; tổ chức giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể gắn với thông tin, tài liệu, hiện vật và nội dung trưng bày bảo tàng phạm vi quốc gia ở trong và ngoài nước do cơ quan chức năng về di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện, phối hợp thực hiện hoặc Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có di sản thực hiện theo đề nghị của Chủ tịnh Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, từ ngày 01/06/2024 thì thẩm quyền tổ chức liên hoan, giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và trong Danh mục của quốc gia cần được tổ chức cũng như quy mô, định kỳ tổ chức liên hoan, trưng bày và giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể cần được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 39/2024/NĐ-CP.
Nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm sức sống của di sản văn hóa phi vật thể. Hoạt động này bao gồm việc kiểm kê, nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu, gìn giữ, phát huy, thực hành, truyền dạy, giáo dục trong hoặc ngoài nhà trường cũng như việc phục hồi các khía cạnh khác nhau của di sản. Nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Căn cứ Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau: - Nguyên tắc trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể: + Cộng đồng chủ thể phải đảm bảo duy trì tính liên tục trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản; giảm nguy cơ mai một, thất truyền; + Bảo đảm gìn giữ giá trị của di sản với các hình thức thể hiện, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật và không gian thực hành liên quan; không đưa những yếu tố không phù hợp vào di sản; + Bảo đảm bao quát quy trình thực hành, nội dung, hoạt động, các yếu tố cấu thành của di sản với sự tham gia của cộng đồng chủ thể vào thực hành di sản; + Không phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản; + Không lợi dụng thực hành di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật; + Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tính thiêng của nghi lễ và không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể. - Nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể: + Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể; + Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường; + Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau; + Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy; + Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội; + Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Như vậy, việc thực hành di sản văn hóa phi vật thể và quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phải tuân thủ các nguyên tắc nêu trên. Việc phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 14 Nghị định 39/2024/NĐ-CP có quy định về việc phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể: - Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định. - Các loại đề án gồm: + Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO; + Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục của quốc gia; + Đề án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền, cần bảo vệ khẩn cấp. - Nội dung cơ bản của đề án gồm: + Sự cần thiết xây dựng đề án; + Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; + Mô tả về một hoặc nhiều di sản thuộc phạm vi, đối tượng của đề án; cá nhân, cộng đồng chủ thể di sản; giá trị của di sản; + Hiện trạng thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; + Các vấn đề, yếu tố, nguy cơ tác động tới thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; + Phân tích, đánh giá tác động của đề án đến hiện trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể; + Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, hoạt động triển khai; + Lộ trình, thời gian triển khai; + Kinh phí triển khai; tên, nội dung các dự án thành phần (nếu có); + Trách nhiệm (của cơ quan, tổ chức, cá nhân) tổ chức thực hiện; + Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị. - Đề án được xây dựng 05 (năm) năm một lần, tầm nhìn 10 (mười) năm. - Đề án được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện theo lộ trình triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo hiện trạng của di sản để bảo đảm sự phù hợp, khả thi. Theo đó, việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ đâu? Căn cứ Điều 17 Nghị định 39/2024/NĐ-CP có quy định về kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau: - Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia bao gồm: + Hàng năm, Nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có liên quan căn cứ quy định hiện hành về phân cấp ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; + Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; + Các nguồn tài chính hợp pháp khác. - Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án khẩn cấp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Như vậy, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia bao gồm các nguồn nêu trên. Lưu ý Nghị định 39/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2024.
Bảo vệ, Phục hồi và Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền là di sản mà khả năng tồn tại, thực hành và trao truyền của di sản trong cộng đồng chủ thể đang bị ngăn cản hoặc đe dọa nghiêm trọng, khó có khả năng phục hồi và có thể bị biến mất. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm sức sống của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc kiểm kê, nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu, gìn giữ, phát huy, thực hành, truyền dạy, giáo dục trong hoặc ngoài nhà trường cũng như việc phục hồi các khía cạnh khác nhau của di sản. Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động dựa trên bản chất tự nhiên và giá trị của di sản nhằm tái tạo, củng cố các thực hành, giữ gìn các yếu tố, biểu đạt của di sản đang bị biến đổi hoặc đe dọa biến mất cần được bảo vệ để di sản văn hóa phi vật thể tồn tại lâu dài và phát triển. Dưới đây là toàn bộ nội dung về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền cũng như nội dung phục hồi di sản văn hóa phi vật thể, phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo Nghị định 39/2024/NĐ-CP. 1. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền Điều 12 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định di sản văn hóa phi vật thể được xác định là có nguy cơ mai một, thất truyền khi có một hoặc một số các tiêu chí sau đây: - Sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng nghệ nhân, người thực hành và thế hệ kế cận trong cộng đồng chủ thể; - Sự suy giảm và biến đổi nghiêm trọng những các biểu đạt văn hóa, các bài bản, công cụ, hiện vật và đồ tạo tác liên quan; - Sự biến đổi, thu hẹp thậm chí biến mất các không gian thực hành di sản văn hóa phi vật thể; - Sự thay đổi điều kiện thực hành và hình thức thực hành di sản do biến đổi khí hậu, thiên tai, đô thị hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa dẫn đến biến đổi ý nghĩa và chức năng xã hội của di sản văn hóa phi vật thể; Căn cứ xác định di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền thuộc Danh mục kiểm kê hàng năm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định: - Căn cứ các tiêu chí quy định tại Công ước 2003 đối với di sản đăng ký vào Danh sách cần bảo vệ khẩn cấp; - Căn cứ kết quả kiểm kê thực trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể so với thời điểm được UNESCO ghi danh hoặc đưa vào Danh mục của quốc gia; - Căn cứ đề xuất của cộng đồng chủ thể di sản văn hóa phi vật thể. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng về di sản văn hóa triển khai ngay lập tức các biện pháp, nhiệm vụ bảo vệ khẩn cấp gồm: - Tư liệu hóa các biểu đạt, thực hành và các bài bản của di sản văn hóa phi vật thể; - Phục hồi không gian thực hành di sản và môi trường liên quan; - Phục hồi các tập tục, biểu đạt và các thực hành; - Hỗ trợ nghệ nhân, người thực hành tổ chức truyền dạy; - Hỗ trợ các cá nhân trong cộng đồng theo học; - Hỗ trợ cộng đồng trang bị, chế tác công cụ, đồ tạo tác liên quan; - Hỗ trợ cộng đồng chủ thể thực hành và duy trì thực hành; - Các biện pháp bảo vệ khác theo đề xuất của cộng đồng, đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 39/2024/NĐ-CP và phù hợp từng loại hình di sản; - Xây dựng, tổ chức thực hiện đề án và có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khẩn cấp; - Có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được kịp thời hướng dẫn, phối hợp thực hiện; đề nghị UNESCO hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. Kinh phí bảo vệ khẩn cấp di sản có nguy cơ mai một, thất truyền thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Nghị định 39/2024/NĐ-CP. 2. Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 39/2024/NĐ-CP thì nhiệm vụ phục hồi gồm: phục hồi các biểu đạt, tập tục, thực hành, đồ vật, không gian thực hành và môi trường liên quan của di sản văn hóa phi vật thể. Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 39/2024/NĐ-CP và: - Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định; - Có sự tham gia, đồng thuận rộng rãi của chủ thể di sản và cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Tư liệu hóa quá trình phục hồi di sản; - Gửi báo cáo kết quả, sản phẩm tư liệu hóa cho cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa. Căn cứ vào kết quả thực hiện đề án phục hồi di sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bố trí nguồn lực bảo đảm di sản được duy trì thực hành và phát huy trong đời sống. 3. Phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể Điều 14 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Các loại đề án gồm: - Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO; - Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục của quốc gia; - Đề án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền, cần bảo vệ khẩn cấp. Nội dung cơ bản của đề án gồm: - Sự cần thiết xây dựng đề án; - Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; - Mô tả về một hoặc nhiều di sản thuộc phạm vi, đối tượng của đề án; cá nhân, cộng đồng chủ thể di sản; giá trị của di sản; - Hiện trạng thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; - Các vấn đề, yếu tố, nguy cơ tác động tới thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; - Phân tích, đánh giá tác động của đề án đến hiện trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể; - Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, hoạt động triển khai; - Lộ trình, thời gian triển khai; - Kinh phí triển khai; tên, nội dung các dự án thành phần (nếu có); - Trách nhiệm (của cơ quan, tổ chức, cá nhân) tổ chức thực hiện; - Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị. Đề án được xây dựng 05 (năm) năm một lần, tầm nhìn 10 (mười) năm. Đề án được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện theo lộ trình triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo hiện trạng của di sản để bảo đảm sự phù hợp, khả thi. Như vậy, trên đây là nội dung liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền cũng như nội dung phục hồi di sản văn hóa phi vật thể, phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Hợp tác quốc tế trong phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể là gì? Di sản văn hóa phi vật thể được bảo vệ như thế nào? Hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các Danh sách của UNESCO được quy định ra sao? Di sản văn hóa phi vật thể là gì? Theo khoản 1, 2 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 thì di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa phi vật thể được bảo vệ như thế nào? Căn cứ Điều 17, Điều 18 Luật di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp sau đây: - Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể. - Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. - Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể. - Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể. - Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và cấp Giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong trường hợp di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mà sau đó có cơ sở xác định không đủ tiêu chuẩn thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa ra khỏi Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Quy định về hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Ngày 16/04/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo Điều 16 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia, bao gồm: - Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực. - Tổ chức liên hoan, giao lưu, triển lãm, trưng bày và giới thiệu về di sản. - Đẩy mạnh việc tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu, tư liệu hóa, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Xây dựng các báo cáo, hồ sơ đa quốc gia. - Tiếp nhận, kêu gọi hỗ trợ quốc tế. - Phổ biến Công ước 2003. - Tham gia các kỳ họp, ứng cử, tham gia vào Ủy ban Liên Chính phủ của Công ước 2003 và các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan khác. Theo đó, quy định hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia thực hiện theo Điều 16 Nghị định 39/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2024.
Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
Nghị định 93/2023/NĐ-CP quy định đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Nghị định này không áp dụng đối với cá nhân là người Việt Nam đang nắm giữ, thực hành, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. 1. Nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Căn cứ Điều 4 Nghị định 93/2023/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể: - Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng 2022. - Không xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho cá nhân đã được đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp về loại hình di sản văn hóa phi vật thể mà họ đang nắm giữ để có thêm các kỹ năng, bí quyết. - Thời gian cá nhân công tác và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thời gian cá nhân thoát ly hoạt động thực hành di sản văn hóa phi vật thể tại cộng đồng thì không được tính là thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Hội đồng các cấp chỉ được trình cấp trên có thẩm quyền xem xét các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. 2. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Căn cứ Điều 7 Nghị định 93/2023/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể: Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. - Có phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận, mến mộ. - Có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh; có cống hiến to lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của đất nước; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Có thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. 3. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Căn cứ Điều 8 Nghị định 93/2023/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể: Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. - Có phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận, mến mộ. - Có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh; có cống hiến lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Có thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Như vậy, nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể quy định tại Điều 4 Nghị định 93/2023/NĐ-CP. Tiêu chuẩn xét tặng thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 93/2023/NĐ-CP.
UNESCO là gì? Việt Nam có những di sản nào được UNESCO công nhận
UNESCO là một cụm từ được nhiều người biết tới khi có chức năng công nhận các di sản văn hóa trên thế giới. Vậy, UNESCO là gì? Việt Nam đã có những di sản nào được UNESCO công nhận? Tổ chức UNESCO là gì? UNESCO là tên gọi viết tắt của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - UNESCO). UNESCO là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hợp quốc, được thành lập với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO). UNESCO hiện đã có mặt trên 191 quốc gia thành viên và trụ sở chính đặt tại Pháp, với hơn 50 văn phòng và các trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới, một trong các dự án của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới. Một trong những hoạt động nổi bật của UNESCO là công nhận và bảo tồn các di sản văn hóa trên thế giới do Ủy ban Di sản thế giới điều hành. Đối tượng di sản văn hóa nào được UNESCO công nhận? Căn cứ Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể của Việt Nam bao gồm: - Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: + Tiếng nói, chữ viết; + Ngữ văn dân gian; + Nghệ thuật trình diễn dân gian; + Tập quán xã hội và tín ngưỡng; + Lễ hội truyền thống; + Nghề thủ công truyền thống; + Tri thức dân gian. - Di sản văn hóa vật thể bao gồm: + Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích); + Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Hiện nay, UNESCO công nhận 2 loại di sản văn hóa đó chính là di sản văn hóa phi vật thể đây có thể là các nghệ thuật, tập quán, tín ngưỡng được duy trì nhiều thế hệ có nét độc đáo đặc sắc cần được bảo tồn. Thứ hai là di sản văn hóa vật thể gồm các công trình kiến trúc, địa danh hay cổ vật. Tổng hợp các di sản văn hóa tại Việt Nam đã được UNESCO công nhận (1) Di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận - Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) được UNESCO công nhận năm 1999. - Thánh địa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam) được UNESCO công nhận năm 1999. - Cố Đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) được UNESCO công nhận năm 1993. - Hoàng thành Thăng Long (TP Hà Nội) được UNESCO công nhận năm 2010. - Thành Nhà Hồ (tỉnh Thanh Hóa) được UNESCO công nhận năm 2011. (2) Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận - Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận năm 2003. - Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận năm 2005. - Dân ca Quan họ được UNESCO công nhận năm 2009. - Ca trù được UNESCO công nhận năm 2009. - Hội Gióng được UNESCO công nhận năm 2010. - Hát xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận năm 2011. - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận năm 2012. - Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận năm 2013.
14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công nhận năm 2023
Ngày 14/02/2023 Bộ VHTTDL đã ban hành hàng loạt các Quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó có 14 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận. Cụ thể, Bộ VHTTDL quyết định công nhận 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm: (1) Công nhận tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 232/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường. Địa điểm: Huyện Mường Lát, huyện Quan Hóa, huyện Quan Sơn, huyện Bá Thước, huyện Lang Chánh, huyện Ngọc Lặc, huyện Thường Xuân, huyện Như Xuân, huyện Như Thanh, huyện Cẩm Thủy, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Xem thêm Quyết định 232/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (2) Công nhận nghề làm muối ớt Tây Ninh Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 230/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghề thủ công truyền thống, nghề làm muối ớt Tây Ninh. Địa điểm: Tỉnh Tây Ninh Xem thêm Quyết định 230/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (3) Công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian Hò Giã Gạo Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 216/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghệ thuật trình diễn dân gian Hò Giã Gạo. Địa điểm: Huyện Hải Lăng, huyện Triệu Phong, huyện Cam Lộ, huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng trị. Xem thêm Quyết định 216/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (4) Công nhận lễ hội truyền thống Lễ Hội Dinh Cô Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 237/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia:Lễ hội truyền thống Lễ Hội Dinh Cô. Địa điểm: Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Xem thêm Quyết định 237/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (5) Công nhận nghề thủ công truyền thống Nghề Dệt Thủ Công Truyền Thống Của Người Ba Na Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 238/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội truyền thống Lễ Hội Dinh Cô. Địa điểm: Huyện kon Rẫy, huyện Đăk Hà, huyện Sa Thày, thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum. Xem thêm Quyết định 238/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (6) Công nhận tri thức dân gian: Tri Thức Trồng Và Chế Biến Chè Tân Cương Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 240/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tri Thức Trồng Và Chế Biến Chè Tân Cương. Địa điểm: Xã Tân Cương, xã Phúc Trìu, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Xem thêm Quyết định 240/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (7) Công nhận lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng: Tết Trung Thu Ở Hội An Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 228/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung Thu Ở Hội An Địa điểm: Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Xem thêm Quyết định 228/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (8) Công nhận lễ hội truyền thống Lễ Hội Nghinh Ông Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 236/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội truyền thống Lễ Hội Nghinh Ông. Địa điểm: Phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Xem thêm Quyết định 236/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (9) Công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ Thuật Chèo Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 229/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ Thuật Chèo. Địa điểm: Tỉnh Thái Bình. Xem thêm Quyết định 229/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (10) Công nhận lễ hội truyền thống Lễ Hội Núi Văn - Núi Võ Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 239/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội truyền thống Lễ Hội Núi Văn - Núi Võ. Địa điểm: Xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Xem thêm Quyết định 239/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (11) Công nhận lễ hội truyền thống Lễ Hội Chùa Bắc Nga Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 231/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội truyền thống Lễ Hội Chùa Bắc Nga. Địa điểm: Xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Xem thêm Quyết định 231/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (12) Công nhận tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 233/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường. Địa điểm: Huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Xem thêm Quyết định 233/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (13) Công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi Của Người Tày Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 234/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi Của Người Tày. Địa điểm: Xã Yên Thổ, xã Nam Quang, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Xem thêm Quyết định 234/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (14) Công nhận tri thức dân gian Nghệ Thuật Trang Trí Hoa Văn Trên Trang Phục Của Người Dao Đỏ Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 235/QĐ-BVHTTDL ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tri thức dân gian Nghệ Thuật Trang Trí Hoa Văn Trên Trang Phục Của Người Dao Đỏ. Địa điểm: Xã Vũ Minh, huyện . Xem thêm Quyết định 235/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023.
"Mỳ Quảng", "Phở Nam Định" và "Phở Hà Nội" được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Mới đây, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định đưa tri thức dân gian “Mỳ Quảng” và “Phở Nam Định” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (1) Đưa cả quy trình thành di sản văn hóa Ngày 09/8/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định 2326/QĐ-BVHTTDL, Quyết định 2327/QĐ-BVHTTDL và Quyết định 2328/QĐ-BVHTTDL , chính thức đưa “Mỳ Quảng”, “Phở Nam Định” và "Phở Hà Nội" vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. >>> Xem Quyết định 2326/QĐ-BVHTTDL tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/13/pho-nam-dinh.pdf >>> Xem Quyết định 2327/QĐ-BVHTTDL tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/13/mi-quang.pdf >>> Xem Quyết định 2328/QĐ-BVHTTDL tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/13/pho-ha-noi.pdf Quyết định yêu cầu chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Theo đó, tri thức dân gian “Phở Nam Định”, “Mỳ Quảng” và "Phở Hà Nội" đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: - Có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; - Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; - Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; - Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ. Công nhận di sản văn hóa phi vật thể đối với tri thức dân gian “Phở Nam Định”, "Phở Hà Nội" và “Mỳ Quảng” là việc công nhận quá trình từ nghiên cứu, trồng nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm thô rồi áp dụng các tri thức dân gian, lưu truyền để cho ra sản phẩm chứ không đơn thuần chỉ là công nhận một món ăn. Qua đó có thể thấy, việc công nhận trí thức dân gian "Mỳ Quảng", "Phở Hà Nội" và "Phở Nam Định" là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là một sự kiện đáng mừng mà còn mang ý nghĩa to lớn. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo, lâu đời của dân tộc. Đồng thời, việc này cũng góp phần quảng bá hình ảnh ẩm thực Việt Nam ra thế giới, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và thúc đẩy phát triển du lịch. (2) Mỳ Quảng - Hương vị xứ Quảng Mỳ Quảng, món ăn đặc sản của vùng đất Quảng Nam, đã từ lâu chinh phục biết bao thực khách bởi hương vị độc đáo và sự kết hợp hài hòa giữa nhiều nguyên liệu. Món ăn này không chỉ là một món ăn đơn thuần mà còn là biểu tượng văn hóa ẩm thực của người Quảng. Theo đó, sợi mỳ Quảng thường được làm từ bột gạo, tráng mỏng rồi thái thành sợi. Sợi mì có độ dai vừa phải, không quá mềm cũng không quá cứng. Nước dùng mỳ Quảng được hầm từ xương ống, thịt heo, tôm, tạo nên vị ngọt thanh tự nhiên. Đặc biệt, nước dùng mỳ Quảng thường có màu vàng óng ánh, bắt mắt nhờ việc sử dụng nghệ hoặc màu dành dành. Mỳ Quảng thường được ăn kèm với nhiều loại topping khác nhau như thịt heo ba chỉ, thịt gà, tôm, trứng cút, đậu phụ, rau sống (húng quế, xà lách, rau răm,...) và bánh tráng nướng. Tổng hợp lại các yếu tố trên, mỳ Quảng có vị ngọt thanh của nước dùng, vị béo của thịt, vị bùi của lạc rang, vị chua chua của chanh, vị cay nồng của ớt và vị thơm của các loại rau sống. Tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị độc đáo, khó quên, và đó chính là hương vị của xứ Quảng. Mỳ Quảng không chỉ là một món ăn, mà còn là một câu chuyện về văn hóa, về con người và về cuộc sống. Nếu có dịp đến Quảng Nam, đừng quên thưởng thức món mỳ Quảng đặc sản này nhé! (3) Mê ly hương vị phở Nam Định Phở Nam Định, một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, đã chinh phục biết bao thực khách bởi hương vị độc đáo và sự tinh tế trong từng tô phở. Khác với phở Hà Nội, phở Nam Định mang một nét riêng biệt, tạo nên một hương vị khó quên. Nước dùng phở Nam Định thường được ninh từ xương ống, thịt bò, tạo nên vị ngọt thanh tự nhiên. Đặc biệt, nhiều quán phở còn cho thêm gia vị bí truyền để tạo nên hương vị đậm đà. Sợi phở Nam Định thường nhỏ, mềm, dai vừa phải, khi chan vào nước dùng vẫn giữ được độ dai ngon. Thịt bò được chọn lọc kỹ càng, thường là thịt bắp hoặc thịt thăn, thái mỏng vừa ăn. Ngoài ra, nhiều quán còn có thêm các loại thịt bò khác như gân bò, đuôi bò để tăng thêm hương vị. Ngoài thịt bò, phở Nam Định còn được ăn kèm với hành lá, ngò, giá đỗ, ớt tươi và bánh quẩy giòn rụm. Khi húp một muỗng nước lèo “Phở Nam Định”, thực khách sẽ cảm nhận được ngay vị ngọt thanh của nước dùng, vị thơm của thịt bò, vị cay nồng của ớt và vị béo ngậy của bánh quẩy. Tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị độc đáo, khó cưỡng. Nếu có dịp đến Nam Định, đừng quên thưởng thức món phở đặc sản này nhé! (4) Phở Hà Nội - Niềm tự hào ẩm thực Phở Hà Nội không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà còn là một biểu tượng văn hóa, một phần hồn của người Hà Nội. Hương vị đặc trưng, lịch sử lâu đời và sự phổ biến rộng rãi đã đưa phở trở thành một món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Nguồn gốc của phở vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng có thể khẳng định rằng phở đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Từ khi xuất hiện, phở nhanh chóng trở nên phổ biến và được yêu thích bởi mọi tầng lớp người dân và sinh ra nhiều biến thể, được biến tấu lại theo vùng miền. Với việc ninh xương ống bò trong nhiều giờ, nước dùng của ‘Phở Hà Nội” thường có màu trong, vị ngọt thanh, không quá đậm đà nhưng tràn ngập hương vị của quế, hồi,.... Bánh phở trắng, mỏng, dai và có độ đàn hồi vừa phải. Khi ăn phở, người Hà Nội thường dùng thịt bò thái mỏng (tái, chín, gầu, nạm) hoặc thịt gà xé phay thêm với hành lá, rau thơm, chanh, ớt, tiêu, nước mắm tạo nên một hương vị chua cay mặn ngọt hài hòa. “Phở Hà Nội” không chỉ là bữa ăn mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ của người dân, mỗi bát phở đều mang trong mình câu chuyện về cuộc sống, về con người Hà Nội. Do đó, phở đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. “Phở Hà Nội” là một món ăn tuyệt vời, mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc. Nếu có cơ hội đến với Hà Nội, bạn nhất định phải thử món ăn “quốc hồn, quốc túy” này để cảm nhận hết hương vị đặc trưng của nó. (5) Một số di sản văn hóa phi vật thể khác Một số di sản trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Cục Di sản văn hóa có thể kể đến như: STT Tên di sản Quyết định Loại hình Tỉnh/ Thành phố 1 Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Thừa Thiên Huế 2 Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Đắk Lắk Tỉnh Đắk Nông Tỉnh Gia Lai Tỉnh Kon Tum Tỉnh Lâm Đồng 3 Dân ca Quan họ Bắc Ninh 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Bắc Giang Tỉnh Bắc Ninh 4 Dân ca Cao Lan 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 5 Dân ca Sán Chí 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 6 Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Hà Tĩnh Tỉnh Nghệ An 7 Võ cổ truyền Bình Định 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Bình Định 8 Múa rối nước 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Hải Dương …
Nội dung và quy trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể
Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Dưới đây là nội dung về quy trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. 1. Đối tượng kiểm kê và nội dung kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể Điều 4 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL đối tượng kiểm kê là di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại, bao gồm các loại hình sau đây: - Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; - Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; - Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; - Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; - Lễ hội truyền thống; - Nghề thủ công truyền thống; - Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác. Ưu tiên kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp. Điều 5 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL thì nội dung kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể gồm - Tên gọi: Xác định tên thường gọi và tên gọi khác (nếu có); - Loại hình: Căn cứ vào khoản 1, Điều 4 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL để xác định loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Trường hợp di sản văn hóa phi vật thể thuộc nhiều loại hình thì xác định đầy đủ các loại hình có liên quan; - Địa điểm: Xác định địa danh nơi di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại; di sản văn hóa phi vật thể tồn tại ở nhiều địa điểm trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi cụ thể đến cấp phường, xã, thị trấn; - Chủ thể văn hóa: + Trường hợp chủ thể văn hóa là một cá nhân: Xác định rõ họ và tên, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, địa chỉ và những thông tin liên quan đến quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể; + Trường hợp chủ thể văn hóa là cộng đồng, nhóm người: Xác định tên thường gọi của cộng đồng, nhóm người và thông tin về những người đại diện cho cộng đồng, nhóm người đó. Thông tin về những người đại diện cần xác định như quy định tại điểm a khoản này. - Miêu tả: + Quá trình ra đời, tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể; + Hình thức biểu hiện, quy trình thực hành, công trình kiến trúc, hiện vật và không gian văn hóa liên quan cùng với các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể; Hiện trạng: Xác định khả năng duy trì, nguy cơ, nguyên nhân mai một của di sản văn hóa phi vật thể; Đánh giá giá trị: Xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với đời sống cộng đồng hiện nay; Đề xuất biện pháp bảo vệ; Lập thư mục tài liệu có liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm các xuất bản phẩm, tư liệu khảo sát điền dã và tài liệu khác. 2. Phương pháp kiểm kê và quy trình tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể Điều 6 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL thì khảo sát điền dã, phỏng vấn, ghi chép, ghi âm, chụp ảnh, quay phim để thu thập thông tin và tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể. Phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá, tổng hợp các tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể. Điều 7 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL thì quy trình tổ chức kiểm kê bao gồm: - Nghiên cứu thu thập tư liệu, thông tin hiện có liên quan đến đối tượng kiểm kê; - Tập huấn cho những người tham gia kiểm kê; - Khảo sát điền dã, thu thập tư liệu, thông tin về đối tượng kiểm kê theo nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL; - Lập phiếu kiểm kê; - Lập danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL để điền nội dung danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể; - Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả kiểm kê sơ bộ và thông báo với cộng đồng địa phương; - Lập hồ sơ kiểm kê. Trong quá trình kiểm kê, khi phát hiện di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để kịp thời có biện pháp bảo vệ. 3. Hồ sơ, báo cáo và công bố kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể Điều 8 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL hồ sơ kiểm kê bao gồm: - Báo cáo kết quả kiểm kê: Trình bày thông tin cơ bản về quá trình kiểm kê, số lượng, tên gọi, loại hình, giá trị, hiện trạng, biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Báo cáo kiểm kê phải có chữ ký của trưởng ban kiểm kê; - Phiếu kiểm kê; - Danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể; - Băng ghi âm, ghi hình, ảnh, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ; - Nhật ký khảo sát điền dã và các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ kiểm kê được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điều 9 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL báo cáo và công bố kết quả kiểm kê: - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả kiểm kê và công bố kết quả kiểm kê. - Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết quả kiểm kê ở địa phương hằng năm. Thời hạn báo cáo chậm nhất là ngày 31 tháng 10. Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung từ đối tượng đến phương pháp và báo cáo về tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể theo Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL.
Hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Theo đó hiện nay việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là vấn đề quan trọng trong bảo tồn dí sản của đất nước, và hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay được quy định theo Điều 15 Nghị định 39/2024/NĐ-CP như sau: Hồ sơ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ sơ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận đề án, bao gồm: - Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thỏa thuận đề án; - Dự thảo đề án; - Báo cáo thực trạng của di sản; - Biên bản họp xin ý kiến đồng thuận rộng rãi của cộng đồng chủ thể di sản trên địa bàn thực hiện đề án; - Các tài liệu liên quan khác để tham khảo, làm minh chứng cho các nội dung nêu tại đề án thuận lợi cho việc phê duyệt, thỏa thuận. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO, bao gồm: - Tờ trình của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án; - Dự thảo đề án; - Báo cáo thực trạng của di sản; - Ý kiến thỏa thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ý kiến của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; - Biên bản họp xin ý kiến đồng thuận rộng rãi của cộng đồng chủ thể di sản trên địa bàn thực hiện đề án; - Các tài liệu liên quan khác để tham khảo, làm minh chứng cho các nội dung nêu tại đề án hỗ trợ cho việc phê duyệt đề án. Thẩm quyền phê duyệt đề án - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO sau khi có ý kiến của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt hoặc đồng phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn sau khi có thỏa thuận của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phê duyệt đề án do Bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đề án được triển khai, ý kiến chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng liên quan. Trình tự thực hiện: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận đề án; - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thỏa thuận về đề án, có văn bản gửi cơ quan tổ chức có liên quan để lấy ý kiến khoa học hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia, cộng đồng chủ thể trong trường hợp cần thiết; - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề nghị. - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định lựa chọn Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì xây dựng đề án trên cơ sở đồng thuận của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan trong trường hợp phạm vi đề án từ 02 (hai) đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan chịu trách nhiệm phối hợp xây dựng và triển khai đề án. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tổ chức sơ kết, đánh giá lại sau 02 (hai) năm triển khai đề án, xem xét điều chỉnh (nếu cần) để bảo đảm việc triển khai phù hợp với thực tiễn; có Báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch muộn nhất 03 (ba) tháng sau khi tổng kết đề án. =>> Theo đó hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay được thực hiện theo quy định nêu trên.
03 chính sách mới thuộc lĩnh vực Văn hoá - Xã hội sẽ có hiệu lực trong tháng 6/2024
Tháng 6 tới đây sẽ có nhiều chính sách mới về Văn hoá - Xã hội có hiệu lực. Trong đó nổi bật là các Nghị định 43/2024/NĐ-CP, Nghị định 39/2024/NĐ-CP, Nghị quyết 17/2024/NQ-HĐND. 1) Chính sách mới về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ Thông qua Nghị định 43/2024/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Trong đó, có có các quy định về: - Thời gian xét tặng và công bô danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ là 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 4 Nghị định 43/2024/NĐ-CP) - Quyền và nghĩa vụ của “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” theo Điều 5 Nghị định 43/2024/NĐ-CP: Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” có các quyền và nghĩa vụ sau đây: + Được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước và tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” theo quy định của pháp luật. + Tích cực truyền, dạy nghề, gìn giữ nghề, hiện vật khen thưởng; không ngừng hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo nghề. + Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ do các tỉnh, thành phố, bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương phát động. + Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. - Về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được quy định chi tiết tại Chương II Nghị định 43/2024/NĐ-CP - Về Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được quy định chi tiết tại Chương III Nghị định 43/2024/NĐ-CP với nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng, cụ thể thành phần Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng chuyên ngành cấp bộ, Hội đồng cấp Nhà nước. - Về hồ sơ, quy trình và thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu được quy định tại Chương IV Nghị định 43/2024/NĐ-CP với cụ thể thành phần hồ sơ và thủ tục, quy trình xét tại Hội đồng các cấp. Nghị định 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hoạt động xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ chính thức có hiệu lực từ ngày 06/6/2024. 2) Chính sách mới về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Theo Nghị định 39/2024/NĐ-CP, đây là một chính sách mới quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau: - Nguyên tắc trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể: + Cộng đồng chủ thể phải đảm bảo duy trì tính liên tục trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản; giảm nguy cơ mai một, thất truyền; + Bảo đảm gìn giữ giá trị của di sản với các hình thức thể hiện, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật và không gian thực hành liên quan; không đưa những yếu tố không phù hợp vào di sản; + Bảo đảm bao quát quy trình thực hành, nội dung, hoạt động, các yếu tố cấu thành của di sản với sự tham gia của cộng đồng chủ thể vào thực hành di sản; + Không phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản; + Không lợi dụng thực hành di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật; + Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tính thiêng của nghi lễ và không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể. - Nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể: + Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể; + Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường; + Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau; + Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy; + Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội; + Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, Nghị định 39/2024/NĐ-CP còn quy định về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia tại Chương II Nghị định 39/2024/NĐ-CP và quy định về trách nhiệm quản lý nội dung này tại Chương III Nghị định 39/2024/NĐ-CP. Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo quy định của Luật Di sản văn hóa trong các Danh sách của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2024. 3) Mức hỗ trợ cho người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Thực hiện Thông tư 82/2022/TT-BTC quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, HĐND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết 17/2024/NQ-HĐND. Đây là chính sách mới quy định mức hỗ trợ cho người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Theo đó, Nghị quyết 17/2024/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ, nguồn kinh phí thực hiện từ ngày 01/6/2024 với đối tượng trên như sau: - Mức hỗ trợ: Người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hưởng hỗ trợ như sau + Trực tiếp giúp đỡ 01 người được hưởng hỗ trợ 500.000 đồng/tháng. + Trực tiếp giúp đỡ 02 người được hưởng hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng. + Trực tiếp giúp đỡ 03 người được hưởng hỗ trợ 1.500.000 đồng/tháng. - Nguồn kinh phí: Kinh phí chi trả được đảm bảo từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành. Nghị quyết 17/2024/NQ-HĐND được áp dụng với người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định 120/2021/NĐ-CP và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2024.
Tổ chức liên hoan, giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể
Nghị định 39/2024/NĐ-CP có hiệu lực 01/06/2024 quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể (sau đây gọi là Liên hoan) là hoạt động bảo vệ di sản được cam kết trong hồ sơ trình UNESCO, bao gồm: tổ chức thực hành, trình diễn của cộng đồng chủ thể; trưng bày, triển lãm, giới thiệu, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng, giáo dục, quảng bá về di sản văn hóa phi vật thể. Việc tổ chức liên hoan, giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và trong Danh mục của quốc gia được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 39/2024/NĐ-CP và được thực hiện như sau: 1. Thẩm quyền tổ chức Liên hoan: Căn cứ tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền tổ chức Liên hoan bao gồm: - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc tổ chức Liên hoan quy mô từ 02 (hai) đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, quốc gia và quốc tế tại Việt Nam; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc tổ chức Liên hoan trên địa bàn. 2. Quy mô và định kỳ tổ chức liên hoan Căn cứ tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định liên hoan được tổ chức theo quy mô và định kỳ như sau: - Liên hoan tất cả các loại hình di sản văn hóa phi vật thể do cơ quan chức năng về quản lý di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ở quy mô quốc gia, quốc tế tại Việt Nam theo định kỳ 03 (ba) năm một lần; - Liên hoan từng loại hình di sản văn hóa phi vật thể quy mô quốc gia ở trong nước do cơ quan chức năng về quản lý di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức theo định kỳ 01 (một) năm một lần; - Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể có phạm vi 02 (hai) tỉnh, thành phố trở lên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có di sản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định khi có sự thống nhất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại để tổ chức luân phiên 02 (hai) năm một lần; - Liên hoan một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi 01 (một) tỉnh, thành phố do cơ quan chức năng về di sản văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức. 3. Trưng bày và giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể Căn cứ tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định việc trưng bày và giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức như sau: - Trưng bày và giới thiệu dài hạn, ngắn hạn về di sản tại các bảo tàng; tổ chức giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể gắn với thông tin, tài liệu, hiện vật và nội dung trưng bày bảo tàng trong phạm vi bảo tàng do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện; - Trưng bày và giới thiệu, triển lãm lưu động trong và ngoài nước ở quy mô quốc gia, quốc tế; tổ chức giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể gắn với thông tin, tài liệu, hiện vật và nội dung trưng bày bảo tàng phạm vi quốc gia ở trong và ngoài nước do cơ quan chức năng về di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện, phối hợp thực hiện hoặc Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có di sản thực hiện theo đề nghị của Chủ tịnh Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, từ ngày 01/06/2024 thì thẩm quyền tổ chức liên hoan, giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và trong Danh mục của quốc gia cần được tổ chức cũng như quy mô, định kỳ tổ chức liên hoan, trưng bày và giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể cần được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 39/2024/NĐ-CP.
Nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm sức sống của di sản văn hóa phi vật thể. Hoạt động này bao gồm việc kiểm kê, nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu, gìn giữ, phát huy, thực hành, truyền dạy, giáo dục trong hoặc ngoài nhà trường cũng như việc phục hồi các khía cạnh khác nhau của di sản. Nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Căn cứ Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau: - Nguyên tắc trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể: + Cộng đồng chủ thể phải đảm bảo duy trì tính liên tục trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản; giảm nguy cơ mai một, thất truyền; + Bảo đảm gìn giữ giá trị của di sản với các hình thức thể hiện, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật và không gian thực hành liên quan; không đưa những yếu tố không phù hợp vào di sản; + Bảo đảm bao quát quy trình thực hành, nội dung, hoạt động, các yếu tố cấu thành của di sản với sự tham gia của cộng đồng chủ thể vào thực hành di sản; + Không phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản; + Không lợi dụng thực hành di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật; + Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tính thiêng của nghi lễ và không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể. - Nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể: + Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể; + Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường; + Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau; + Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy; + Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội; + Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Như vậy, việc thực hành di sản văn hóa phi vật thể và quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phải tuân thủ các nguyên tắc nêu trên. Việc phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 14 Nghị định 39/2024/NĐ-CP có quy định về việc phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể: - Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định. - Các loại đề án gồm: + Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO; + Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục của quốc gia; + Đề án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền, cần bảo vệ khẩn cấp. - Nội dung cơ bản của đề án gồm: + Sự cần thiết xây dựng đề án; + Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; + Mô tả về một hoặc nhiều di sản thuộc phạm vi, đối tượng của đề án; cá nhân, cộng đồng chủ thể di sản; giá trị của di sản; + Hiện trạng thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; + Các vấn đề, yếu tố, nguy cơ tác động tới thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; + Phân tích, đánh giá tác động của đề án đến hiện trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể; + Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, hoạt động triển khai; + Lộ trình, thời gian triển khai; + Kinh phí triển khai; tên, nội dung các dự án thành phần (nếu có); + Trách nhiệm (của cơ quan, tổ chức, cá nhân) tổ chức thực hiện; + Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị. - Đề án được xây dựng 05 (năm) năm một lần, tầm nhìn 10 (mười) năm. - Đề án được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện theo lộ trình triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo hiện trạng của di sản để bảo đảm sự phù hợp, khả thi. Theo đó, việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ đâu? Căn cứ Điều 17 Nghị định 39/2024/NĐ-CP có quy định về kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau: - Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia bao gồm: + Hàng năm, Nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có liên quan căn cứ quy định hiện hành về phân cấp ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; + Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; + Các nguồn tài chính hợp pháp khác. - Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án khẩn cấp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Như vậy, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia bao gồm các nguồn nêu trên. Lưu ý Nghị định 39/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2024.
Bảo vệ, Phục hồi và Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền là di sản mà khả năng tồn tại, thực hành và trao truyền của di sản trong cộng đồng chủ thể đang bị ngăn cản hoặc đe dọa nghiêm trọng, khó có khả năng phục hồi và có thể bị biến mất. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm sức sống của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc kiểm kê, nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu, gìn giữ, phát huy, thực hành, truyền dạy, giáo dục trong hoặc ngoài nhà trường cũng như việc phục hồi các khía cạnh khác nhau của di sản. Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động dựa trên bản chất tự nhiên và giá trị của di sản nhằm tái tạo, củng cố các thực hành, giữ gìn các yếu tố, biểu đạt của di sản đang bị biến đổi hoặc đe dọa biến mất cần được bảo vệ để di sản văn hóa phi vật thể tồn tại lâu dài và phát triển. Dưới đây là toàn bộ nội dung về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền cũng như nội dung phục hồi di sản văn hóa phi vật thể, phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo Nghị định 39/2024/NĐ-CP. 1. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền Điều 12 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định di sản văn hóa phi vật thể được xác định là có nguy cơ mai một, thất truyền khi có một hoặc một số các tiêu chí sau đây: - Sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng nghệ nhân, người thực hành và thế hệ kế cận trong cộng đồng chủ thể; - Sự suy giảm và biến đổi nghiêm trọng những các biểu đạt văn hóa, các bài bản, công cụ, hiện vật và đồ tạo tác liên quan; - Sự biến đổi, thu hẹp thậm chí biến mất các không gian thực hành di sản văn hóa phi vật thể; - Sự thay đổi điều kiện thực hành và hình thức thực hành di sản do biến đổi khí hậu, thiên tai, đô thị hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa dẫn đến biến đổi ý nghĩa và chức năng xã hội của di sản văn hóa phi vật thể; Căn cứ xác định di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền thuộc Danh mục kiểm kê hàng năm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định: - Căn cứ các tiêu chí quy định tại Công ước 2003 đối với di sản đăng ký vào Danh sách cần bảo vệ khẩn cấp; - Căn cứ kết quả kiểm kê thực trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể so với thời điểm được UNESCO ghi danh hoặc đưa vào Danh mục của quốc gia; - Căn cứ đề xuất của cộng đồng chủ thể di sản văn hóa phi vật thể. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng về di sản văn hóa triển khai ngay lập tức các biện pháp, nhiệm vụ bảo vệ khẩn cấp gồm: - Tư liệu hóa các biểu đạt, thực hành và các bài bản của di sản văn hóa phi vật thể; - Phục hồi không gian thực hành di sản và môi trường liên quan; - Phục hồi các tập tục, biểu đạt và các thực hành; - Hỗ trợ nghệ nhân, người thực hành tổ chức truyền dạy; - Hỗ trợ các cá nhân trong cộng đồng theo học; - Hỗ trợ cộng đồng trang bị, chế tác công cụ, đồ tạo tác liên quan; - Hỗ trợ cộng đồng chủ thể thực hành và duy trì thực hành; - Các biện pháp bảo vệ khác theo đề xuất của cộng đồng, đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 39/2024/NĐ-CP và phù hợp từng loại hình di sản; - Xây dựng, tổ chức thực hiện đề án và có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khẩn cấp; - Có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được kịp thời hướng dẫn, phối hợp thực hiện; đề nghị UNESCO hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. Kinh phí bảo vệ khẩn cấp di sản có nguy cơ mai một, thất truyền thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Nghị định 39/2024/NĐ-CP. 2. Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 39/2024/NĐ-CP thì nhiệm vụ phục hồi gồm: phục hồi các biểu đạt, tập tục, thực hành, đồ vật, không gian thực hành và môi trường liên quan của di sản văn hóa phi vật thể. Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 39/2024/NĐ-CP và: - Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định; - Có sự tham gia, đồng thuận rộng rãi của chủ thể di sản và cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Tư liệu hóa quá trình phục hồi di sản; - Gửi báo cáo kết quả, sản phẩm tư liệu hóa cho cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa. Căn cứ vào kết quả thực hiện đề án phục hồi di sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bố trí nguồn lực bảo đảm di sản được duy trì thực hành và phát huy trong đời sống. 3. Phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể Điều 14 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Các loại đề án gồm: - Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO; - Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục của quốc gia; - Đề án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền, cần bảo vệ khẩn cấp. Nội dung cơ bản của đề án gồm: - Sự cần thiết xây dựng đề án; - Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; - Mô tả về một hoặc nhiều di sản thuộc phạm vi, đối tượng của đề án; cá nhân, cộng đồng chủ thể di sản; giá trị của di sản; - Hiện trạng thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; - Các vấn đề, yếu tố, nguy cơ tác động tới thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; - Phân tích, đánh giá tác động của đề án đến hiện trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể; - Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, hoạt động triển khai; - Lộ trình, thời gian triển khai; - Kinh phí triển khai; tên, nội dung các dự án thành phần (nếu có); - Trách nhiệm (của cơ quan, tổ chức, cá nhân) tổ chức thực hiện; - Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị. Đề án được xây dựng 05 (năm) năm một lần, tầm nhìn 10 (mười) năm. Đề án được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện theo lộ trình triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo hiện trạng của di sản để bảo đảm sự phù hợp, khả thi. Như vậy, trên đây là nội dung liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền cũng như nội dung phục hồi di sản văn hóa phi vật thể, phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Hợp tác quốc tế trong phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể là gì? Di sản văn hóa phi vật thể được bảo vệ như thế nào? Hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các Danh sách của UNESCO được quy định ra sao? Di sản văn hóa phi vật thể là gì? Theo khoản 1, 2 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 thì di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa phi vật thể được bảo vệ như thế nào? Căn cứ Điều 17, Điều 18 Luật di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp sau đây: - Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể. - Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. - Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể. - Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể. - Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và cấp Giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong trường hợp di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mà sau đó có cơ sở xác định không đủ tiêu chuẩn thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa ra khỏi Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Quy định về hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Ngày 16/04/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo Điều 16 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia, bao gồm: - Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực. - Tổ chức liên hoan, giao lưu, triển lãm, trưng bày và giới thiệu về di sản. - Đẩy mạnh việc tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu, tư liệu hóa, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Xây dựng các báo cáo, hồ sơ đa quốc gia. - Tiếp nhận, kêu gọi hỗ trợ quốc tế. - Phổ biến Công ước 2003. - Tham gia các kỳ họp, ứng cử, tham gia vào Ủy ban Liên Chính phủ của Công ước 2003 và các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan khác. Theo đó, quy định hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia thực hiện theo Điều 16 Nghị định 39/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2024.
Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
Nghị định 93/2023/NĐ-CP quy định đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Nghị định này không áp dụng đối với cá nhân là người Việt Nam đang nắm giữ, thực hành, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. 1. Nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Căn cứ Điều 4 Nghị định 93/2023/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể: - Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng 2022. - Không xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho cá nhân đã được đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp về loại hình di sản văn hóa phi vật thể mà họ đang nắm giữ để có thêm các kỹ năng, bí quyết. - Thời gian cá nhân công tác và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thời gian cá nhân thoát ly hoạt động thực hành di sản văn hóa phi vật thể tại cộng đồng thì không được tính là thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Hội đồng các cấp chỉ được trình cấp trên có thẩm quyền xem xét các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. 2. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Căn cứ Điều 7 Nghị định 93/2023/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể: Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. - Có phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận, mến mộ. - Có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh; có cống hiến to lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của đất nước; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Có thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. 3. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Căn cứ Điều 8 Nghị định 93/2023/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể: Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. - Có phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận, mến mộ. - Có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh; có cống hiến lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Có thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Như vậy, nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể quy định tại Điều 4 Nghị định 93/2023/NĐ-CP. Tiêu chuẩn xét tặng thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 93/2023/NĐ-CP.
UNESCO là gì? Việt Nam có những di sản nào được UNESCO công nhận
UNESCO là một cụm từ được nhiều người biết tới khi có chức năng công nhận các di sản văn hóa trên thế giới. Vậy, UNESCO là gì? Việt Nam đã có những di sản nào được UNESCO công nhận? Tổ chức UNESCO là gì? UNESCO là tên gọi viết tắt của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - UNESCO). UNESCO là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hợp quốc, được thành lập với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO). UNESCO hiện đã có mặt trên 191 quốc gia thành viên và trụ sở chính đặt tại Pháp, với hơn 50 văn phòng và các trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới, một trong các dự án của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới. Một trong những hoạt động nổi bật của UNESCO là công nhận và bảo tồn các di sản văn hóa trên thế giới do Ủy ban Di sản thế giới điều hành. Đối tượng di sản văn hóa nào được UNESCO công nhận? Căn cứ Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể của Việt Nam bao gồm: - Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: + Tiếng nói, chữ viết; + Ngữ văn dân gian; + Nghệ thuật trình diễn dân gian; + Tập quán xã hội và tín ngưỡng; + Lễ hội truyền thống; + Nghề thủ công truyền thống; + Tri thức dân gian. - Di sản văn hóa vật thể bao gồm: + Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích); + Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Hiện nay, UNESCO công nhận 2 loại di sản văn hóa đó chính là di sản văn hóa phi vật thể đây có thể là các nghệ thuật, tập quán, tín ngưỡng được duy trì nhiều thế hệ có nét độc đáo đặc sắc cần được bảo tồn. Thứ hai là di sản văn hóa vật thể gồm các công trình kiến trúc, địa danh hay cổ vật. Tổng hợp các di sản văn hóa tại Việt Nam đã được UNESCO công nhận (1) Di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận - Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) được UNESCO công nhận năm 1999. - Thánh địa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam) được UNESCO công nhận năm 1999. - Cố Đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) được UNESCO công nhận năm 1993. - Hoàng thành Thăng Long (TP Hà Nội) được UNESCO công nhận năm 2010. - Thành Nhà Hồ (tỉnh Thanh Hóa) được UNESCO công nhận năm 2011. (2) Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận - Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận năm 2003. - Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận năm 2005. - Dân ca Quan họ được UNESCO công nhận năm 2009. - Ca trù được UNESCO công nhận năm 2009. - Hội Gióng được UNESCO công nhận năm 2010. - Hát xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận năm 2011. - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận năm 2012. - Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận năm 2013.
14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công nhận năm 2023
Ngày 14/02/2023 Bộ VHTTDL đã ban hành hàng loạt các Quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó có 14 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận. Cụ thể, Bộ VHTTDL quyết định công nhận 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm: (1) Công nhận tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 232/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường. Địa điểm: Huyện Mường Lát, huyện Quan Hóa, huyện Quan Sơn, huyện Bá Thước, huyện Lang Chánh, huyện Ngọc Lặc, huyện Thường Xuân, huyện Như Xuân, huyện Như Thanh, huyện Cẩm Thủy, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Xem thêm Quyết định 232/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (2) Công nhận nghề làm muối ớt Tây Ninh Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 230/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghề thủ công truyền thống, nghề làm muối ớt Tây Ninh. Địa điểm: Tỉnh Tây Ninh Xem thêm Quyết định 230/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (3) Công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian Hò Giã Gạo Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 216/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghệ thuật trình diễn dân gian Hò Giã Gạo. Địa điểm: Huyện Hải Lăng, huyện Triệu Phong, huyện Cam Lộ, huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng trị. Xem thêm Quyết định 216/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (4) Công nhận lễ hội truyền thống Lễ Hội Dinh Cô Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 237/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia:Lễ hội truyền thống Lễ Hội Dinh Cô. Địa điểm: Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Xem thêm Quyết định 237/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (5) Công nhận nghề thủ công truyền thống Nghề Dệt Thủ Công Truyền Thống Của Người Ba Na Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 238/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội truyền thống Lễ Hội Dinh Cô. Địa điểm: Huyện kon Rẫy, huyện Đăk Hà, huyện Sa Thày, thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum. Xem thêm Quyết định 238/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (6) Công nhận tri thức dân gian: Tri Thức Trồng Và Chế Biến Chè Tân Cương Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 240/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tri Thức Trồng Và Chế Biến Chè Tân Cương. Địa điểm: Xã Tân Cương, xã Phúc Trìu, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Xem thêm Quyết định 240/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (7) Công nhận lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng: Tết Trung Thu Ở Hội An Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 228/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung Thu Ở Hội An Địa điểm: Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Xem thêm Quyết định 228/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (8) Công nhận lễ hội truyền thống Lễ Hội Nghinh Ông Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 236/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội truyền thống Lễ Hội Nghinh Ông. Địa điểm: Phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Xem thêm Quyết định 236/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (9) Công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ Thuật Chèo Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 229/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ Thuật Chèo. Địa điểm: Tỉnh Thái Bình. Xem thêm Quyết định 229/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (10) Công nhận lễ hội truyền thống Lễ Hội Núi Văn - Núi Võ Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 239/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội truyền thống Lễ Hội Núi Văn - Núi Võ. Địa điểm: Xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Xem thêm Quyết định 239/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (11) Công nhận lễ hội truyền thống Lễ Hội Chùa Bắc Nga Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 231/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội truyền thống Lễ Hội Chùa Bắc Nga. Địa điểm: Xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Xem thêm Quyết định 231/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (12) Công nhận tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 233/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường. Địa điểm: Huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Xem thêm Quyết định 233/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (13) Công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi Của Người Tày Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 234/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi Của Người Tày. Địa điểm: Xã Yên Thổ, xã Nam Quang, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Xem thêm Quyết định 234/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023. (14) Công nhận tri thức dân gian Nghệ Thuật Trang Trí Hoa Văn Trên Trang Phục Của Người Dao Đỏ Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 235/QĐ-BVHTTDL ngày 14/02/2023 về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tri thức dân gian Nghệ Thuật Trang Trí Hoa Văn Trên Trang Phục Của Người Dao Đỏ. Địa điểm: Xã Vũ Minh, huyện . Xem thêm Quyết định 235/QĐ-BVHTTDL tải về có hiệu lực ngày 14/02/2023.