Con nuôi được yêu cầu chia di sản thừa kế khi nào?
Chia thừa kế - Hình minh họa Pháp luật bảo vệ quyền lợi của con nuôi trong quan hệ với cha mẹ nuôi nói chung và quan hệ thừa kế nói riêng. Cùng tìm hiểu tình huống khi nào con nuôi được quyền chia di sản thừa kế. Trước khi tìm hiểu trường hợp nào con nuôi được yêu cầu quyền thừa kế thì chúng ta cần xác định con nuôi trong trường hợp nào được pháp luật công nhận.Theo đó thì việc quan hệ cha mẹ và con nuôi hợp pháp là việc nhận con nuôi đăng ký theo Luật Hộ tịch 2010 và con nuôi thực tế. - Con nuôi thực tế: Luật Nuôi con nuôi 2010 và Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về đăng ký việc nuôi con nuôi như sau: Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 (được coi là nuôi con nuôi thực tế) thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi, nếu đáp ứng các điều kiện sau: 1.1 Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, 1.2 Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, 1.3 Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi, 1.4 Có tư cách đạo đức tốt, không thuộc trường hợp không được nhận con nuôi. 1.5 Quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống; 1.6 Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con. Quy định trên cũng được áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng làm con nuôi trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi mới có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Cơ sở pháp lý: Điều 50 Luật Nuôi con nuôi 2010 1. Con nuôi được yêu cầu chia di sản thừa kế khi nào? Cụ thể Con nuôi có quyền được yêu cầu chia thừa kế nếu rơi vào một trong ba trường hợp sau đây: - Trường hợp được thừa kế theo di chúc nhưng không được chia thừa kế, hoặc chia thừa kế không đúng với di chúc. Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; …” Theo đó con nuôi có quyền thừa kế ngang với những thành viên khách thuộc hàng thừa kế thứ nhất - Trường hợp con nuôi chưa thành niên tuổi hoặc thành niên mà không có khả năng lao động. Theo Điều 644 Bộ Luật dân sự thì con chưa thanh niên (bao gồm con nuôi) sẽ có quyền hưởng di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật “Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động” - Trường hợp không có di chúc Nếu người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì tài sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Theo điều 651 Bộ luật dân sự 2015, thì con nuôi sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật.
Giải đáp những khía cạnh pháp lý liên quan tới vấn đề nuôi con nuôi?
Trước tiên cho phép tôi gửi tới toàn thể thành viên Cộng đồng dân luật lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng! Trong thực tế hiện nay vấn đề Nuôi con nuôi đã và đang thu hút được sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội. Đồng thời về mặt pháp lý nuôi con nuôi là một trong những chế định quan trọng pháp luật hôn nhân gia đình. Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật nuôi nuôi 2010 là những hành lang pháp lý quy định, quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ; Việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc thi hành pháp luật về nuôi con nuôi có một ý nghĩa xã hội vô cùng lớn thấm đượm tính nhân văn góp phần giúp cho nhiều trẻ em có được mái ấm bên gia đình tình thương thay thế trong và ngoài nước, đảm bảo việc những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt trở thành những người có ích cho xã hội. Đồng thời, thông qua việc giải quyết nuôi con nuôi cũng góp phần quan trọng bảo đảm cho những người sống độc thân hoặc cặp vợ chồng hiếm con được thực hiện quyền làm cha mẹ. Thực tế đã và đang diễn ra tại Việt Nam đó là việc nuôi con nuôi chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền diễn ra khá phổ biển do trình độ hiểu biết về mặt pháp luật của người dân chưa được cao. Do vậy tôi lập toppic này với mục đích mong muốn trao đổi và tư vấn các khía cạnh pháp lý, hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền và các vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp pháp lý liên quan đến việc nuôi con nuôi.
Con nuôi được yêu cầu chia di sản thừa kế khi nào?
Chia thừa kế - Hình minh họa Pháp luật bảo vệ quyền lợi của con nuôi trong quan hệ với cha mẹ nuôi nói chung và quan hệ thừa kế nói riêng. Cùng tìm hiểu tình huống khi nào con nuôi được quyền chia di sản thừa kế. Trước khi tìm hiểu trường hợp nào con nuôi được yêu cầu quyền thừa kế thì chúng ta cần xác định con nuôi trong trường hợp nào được pháp luật công nhận.Theo đó thì việc quan hệ cha mẹ và con nuôi hợp pháp là việc nhận con nuôi đăng ký theo Luật Hộ tịch 2010 và con nuôi thực tế. - Con nuôi thực tế: Luật Nuôi con nuôi 2010 và Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về đăng ký việc nuôi con nuôi như sau: Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 (được coi là nuôi con nuôi thực tế) thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi, nếu đáp ứng các điều kiện sau: 1.1 Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, 1.2 Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, 1.3 Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi, 1.4 Có tư cách đạo đức tốt, không thuộc trường hợp không được nhận con nuôi. 1.5 Quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống; 1.6 Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con. Quy định trên cũng được áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng làm con nuôi trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi mới có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Cơ sở pháp lý: Điều 50 Luật Nuôi con nuôi 2010 1. Con nuôi được yêu cầu chia di sản thừa kế khi nào? Cụ thể Con nuôi có quyền được yêu cầu chia thừa kế nếu rơi vào một trong ba trường hợp sau đây: - Trường hợp được thừa kế theo di chúc nhưng không được chia thừa kế, hoặc chia thừa kế không đúng với di chúc. Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; …” Theo đó con nuôi có quyền thừa kế ngang với những thành viên khách thuộc hàng thừa kế thứ nhất - Trường hợp con nuôi chưa thành niên tuổi hoặc thành niên mà không có khả năng lao động. Theo Điều 644 Bộ Luật dân sự thì con chưa thanh niên (bao gồm con nuôi) sẽ có quyền hưởng di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật “Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động” - Trường hợp không có di chúc Nếu người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì tài sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Theo điều 651 Bộ luật dân sự 2015, thì con nuôi sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật.
Giải đáp những khía cạnh pháp lý liên quan tới vấn đề nuôi con nuôi?
Trước tiên cho phép tôi gửi tới toàn thể thành viên Cộng đồng dân luật lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng! Trong thực tế hiện nay vấn đề Nuôi con nuôi đã và đang thu hút được sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội. Đồng thời về mặt pháp lý nuôi con nuôi là một trong những chế định quan trọng pháp luật hôn nhân gia đình. Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật nuôi nuôi 2010 là những hành lang pháp lý quy định, quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ; Việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc thi hành pháp luật về nuôi con nuôi có một ý nghĩa xã hội vô cùng lớn thấm đượm tính nhân văn góp phần giúp cho nhiều trẻ em có được mái ấm bên gia đình tình thương thay thế trong và ngoài nước, đảm bảo việc những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt trở thành những người có ích cho xã hội. Đồng thời, thông qua việc giải quyết nuôi con nuôi cũng góp phần quan trọng bảo đảm cho những người sống độc thân hoặc cặp vợ chồng hiếm con được thực hiện quyền làm cha mẹ. Thực tế đã và đang diễn ra tại Việt Nam đó là việc nuôi con nuôi chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền diễn ra khá phổ biển do trình độ hiểu biết về mặt pháp luật của người dân chưa được cao. Do vậy tôi lập toppic này với mục đích mong muốn trao đổi và tư vấn các khía cạnh pháp lý, hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền và các vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp pháp lý liên quan đến việc nuôi con nuôi.