Bộ Công an điện khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3 và mưa lũ gây ra
Ngày 08/9/2024, Bộ Công an có Công điện gửi Công an các đơn vị, địa phương về việc khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3 và mưa lũ gây ra. Trong đó Công điện đã nêu rõ, Bộ Công an điện: - Thủ trưởng các đơn vị: Cục An ninh kinh tế, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục Cảnh sát hình sự, Cục Cảnh sát môi trường, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông, Viện Khoa học hình sự, Cục Cảnh sát quản lý trại giam và cơ sở giáo dục bắt buộc; các đơn vị khối Hậu cần Bộ Công an; Cục Truyền thông Công an nhân dân; - Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang. Để triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ do bão, lãnh đạo Bộ yêu cầu Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau: (1) Tập trung ưu tiên công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tính mạng, tài sản cho người dân và Nhà nước Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an về công tác ứng phó khẩn cấp với bão số 3 và mưa lũ, trong đó tập trung ưu tiên công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tính mạng, tài sản cho người dân và Nhà nước. (2) Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương - Tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị mất do bão, mưa lũ, thiệt hại, nhất là những gia đình chính sách, hộ bị mất nhà cửa, gia đình neo đơn, hộ nghèo, khó khăn; - Tổ chức tìm kiếm cứu nạn những người còn mất tích, triển khai các biện pháp nghiệp vụ hỗ trợ xác định danh tính các nạn nhân (nếu có) và tổ chức cứu chữa người bị thương; - Tiếp tục sơ tán, di dời người dân cùng phương tiện, tài sản tại các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở đến nơi an toàn; - Khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, mưa lũ, vệ sinh môi trường để sớm ổn định cuộc sống, sản xuất. - Nắm chắc địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời ứng phó, phát hiện, xử lý các hành vi lợi dụng bão, mưa lũ để vi phạm pháp luật, trộm cắp tài sản. Bố trí lực lượng hướng dẫn, phân luồng, cắm biển cảnh báo, bảo đảm an toàn giao thông, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho lưu thông khi không bảo đảm an toàn, nhất là những điểm xung yếu, địa bàn bị mưa lũ, ngập lụt, sạt lở, có nguy cơ bị sạt lở, tránh để xảy ra những sự việc đáng tiếc làm thiệt hại về tính mạng và tài sản. - Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng”, chủ động các phương án phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ và an toàn trụ sở, tài liệu, trang thiết bị làm việc. - Các đơn vị chức năng của Bộ sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, thuốc men để chi viện khi có yêu cầu, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ huy, điều hành trong ứng phó với bão, tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động chủ động đề xuất phương án huy động tăng cường, điều động lực lượng, phương tiện chi viện cho các địa phương trong trường hợp cần thiết; Cục Kế hoạch và Tài chính chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương thống kê thiệt hại và báo cáo, đề xuất Bộ hỗ trợ; Cục Trang bị và kho vận phối hợp chặt chẽ với Công an các đơn vị, địa phương để đề xuất cấp phát, vận chuyển ngay trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác ứng phó, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão, mưa lũ; Cục Y tế chỉ đạo thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh, tai nạn thương tích, cấp phát thuốc sau bão, mưa lũ; Cục Công tác đảng và công tác chính trị kịp thời khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong quá trình triển khai thực hiện ứng phó với bão, mưa lũ; Cục Truyền thông Công an nhân dân tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng, kịp thời về hoạt động, hình ảnh của lực lượng Công an nhân dân trong công tác cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa bão, mưa lũ; Cục Cảnh sát quản lý trại giam và cơ sở giáo dục bắt buộc tập trung chỉ đạo các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng bảo đảm an toàn trụ sở, tuyệt đối không để can, phạm nhân bỏ trốn và khẩn trương khắc phục hậu quả thiệt hại do bão, mưa lũ gây ra; Cục An ninh kinh tế chỉ đạo Công an các địa phương nắm chắc tình hình bão, mưa lũ, phối hợp các cấp, các ngành tham mưu chỉ đạo việc xả lũ các hồ thủy điện đảm bảo đúng quy trình, an toàn hồ đập và đặc biệt lưu ý việc thông báo, hỗ trợ di dời vùng hạ lưu khi có nguy hiểm; Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao chỉ đạo xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức đưa tin không chính xác, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống bão, mưa lũ. - Tổ chức trực ban nghiêm túc, kịp thời thông tin, truyền đạt mệnh lệnh của lãnh đạo Bộ đến Công an các đơn vị, địa phương, nhất là cấp cơ sở; đảm bảo quân số sẵn sàng triển khai các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và phòng, chống bão, mưa, lũ. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo tình hình thiệt hại, kết quả triển khai về Bộ theo quy định (qua Văn phòng Bộ, SĐT: 069.2299150, 0904.231.899 hoặc 0979.087.633). Xem thêm: Công điện 88 của Thủ tướng về tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão Khu vực Nam bộ có bị ảnh hưởng từ bão số 3 không?
Sẽ đình chỉ những nhà trọ không đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy tại TP.HCM
Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo đình chỉ những nhà trọ không đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, có nguy cơ cháy, nổ, gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của người dân. TP.HCM đình chỉ những nhà trọ không đủ điều kiện PCCC Theo Cổng Thông tin điện tử UBND TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân; cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao trên địa bàn TP. Phó Chủ tịch UBND TP giao Sở Xây dựng, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện căn cứ tình hình hoạt động của các loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao trên địa bàn để chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với loại hình nêu trên. Công an TP, UBND các quận huyện và TP Thủ Đức được giao chủ động xây dựng các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao. Các giải pháp phải đảm bảo phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước đối với loại hình nhà ở, cơ sở dịch vụ cho thuê. Trước đó, vào ngày 03/6/2024, nhằm thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TPHCM về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và PCCC; đồng thời, đề ra các giải pháp khả thi nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân; cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao đang hoạt động trên địa bàn nhưng chưa đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Ngoài ra, UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương cần đình chỉ hoạt động ngay đối với các cơ sở không đủ điều kiện an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ có nguy cơ cháy, nổ, gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân. Trước đó, đã có nhiều vụ cháy lớn trong các dãy nhà trọ, chung cư mini với lối vào chật hẹp hay không trang bị đủ các thiết bị PCCC cũng như không đáp ứng đủ điều kiện an toàn xây dựng và PCCC. Vì vậy, sự lo lắng của người dân về vấn đề này là vô cùng cần thiết, theo đó mỗi người dân và gia đình cần trang bị cho mình kiến thức về PCCC và cứu hộ, cứu nạn để ứng phó khi có trường hợp không may xảy ra. Trang bị những dụng cụ thoát hiểm và các phương tiện phòng cháy tại nhà 1. Bình chữa cháy Mỗi gia đình cần trang bị ít nhất một bình chữa cháy nhỏ gọn trong nhà, phòng trường hợp những vụ cháy nổ nhỏ có thể tự xử lý trước bằng bình chữa cháy hay ở các cơ sở kinh doanh cần trang bị mỗi tầng ít nhât smootj bình chữa cháy đề phòng tình huống khẩn cấp cần dùng đến. Ngoài ra, việc sử dụng những dụng cụ hỗ trợ này còn giúp người gặp nạn kéo dài được khoảng thời gian chờ lực lượng PCCC đến. 2. Thang thoát hiểm Tại nhà riêng hoặc ở các cơ sở kinh doanh, văn phòng làm việc,… cần dự trữ thang thoát hiểm để đề phòng khi tình huống khẩn cấp người gặp nạn phía trong đám cháy có thể sử dụng thang để ra ngoài từ tầng cao. 3. Mặt nạ phòng độc Mặt nạ phòng độc giúp người bị nạn giảm thiếu được khả năng hít phải khí độc. Các khí độc như CO, CO2 trong khói sẽ thoát ra khi có đám cháy, khi hít phải vài hơi khí độc này, cơ thể người gặp nạn sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái bất tỉnh ngay. Xem thêm bài viết: Cần ghi nhớ: Cách thoát hiểm khi xảy ra cháy 04 phương pháp chữa cháy cơ bản dành cho hộ gia đình Theo Bộ tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho hộ gia đình được ban hành bởi Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì có những phương pháp chữa cháy cơ bản dành cho hộ gia đình như sau: Phương pháp làm lạnh: Là phương pháp phun chất chữa cháy vào đám cháy nhằm hạ nhiệt độ của vùng cháy và bề mặt chất cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của chất đó. Chất chữa cháy điển hình theo phương pháp làm lạnh là nước (H2O) Phương pháp cách ly: Là phương pháp cách ly sự tiếp xúc giữa các yếu tố tạo nên sự cháy (cách ly chất cháy với chất ôxy hoá; cách ly chất cháy với nguồn nhiệt...). Dùng vật liệu không cháy, lớp chất bọt để ngăn cách ôxy tham gia phản ứng cháy; tạo khoảng cách giữa vùng bị cháy với những công trình xung quanh. Phương pháp làm giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng cháy: Là phương pháp phun chất chữa cháy vào vùng cháy để làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi chất cháy xuống dưới nồng độ có khả năng bốc cháy. Các chất chữa cháy điển hình có thể kể đến như: Khí CO2, N2, các khí trơ khác... Phương pháp ức chế hoá học: Là phương pháp phun các hóa chất có khả năng ức chế các phản ứng cháy và vùng cháy nhằm làm chậm phản ứng cháy, tiến tới triệt tiêu sự cháy. Các chất chữa cháy điển hình bao gồm: Các hợp chất thuộc nhóm halogen (CF3BrCl; CF3Br; C3F7H – 1,1,1,2,3,3,3 Heptan flo propan). Như vậy, theo hướng dẫn của Bộ tài liệu thì hiện hộ gia đình có 04 phương pháp chữa cháy cơ bản. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/24/tai-lieu-tuyen-truyen-pccc-cho-ho-gd.pdf Bộ tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ Xem thêm bài viết: Hộ gia đình cần phải bảo đảm những điều kiện an toàn nào về PCCC?
Chủ nhà trọ có phải lập phương án PCCC và cứu nạn cứu hộ không?
Cá nhân có cho thuê 5 phòng trọ ở ghép, 1.200.000 đồng một phòng thu nhập một tháng 6 triệu. Hiện nay công an khu vực phường A đề nghị làm giấy phép kinh doanh và làm hồ sơ quản lý công tác phòng cháy chữa cháy, và phương án cứu nạn cứu hộ nộp cho phường. Đối với nhà cho thuê ở ghép như trên là có phải bắt buộc không? Cho thuê trọ có phải xin giấy phép kinh doanh không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì những hoạt động thương mại không cần đăng ký kinh doanh gồm: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: - Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; - Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; - Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; - Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; - Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; - Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. Theo đó quy định trên, cơ sở cho thuê nhà trọ của cá nhân là hoạt động thương mại không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Do vậy, cá nhân cho thuê nhà trọ, anh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Yêu cầu đối với hồ sơ phòng cháy chữa cháy Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở 1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây: - Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; - Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP; - Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; .... 2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây: - Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; - Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; - Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này. ... Các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa nêu trên phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở. Theo Phụ lục IV Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý ban hành kèm Nghị định 136/2020/NĐ-CP có liệt kê: 7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3. Theo đó, nếu nhà trọ cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3 thì thuộc Phụ lục IV Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, cần phải đáp ứng điều kiện tại Khoản 2 Điều 5 nêu trên, trong đó có yêu cầu phải có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với phương án cứu nạn cứu hộ Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này (phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở); Theo quy định trên, người người đứng đầu cơ sở kinh doanh nhà trọ có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn đối với việc kinh doanh nhà trọ. Hi vọng thông tin trên ưu ích đối với bạn!
Công điện 7104/CĐ-PCTT 2023: Đảm bảo cung cấp điện ứng phó mưa lũ
Ngày 12/10/2023 Bộ Công Thương vừa ban hành tải Công điện 7104/CĐ-PCTT 2023 về việc chủ động ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất và ngập úng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương điện. Rà soát các khu vực có thể bị chia cắt do mưa, lũ đảm bảo cung ứng hàng hóa - Chỉ đạo các chủ đập thủy điện trên địa bàn thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, tăng cường kiểm tra công tác vận hành đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện, nhất là các hồ đập xung yếu, các thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. Công tác vận hành các hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương thông tin kịp thời, bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp; tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện. - Rà soát các khu vực có thể bị chia cắt do mưa, lũ để có phương án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu. Sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra - Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; an toàn cho người, thiết bị, các công trình điện lực và an toàn cho nhân dân, sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra. - Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, các mốc cảnh báo ngập lụt; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó với mưa, lũ; thông tin kịp thời cho hạ du trước khi điều tiết xả lũ để đảm bảo an toàn về người và tài sản. - Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chủ động chống ngập lụt Chỉ đạo các cơ sở khai thác khoáng sản chủ động kiểm tra công tác phòng chống sụt lở đất, ngập lụt tại các mỏ, rà soát kiểm tra các hồ thải quặng đuôi các khai trường, các hầm lò khai thác với độ sâu lớn, phải tập trung sẵn sàng lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng cứu khi có thiên tai xảy ra. Các Tập đoàn, Tổng công ty khác theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ - Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo an toàn cho người và công trình trọng yếu đối với các tình huống mưa lũ kéo dài. - Chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, phương tiện, vật tư để kịp thời xử lý các tình huống do mưa lũ gây ra. Đối với các chủ đập thủy điện đảm bảo an toàn hồ đập - Nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, vận hành đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. - Triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các thủy điện nhỏ, vùng hạ du hồ chứa và các công trình đang thi công dở dang, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu, các sự cố do các đợt mưa lũ trước chưa được khắc phục. Yêu cầu các đơn vị ngành Công Thương tổ chức trực ban 24/24h Tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các sườn dốc, xung quanh và phía sau các công trình đang xây dựng, kho, nhà xưởng, văn phòng nhà điều hành, công trình gần sườn dốc, các mỏ và các bãi thải... để phát hiện nguy cơ dễ gây sạt lở đất, không đảm bảo an toàn để có biện pháp xử lý kịp thời. Yêu cầu các đơn vị ngành Công Thương tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên theo dõi diễn biến của mưa, lũ từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sẵn sàng lực lượng phương tiện ứng phó với các tình huống thiên tai, tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc Công điện này, thường xuyên báo cáo thông tin về Văn phòng thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương. Xem thêm tải Công điện 7104/CĐ-PCTT 2023 ban hành ngày 12/10/2023.
Lừa đảo giả danh cảnh sát PCCC bán tài liệu cho DN, yêu cầu tổ chức tập huấn
Mới đây, theo thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, thời gian qua xuất hiện các đối tượng lừa đảo giả danh Cảnh sát PCCC và CNCH bán tài liệu, phương tiện, yêu cầu tổ chức các lớp tập huấn PCCC và CNCH nhằm trục lợi bất chính. Cụ thể, theo thông tin của cơ quan chức năng có tới 52/63 địa phương xảy ra vụ việc giả danh cán bộ Cảnh sát PCCC và CNCH để liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, hay thậm chí đến trực tiếp để lừa đảo bán tài liệu, phương tiện và yêu cầu tổ chức các lớp tập huấn PCCC và CNCH nhằm trục lợi. Lợi dụng tình hình quản lý, kiểm tra quy trình PCCC của các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay, mà các đối tượng xấu đã giả danh cơ quan chức năng để kiếm lợi. Đối tượng dễ dàng mắc bẫy bọn lừa đảo này nhất là các cơ sở, đơn vị mới đi vào hoạt động chưa nắm bắt kịp các nguồn thông tin. Chúng chớp thời cơ giới thiệu mình là cán bộ Cảnh sát PCCC và CNCH để phối hợp làm các giấy tờ liên quan đến công tác PCCC, bán sách, tài liệu, phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH giá cao hơn thị trường; mời các cơ sở, doanh nghiệp tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về PCCC và CNCH và yêu cầu chuyển tiền. Sau khi nhận được tiền thì các đối tượng này biến mất, cắt đứt liên lạc và không hề có bất cứ tài liệu hay sách gì được chuyển tới tay người mua. Lúc này, người dân mới nhận ra là bị lừa, theo đó, hành vi này không những trực tiếp chiếm đoạt tài sản người mà còn gián tiếp làm tổn hại đến uy tín của cơ quan chức năng, mà cụ thể là Cục Cảnh sát PCCC và CNCH. (1) Vậy hành vi giả danh cảnh sát bị xử lý thế nào? Truy cứu TNHS với đối tượng giả danh cảnh sát Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội không nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác được quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau: Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ vào Điều 20 Nghị định 144/2021/NĐ-CP người giả danh lực lượng công an có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân thì: - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân. - Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân. - Phạt tiền từ 10-30 triệu đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân. Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 20 hoặc trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 20. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 20 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. (2) Giả danh cảnh sát nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? Về hình sự: Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015. Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Về hành chính: Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 20, điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử phạt với các mức phạt sau đây: - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản.
Quy trình xác định một người đã chết do gặp tai nạn như thế nào?
Vừa qua vụ đứa bé 10 tuổi gặp tai nạn lọt trụ bê-tông công dài 35m của một công trình tại tỉnh Đồng Tháp đã làm người dân cả nước không khỏi bàng hoàng, đau xót. Công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ có sự phối hợp nhiều lực lượng chức năng chuyên ngành từ quốc phòng, cảnh sát, các chuyên gia được bộ xây dựng, bộ GTVT cử đến để hỗ trợ giải cứu đứa bé. Sau 04 ngày liên tục hoạt động ngày đêm để sớm đưa đứa bé trở về bằng nhiều biện pháp khác nhau cũng như gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm, trang thiết bị, nguồn lực. Đến ngày 04/1/2023 qua đánh giá tổng hợp của nhiều chuyên gia tại đó dù chưa tìm được xác của đứa bé nhưng đã có thể xác định đứa bé 10 tuổi đã không còn sống. Vậy, quy trình xác định một người đã chết do gặp tai nạn được quy định ra sao? 1. Đơn vị cứu hộ, cứu nạn có được xác định một người đã chết? Sau khi phối hợp với nhiều đơn vị, cơ quan có chuyên môn trong việc cứu nạn thì người người chỉ huy thuộc đơn vị cứu hộ, cứu nạn phải thông báo tình hình cho lãnh đạo địa phương về công tác giải cứu đứa bé. Như chúng ta đã biết đứa bé đã được xác định đã chết dù chưa tìm được thi thể và được thông báo đến báo chí, cơ quan truyền thông về việc này. Theo đó tại Điều 17 Nghị định 83/2017/NĐ-CP có quy định người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ được thực hiện các hoạt động sau: - Tổ chức và chỉ huy lực lượng cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác tham gia cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường. - Thành lập Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ khi xét thấy cần thiết và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy. - Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản theo thẩm quyền; quyết định và tổ chức thực hiện phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật, di chuyển phương tiện, tài sản; quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình, diễn biến, kết quả cứu nạn, cứu hộ. - Thực hiện công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ cứu nạn, cứu hộ. - Quyết định kết thúc hoạt động cứu nạn, cứu hộ. - Tổ chức rút kinh nghiệm công tác cứu nạn, cứu hộ; cung cấp thông tin về sự cố, tai nạn và hoạt động cứu nạn, cứu hộ. Theo đó, người đứng đầu của đơn vị cứu nạn, cứu hộ hoặc lãnh đạo Ban Chỉ huy có nhiệm vụ thông tin về sự cố, tai nạn qua công tác thực hiện. Theo đó, với thông tin từ người đứng đầu công tác cứu hộ cho biết đứa bé đã chết dù chưa lấy được thi thể là một phần của nhiệm vụ thông tin công việc chứ chưa hẳn là kết luận cuối cùng là cho biết người đó đã chết. 2. Khi nào một người được xem là đã chết? Một người có thể được xem là đã chết về mặt pháp lý tức là về mặt giấy tờ được xem là đã chết do cơ quan có thẩm quyền tuyên bố và ghi nhận vào dữ liệu hộ tịch của địa phương cư trú. Đối với vụ việc đứa bé 10 tuổi nếu xảy ra trường hợp xấu nhất như tiên lượng của nhiều chuyên gia và người có thẩm quyền thông báo thì có thể xác định đã chết khi thuộc một trong các trường hợp sau: 2.1 Trường hợp tìm được thi thể của người gặp nạn Trong trường hợp giả xử đã tìm được thi thể đứa bé và được cơ quan pháp y thực hiện khám nghiệm để xác định mức độ thương tật, nguyên nhân dẫn đến tử vong và những thủ tục khác cho cơ quan điều tra, qua đó cũng là căn cứ để người thân của đứa bé làm giấy khai tử. Cụ thể theo Điều 32 Luật Hộ tịch 2014 khi một người đã được xác định chết thì nhân thân của người đó đến UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử trong vòng 15 ngày kể từ ngày xác định người đó đã qua đời. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử. 2.2 Trường hợp không tìm được thi thể của người gặp nạn Trường hợp xấu nhất không thể tìm được thi thể của người gặp nạn thì thân của người gặp nạn sẽ phải làm thủ tục tuyên bố chết tại tòa án theo Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 khi rơi vào các trường hợp sau: - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. - Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Hình sự. Căn cứ vào các trường hợp quy định như trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Khi đã có quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Như vậy, trường hợp một người gặp nạn như vụ việc đứa bé 10 tuổi mắc kẹt trong trụ bê-tông đã được thông cáo báo chí là đã chết, thông qua điều tra ban đầu chỉ là nhiệm vụ xác định về lý thuyết chứ chưa thể xem là đã chết về mặt pháp lý. Để một người được xem là chết về mặt pháp lý phải được đăng ký khai tử tại UBND xã hoặc được Tòa án ra quyết định tuyên bố chết.
Bộ Công an điện khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3 và mưa lũ gây ra
Ngày 08/9/2024, Bộ Công an có Công điện gửi Công an các đơn vị, địa phương về việc khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3 và mưa lũ gây ra. Trong đó Công điện đã nêu rõ, Bộ Công an điện: - Thủ trưởng các đơn vị: Cục An ninh kinh tế, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục Cảnh sát hình sự, Cục Cảnh sát môi trường, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông, Viện Khoa học hình sự, Cục Cảnh sát quản lý trại giam và cơ sở giáo dục bắt buộc; các đơn vị khối Hậu cần Bộ Công an; Cục Truyền thông Công an nhân dân; - Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang. Để triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ do bão, lãnh đạo Bộ yêu cầu Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau: (1) Tập trung ưu tiên công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tính mạng, tài sản cho người dân và Nhà nước Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an về công tác ứng phó khẩn cấp với bão số 3 và mưa lũ, trong đó tập trung ưu tiên công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tính mạng, tài sản cho người dân và Nhà nước. (2) Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương - Tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị mất do bão, mưa lũ, thiệt hại, nhất là những gia đình chính sách, hộ bị mất nhà cửa, gia đình neo đơn, hộ nghèo, khó khăn; - Tổ chức tìm kiếm cứu nạn những người còn mất tích, triển khai các biện pháp nghiệp vụ hỗ trợ xác định danh tính các nạn nhân (nếu có) và tổ chức cứu chữa người bị thương; - Tiếp tục sơ tán, di dời người dân cùng phương tiện, tài sản tại các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở đến nơi an toàn; - Khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, mưa lũ, vệ sinh môi trường để sớm ổn định cuộc sống, sản xuất. - Nắm chắc địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời ứng phó, phát hiện, xử lý các hành vi lợi dụng bão, mưa lũ để vi phạm pháp luật, trộm cắp tài sản. Bố trí lực lượng hướng dẫn, phân luồng, cắm biển cảnh báo, bảo đảm an toàn giao thông, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho lưu thông khi không bảo đảm an toàn, nhất là những điểm xung yếu, địa bàn bị mưa lũ, ngập lụt, sạt lở, có nguy cơ bị sạt lở, tránh để xảy ra những sự việc đáng tiếc làm thiệt hại về tính mạng và tài sản. - Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng”, chủ động các phương án phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ và an toàn trụ sở, tài liệu, trang thiết bị làm việc. - Các đơn vị chức năng của Bộ sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, thuốc men để chi viện khi có yêu cầu, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ huy, điều hành trong ứng phó với bão, tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động chủ động đề xuất phương án huy động tăng cường, điều động lực lượng, phương tiện chi viện cho các địa phương trong trường hợp cần thiết; Cục Kế hoạch và Tài chính chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương thống kê thiệt hại và báo cáo, đề xuất Bộ hỗ trợ; Cục Trang bị và kho vận phối hợp chặt chẽ với Công an các đơn vị, địa phương để đề xuất cấp phát, vận chuyển ngay trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác ứng phó, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão, mưa lũ; Cục Y tế chỉ đạo thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh, tai nạn thương tích, cấp phát thuốc sau bão, mưa lũ; Cục Công tác đảng và công tác chính trị kịp thời khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong quá trình triển khai thực hiện ứng phó với bão, mưa lũ; Cục Truyền thông Công an nhân dân tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng, kịp thời về hoạt động, hình ảnh của lực lượng Công an nhân dân trong công tác cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa bão, mưa lũ; Cục Cảnh sát quản lý trại giam và cơ sở giáo dục bắt buộc tập trung chỉ đạo các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng bảo đảm an toàn trụ sở, tuyệt đối không để can, phạm nhân bỏ trốn và khẩn trương khắc phục hậu quả thiệt hại do bão, mưa lũ gây ra; Cục An ninh kinh tế chỉ đạo Công an các địa phương nắm chắc tình hình bão, mưa lũ, phối hợp các cấp, các ngành tham mưu chỉ đạo việc xả lũ các hồ thủy điện đảm bảo đúng quy trình, an toàn hồ đập và đặc biệt lưu ý việc thông báo, hỗ trợ di dời vùng hạ lưu khi có nguy hiểm; Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao chỉ đạo xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức đưa tin không chính xác, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống bão, mưa lũ. - Tổ chức trực ban nghiêm túc, kịp thời thông tin, truyền đạt mệnh lệnh của lãnh đạo Bộ đến Công an các đơn vị, địa phương, nhất là cấp cơ sở; đảm bảo quân số sẵn sàng triển khai các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và phòng, chống bão, mưa, lũ. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo tình hình thiệt hại, kết quả triển khai về Bộ theo quy định (qua Văn phòng Bộ, SĐT: 069.2299150, 0904.231.899 hoặc 0979.087.633). Xem thêm: Công điện 88 của Thủ tướng về tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão Khu vực Nam bộ có bị ảnh hưởng từ bão số 3 không?
Sẽ đình chỉ những nhà trọ không đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy tại TP.HCM
Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo đình chỉ những nhà trọ không đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, có nguy cơ cháy, nổ, gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của người dân. TP.HCM đình chỉ những nhà trọ không đủ điều kiện PCCC Theo Cổng Thông tin điện tử UBND TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân; cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao trên địa bàn TP. Phó Chủ tịch UBND TP giao Sở Xây dựng, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện căn cứ tình hình hoạt động của các loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao trên địa bàn để chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với loại hình nêu trên. Công an TP, UBND các quận huyện và TP Thủ Đức được giao chủ động xây dựng các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao. Các giải pháp phải đảm bảo phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước đối với loại hình nhà ở, cơ sở dịch vụ cho thuê. Trước đó, vào ngày 03/6/2024, nhằm thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TPHCM về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và PCCC; đồng thời, đề ra các giải pháp khả thi nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân; cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao đang hoạt động trên địa bàn nhưng chưa đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Ngoài ra, UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương cần đình chỉ hoạt động ngay đối với các cơ sở không đủ điều kiện an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ có nguy cơ cháy, nổ, gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân. Trước đó, đã có nhiều vụ cháy lớn trong các dãy nhà trọ, chung cư mini với lối vào chật hẹp hay không trang bị đủ các thiết bị PCCC cũng như không đáp ứng đủ điều kiện an toàn xây dựng và PCCC. Vì vậy, sự lo lắng của người dân về vấn đề này là vô cùng cần thiết, theo đó mỗi người dân và gia đình cần trang bị cho mình kiến thức về PCCC và cứu hộ, cứu nạn để ứng phó khi có trường hợp không may xảy ra. Trang bị những dụng cụ thoát hiểm và các phương tiện phòng cháy tại nhà 1. Bình chữa cháy Mỗi gia đình cần trang bị ít nhất một bình chữa cháy nhỏ gọn trong nhà, phòng trường hợp những vụ cháy nổ nhỏ có thể tự xử lý trước bằng bình chữa cháy hay ở các cơ sở kinh doanh cần trang bị mỗi tầng ít nhât smootj bình chữa cháy đề phòng tình huống khẩn cấp cần dùng đến. Ngoài ra, việc sử dụng những dụng cụ hỗ trợ này còn giúp người gặp nạn kéo dài được khoảng thời gian chờ lực lượng PCCC đến. 2. Thang thoát hiểm Tại nhà riêng hoặc ở các cơ sở kinh doanh, văn phòng làm việc,… cần dự trữ thang thoát hiểm để đề phòng khi tình huống khẩn cấp người gặp nạn phía trong đám cháy có thể sử dụng thang để ra ngoài từ tầng cao. 3. Mặt nạ phòng độc Mặt nạ phòng độc giúp người bị nạn giảm thiếu được khả năng hít phải khí độc. Các khí độc như CO, CO2 trong khói sẽ thoát ra khi có đám cháy, khi hít phải vài hơi khí độc này, cơ thể người gặp nạn sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái bất tỉnh ngay. Xem thêm bài viết: Cần ghi nhớ: Cách thoát hiểm khi xảy ra cháy 04 phương pháp chữa cháy cơ bản dành cho hộ gia đình Theo Bộ tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho hộ gia đình được ban hành bởi Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì có những phương pháp chữa cháy cơ bản dành cho hộ gia đình như sau: Phương pháp làm lạnh: Là phương pháp phun chất chữa cháy vào đám cháy nhằm hạ nhiệt độ của vùng cháy và bề mặt chất cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của chất đó. Chất chữa cháy điển hình theo phương pháp làm lạnh là nước (H2O) Phương pháp cách ly: Là phương pháp cách ly sự tiếp xúc giữa các yếu tố tạo nên sự cháy (cách ly chất cháy với chất ôxy hoá; cách ly chất cháy với nguồn nhiệt...). Dùng vật liệu không cháy, lớp chất bọt để ngăn cách ôxy tham gia phản ứng cháy; tạo khoảng cách giữa vùng bị cháy với những công trình xung quanh. Phương pháp làm giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng cháy: Là phương pháp phun chất chữa cháy vào vùng cháy để làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi chất cháy xuống dưới nồng độ có khả năng bốc cháy. Các chất chữa cháy điển hình có thể kể đến như: Khí CO2, N2, các khí trơ khác... Phương pháp ức chế hoá học: Là phương pháp phun các hóa chất có khả năng ức chế các phản ứng cháy và vùng cháy nhằm làm chậm phản ứng cháy, tiến tới triệt tiêu sự cháy. Các chất chữa cháy điển hình bao gồm: Các hợp chất thuộc nhóm halogen (CF3BrCl; CF3Br; C3F7H – 1,1,1,2,3,3,3 Heptan flo propan). Như vậy, theo hướng dẫn của Bộ tài liệu thì hiện hộ gia đình có 04 phương pháp chữa cháy cơ bản. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/24/tai-lieu-tuyen-truyen-pccc-cho-ho-gd.pdf Bộ tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ Xem thêm bài viết: Hộ gia đình cần phải bảo đảm những điều kiện an toàn nào về PCCC?
Chủ nhà trọ có phải lập phương án PCCC và cứu nạn cứu hộ không?
Cá nhân có cho thuê 5 phòng trọ ở ghép, 1.200.000 đồng một phòng thu nhập một tháng 6 triệu. Hiện nay công an khu vực phường A đề nghị làm giấy phép kinh doanh và làm hồ sơ quản lý công tác phòng cháy chữa cháy, và phương án cứu nạn cứu hộ nộp cho phường. Đối với nhà cho thuê ở ghép như trên là có phải bắt buộc không? Cho thuê trọ có phải xin giấy phép kinh doanh không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì những hoạt động thương mại không cần đăng ký kinh doanh gồm: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: - Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; - Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; - Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; - Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; - Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; - Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. Theo đó quy định trên, cơ sở cho thuê nhà trọ của cá nhân là hoạt động thương mại không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Do vậy, cá nhân cho thuê nhà trọ, anh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Yêu cầu đối với hồ sơ phòng cháy chữa cháy Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở 1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây: - Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; - Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP; - Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; .... 2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây: - Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; - Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; - Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này. ... Các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa nêu trên phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở. Theo Phụ lục IV Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý ban hành kèm Nghị định 136/2020/NĐ-CP có liệt kê: 7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3. Theo đó, nếu nhà trọ cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3 thì thuộc Phụ lục IV Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, cần phải đáp ứng điều kiện tại Khoản 2 Điều 5 nêu trên, trong đó có yêu cầu phải có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với phương án cứu nạn cứu hộ Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này (phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở); Theo quy định trên, người người đứng đầu cơ sở kinh doanh nhà trọ có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn đối với việc kinh doanh nhà trọ. Hi vọng thông tin trên ưu ích đối với bạn!
Công điện 7104/CĐ-PCTT 2023: Đảm bảo cung cấp điện ứng phó mưa lũ
Ngày 12/10/2023 Bộ Công Thương vừa ban hành tải Công điện 7104/CĐ-PCTT 2023 về việc chủ động ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất và ngập úng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương điện. Rà soát các khu vực có thể bị chia cắt do mưa, lũ đảm bảo cung ứng hàng hóa - Chỉ đạo các chủ đập thủy điện trên địa bàn thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, tăng cường kiểm tra công tác vận hành đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện, nhất là các hồ đập xung yếu, các thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. Công tác vận hành các hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương thông tin kịp thời, bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp; tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện. - Rà soát các khu vực có thể bị chia cắt do mưa, lũ để có phương án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu. Sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra - Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; an toàn cho người, thiết bị, các công trình điện lực và an toàn cho nhân dân, sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra. - Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, các mốc cảnh báo ngập lụt; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó với mưa, lũ; thông tin kịp thời cho hạ du trước khi điều tiết xả lũ để đảm bảo an toàn về người và tài sản. - Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chủ động chống ngập lụt Chỉ đạo các cơ sở khai thác khoáng sản chủ động kiểm tra công tác phòng chống sụt lở đất, ngập lụt tại các mỏ, rà soát kiểm tra các hồ thải quặng đuôi các khai trường, các hầm lò khai thác với độ sâu lớn, phải tập trung sẵn sàng lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng cứu khi có thiên tai xảy ra. Các Tập đoàn, Tổng công ty khác theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ - Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo an toàn cho người và công trình trọng yếu đối với các tình huống mưa lũ kéo dài. - Chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, phương tiện, vật tư để kịp thời xử lý các tình huống do mưa lũ gây ra. Đối với các chủ đập thủy điện đảm bảo an toàn hồ đập - Nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, vận hành đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. - Triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các thủy điện nhỏ, vùng hạ du hồ chứa và các công trình đang thi công dở dang, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu, các sự cố do các đợt mưa lũ trước chưa được khắc phục. Yêu cầu các đơn vị ngành Công Thương tổ chức trực ban 24/24h Tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các sườn dốc, xung quanh và phía sau các công trình đang xây dựng, kho, nhà xưởng, văn phòng nhà điều hành, công trình gần sườn dốc, các mỏ và các bãi thải... để phát hiện nguy cơ dễ gây sạt lở đất, không đảm bảo an toàn để có biện pháp xử lý kịp thời. Yêu cầu các đơn vị ngành Công Thương tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên theo dõi diễn biến của mưa, lũ từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sẵn sàng lực lượng phương tiện ứng phó với các tình huống thiên tai, tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc Công điện này, thường xuyên báo cáo thông tin về Văn phòng thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương. Xem thêm tải Công điện 7104/CĐ-PCTT 2023 ban hành ngày 12/10/2023.
Lừa đảo giả danh cảnh sát PCCC bán tài liệu cho DN, yêu cầu tổ chức tập huấn
Mới đây, theo thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, thời gian qua xuất hiện các đối tượng lừa đảo giả danh Cảnh sát PCCC và CNCH bán tài liệu, phương tiện, yêu cầu tổ chức các lớp tập huấn PCCC và CNCH nhằm trục lợi bất chính. Cụ thể, theo thông tin của cơ quan chức năng có tới 52/63 địa phương xảy ra vụ việc giả danh cán bộ Cảnh sát PCCC và CNCH để liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, hay thậm chí đến trực tiếp để lừa đảo bán tài liệu, phương tiện và yêu cầu tổ chức các lớp tập huấn PCCC và CNCH nhằm trục lợi. Lợi dụng tình hình quản lý, kiểm tra quy trình PCCC của các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay, mà các đối tượng xấu đã giả danh cơ quan chức năng để kiếm lợi. Đối tượng dễ dàng mắc bẫy bọn lừa đảo này nhất là các cơ sở, đơn vị mới đi vào hoạt động chưa nắm bắt kịp các nguồn thông tin. Chúng chớp thời cơ giới thiệu mình là cán bộ Cảnh sát PCCC và CNCH để phối hợp làm các giấy tờ liên quan đến công tác PCCC, bán sách, tài liệu, phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH giá cao hơn thị trường; mời các cơ sở, doanh nghiệp tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về PCCC và CNCH và yêu cầu chuyển tiền. Sau khi nhận được tiền thì các đối tượng này biến mất, cắt đứt liên lạc và không hề có bất cứ tài liệu hay sách gì được chuyển tới tay người mua. Lúc này, người dân mới nhận ra là bị lừa, theo đó, hành vi này không những trực tiếp chiếm đoạt tài sản người mà còn gián tiếp làm tổn hại đến uy tín của cơ quan chức năng, mà cụ thể là Cục Cảnh sát PCCC và CNCH. (1) Vậy hành vi giả danh cảnh sát bị xử lý thế nào? Truy cứu TNHS với đối tượng giả danh cảnh sát Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội không nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác được quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau: Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ vào Điều 20 Nghị định 144/2021/NĐ-CP người giả danh lực lượng công an có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân thì: - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân. - Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân. - Phạt tiền từ 10-30 triệu đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân. Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 20 hoặc trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 20. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 20 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. (2) Giả danh cảnh sát nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? Về hình sự: Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015. Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Về hành chính: Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 20, điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử phạt với các mức phạt sau đây: - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản.
Quy trình xác định một người đã chết do gặp tai nạn như thế nào?
Vừa qua vụ đứa bé 10 tuổi gặp tai nạn lọt trụ bê-tông công dài 35m của một công trình tại tỉnh Đồng Tháp đã làm người dân cả nước không khỏi bàng hoàng, đau xót. Công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ có sự phối hợp nhiều lực lượng chức năng chuyên ngành từ quốc phòng, cảnh sát, các chuyên gia được bộ xây dựng, bộ GTVT cử đến để hỗ trợ giải cứu đứa bé. Sau 04 ngày liên tục hoạt động ngày đêm để sớm đưa đứa bé trở về bằng nhiều biện pháp khác nhau cũng như gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm, trang thiết bị, nguồn lực. Đến ngày 04/1/2023 qua đánh giá tổng hợp của nhiều chuyên gia tại đó dù chưa tìm được xác của đứa bé nhưng đã có thể xác định đứa bé 10 tuổi đã không còn sống. Vậy, quy trình xác định một người đã chết do gặp tai nạn được quy định ra sao? 1. Đơn vị cứu hộ, cứu nạn có được xác định một người đã chết? Sau khi phối hợp với nhiều đơn vị, cơ quan có chuyên môn trong việc cứu nạn thì người người chỉ huy thuộc đơn vị cứu hộ, cứu nạn phải thông báo tình hình cho lãnh đạo địa phương về công tác giải cứu đứa bé. Như chúng ta đã biết đứa bé đã được xác định đã chết dù chưa tìm được thi thể và được thông báo đến báo chí, cơ quan truyền thông về việc này. Theo đó tại Điều 17 Nghị định 83/2017/NĐ-CP có quy định người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ được thực hiện các hoạt động sau: - Tổ chức và chỉ huy lực lượng cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác tham gia cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường. - Thành lập Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ khi xét thấy cần thiết và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy. - Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản theo thẩm quyền; quyết định và tổ chức thực hiện phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật, di chuyển phương tiện, tài sản; quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình, diễn biến, kết quả cứu nạn, cứu hộ. - Thực hiện công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ cứu nạn, cứu hộ. - Quyết định kết thúc hoạt động cứu nạn, cứu hộ. - Tổ chức rút kinh nghiệm công tác cứu nạn, cứu hộ; cung cấp thông tin về sự cố, tai nạn và hoạt động cứu nạn, cứu hộ. Theo đó, người đứng đầu của đơn vị cứu nạn, cứu hộ hoặc lãnh đạo Ban Chỉ huy có nhiệm vụ thông tin về sự cố, tai nạn qua công tác thực hiện. Theo đó, với thông tin từ người đứng đầu công tác cứu hộ cho biết đứa bé đã chết dù chưa lấy được thi thể là một phần của nhiệm vụ thông tin công việc chứ chưa hẳn là kết luận cuối cùng là cho biết người đó đã chết. 2. Khi nào một người được xem là đã chết? Một người có thể được xem là đã chết về mặt pháp lý tức là về mặt giấy tờ được xem là đã chết do cơ quan có thẩm quyền tuyên bố và ghi nhận vào dữ liệu hộ tịch của địa phương cư trú. Đối với vụ việc đứa bé 10 tuổi nếu xảy ra trường hợp xấu nhất như tiên lượng của nhiều chuyên gia và người có thẩm quyền thông báo thì có thể xác định đã chết khi thuộc một trong các trường hợp sau: 2.1 Trường hợp tìm được thi thể của người gặp nạn Trong trường hợp giả xử đã tìm được thi thể đứa bé và được cơ quan pháp y thực hiện khám nghiệm để xác định mức độ thương tật, nguyên nhân dẫn đến tử vong và những thủ tục khác cho cơ quan điều tra, qua đó cũng là căn cứ để người thân của đứa bé làm giấy khai tử. Cụ thể theo Điều 32 Luật Hộ tịch 2014 khi một người đã được xác định chết thì nhân thân của người đó đến UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử trong vòng 15 ngày kể từ ngày xác định người đó đã qua đời. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử. 2.2 Trường hợp không tìm được thi thể của người gặp nạn Trường hợp xấu nhất không thể tìm được thi thể của người gặp nạn thì thân của người gặp nạn sẽ phải làm thủ tục tuyên bố chết tại tòa án theo Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 khi rơi vào các trường hợp sau: - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. - Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Hình sự. Căn cứ vào các trường hợp quy định như trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Khi đã có quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Như vậy, trường hợp một người gặp nạn như vụ việc đứa bé 10 tuổi mắc kẹt trong trụ bê-tông đã được thông cáo báo chí là đã chết, thông qua điều tra ban đầu chỉ là nhiệm vụ xác định về lý thuyết chứ chưa thể xem là đã chết về mặt pháp lý. Để một người được xem là chết về mặt pháp lý phải được đăng ký khai tử tại UBND xã hoặc được Tòa án ra quyết định tuyên bố chết.