Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam được quy định tại Quyết định 2005/QĐ-CHK năm 2024 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam. 1. Chức năng của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam Theo Điều 1 Quyết định 2005/QĐ-CHK năm 2024, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan của Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục HKVN được phân cấp quản lý; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật. Thanh tra Cục HKVN chịu sự chỉ đạo, điều hành của Cục trưởng Cục HKVN và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam Theo Điều 2 Quyết định 2005/QĐ-CHK năm 2024 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam như sau: - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật Thanh tra, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Nghị định 43/2023/NĐ-CP, Nghị định 03/2024/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan. - Chủ trì tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành hàng không, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Cục HKVN, báo cáo Cục trưởng Cục HKVN xem xét, phê duyệt trước khi gửi Thanh tra Bộ Giao thông vận tải tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ Giao thông vận tải. - Tham mưu, giúp Cục trưởng về: + Công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; + Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán theo quy định; + Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước đối với Cục HKVN; + Tổng hợp và trình Cục trưởng ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát chuyên ngành hàng năm của các cơ quan, đơn vị thuộc Cục HKVN; theo dõi việc kiểm tra, giám sát chuyên ngành của Cục HKVN sau khi được ban hành; + Tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; + Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; + Quản lý cơ sở dữ liệu về thanh tra; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; + Giám sát hoạt động sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không; đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không; + Kiểm tra, giám sát nội bộ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Cục HKVN theo phân cấp của Cục trưởng. - Kiến nghị hoặc trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý chuyên ngành hàng không dân dụng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra; kiến nghị áp dụng các biện pháp xử lý và khắc phục những vi phạm trong hoạt động hàng không dân dụng. - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về: thanh tra; xử phạt vi phạm hành chính; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Tổng hợp, báo cáo kết quả về: công tác thanh tra chuyên ngành; xử phạt vi phạm hành chính; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý của Cục HKVN. - Thực hiện các quy định tại các Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5 Quyết định 2650/QĐ-CHK ngày 28/11/2023 của Cục trưởng Cục HKVN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng, Văn phòng thuộc Cục HKVN. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao. Tóm lại, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam có chức năng thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục HKVN được phân cấp quản lý; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và có những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định như trên.
Từ 07/5/2024, tiến hành kiểm tra hoạt động bán vé máy bay của các hãng hàng không
Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành Quyết định 998/QĐ-CHK về việc kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam. Bộ GTVT yêu cầu rà soát, kiểm tra công tác bán vé máy bay Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng đã có công văn gửi Cục Hàng không Việt Nam, Vụ Vận tải về việc rà soát, kiểm tra giá vé máy bay. Vị Bộ trưởng cho biết, thời gian vừa qua tình trạng giá vé máy bay của các hãng hàng không nội địa tăng cao làm ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đi lại của người dân. Đặc biệt là trong dịp cao điểm như kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 vừa qua. Theo đó, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước cũng như kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay, góp phần bình ổn giá, đảm bảo hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chỉ đạo. Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé máy bay của các hãng hàng không. Trường hợp nếu phát hiện có bất thường, phải kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh và xử lý ngay vi phạm theo thẩm quyền (nếu có). Đồng thời, phải tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá của các hãng hàng không, tuyệt đối không để tình trạng tăng giá vé trái quy định. Tiến hành kiểm tra hoạt động bán vé máy bay của các hãng hàng không Theo Quyết định 998/QĐ-CHK, thời hạn tiến hành kiểm tra là 03 ngày làm việc và bắt đầu từ ngày 07/5 đến 09/5. Thời kỳ kiểm tra là từ ngày 01/1/2024 đến ngày ban hành quyết định và các thời kỳ khác có liên quan đến nội dung kiểm tra. Đoàn thanh tra sẽ có tổng cộng là 10 thành viên, trong đó ông Đỗ Hồng Cẩm - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam làm trưởng đoàn sẽ kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay tại các hãng hàng không là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways và Vietravel Airlines. Được biết, tại Công văn trước đó Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, Vụ Vận tải khẩn trương triển khai thực hiện, báo cáo bộ kết quả thực hiện trước ngày 10/5 tới. Thông tin liên quan đến nội dung này, Lãnh đạo Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết, các khoản phí trong giá vé máy bay là “giá dịch vụ” chuyên ngành hàng không quy định tại Thông tư 53/2019/TT-BGTVT không phải là khoản phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định tại Luật Phí và lệ phí 2015. Đồng thời, tại Điều 4 Thông tư 247/2016/TT-BTC cũng có quy định chuyến bay của Việt Nam hạ cánh hoặc cất cánh tại các sân bay trong nước chỉ phải nộp phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay với mức phí: - 165.000 đồng/lượt/dịch vụ bảo đảm hoạt động bay - 335.000 đồng/lượt/dịch vụ kinh doanh cảng hàng không. Bên cạnh đó, theo thẩm quyền, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 34/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2019/TT-BGTVT ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không trên các đường bay nội địa,… Theo đó, việc quản lý nhà nước về giá và ban hành quy định giá dịch vụ chuyên ngành hàng không quản lý nhà nước về giá và ban hành quy định giá dịch vụ chuyên ngành hàng không; giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc thẩm quyền của BGTVT.
Cục hàng không Việt Nam thông báo tuyển dụng công chức năm 2023
Ngày 07/8/2023, Cục hàng không Việt Nam ban hành Thông báo 4225/TB-CHK tuyển dụng công chức năm 2023 của Cục hàng không Việt nam. Cục HKVN thông báo tuyển dụng công chức vào công tác tại các Phòng, Văn phòng thuộc khối cơ quan tham mưu giúp việc Cục trưởng Cục HKVN như sau: (1) Chỉ tiêu tuyển dụng Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế công chức được giao và nhu cầu của các cơ quan về tuyển dụng công chức thông qua kỳ thi tuyển, Cục HKVN xây dựng kế hoạch thi tuyển công chức với chỉ tiêu và vị trí việc làm như sau: - Số lượng biên chế cần tuyển là 11 chỉ tiêu. - Chi tiết về chỉ tiêu tuyển dụng tại Phụ lục 1 kèm theo; mô tả chi tiết từng vị trí việc làm và tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký của từng vị trí việc làm cần tuyển dụng tại Phụ lục 2 kèm theo. Xem và tải Phụ lục 1 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/08/11/phu-luc-1%20(1).docx Xem và tải Phụ lục 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/08/11/phu-luc-2.docx (2) Hình thức thi Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau: Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành (3) Đăng ký dự thi - Người đăng ký dự kỳ thi tuyển công chức nộp: + Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu Phụ lục 3 kèm theo); Xem và tải Phụ lục 3 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/08/11/phu-luc-3.docx + Kèm theo 02 phong bì, ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người nhận. Mỗi người chỉ được đăng ký dự tuyển 01 vị trí tuyển dụng. Người đăng ký dự tuyển tự đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của mình với những yêu cầu, điều kiện của vị trí việc làm, nếu xét thấy đủ điều kiện thì nộp phiếu đăng ký dự tuyển. Sau khi có kết quả thi, nếu trúng tuyển thì phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định trước khi Cục trưởng Cục HKVN ra quyết định tuyển dụng vào công chức. - Thời hạn nộp hồ sơ dự tuyển: 30 ngày, bắt đầu từ ngày 10/8/2023 đến hết ngày 08/9/2023; sáng từ 08h00 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h00 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. - Địa điểm tiếp nhận hồ sơ dự tuyển: + Nộp trực tiếp: Người dự tuyển nộp hồ sơ dự tuyển tại Bộ phận một cửa, Cục HKVN số 119 Nguyễn Sơn, phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, thành phố Hà Nội; sáng từ 08h00 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h00, từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần; điện thoại liên hệ: 02463281356. + Nộp hồ sơ qua bưu điện: Người dự tuyển gửi hồ sơ dự tuyển (thời gian tính theo dấu bưu điện) về Cục HKVN số 119 Nguyễn Sơn, phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, thành phố Hà Nội; điện thoại liên hệ: 02438272604. (4) Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng - Hồ sơ tuyển dụng phải được hoàn thiện trước khi ký quyết định tuyển dụng. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến Cục HKVN để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng. Hồ sơ tuyển dụng bao gồm: + Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có), được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. + Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì Cục trưởng Cục HKVN ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng tuyển. Trường hợp người đăng ký dự tuyển có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì Cục HKVN thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo. (5) Phí tuyển dụng Cục HKVN sẽ thông báo mức thu lệ phí thi tuyển sau khi phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi (vì mức lệ phí phụ thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký dự thi). Các thí sinh xem thông báo và nộp lệ phí thi tại địa điểm tổ chức thi tuyển vòng 1. (6) Thời gian tổ chức thi tuyển - Thời gian tổ chức thi tuyển + Vòng 1: Trước ngày 20/10/2023. + Vòng 2: Trước ngày 15/11/2023. (7) Địa điểm thi Địa điểm thi tại thành phố Hà Nội, địa điểm và thời gian thi cụ thể của vòng 1 và vòng 2, Cục HKVN sẽ thông báo sau khi phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi công chức vòng 1 và vòng 2. Xem chi tiết tại Thông báo 4225/TB-CHK ngày 07/8/2023.
Từ hôm nay (02/8), chính thức sử dụng VNeID khi làm thủ tục đi máy bay
Chiều qua, ngày 01/8/2023, Cục HKVN vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan để triển khai chính thức việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (tài khoản VNeID) đối với hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay. Theo đó, từ ngày 02/8/2023, Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) chính thức triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa tại tất cả cảng hàng không trên cả nước. Cục HKVN yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai áp dụng việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (VNeID) đối với hành khách đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa (đối với công dân Việt Nam, VNeID có giá trị tương đương thẻ căn cước công dân; đối với người nước ngoài, VNeID có giá trị tương đương hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế). Xem bài viết liên quan: Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2 Có đăng ký định danh điện tử mức 2 tại nhà được không? Kể tên những ứng dụng thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ BHXH hay CCCD khi thực hiện thủ tục hành chính Người khai thác cảng hàng không, các hãng hàng không, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không về check-in, boarding cập nhật quy định nêu trên vào chương trình, quy chế an ninh hàng không và các tài liệu khai thác liên quan (nếu có). Trước mắt, quy trình kiểm tra tài khoản VNeID thực hiện như hướng dẫn của Cục HKVN tại Văn bản 2798/CHK-ANHK ngày 01/6/2023. Các đơn vị chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách đi tàu bay, bảo đảm an ninh, an toàn; báo cáo Cục HKVN các vấn đề vượt thẩm quyền. Về lâu dài, Cục HKVN đề nghị ACV, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn mua sắm thiết bị kiểm tra tài khoản VNeID thật/giả; kết hợp đầu tư hệ thống xác thực sinh trắc học; tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, thủ tục cấp phép thiết bị xác thực sinh trắc học kết hợp xác thực căn cước công dân, VNeID, hệ thống định danh theo hướng dẫn của Bộ Công an (hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an); hệ thống xác thực phù hợp tiêu chuẩn và hướng dẫn của ICAO tại Annex9, Doc 9303 và các tiêu chuẩn, hướng dẫn khác của ICAO. Theo Cục Hàng không Việt Nam Bài viết liên quan: Quy định mới về bồi thường cho hành khách khi máy bay bị delay hoặc hủy chuyến Đi chơi lễ mà máy bay delay thì hành khách cần làm gì?
Nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam liên quan đến quản lý hàng không
Quyết định 651/QĐ-BGTVT 2023 ban hành bởi Bộ GTVT ngày 29/5/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam. Theo đó, một số nhiệm vụ chính mà Cục Hàng không Việt Nam sẽ thực hiện liên quan đến quản lý hàng không bao gồm: (1) Quản lý vận chuyển hàng không và hàng không chung - Xây dựng chính sách phát triển vận chuyển hàng không và hàng không chung; tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển thị trường vận chuyển hàng không. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung; đề nghị Bộ GTVT hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung; tổ chức đăng ký Điều lệ vận chuyển của các hãng hàng không theo quy định. - Trình Bộ GTVT chỉ định hãng hàng không Việt Nam khai thác đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng. - Cấp, cấp lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại. - Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, văn phòng bán vé cho hãng hàng không nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp. - Tổ chức cấp, thu hồi, điều chỉnh quyền vận chuyển hàng không; phê duyệt các hợp đồng hợp tác liên quan đến quyền vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung; chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. (2) Quản lý tàu bay và khai thác tàu bay - Quản lý giao dịch bảo đảm đối với tàu bay theo quy định của pháp luật; - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thiết kế, sản xuất, thử nghiệm tàu bay, trang bị, thiết bị lắp trên tàu bay. (3) Quản lý hoạt động bay - Xây dựng phương án thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố đường hàng không; vùng trời sân bay; vùng trời cho hoạt động hàng không chung. - Thẩm định đề án thành lập và hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; hướng dẫn, chỉ đạo việc thiết lập cơ sở, hệ thống thiết bị kỹ thuật và công tác cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. - Quản lý việc tổ chức khai thác đường hàng không, vùng trời sân bay, vùng trời, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý; cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay hàng không dân dụng và ban hành, phối hợp ban hành phương thức bay theo quy định. - Thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố, phân công khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; công bố hoặc thông báo khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, khu vực nguy hiểm, khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa từ tàu bay. - Phối hợp với cơ quan khác trong việc tổ chức, sử dụng vùng trời, thiết lập, công bố, quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không và danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng. - Phối hợp quân sự, quản lý hoạt động bay đặc biệt, tìm kiếm cứu nạn, quản lý, sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không theo quy định. (4) An toàn hàng không - Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành chương trình an toàn hàng không quốc gia, chương trình an toàn đường cất hạ cánh; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. - Tổ chức cung cấp dịch vụ đọc, kiểm tra và phân tích tham số bay, thiết bị ghi âm buồng lái của tàu bay cho người khai thác tàu bay. - Tổ chức kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trên phương tiện vận tải đường hàng không; thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động trên phương tiện vận tải đường hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (5) An ninh hàng không - Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành Chương trình an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình đào tạo huấn luyện an ninh hàng không Việt Nam; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; - Hướng dẫn, chỉ đạo công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không; - Phối hợp với cơ quan, đơn vị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan khác trong việc đánh giá nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không để tính toán mức độ rủi ro đối với hoạt động hàng không dân dụng; phòng ngừa và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng; duy trì trật tự kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; - Thẩm định thiết kế đối với kết cấu hạ tầng hàng không về các yêu cầu, tiêu chuẩn an ninh hàng không; - Quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không đối với các đối tượng vi phạm pháp luật theo quy định; - Quyết định áp dụng, hủy bỏ cấp độ kiểm soát an ninh hàng không tăng cường theo quy định. Xem thêm Quyết định 651/QĐ-BGTVT 2023 có hiệu lực ngày 29/5/2023.
Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam trong quản lý cảng hàng không, sân bay
Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam trong quản lý cảng hàng không, sân bay được quy định tại Quyết định 651/QĐ-BGTVT ngày 29/5/2023 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam về quản lý cảng hàng không, sân bay và tài sản kết cấu hạ tầng hàng không: Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Quyết định 651/QĐ-BGTVT, chức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam về quản lý cảng hàng không, sân bay và tài sản kết cấu hạ tầng hàng không như sau:: - Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, quy hoạch cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng); - Thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay; tổ chức công bố việc đóng cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng); thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc góp ý kiến đối với dự án xây dựng công trình cảng hàng không, sân bay theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng; quyết định đưa vào khai thác, ngừng khai thác công trình hàng không theo quy định của pháp luật; - Quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng); công bố quy hoạch cảng hàng không, sân bay, cấp sân bay và thông số kỹ thuật của cảng hàng không, sân bay; công bố năng lực khai thác của cảng hàng không, sân bay; tổ chức quản lý sử dụng đất cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật; - Chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay; chỉ đạo bố trí nơi làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước làm việc thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay; chỉ đạo, hướng dẫn Cảng vụ hàng không thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công theo quy định; - Phối hợp với ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan có thẩm quyền quản lý khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; - Chỉ đạo việc thiết lập, bảo vệ, duy trì chất lượng hệ thống thông tin bảo đảm hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay; việc nối mạng dữ liệu tại cảng hàng không, sân bay; quản lý số liệu thống kê về lưu lượng chuyến bay, hành khách, hàng hóa thông qua cảng hàng không, sân bay; - Quản lý, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam về quản lý vận chuyển hàng không và hàng không chung Theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Quyết định 651/QĐ-BGTVT, hức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam về quản lý vận chuyển hàng không và hàng không chung như sau: - Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải chính sách phát triển vận chuyển hàng không và hàng không chung; tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển thị trường vận chuyển hàng không; - Thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung; đề nghị Bộ Giao thông vận tải hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung; tổ chức đăng ký Điều lệ vận chuyển của các hãng hàng không theo quy định; - Trình Bộ Giao thông vận tải chỉ định hãng hàng không Việt Nam khai thác đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng; - Cấp, cấp lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại; - Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, văn phòng bán vé cho hãng hàng không nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp; - Tổ chức cấp, thu hồi, điều chỉnh quyền vận chuyển hàng không; phê duyệt các hợp đồng hợp tác liên quan đến quyền vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung; chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Xem chi tiết tại Quyết định 651/QĐ-BGTVT có hiệu từ ngày 29/5/2023.
Cục Hàng không lưu ý hotline phản ánh giá vé máy bay cao hơn quy định
Mới đây, ngày 07/02/2023, Cục Hàng không Việt Nam đã nêu trong Thông tin báo chí về việc hành khách phải mua vé máy bay cao hơn mức giá quy định trên các đường bay nội địa, đặc biệt trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán năm 2023. Cụ thể, trong thời gian qua, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc hành khách phải mua vé máy bay cao hơn mức giá quy định trên các đường bay nội địa, đặc biệt trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán năm 2023. Về vấn đề này, Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo hành khách rằng nên mua vé máy bay qua phòng vé hoặc các đại lý chính thức của hãng để đảm bảo quyền lợi khi tham gia giao thông bằng đường hàng không. Theo đó, hành khách cần cẩn trọng khi mua vé qua các kênh trung gian không có địa chỉ, nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, hành khách cần lưu ý mức giá vé máy bay không được cao hơn mức giá vé quy định. Ngoài ra, hành khách còn có thể truy cập vào các trang thông tin điện tử hoặc gọi đến tổng đài hỗ trợ của các hãng hàng không để tìm hiểu các thông tin liên quan đến giá vé máy bay khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hàng không. Trong quá trình mua vé qua các kênh phân phối, nếu thấy giá vé cao hơn quy định, hành khách có thể phản ánh đến đường dây nóng (hotline: 0916562119) của Cục Hàng không Việt Nam các thông tin về giá vé, đường bay, đại lý bán vé, hãng hàng không… để Cục có cơ sở xử lý theo quy định đối với các vi phạm (nếu có). Cục Hàng không cũng khẳng định: Cho đến nay, các hãng hàng không Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của hành khách đi lại bằng đường hàng không. Trong đó, có việc bán vé máy bay theo đúng quy định của pháp luật trên các đường bay nội địa. Mức giá tối đa của vé máy bay nội địa theo luật định là bao nhiêu? Theo Thông tư 17/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về giá vận chuyển hành khách, trần giá vé máy bay (chưa bao gồm thuế phí), đường bay dài nhất từ 1.280 km trở lên có giá 3,75 triệu đồng/vé; đường bay dưới 500 km có trần 1,7 triệu đồng/vé; đường bay từ 500 km đến dưới 850 km có mức giá 2,2 triệu đồng/vé. Cụ thể: Theo Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT như sau: - Khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản như sau: - Mức tối đa giá dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho 01 vé máy bay, trừ các khoản thu sau: Nhóm Khoảng cách đường bay Mức tối đa (đồng/vé một chiều) I Dưới 500 km 1. Nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội 1.600.000 2. Nhóm đường bay khác dưới 500 km 1.700.000 II Từ 500km đến dưới 850 km 2.200.000 II Từ 850 km đến dưới 1.000 km 2.790.000 IV Từ 1.000 km đến dưới 1.280 km 3.200.000 V Từ 1.280 km trở lên 3.750.000 + Thuế giá trị gia tăng; + Các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, bao gồm: giá phục vụ hành khách, giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý; + Khoản giá dịch vụ đối với các hạng mục tăng thêm. - Giá dịch vụ đối với các dịch vụ tăng thêm do các hãng hàng không quyết định trên cơ sở cân đối khả năng cung cấp dịch vụ của hãng hàng không và nhu cầu của thị trường.
Nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 của Cục Hàng không Việt Nam
Cục hàng không ban hành Quyết định 124/QĐ-CHK ngày 17/01/2023 về việc ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 của Cục Hàng không Việt Nam. Theo đó, nhiệm vụ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 như sau: (1) Phó Cục trưởng phụ trách Phó Cục trưởng phụ trách là Tổ trưởng Tổ Soạn thảo và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về chất lượng, tiến độ soạn thảo VBQPPL. Thực hiện các nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ Soạn thảo theo quy định tại Quy chế soạn thảo, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng - ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-CHK ngày 06/4/2018 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam. (2) Phòng chủ trì soạn thảo văn bản * Đối với Đề cương chi tiết: - Xây dựng và báo cáo Cục trưởng duyệt Đề cương chi tiết. - Trước ngày 10 của tháng phải trình Đề cương chi tiết theo thời hạn quy định tại Chương trình xây dựng văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Phòng chủ trì soạn thảo gửi Hồ sơ cho Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế để thực hiện rà soát lần cuối Đề cương chi tiết trước khi Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế trình Cục trưởng ký duyệt. - Sau khi Cục trưởng ký trình Đề cương chi tiết, thực hiện việc phát hành theo quy định. * Đối với Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL): - Thực hiện các nhiệm vụ của Phòng chủ trì soạn thảo theo quy định tại Quy chế soạn thảo, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng - ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-CHK ngày 06/4/2018 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam. - Hoàn thiện hồ sơ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và gửi Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế thẩm định theo quy định. - Trước ngày 10 của tháng phải trình Dự thảo VBQPPL theo thời hạn quy định tại Chương trình xây dựng VBQPPL của Bộ GTVT, Phòng chủ trì soạn thảo gửi đầy đủ hồ sơ cho Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế để thực hiện rà soát lần cuối hồ sơ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế trình Cục trưởng. - Sau khi Cục trưởng ký trình Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện việc phát hành theo quy định. * Báo cáo Lãnh đạo Cục (qua Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế) bằng văn bản hoặc thư điện tử về tiến độ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trước ngày 20 hàng tháng. * Trưởng phòng Phòng chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nội dung, chất lượng và tiến độ soạn thảo văn bản. (3) Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế - Tham gia đóng góp ý kiến đối với Đề cương chi tiết và Dự thảo văn bản để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp; tính hệ thống, thống nhất trong hệ thống quy phạm pháp luật, nhất là các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng. - Rà soát văn bản trình Đề cương chi tiết và thực hiện thẩm định, rà soát lần cuối Hồ sơ trình Dự thảo các VBQPPL do Phòng chủ trì soạn thảo xây dựng trước khi trình Cục trưởng ký trình Bộ Giao thông vận tải. - Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Cục Hàng không Việt Nam. Hàng tháng báo cáo Cục trưởng về kết quả thực hiện Chương trình của Cục. Chi tiết Quyết định 124/QĐ-CHK năm 2023 có hiệu lực từ ngày 17/01/2023.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam được quy định tại Quyết định 2005/QĐ-CHK năm 2024 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam. 1. Chức năng của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam Theo Điều 1 Quyết định 2005/QĐ-CHK năm 2024, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan của Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục HKVN được phân cấp quản lý; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật. Thanh tra Cục HKVN chịu sự chỉ đạo, điều hành của Cục trưởng Cục HKVN và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam Theo Điều 2 Quyết định 2005/QĐ-CHK năm 2024 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam như sau: - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật Thanh tra, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Nghị định 43/2023/NĐ-CP, Nghị định 03/2024/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan. - Chủ trì tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành hàng không, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Cục HKVN, báo cáo Cục trưởng Cục HKVN xem xét, phê duyệt trước khi gửi Thanh tra Bộ Giao thông vận tải tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ Giao thông vận tải. - Tham mưu, giúp Cục trưởng về: + Công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; + Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán theo quy định; + Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước đối với Cục HKVN; + Tổng hợp và trình Cục trưởng ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát chuyên ngành hàng năm của các cơ quan, đơn vị thuộc Cục HKVN; theo dõi việc kiểm tra, giám sát chuyên ngành của Cục HKVN sau khi được ban hành; + Tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; + Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; + Quản lý cơ sở dữ liệu về thanh tra; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; + Giám sát hoạt động sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không; đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không; + Kiểm tra, giám sát nội bộ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Cục HKVN theo phân cấp của Cục trưởng. - Kiến nghị hoặc trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý chuyên ngành hàng không dân dụng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra; kiến nghị áp dụng các biện pháp xử lý và khắc phục những vi phạm trong hoạt động hàng không dân dụng. - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về: thanh tra; xử phạt vi phạm hành chính; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Tổng hợp, báo cáo kết quả về: công tác thanh tra chuyên ngành; xử phạt vi phạm hành chính; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý của Cục HKVN. - Thực hiện các quy định tại các Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5 Quyết định 2650/QĐ-CHK ngày 28/11/2023 của Cục trưởng Cục HKVN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng, Văn phòng thuộc Cục HKVN. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao. Tóm lại, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam có chức năng thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục HKVN được phân cấp quản lý; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và có những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định như trên.
Từ 07/5/2024, tiến hành kiểm tra hoạt động bán vé máy bay của các hãng hàng không
Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành Quyết định 998/QĐ-CHK về việc kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam. Bộ GTVT yêu cầu rà soát, kiểm tra công tác bán vé máy bay Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng đã có công văn gửi Cục Hàng không Việt Nam, Vụ Vận tải về việc rà soát, kiểm tra giá vé máy bay. Vị Bộ trưởng cho biết, thời gian vừa qua tình trạng giá vé máy bay của các hãng hàng không nội địa tăng cao làm ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đi lại của người dân. Đặc biệt là trong dịp cao điểm như kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 vừa qua. Theo đó, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước cũng như kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay, góp phần bình ổn giá, đảm bảo hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chỉ đạo. Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé máy bay của các hãng hàng không. Trường hợp nếu phát hiện có bất thường, phải kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh và xử lý ngay vi phạm theo thẩm quyền (nếu có). Đồng thời, phải tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá của các hãng hàng không, tuyệt đối không để tình trạng tăng giá vé trái quy định. Tiến hành kiểm tra hoạt động bán vé máy bay của các hãng hàng không Theo Quyết định 998/QĐ-CHK, thời hạn tiến hành kiểm tra là 03 ngày làm việc và bắt đầu từ ngày 07/5 đến 09/5. Thời kỳ kiểm tra là từ ngày 01/1/2024 đến ngày ban hành quyết định và các thời kỳ khác có liên quan đến nội dung kiểm tra. Đoàn thanh tra sẽ có tổng cộng là 10 thành viên, trong đó ông Đỗ Hồng Cẩm - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam làm trưởng đoàn sẽ kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay tại các hãng hàng không là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways và Vietravel Airlines. Được biết, tại Công văn trước đó Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, Vụ Vận tải khẩn trương triển khai thực hiện, báo cáo bộ kết quả thực hiện trước ngày 10/5 tới. Thông tin liên quan đến nội dung này, Lãnh đạo Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết, các khoản phí trong giá vé máy bay là “giá dịch vụ” chuyên ngành hàng không quy định tại Thông tư 53/2019/TT-BGTVT không phải là khoản phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định tại Luật Phí và lệ phí 2015. Đồng thời, tại Điều 4 Thông tư 247/2016/TT-BTC cũng có quy định chuyến bay của Việt Nam hạ cánh hoặc cất cánh tại các sân bay trong nước chỉ phải nộp phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay với mức phí: - 165.000 đồng/lượt/dịch vụ bảo đảm hoạt động bay - 335.000 đồng/lượt/dịch vụ kinh doanh cảng hàng không. Bên cạnh đó, theo thẩm quyền, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 34/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2019/TT-BGTVT ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không trên các đường bay nội địa,… Theo đó, việc quản lý nhà nước về giá và ban hành quy định giá dịch vụ chuyên ngành hàng không quản lý nhà nước về giá và ban hành quy định giá dịch vụ chuyên ngành hàng không; giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc thẩm quyền của BGTVT.
Cục hàng không Việt Nam thông báo tuyển dụng công chức năm 2023
Ngày 07/8/2023, Cục hàng không Việt Nam ban hành Thông báo 4225/TB-CHK tuyển dụng công chức năm 2023 của Cục hàng không Việt nam. Cục HKVN thông báo tuyển dụng công chức vào công tác tại các Phòng, Văn phòng thuộc khối cơ quan tham mưu giúp việc Cục trưởng Cục HKVN như sau: (1) Chỉ tiêu tuyển dụng Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế công chức được giao và nhu cầu của các cơ quan về tuyển dụng công chức thông qua kỳ thi tuyển, Cục HKVN xây dựng kế hoạch thi tuyển công chức với chỉ tiêu và vị trí việc làm như sau: - Số lượng biên chế cần tuyển là 11 chỉ tiêu. - Chi tiết về chỉ tiêu tuyển dụng tại Phụ lục 1 kèm theo; mô tả chi tiết từng vị trí việc làm và tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký của từng vị trí việc làm cần tuyển dụng tại Phụ lục 2 kèm theo. Xem và tải Phụ lục 1 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/08/11/phu-luc-1%20(1).docx Xem và tải Phụ lục 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/08/11/phu-luc-2.docx (2) Hình thức thi Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau: Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành (3) Đăng ký dự thi - Người đăng ký dự kỳ thi tuyển công chức nộp: + Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu Phụ lục 3 kèm theo); Xem và tải Phụ lục 3 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/08/11/phu-luc-3.docx + Kèm theo 02 phong bì, ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người nhận. Mỗi người chỉ được đăng ký dự tuyển 01 vị trí tuyển dụng. Người đăng ký dự tuyển tự đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của mình với những yêu cầu, điều kiện của vị trí việc làm, nếu xét thấy đủ điều kiện thì nộp phiếu đăng ký dự tuyển. Sau khi có kết quả thi, nếu trúng tuyển thì phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định trước khi Cục trưởng Cục HKVN ra quyết định tuyển dụng vào công chức. - Thời hạn nộp hồ sơ dự tuyển: 30 ngày, bắt đầu từ ngày 10/8/2023 đến hết ngày 08/9/2023; sáng từ 08h00 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h00 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. - Địa điểm tiếp nhận hồ sơ dự tuyển: + Nộp trực tiếp: Người dự tuyển nộp hồ sơ dự tuyển tại Bộ phận một cửa, Cục HKVN số 119 Nguyễn Sơn, phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, thành phố Hà Nội; sáng từ 08h00 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h00, từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần; điện thoại liên hệ: 02463281356. + Nộp hồ sơ qua bưu điện: Người dự tuyển gửi hồ sơ dự tuyển (thời gian tính theo dấu bưu điện) về Cục HKVN số 119 Nguyễn Sơn, phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, thành phố Hà Nội; điện thoại liên hệ: 02438272604. (4) Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng - Hồ sơ tuyển dụng phải được hoàn thiện trước khi ký quyết định tuyển dụng. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến Cục HKVN để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng. Hồ sơ tuyển dụng bao gồm: + Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có), được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. + Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì Cục trưởng Cục HKVN ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng tuyển. Trường hợp người đăng ký dự tuyển có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì Cục HKVN thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo. (5) Phí tuyển dụng Cục HKVN sẽ thông báo mức thu lệ phí thi tuyển sau khi phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi (vì mức lệ phí phụ thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký dự thi). Các thí sinh xem thông báo và nộp lệ phí thi tại địa điểm tổ chức thi tuyển vòng 1. (6) Thời gian tổ chức thi tuyển - Thời gian tổ chức thi tuyển + Vòng 1: Trước ngày 20/10/2023. + Vòng 2: Trước ngày 15/11/2023. (7) Địa điểm thi Địa điểm thi tại thành phố Hà Nội, địa điểm và thời gian thi cụ thể của vòng 1 và vòng 2, Cục HKVN sẽ thông báo sau khi phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi công chức vòng 1 và vòng 2. Xem chi tiết tại Thông báo 4225/TB-CHK ngày 07/8/2023.
Từ hôm nay (02/8), chính thức sử dụng VNeID khi làm thủ tục đi máy bay
Chiều qua, ngày 01/8/2023, Cục HKVN vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan để triển khai chính thức việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (tài khoản VNeID) đối với hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay. Theo đó, từ ngày 02/8/2023, Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) chính thức triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa tại tất cả cảng hàng không trên cả nước. Cục HKVN yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai áp dụng việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (VNeID) đối với hành khách đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa (đối với công dân Việt Nam, VNeID có giá trị tương đương thẻ căn cước công dân; đối với người nước ngoài, VNeID có giá trị tương đương hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế). Xem bài viết liên quan: Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2 Có đăng ký định danh điện tử mức 2 tại nhà được không? Kể tên những ứng dụng thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ BHXH hay CCCD khi thực hiện thủ tục hành chính Người khai thác cảng hàng không, các hãng hàng không, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không về check-in, boarding cập nhật quy định nêu trên vào chương trình, quy chế an ninh hàng không và các tài liệu khai thác liên quan (nếu có). Trước mắt, quy trình kiểm tra tài khoản VNeID thực hiện như hướng dẫn của Cục HKVN tại Văn bản 2798/CHK-ANHK ngày 01/6/2023. Các đơn vị chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách đi tàu bay, bảo đảm an ninh, an toàn; báo cáo Cục HKVN các vấn đề vượt thẩm quyền. Về lâu dài, Cục HKVN đề nghị ACV, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn mua sắm thiết bị kiểm tra tài khoản VNeID thật/giả; kết hợp đầu tư hệ thống xác thực sinh trắc học; tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, thủ tục cấp phép thiết bị xác thực sinh trắc học kết hợp xác thực căn cước công dân, VNeID, hệ thống định danh theo hướng dẫn của Bộ Công an (hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an); hệ thống xác thực phù hợp tiêu chuẩn và hướng dẫn của ICAO tại Annex9, Doc 9303 và các tiêu chuẩn, hướng dẫn khác của ICAO. Theo Cục Hàng không Việt Nam Bài viết liên quan: Quy định mới về bồi thường cho hành khách khi máy bay bị delay hoặc hủy chuyến Đi chơi lễ mà máy bay delay thì hành khách cần làm gì?
Nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam liên quan đến quản lý hàng không
Quyết định 651/QĐ-BGTVT 2023 ban hành bởi Bộ GTVT ngày 29/5/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam. Theo đó, một số nhiệm vụ chính mà Cục Hàng không Việt Nam sẽ thực hiện liên quan đến quản lý hàng không bao gồm: (1) Quản lý vận chuyển hàng không và hàng không chung - Xây dựng chính sách phát triển vận chuyển hàng không và hàng không chung; tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển thị trường vận chuyển hàng không. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung; đề nghị Bộ GTVT hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung; tổ chức đăng ký Điều lệ vận chuyển của các hãng hàng không theo quy định. - Trình Bộ GTVT chỉ định hãng hàng không Việt Nam khai thác đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng. - Cấp, cấp lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại. - Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, văn phòng bán vé cho hãng hàng không nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp. - Tổ chức cấp, thu hồi, điều chỉnh quyền vận chuyển hàng không; phê duyệt các hợp đồng hợp tác liên quan đến quyền vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung; chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. (2) Quản lý tàu bay và khai thác tàu bay - Quản lý giao dịch bảo đảm đối với tàu bay theo quy định của pháp luật; - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thiết kế, sản xuất, thử nghiệm tàu bay, trang bị, thiết bị lắp trên tàu bay. (3) Quản lý hoạt động bay - Xây dựng phương án thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố đường hàng không; vùng trời sân bay; vùng trời cho hoạt động hàng không chung. - Thẩm định đề án thành lập và hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; hướng dẫn, chỉ đạo việc thiết lập cơ sở, hệ thống thiết bị kỹ thuật và công tác cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. - Quản lý việc tổ chức khai thác đường hàng không, vùng trời sân bay, vùng trời, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý; cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay hàng không dân dụng và ban hành, phối hợp ban hành phương thức bay theo quy định. - Thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố, phân công khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; công bố hoặc thông báo khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, khu vực nguy hiểm, khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa từ tàu bay. - Phối hợp với cơ quan khác trong việc tổ chức, sử dụng vùng trời, thiết lập, công bố, quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không và danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng. - Phối hợp quân sự, quản lý hoạt động bay đặc biệt, tìm kiếm cứu nạn, quản lý, sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không theo quy định. (4) An toàn hàng không - Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành chương trình an toàn hàng không quốc gia, chương trình an toàn đường cất hạ cánh; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. - Tổ chức cung cấp dịch vụ đọc, kiểm tra và phân tích tham số bay, thiết bị ghi âm buồng lái của tàu bay cho người khai thác tàu bay. - Tổ chức kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trên phương tiện vận tải đường hàng không; thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động trên phương tiện vận tải đường hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (5) An ninh hàng không - Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành Chương trình an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình đào tạo huấn luyện an ninh hàng không Việt Nam; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; - Hướng dẫn, chỉ đạo công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không; - Phối hợp với cơ quan, đơn vị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan khác trong việc đánh giá nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không để tính toán mức độ rủi ro đối với hoạt động hàng không dân dụng; phòng ngừa và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng; duy trì trật tự kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; - Thẩm định thiết kế đối với kết cấu hạ tầng hàng không về các yêu cầu, tiêu chuẩn an ninh hàng không; - Quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không đối với các đối tượng vi phạm pháp luật theo quy định; - Quyết định áp dụng, hủy bỏ cấp độ kiểm soát an ninh hàng không tăng cường theo quy định. Xem thêm Quyết định 651/QĐ-BGTVT 2023 có hiệu lực ngày 29/5/2023.
Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam trong quản lý cảng hàng không, sân bay
Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam trong quản lý cảng hàng không, sân bay được quy định tại Quyết định 651/QĐ-BGTVT ngày 29/5/2023 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam về quản lý cảng hàng không, sân bay và tài sản kết cấu hạ tầng hàng không: Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Quyết định 651/QĐ-BGTVT, chức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam về quản lý cảng hàng không, sân bay và tài sản kết cấu hạ tầng hàng không như sau:: - Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, quy hoạch cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng); - Thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay; tổ chức công bố việc đóng cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng); thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc góp ý kiến đối với dự án xây dựng công trình cảng hàng không, sân bay theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng; quyết định đưa vào khai thác, ngừng khai thác công trình hàng không theo quy định của pháp luật; - Quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng); công bố quy hoạch cảng hàng không, sân bay, cấp sân bay và thông số kỹ thuật của cảng hàng không, sân bay; công bố năng lực khai thác của cảng hàng không, sân bay; tổ chức quản lý sử dụng đất cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật; - Chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay; chỉ đạo bố trí nơi làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước làm việc thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay; chỉ đạo, hướng dẫn Cảng vụ hàng không thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công theo quy định; - Phối hợp với ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan có thẩm quyền quản lý khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; - Chỉ đạo việc thiết lập, bảo vệ, duy trì chất lượng hệ thống thông tin bảo đảm hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay; việc nối mạng dữ liệu tại cảng hàng không, sân bay; quản lý số liệu thống kê về lưu lượng chuyến bay, hành khách, hàng hóa thông qua cảng hàng không, sân bay; - Quản lý, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam về quản lý vận chuyển hàng không và hàng không chung Theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Quyết định 651/QĐ-BGTVT, hức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam về quản lý vận chuyển hàng không và hàng không chung như sau: - Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải chính sách phát triển vận chuyển hàng không và hàng không chung; tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển thị trường vận chuyển hàng không; - Thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung; đề nghị Bộ Giao thông vận tải hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung; tổ chức đăng ký Điều lệ vận chuyển của các hãng hàng không theo quy định; - Trình Bộ Giao thông vận tải chỉ định hãng hàng không Việt Nam khai thác đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng; - Cấp, cấp lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại; - Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, văn phòng bán vé cho hãng hàng không nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp; - Tổ chức cấp, thu hồi, điều chỉnh quyền vận chuyển hàng không; phê duyệt các hợp đồng hợp tác liên quan đến quyền vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung; chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Xem chi tiết tại Quyết định 651/QĐ-BGTVT có hiệu từ ngày 29/5/2023.
Cục Hàng không lưu ý hotline phản ánh giá vé máy bay cao hơn quy định
Mới đây, ngày 07/02/2023, Cục Hàng không Việt Nam đã nêu trong Thông tin báo chí về việc hành khách phải mua vé máy bay cao hơn mức giá quy định trên các đường bay nội địa, đặc biệt trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán năm 2023. Cụ thể, trong thời gian qua, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc hành khách phải mua vé máy bay cao hơn mức giá quy định trên các đường bay nội địa, đặc biệt trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán năm 2023. Về vấn đề này, Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo hành khách rằng nên mua vé máy bay qua phòng vé hoặc các đại lý chính thức của hãng để đảm bảo quyền lợi khi tham gia giao thông bằng đường hàng không. Theo đó, hành khách cần cẩn trọng khi mua vé qua các kênh trung gian không có địa chỉ, nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, hành khách cần lưu ý mức giá vé máy bay không được cao hơn mức giá vé quy định. Ngoài ra, hành khách còn có thể truy cập vào các trang thông tin điện tử hoặc gọi đến tổng đài hỗ trợ của các hãng hàng không để tìm hiểu các thông tin liên quan đến giá vé máy bay khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hàng không. Trong quá trình mua vé qua các kênh phân phối, nếu thấy giá vé cao hơn quy định, hành khách có thể phản ánh đến đường dây nóng (hotline: 0916562119) của Cục Hàng không Việt Nam các thông tin về giá vé, đường bay, đại lý bán vé, hãng hàng không… để Cục có cơ sở xử lý theo quy định đối với các vi phạm (nếu có). Cục Hàng không cũng khẳng định: Cho đến nay, các hãng hàng không Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của hành khách đi lại bằng đường hàng không. Trong đó, có việc bán vé máy bay theo đúng quy định của pháp luật trên các đường bay nội địa. Mức giá tối đa của vé máy bay nội địa theo luật định là bao nhiêu? Theo Thông tư 17/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về giá vận chuyển hành khách, trần giá vé máy bay (chưa bao gồm thuế phí), đường bay dài nhất từ 1.280 km trở lên có giá 3,75 triệu đồng/vé; đường bay dưới 500 km có trần 1,7 triệu đồng/vé; đường bay từ 500 km đến dưới 850 km có mức giá 2,2 triệu đồng/vé. Cụ thể: Theo Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT như sau: - Khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản như sau: - Mức tối đa giá dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho 01 vé máy bay, trừ các khoản thu sau: Nhóm Khoảng cách đường bay Mức tối đa (đồng/vé một chiều) I Dưới 500 km 1. Nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội 1.600.000 2. Nhóm đường bay khác dưới 500 km 1.700.000 II Từ 500km đến dưới 850 km 2.200.000 II Từ 850 km đến dưới 1.000 km 2.790.000 IV Từ 1.000 km đến dưới 1.280 km 3.200.000 V Từ 1.280 km trở lên 3.750.000 + Thuế giá trị gia tăng; + Các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, bao gồm: giá phục vụ hành khách, giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý; + Khoản giá dịch vụ đối với các hạng mục tăng thêm. - Giá dịch vụ đối với các dịch vụ tăng thêm do các hãng hàng không quyết định trên cơ sở cân đối khả năng cung cấp dịch vụ của hãng hàng không và nhu cầu của thị trường.
Nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 của Cục Hàng không Việt Nam
Cục hàng không ban hành Quyết định 124/QĐ-CHK ngày 17/01/2023 về việc ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 của Cục Hàng không Việt Nam. Theo đó, nhiệm vụ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 như sau: (1) Phó Cục trưởng phụ trách Phó Cục trưởng phụ trách là Tổ trưởng Tổ Soạn thảo và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về chất lượng, tiến độ soạn thảo VBQPPL. Thực hiện các nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ Soạn thảo theo quy định tại Quy chế soạn thảo, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng - ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-CHK ngày 06/4/2018 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam. (2) Phòng chủ trì soạn thảo văn bản * Đối với Đề cương chi tiết: - Xây dựng và báo cáo Cục trưởng duyệt Đề cương chi tiết. - Trước ngày 10 của tháng phải trình Đề cương chi tiết theo thời hạn quy định tại Chương trình xây dựng văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Phòng chủ trì soạn thảo gửi Hồ sơ cho Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế để thực hiện rà soát lần cuối Đề cương chi tiết trước khi Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế trình Cục trưởng ký duyệt. - Sau khi Cục trưởng ký trình Đề cương chi tiết, thực hiện việc phát hành theo quy định. * Đối với Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL): - Thực hiện các nhiệm vụ của Phòng chủ trì soạn thảo theo quy định tại Quy chế soạn thảo, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng - ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-CHK ngày 06/4/2018 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam. - Hoàn thiện hồ sơ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và gửi Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế thẩm định theo quy định. - Trước ngày 10 của tháng phải trình Dự thảo VBQPPL theo thời hạn quy định tại Chương trình xây dựng VBQPPL của Bộ GTVT, Phòng chủ trì soạn thảo gửi đầy đủ hồ sơ cho Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế để thực hiện rà soát lần cuối hồ sơ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế trình Cục trưởng. - Sau khi Cục trưởng ký trình Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện việc phát hành theo quy định. * Báo cáo Lãnh đạo Cục (qua Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế) bằng văn bản hoặc thư điện tử về tiến độ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trước ngày 20 hàng tháng. * Trưởng phòng Phòng chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nội dung, chất lượng và tiến độ soạn thảo văn bản. (3) Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế - Tham gia đóng góp ý kiến đối với Đề cương chi tiết và Dự thảo văn bản để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp; tính hệ thống, thống nhất trong hệ thống quy phạm pháp luật, nhất là các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng. - Rà soát văn bản trình Đề cương chi tiết và thực hiện thẩm định, rà soát lần cuối Hồ sơ trình Dự thảo các VBQPPL do Phòng chủ trì soạn thảo xây dựng trước khi trình Cục trưởng ký trình Bộ Giao thông vận tải. - Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Cục Hàng không Việt Nam. Hàng tháng báo cáo Cục trưởng về kết quả thực hiện Chương trình của Cục. Chi tiết Quyết định 124/QĐ-CHK năm 2023 có hiệu lực từ ngày 17/01/2023.