Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng phải đảm bảo những điều gì?
Người nghiện ma túy có thể tự cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hay không? Pháp luật quy định như thế nào về việc cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng? Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng là gì? Căn cứ tại Luật Phòng, chống ma tuý 2021, Điều 30 việc cai nghiện ma tuý tự nguyện tại cộng đồng được quy định như sau: Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là việc người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn cai nghiện là bao lâu? - Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng. - Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 của Luật này được hỗ trợ kinh phí. - Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng có trách nhiệm sau đây: + Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; + Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc cai nghiện? Căn cứ tại khoản 5 Điều 30 Luật Phòng, chống ma tuý 2021 quy định về trách nhiệm của Chủ tích UBND cấp xã: + Tiếp nhận đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; + Hướng dẫn, quản lý người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; + Cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây: + Giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền trên địa bàn cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; + Tiếp nhận đăng ký và công bố danh sách tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; + Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã danh sách tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; + Bố trí kinh phí hỗ trợ công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; + Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Trách nhiệm của cơ sở cai nghiện ma túy là gì? Cơ sở cai nghiện ma túy, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp một hoặc nhiều hoạt động cai nghiện theo quy trình cai nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Phòng, chống ma tuý 2021 được cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và có trách nhiệm sau đây: - Tiếp nhận và tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; - Thực hiện đúng quy trình chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người cai nghiện ma túy sử dụng dịch vụ hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ hoặc hoàn thành dịch vụ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thì được đăng ký cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Yêu cầu hướng dẫn công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng trước ngày 30/10/2023
Ngày 12/10/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ban hành Thông báo 411/TB-VPCP yêu cầu trước ngày 30/10/2023 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải có văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai công tác cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Theo Thông báo 411/TB-VPCP, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến rất phức tạp; người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma tuý có xu hướng gia tăng về số lượng, trẻ hoá về độ tuổi, tiềm ẩn nguy cơ rất cao phạm tội về ma túy và các tội phạm khác. Bên cạnh đó, một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến công tác này theo đúng quy định của Luật phòng, chống ma túy năm 2021; việc bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác cai nghiện ma túy chưa đáp ứng được nhu cầu; nhiều văn bản pháp lý trong lĩnh vực cai nghiện ma túy chưa được sửa đổi, bổ sung và ban hành kịp thời… Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc và những hạn chế nêu trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần phải nghiêm túc quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại các Thông báo 154/TB-VPCP ngày 26/4/2023, số 269/TB-VPCP ngày 8/7/2023 của Văn phòng Chính phủ. (1) Nâng cao năng lực công tác cai nghiện ma túy Trong đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các địa phương, rà soát, lập danh sách một số cơ sở cai nghiện có nhu cầu cấp bách cần được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây mới, đáp ứng đủ điều kiện để có thể thực hiện được ngay khi có vốn, trên cơ sở đó, giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp, đề xuất phương án phù hợp để hỗ trợ vốn thực hiện các dự án cấp bách này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2023. Đồng thời, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật phòng, chống ma túy, Luật xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma tuý, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung theo quy định. Trong năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập. Trước ngày 30/10/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải có văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai công tác cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và trong năm 2023, đề xuất chủ trương xây dựng Chương trình tổng thể nâng cao năng lực công tác cai nghiện ma túy giai đoạn 2026 - 2030, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. (2) Tăng cường hỗ trợ nhân lực cho các cơ sở cai nghiện Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đề xuất chủ trương xây dựng, ban hành 01 Nghị định thay thế các Nghị định quy định chi tiết Luật phòng, chống HIV/AIDS, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2023; khẩn trương xây dựng Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật xác định tình trạng nghiện ma túy, ban hành trong tháng 4/2024. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với địa phương, rà soát, công bố các trạm y tế xã, phường đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy; tăng cường hỗ trợ nhân lực y tế cho các cơ sở cai nghiện ma túy tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tăng cường hợp tác quốc tế để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế thành công với các mô hình quản lý, can thiệp cho người nghiện ma túy tại cộng đồng và việc xây dựng phác đồ điều trị cho người nghiện ma túy hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam. (3) Tăng cường quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy Bộ Công an chỉ đạo Công an địa phương tăng cường công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy; chủ động phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác cai nghiện và quản lý sau cai; phối hợp với ngành Y tế trong việc xác định tình trạng nghiện ma túy theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Xem chi tiết tại Thông báo 411/TB-VPCP ngày 12/10/2023. Xem và tải Thông báo 411/TB-VPCP https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/16/thong-bao-411-tb-vpcp-2023-ket-luan-ve-cong-tac-cai-nghien-ma-tuy%20(1).pdf
Trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng được tập huấn phòng, chống ma túy
Ngày 23/8/2023 Bộ VHTTDL vừa có Quyết định 2473/QĐ-BVHTTDL năm 2023 tải về việc tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng, chống ma túy cho trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng và đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, trong Quý III, IV năm 2023 Bộ sẽ tổ chức tập huấn phòng, chống ma túy cho trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng và đồng bào dân tộc thiểu số. (1) Mục đích tập huấn phòng, chống ma túy cho người đại diện cộng đồng dân tộc thiểu số - Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, các trưởng thôn, bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên về công tác đấu tranh phòng, chống ma túy và tác hại của tệ nạn ma túy để có biện pháp, phương án tự phòng ngừa và tích cực tham gia phòng, chống, góp phần làm giảm tệ nạn ma túy trong đời sống xã hội; - Trang bị cho các trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người làm công tác dân tộc nắm chắc định hướng, có phương pháp, biện pháp tuyên truyền đạt hiệu quả cao trên địa bàn khu dân cư, qua đó giúp nhân dân nâng cao ý thức trước hiểm họa, tác hại của ma túy. (2) Nội dung tập huấn phòng, chống ma túy cho người đại diện cộng đồng dân tộc thiểu số - Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy; Phổ biến rộng rãi các văn bản hướng dẫn của các ngành, tổ chức, đoàn thể về phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội. - Tuyên truyền, phổ biến vị trí, vai trò, tầm quan trọng của trưởng thôn, bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nói chung và trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói riêng. - Phương thức vận động bà con các dân tộc ở thôn, bản phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, bài trừ các tệ nạn xã hội. - Tuyên truyền, phổ biến cách nhận biết, phòng tránh đối với các loại ma túy; Giúp người dân hiểu rõ về bản chất, tác hại của ma túy đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Thông tin về thực trạng, nguyên nhân phát sinh, tồn tại và xu hướng phát triển của tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên. - Phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy, cách nhận biết và xử lý đối với các tình huống thường gặp; cảnh báo và định hướng đồng bào dân tộc thiểu số ý thức và biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy. - Phổ biến các mô hình hoạt động phòng, chống ma túy có hiệu quả; kinh nghiệm trong công tác phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội để nhân rộng và áp dụng trong thực tiễn. - Cung cấp các thông tin liên quan đến công tác cai nghiện, chữa trị, phục hồi sau cai nghiện cho người nghiện và gia đình có người nghiện. (3) Địa điểm và thời gian tập huấn phòng, chống ma túy - Thời gian: Lớp tập huấn được tổ chức 02 ngày, trong Quý III, IV năm 2023 (Không kể thời gian đi và về) - Địa điểm: Tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. - Thành phần tham dự + Báo cáo viên: Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; đại diện Công an huyện Điện Biên Đông. + Học viên: Trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc và trưởng các đoàn thể của thôn, bản như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên của các xã trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. + Số lượng người dự kiến tham gia tập huấn: 72 người. Xem thêm Quyết định 2473/QĐ-BVHTTDL năm 2023 tải ban hành ngày 23/8/2023.
Không tuân thủ quy định về cách ly y tế tại nhà bị xử lý như thế nào?
Cách ly y tế tại nhà Sau thời gian không có ca mắc Covid trong cộng đồng thì mới đây, người dân TP.HCM không khỏi hoang man khi xuất hiện những ca mắc mới trong cộng đồng. Vậy trong trường hợp những người đã được yêu cầu cách ly tại nhà nhưng không tuân thủ thì bị xử lý như thế nào? Theo quy định mới nhất được quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/11/2020 thay thế Nghị định 176/2013/NĐ-CP tại điều 12 quy định trường hợp vi quy định về áp dụng biện pháp chống dịch: "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; ..." Quy định trước đây xử phạt đối với hành này là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng Bên cạnh đó hướng dẫn tại Công văn 45/TANDTC-PC về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid 19. Theo đó, nội dung hướng dẫn xác định tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự như sau: Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 BLHS và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người: - Trốn khỏi nơi cách ly; - Không tuân thủ quy định về cách ly; - Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; - Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối. Ngoài ra, tại nghị định 117, tăng mạnh mức xử lý đối với các hành vi như: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trước đây phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (điểm b, khoản 1, Điều 11, NĐ 117) - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch trước đây Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (điểm a, khoản 2, Điều 12, NĐ 117)...
Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng phải đảm bảo những điều gì?
Người nghiện ma túy có thể tự cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hay không? Pháp luật quy định như thế nào về việc cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng? Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng là gì? Căn cứ tại Luật Phòng, chống ma tuý 2021, Điều 30 việc cai nghiện ma tuý tự nguyện tại cộng đồng được quy định như sau: Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là việc người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn cai nghiện là bao lâu? - Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng. - Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 của Luật này được hỗ trợ kinh phí. - Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng có trách nhiệm sau đây: + Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; + Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc cai nghiện? Căn cứ tại khoản 5 Điều 30 Luật Phòng, chống ma tuý 2021 quy định về trách nhiệm của Chủ tích UBND cấp xã: + Tiếp nhận đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; + Hướng dẫn, quản lý người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; + Cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây: + Giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền trên địa bàn cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; + Tiếp nhận đăng ký và công bố danh sách tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; + Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã danh sách tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; + Bố trí kinh phí hỗ trợ công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; + Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Trách nhiệm của cơ sở cai nghiện ma túy là gì? Cơ sở cai nghiện ma túy, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp một hoặc nhiều hoạt động cai nghiện theo quy trình cai nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Phòng, chống ma tuý 2021 được cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và có trách nhiệm sau đây: - Tiếp nhận và tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; - Thực hiện đúng quy trình chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người cai nghiện ma túy sử dụng dịch vụ hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ hoặc hoàn thành dịch vụ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thì được đăng ký cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Yêu cầu hướng dẫn công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng trước ngày 30/10/2023
Ngày 12/10/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ban hành Thông báo 411/TB-VPCP yêu cầu trước ngày 30/10/2023 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải có văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai công tác cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Theo Thông báo 411/TB-VPCP, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến rất phức tạp; người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma tuý có xu hướng gia tăng về số lượng, trẻ hoá về độ tuổi, tiềm ẩn nguy cơ rất cao phạm tội về ma túy và các tội phạm khác. Bên cạnh đó, một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến công tác này theo đúng quy định của Luật phòng, chống ma túy năm 2021; việc bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác cai nghiện ma túy chưa đáp ứng được nhu cầu; nhiều văn bản pháp lý trong lĩnh vực cai nghiện ma túy chưa được sửa đổi, bổ sung và ban hành kịp thời… Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc và những hạn chế nêu trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần phải nghiêm túc quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại các Thông báo 154/TB-VPCP ngày 26/4/2023, số 269/TB-VPCP ngày 8/7/2023 của Văn phòng Chính phủ. (1) Nâng cao năng lực công tác cai nghiện ma túy Trong đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các địa phương, rà soát, lập danh sách một số cơ sở cai nghiện có nhu cầu cấp bách cần được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây mới, đáp ứng đủ điều kiện để có thể thực hiện được ngay khi có vốn, trên cơ sở đó, giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp, đề xuất phương án phù hợp để hỗ trợ vốn thực hiện các dự án cấp bách này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2023. Đồng thời, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật phòng, chống ma túy, Luật xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma tuý, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung theo quy định. Trong năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập. Trước ngày 30/10/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải có văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai công tác cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và trong năm 2023, đề xuất chủ trương xây dựng Chương trình tổng thể nâng cao năng lực công tác cai nghiện ma túy giai đoạn 2026 - 2030, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. (2) Tăng cường hỗ trợ nhân lực cho các cơ sở cai nghiện Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đề xuất chủ trương xây dựng, ban hành 01 Nghị định thay thế các Nghị định quy định chi tiết Luật phòng, chống HIV/AIDS, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2023; khẩn trương xây dựng Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật xác định tình trạng nghiện ma túy, ban hành trong tháng 4/2024. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với địa phương, rà soát, công bố các trạm y tế xã, phường đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy; tăng cường hỗ trợ nhân lực y tế cho các cơ sở cai nghiện ma túy tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tăng cường hợp tác quốc tế để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế thành công với các mô hình quản lý, can thiệp cho người nghiện ma túy tại cộng đồng và việc xây dựng phác đồ điều trị cho người nghiện ma túy hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam. (3) Tăng cường quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy Bộ Công an chỉ đạo Công an địa phương tăng cường công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy; chủ động phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác cai nghiện và quản lý sau cai; phối hợp với ngành Y tế trong việc xác định tình trạng nghiện ma túy theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Xem chi tiết tại Thông báo 411/TB-VPCP ngày 12/10/2023. Xem và tải Thông báo 411/TB-VPCP https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/16/thong-bao-411-tb-vpcp-2023-ket-luan-ve-cong-tac-cai-nghien-ma-tuy%20(1).pdf
Trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng được tập huấn phòng, chống ma túy
Ngày 23/8/2023 Bộ VHTTDL vừa có Quyết định 2473/QĐ-BVHTTDL năm 2023 tải về việc tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng, chống ma túy cho trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng và đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, trong Quý III, IV năm 2023 Bộ sẽ tổ chức tập huấn phòng, chống ma túy cho trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng và đồng bào dân tộc thiểu số. (1) Mục đích tập huấn phòng, chống ma túy cho người đại diện cộng đồng dân tộc thiểu số - Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, các trưởng thôn, bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên về công tác đấu tranh phòng, chống ma túy và tác hại của tệ nạn ma túy để có biện pháp, phương án tự phòng ngừa và tích cực tham gia phòng, chống, góp phần làm giảm tệ nạn ma túy trong đời sống xã hội; - Trang bị cho các trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người làm công tác dân tộc nắm chắc định hướng, có phương pháp, biện pháp tuyên truyền đạt hiệu quả cao trên địa bàn khu dân cư, qua đó giúp nhân dân nâng cao ý thức trước hiểm họa, tác hại của ma túy. (2) Nội dung tập huấn phòng, chống ma túy cho người đại diện cộng đồng dân tộc thiểu số - Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy; Phổ biến rộng rãi các văn bản hướng dẫn của các ngành, tổ chức, đoàn thể về phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội. - Tuyên truyền, phổ biến vị trí, vai trò, tầm quan trọng của trưởng thôn, bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nói chung và trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói riêng. - Phương thức vận động bà con các dân tộc ở thôn, bản phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, bài trừ các tệ nạn xã hội. - Tuyên truyền, phổ biến cách nhận biết, phòng tránh đối với các loại ma túy; Giúp người dân hiểu rõ về bản chất, tác hại của ma túy đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Thông tin về thực trạng, nguyên nhân phát sinh, tồn tại và xu hướng phát triển của tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên. - Phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy, cách nhận biết và xử lý đối với các tình huống thường gặp; cảnh báo và định hướng đồng bào dân tộc thiểu số ý thức và biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy. - Phổ biến các mô hình hoạt động phòng, chống ma túy có hiệu quả; kinh nghiệm trong công tác phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội để nhân rộng và áp dụng trong thực tiễn. - Cung cấp các thông tin liên quan đến công tác cai nghiện, chữa trị, phục hồi sau cai nghiện cho người nghiện và gia đình có người nghiện. (3) Địa điểm và thời gian tập huấn phòng, chống ma túy - Thời gian: Lớp tập huấn được tổ chức 02 ngày, trong Quý III, IV năm 2023 (Không kể thời gian đi và về) - Địa điểm: Tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. - Thành phần tham dự + Báo cáo viên: Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; đại diện Công an huyện Điện Biên Đông. + Học viên: Trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc và trưởng các đoàn thể của thôn, bản như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên của các xã trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. + Số lượng người dự kiến tham gia tập huấn: 72 người. Xem thêm Quyết định 2473/QĐ-BVHTTDL năm 2023 tải ban hành ngày 23/8/2023.
Không tuân thủ quy định về cách ly y tế tại nhà bị xử lý như thế nào?
Cách ly y tế tại nhà Sau thời gian không có ca mắc Covid trong cộng đồng thì mới đây, người dân TP.HCM không khỏi hoang man khi xuất hiện những ca mắc mới trong cộng đồng. Vậy trong trường hợp những người đã được yêu cầu cách ly tại nhà nhưng không tuân thủ thì bị xử lý như thế nào? Theo quy định mới nhất được quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/11/2020 thay thế Nghị định 176/2013/NĐ-CP tại điều 12 quy định trường hợp vi quy định về áp dụng biện pháp chống dịch: "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; ..." Quy định trước đây xử phạt đối với hành này là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng Bên cạnh đó hướng dẫn tại Công văn 45/TANDTC-PC về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid 19. Theo đó, nội dung hướng dẫn xác định tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự như sau: Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 BLHS và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người: - Trốn khỏi nơi cách ly; - Không tuân thủ quy định về cách ly; - Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; - Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối. Ngoài ra, tại nghị định 117, tăng mạnh mức xử lý đối với các hành vi như: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trước đây phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (điểm b, khoản 1, Điều 11, NĐ 117) - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch trước đây Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (điểm a, khoản 2, Điều 12, NĐ 117)...