Tổng hợp các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng nhằm đảm bảo cho người thuộc đối tượng có một khoản tiền, khoản trợ cấp ít nhiều cũng đem lại những điều kiện thuận lợi cho họ hơn. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc trường hợp nào thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau: Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng - Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; + Mồ côi cả cha và mẹ; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; + Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; + Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; + Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi. - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo. - Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con). - Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: + Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; + Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; + Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; + Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. - Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật. - Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. - Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng. Quy định về thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng? Căn cứ Điều 34 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau: Thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng - Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng phải được chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. - Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chi trả bảo đảm yêu cầu có kinh nghiệm, có mạng lưới điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù, bảo đảm kịp thời và an toàn trong việc chi trả. - Việc chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả được lập thành hợp đồng giữa cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tùy theo phân cấp của từng địa phương) và tổ chức dịch vụ chi trả, trong đó phải ghi rõ phạm vi, đối tượng chi trả, phương thức chi trả (gồm phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử do pháp luật quy định hoặc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt), phương thức chuyển tiền và thời hạn chuyển tiền, thời hạn chi trả đến người thụ hưởng, mức chi phí chi trả theo thực tế, thời hạn thanh quyết toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thoả thuận khác có liên quan đến việc chi trả. - Trước ngày 25 hàng tháng, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tăng, giảm; đối tượng hưởng trợ cấp một lần); số kinh phí chi trả tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng); số kinh phí còn lại chưa chi trả các tháng trước (nếu có) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả; đồng thời chuyển danh sách chi trả để tổ chức dịch vụ chi trả cho đối tượng thụ hưởng tháng sau. Trong thời gian chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức thực hiện chi trả. - Hàng tháng, tổ chức dịch vụ chi trả tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi trả; danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau, số kinh phí còn lại chưa chi trả và chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận và chứng từ chuyển khoản ngân hàng) cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hàng tháng. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả theo quy định. Trên đây là những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và việc thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng theo quy định hiện hành.
Hỗ trợ điện thoại thông minh cho hộ nghèo, cận nghèo
Ngày 28/10/2022, Bộ trưởng BTTTT ban hành Thông tư 14/2022/TT-BTTTT quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2035. Cụ thể, nội dung nổi bật tại Thông tư quy định một số đối tượng sẽ được hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh theo quy định sau: (1) Điều kiện được hỗ trợ điện thoại thông minh Đối tượng được hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh: - Là hộ nghèo. - Hộ cận nghèo. Theo đó, hộ gia đình thuộc đối tượng nêu trên cần đáp ứng được điều kiện được hỗ trợ sau đây: Hộ gia đình chưa được hỗ trợ máy tính bảng từ Chương trình hoặc thiết bị học tập trực tuyến (máy tính bảng, máy tính để bàn, máy tính xách tay) thuộc Chương trình “Sóng và máy tính cho em” (tính đến thời điểm BTTTT phân bổ số lượng điện thoại thông minh cho các địa phương). Hộ gia đình có nhu cầu hỗ trợ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách nhận hỗ trợ. (2) Đối tượng được hỗ trợ điện thoại tại địa phương Phân bố điện thoại thông minh và đề xuất danh sách đối tượng được nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh tại địa phương được căn cứ như sau: * Tiêu chí ưu tiên hộ gia đình theo thứ tự sau: - Hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng thời là gia đình chính sách người có công với cách mạng. - Hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng thời là gia đình chính sách xã hội. - Hộ nghèo. - Hộ cận nghèo. * Trách nhiệm của địa phương Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và số lượng điện thoại thông minh do BTTTT phân bổ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm: - Quyết định tiêu chí, cách phân bổ điện thoại thông minh cho các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn. - Cụ tiết hóa, bổ sung tiêu chí ưu tiên hộ gia đình thuộc đối tượng được nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh. Quy định trình tự, thủ tục và chi đạo công tác xét chọn, đề xuất danh sách hộ gia đình được nhận hỗ trợ điện thoại. Đảm bảo đúng đối tượng theo quy định tại Điều 15 Thông tư 14/2022/TT-BTTTT và theo các tiêu chí ưu tiên. - Phê duyệt Danh sách hộ gia đình tại địa phương được nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh và gửi BTTTT theo Mẫu số 02/DS-ĐTTM, Phụ lục T ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BTTTT. (3) Hồ sơ nhận hỗ trợ trang bị điện thoại Hồ sơ nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh của hộ gia đình bao gồm: - Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của chủ hộ hoặc của người đại diện hộ gia đình nhận hỗ trợ (có bàn chỉnh đế đối chiếu). - Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo đang trong thời gian chưa thoát nghèo, cận nghèo. - Hóa đơn mua điện thoại thông minh của hộ gia đỉnh từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành (đối với trường hợp nhận hỗ trợ bằng tiền). Xem thêm Thông tư 14/2022/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.
Tổng hợp các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng nhằm đảm bảo cho người thuộc đối tượng có một khoản tiền, khoản trợ cấp ít nhiều cũng đem lại những điều kiện thuận lợi cho họ hơn. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc trường hợp nào thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau: Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng - Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; + Mồ côi cả cha và mẹ; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; + Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; + Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; + Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi. - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo. - Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con). - Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: + Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; + Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; + Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; + Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. - Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật. - Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. - Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng. Quy định về thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng? Căn cứ Điều 34 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau: Thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng - Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng phải được chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. - Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chi trả bảo đảm yêu cầu có kinh nghiệm, có mạng lưới điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù, bảo đảm kịp thời và an toàn trong việc chi trả. - Việc chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả được lập thành hợp đồng giữa cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tùy theo phân cấp của từng địa phương) và tổ chức dịch vụ chi trả, trong đó phải ghi rõ phạm vi, đối tượng chi trả, phương thức chi trả (gồm phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử do pháp luật quy định hoặc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt), phương thức chuyển tiền và thời hạn chuyển tiền, thời hạn chi trả đến người thụ hưởng, mức chi phí chi trả theo thực tế, thời hạn thanh quyết toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thoả thuận khác có liên quan đến việc chi trả. - Trước ngày 25 hàng tháng, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tăng, giảm; đối tượng hưởng trợ cấp một lần); số kinh phí chi trả tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng); số kinh phí còn lại chưa chi trả các tháng trước (nếu có) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả; đồng thời chuyển danh sách chi trả để tổ chức dịch vụ chi trả cho đối tượng thụ hưởng tháng sau. Trong thời gian chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức thực hiện chi trả. - Hàng tháng, tổ chức dịch vụ chi trả tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi trả; danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau, số kinh phí còn lại chưa chi trả và chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận và chứng từ chuyển khoản ngân hàng) cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hàng tháng. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả theo quy định. Trên đây là những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và việc thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng theo quy định hiện hành.
Hỗ trợ điện thoại thông minh cho hộ nghèo, cận nghèo
Ngày 28/10/2022, Bộ trưởng BTTTT ban hành Thông tư 14/2022/TT-BTTTT quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2035. Cụ thể, nội dung nổi bật tại Thông tư quy định một số đối tượng sẽ được hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh theo quy định sau: (1) Điều kiện được hỗ trợ điện thoại thông minh Đối tượng được hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh: - Là hộ nghèo. - Hộ cận nghèo. Theo đó, hộ gia đình thuộc đối tượng nêu trên cần đáp ứng được điều kiện được hỗ trợ sau đây: Hộ gia đình chưa được hỗ trợ máy tính bảng từ Chương trình hoặc thiết bị học tập trực tuyến (máy tính bảng, máy tính để bàn, máy tính xách tay) thuộc Chương trình “Sóng và máy tính cho em” (tính đến thời điểm BTTTT phân bổ số lượng điện thoại thông minh cho các địa phương). Hộ gia đình có nhu cầu hỗ trợ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách nhận hỗ trợ. (2) Đối tượng được hỗ trợ điện thoại tại địa phương Phân bố điện thoại thông minh và đề xuất danh sách đối tượng được nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh tại địa phương được căn cứ như sau: * Tiêu chí ưu tiên hộ gia đình theo thứ tự sau: - Hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng thời là gia đình chính sách người có công với cách mạng. - Hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng thời là gia đình chính sách xã hội. - Hộ nghèo. - Hộ cận nghèo. * Trách nhiệm của địa phương Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và số lượng điện thoại thông minh do BTTTT phân bổ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm: - Quyết định tiêu chí, cách phân bổ điện thoại thông minh cho các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn. - Cụ tiết hóa, bổ sung tiêu chí ưu tiên hộ gia đình thuộc đối tượng được nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh. Quy định trình tự, thủ tục và chi đạo công tác xét chọn, đề xuất danh sách hộ gia đình được nhận hỗ trợ điện thoại. Đảm bảo đúng đối tượng theo quy định tại Điều 15 Thông tư 14/2022/TT-BTTTT và theo các tiêu chí ưu tiên. - Phê duyệt Danh sách hộ gia đình tại địa phương được nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh và gửi BTTTT theo Mẫu số 02/DS-ĐTTM, Phụ lục T ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BTTTT. (3) Hồ sơ nhận hỗ trợ trang bị điện thoại Hồ sơ nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh của hộ gia đình bao gồm: - Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của chủ hộ hoặc của người đại diện hộ gia đình nhận hỗ trợ (có bàn chỉnh đế đối chiếu). - Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo đang trong thời gian chưa thoát nghèo, cận nghèo. - Hóa đơn mua điện thoại thông minh của hộ gia đỉnh từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành (đối với trường hợp nhận hỗ trợ bằng tiền). Xem thêm Thông tư 14/2022/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.