Hướng dẫn thực hiện chuyển trường đối với học sinh Tiểu học TP.HCM
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Công văn 5432/SGDĐT-GDTH hướng dẫn một số hoạt động đầu năm và chuẩn bị vào năm học mới 2024-2025 cấp tiểu học. Trong đó hướng dẫn thực hiện chuyển trường đối với học sinh tiểu học. Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 3, Điều 36, Thông tư 28/2020/TT- BGDĐT ngày 04/9/2020 về Ban hành Điều lệ trường Tiểu học. (1) Hồ sơ học sinh chuyển trường Trường có học sinh chuyển đi hướng dẫn việc hoàn thiện và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Trường nhận học sinh chuyển đến tiếp nhận và quản lý hồ sơ. Hồ sơ gồm: - Đơn xin chuyển trường của Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh; - Học bạ; - Thông tin về tài liệu học tập, tiến độ thực hiện chương trình, bảng tổng hợp kết quả đánh giá rèn luyện và học tập của học sinh theo quy định. - Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật (nếu có). (2) Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trong nước - Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp Đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến; - Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, tuỳ theo điều kiện thực tế của nhà trường, sĩ số lớp, sĩ số học sinh, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh theo hình thức đã tiếp nhận đơn. - Khi có ý kiến đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh. - Trường có học sinh chuyển đi hướng dẫn việc hoàn thiện và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Trường nhận học sinh chuyển đến tiếp nhận và quản lý hồ sơ, sắp xếp lớp học cho học sinh. (3) Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước hoặc từ các trường Quốc tế trên địa bàn chuyển sang trường công lập - Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp Đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến; - Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh theo hình thức đã tiếp nhận đơn. - Trong trường hợp đồng ý tiếp nhận học sinh, trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường tiểu học thành lập Hội đồng, tổ chức khảo sát trình độ của học sinh, xếp vào lớp phù hợp, cấp học bạ, tiếp nhận và quản lý hồ sơ học sinh theo quy định. Xem chi tiết tại Công văn 5432/SGDĐT-GDTH ngày 30/8/2024.
Hướng dẫn tổ chức dạy các môn Ngoại ngữ 1 cấp Tiểu học
Ngày 31/7/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 3818/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn tổ chức dạy học các môn Ngoại ngữ 1 cấp Tiểu học. Theo đó, tại Công văn 3818/BGDĐT-GDTH hướng dẫn dạy học môn Ngoại ngữ 1 tự chọn ở lớp 1, lớp 2 và môn Ngoại ngữ 1 bắt buộc ở lớp 3, lớp 4, lớp 5. (1) Hướng dẫn dạy học các môn Ngoại ngữ 1 cấp Tiểu học - Ngoại ngữ 1 tự chọn ở lớp 1 và lớp 2 Căn cứ vào nhu cầu của học sinh, cha mẹ học sinh và khả năng đáp ứng về điều kiện bảo đảm, các cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn môn Ngoại ngữ 1 trong số các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nga, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật hoặc Tiếng Đức theo hướng dẫn của Bộ GDĐT (Công văn 681/BGDĐT-GDTH) Khi thực hiện dạy học tự chọn Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2 cần chú ý bảo đảm tính liên thông với môn ngoại ngữ thực hiện bắt buộc từ lớp 3; thời lượng dạy học phù hợp với hình thức học làm quen ban đầu, không gây quá tải cho học sinh; thực hiện kiểm tra đánh giá, trong đó chú trọng đánh giá thường xuyên để hỗ trợ học tập, không dùng kết quả đánh giá để xét lên lớp; việc học tự chọn Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2 phải được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của nhà trường theo quy định. Đối với môn Tiếng Anh, sử dụng SGK trong danh mục SGK được Bộ GDĐT phê duyệt; các môn Ngoại ngữ 1 còn lại thì cơ sở giáo dục thực hiện lựa chọn tài liệu theo thẩm quyền và quy định của Bộ GDĐT (Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT). - Ngoại ngữ 1 bắt buộc ở lớp 3, lớp 4 và lớp 5 Các cơ sở giáo dục thực hiện tổ chức dạy học môn Ngoại ngữ 1 bắt buộc theo quy định của Bộ GDĐT, lựa chọn một trong các môn Ngoại ngữ 1 đã có đủ điều kiện triển khai phù hợp với khả năng tổ chức của các cơ sở giáo dục, nhu cầu học sinh và của cha mẹ học sinh, bảo đảm tính liên thông theo các yêu cầu được quy định trong chương trình các môn Ngoại ngữ và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT. Trong đó, đối với lớp 5 sẽ thực hiện dạy học môn Ngoại ngữ 1 bắt buộc từ năm học 2024 - 2025. Năm học 2023 - 2024 tiếp tục triển khai Chương trình Tiếng Anh tự chọn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 hoặc Chương trình thí điểm Tiếng Anh cấp Tiểu học; môn Tiếng Pháp và các thứ tiếng khác (nếu có) theo quy định; tăng cường tổ chức dạy học từ 4 tiết/tuần trở lên cho học sinh lớp 5; sử dụng SGK, tài liệu dạy học theo quy định của Bộ GDĐT. Khuyến khích các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy học ngoại ngữ bằng các hình thức linh hoạt, phù hợp với thực tiễn tại địa phương để tăng thời lượng và tạo môi trường đa dạng trong dạy học nâng cao chất lượng môn ngoại ngữ. (2) Nội dung, hình thức, phương pháp và thời lượng dạy học. - Về nội dung, hình thức và phương pháp dạy học Thực hiện dạy học bảo đảm các nội dung, yêu cầu cần đạt trong chương trình các môn Ngoại ngữ 1 theo quy định của Bộ GDĐT. Đồng thời, tổ chức dạy học đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết, trong đó ưu tiên phát triển kỹ năng nghe và nói; đa dạng hóa các hình thức dạy và học bao gồm cả học ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường và ngoài trường. Ngoài ra, tạo môi trường sử dụng và thể hiện bằng ngoại ngữ tối đa cho học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, giao lưu, phát triển văn hóa đọc sách, truyện bằng ngoại ngữ phù hợp với lứa tuổi, sở thích và giai đoạn học tập của học sinh. - Về thời lượng dạy học Thực hiện theo quy định của chương trình với thời lượng 140 tiết học/năm học, tương đương 04 tiết/tuần học; khuyến khích các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học tăng cường thời lượng học môn Ngoại ngữ 1 theo nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh theo quy định trên cơ sở khả năng đáp ứng của nhà trường và không gây quá tải cho học sinh. Xem chi tiết tại Công văn 3818/BGDĐT-GDTH ngày 31/7/2023.
Danh sách tài liệu bồi dưỡng thường xuyên các cấp học (tiếp theo)
PHẦN 2. TÀI LIỆU BẬC HỌC TIỂU HỌC (45 TÀI LIỆU) TH1: Một số vấn đề tâm lý học dạy học ở tiểu học, những giải pháp sư phạm TH2: Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc ít người, học sinh có nhu cầu đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn TH3: Đặc điểm tâm lý của học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh giỏi và năng khiếu TH4: Môi trường dạy học lớp ghép TH5: Tổ chức học tập cho học sinh ở lớp ghép TH6: Kế hoạch dạy học ở lớp ghép TH7: Xây dựng môi trường học tập thân thiện TH8: Thư viện trường học thân thiện TH9: Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tiểu học TH10: Giáo dục hòa nhập TH11: Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ có khó khăn về nghe TH12: Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học TH13: Kỹ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực TH14: Thực hành thiết kế bài học theo hướng dạy học tích cực TH15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học TH16: Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở tiểu học TH17: Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học TH18: Lắp đặt, bảo quản thiết bị dạy học ở tiểu học TH19: Tự làm đồ dùng dạy học ở tiểu học TH20: Kiến thức, kĩ năng tin học cơ bản TH21: Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint trong dạy học TH22: Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học TH23: Mạng Internet - Tìm kiếm và khai thác thông tin TH24: Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học TH25: Các kĩ thuật bổ trợ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học TH26: Hình thức tự luận và trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập ở tiểu học TH27: Kiểm tra đánh giá bằng nhận xét thể chất TH28: Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số TH29: Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng TH30: Hướng dẫn áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở tiểu học trong điều kiện thực tế ở Việt Nam TH31: Tổ chức dạy học cả ngày TH32: Dạy học phân hóa ở tiểu học TH33: Thực hành dạy học phân hóa ở tiểu học TH34: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học TH35: Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường tiểu học TH36: Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm TH37: Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học TH38: Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học TH39: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học TH40: Thực hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học TH41: Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục TH42: Thực hành Giáo dục kĩ năng sống trong một số hoạt động ngoại khóa ở tiểu học TH43: Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học TH44: Thực hành Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học TH45: Xây dựng cộng đồng thân thiện vì trẻ em (Tiếp tục cập nhật)
Hướng dẫn thực hiện chuyển trường đối với học sinh Tiểu học TP.HCM
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Công văn 5432/SGDĐT-GDTH hướng dẫn một số hoạt động đầu năm và chuẩn bị vào năm học mới 2024-2025 cấp tiểu học. Trong đó hướng dẫn thực hiện chuyển trường đối với học sinh tiểu học. Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 3, Điều 36, Thông tư 28/2020/TT- BGDĐT ngày 04/9/2020 về Ban hành Điều lệ trường Tiểu học. (1) Hồ sơ học sinh chuyển trường Trường có học sinh chuyển đi hướng dẫn việc hoàn thiện và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Trường nhận học sinh chuyển đến tiếp nhận và quản lý hồ sơ. Hồ sơ gồm: - Đơn xin chuyển trường của Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh; - Học bạ; - Thông tin về tài liệu học tập, tiến độ thực hiện chương trình, bảng tổng hợp kết quả đánh giá rèn luyện và học tập của học sinh theo quy định. - Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật (nếu có). (2) Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trong nước - Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp Đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến; - Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, tuỳ theo điều kiện thực tế của nhà trường, sĩ số lớp, sĩ số học sinh, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh theo hình thức đã tiếp nhận đơn. - Khi có ý kiến đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh. - Trường có học sinh chuyển đi hướng dẫn việc hoàn thiện và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Trường nhận học sinh chuyển đến tiếp nhận và quản lý hồ sơ, sắp xếp lớp học cho học sinh. (3) Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước hoặc từ các trường Quốc tế trên địa bàn chuyển sang trường công lập - Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp Đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến; - Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh theo hình thức đã tiếp nhận đơn. - Trong trường hợp đồng ý tiếp nhận học sinh, trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường tiểu học thành lập Hội đồng, tổ chức khảo sát trình độ của học sinh, xếp vào lớp phù hợp, cấp học bạ, tiếp nhận và quản lý hồ sơ học sinh theo quy định. Xem chi tiết tại Công văn 5432/SGDĐT-GDTH ngày 30/8/2024.
Hướng dẫn tổ chức dạy các môn Ngoại ngữ 1 cấp Tiểu học
Ngày 31/7/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 3818/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn tổ chức dạy học các môn Ngoại ngữ 1 cấp Tiểu học. Theo đó, tại Công văn 3818/BGDĐT-GDTH hướng dẫn dạy học môn Ngoại ngữ 1 tự chọn ở lớp 1, lớp 2 và môn Ngoại ngữ 1 bắt buộc ở lớp 3, lớp 4, lớp 5. (1) Hướng dẫn dạy học các môn Ngoại ngữ 1 cấp Tiểu học - Ngoại ngữ 1 tự chọn ở lớp 1 và lớp 2 Căn cứ vào nhu cầu của học sinh, cha mẹ học sinh và khả năng đáp ứng về điều kiện bảo đảm, các cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn môn Ngoại ngữ 1 trong số các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nga, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật hoặc Tiếng Đức theo hướng dẫn của Bộ GDĐT (Công văn 681/BGDĐT-GDTH) Khi thực hiện dạy học tự chọn Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2 cần chú ý bảo đảm tính liên thông với môn ngoại ngữ thực hiện bắt buộc từ lớp 3; thời lượng dạy học phù hợp với hình thức học làm quen ban đầu, không gây quá tải cho học sinh; thực hiện kiểm tra đánh giá, trong đó chú trọng đánh giá thường xuyên để hỗ trợ học tập, không dùng kết quả đánh giá để xét lên lớp; việc học tự chọn Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2 phải được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của nhà trường theo quy định. Đối với môn Tiếng Anh, sử dụng SGK trong danh mục SGK được Bộ GDĐT phê duyệt; các môn Ngoại ngữ 1 còn lại thì cơ sở giáo dục thực hiện lựa chọn tài liệu theo thẩm quyền và quy định của Bộ GDĐT (Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT). - Ngoại ngữ 1 bắt buộc ở lớp 3, lớp 4 và lớp 5 Các cơ sở giáo dục thực hiện tổ chức dạy học môn Ngoại ngữ 1 bắt buộc theo quy định của Bộ GDĐT, lựa chọn một trong các môn Ngoại ngữ 1 đã có đủ điều kiện triển khai phù hợp với khả năng tổ chức của các cơ sở giáo dục, nhu cầu học sinh và của cha mẹ học sinh, bảo đảm tính liên thông theo các yêu cầu được quy định trong chương trình các môn Ngoại ngữ và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT. Trong đó, đối với lớp 5 sẽ thực hiện dạy học môn Ngoại ngữ 1 bắt buộc từ năm học 2024 - 2025. Năm học 2023 - 2024 tiếp tục triển khai Chương trình Tiếng Anh tự chọn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 hoặc Chương trình thí điểm Tiếng Anh cấp Tiểu học; môn Tiếng Pháp và các thứ tiếng khác (nếu có) theo quy định; tăng cường tổ chức dạy học từ 4 tiết/tuần trở lên cho học sinh lớp 5; sử dụng SGK, tài liệu dạy học theo quy định của Bộ GDĐT. Khuyến khích các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy học ngoại ngữ bằng các hình thức linh hoạt, phù hợp với thực tiễn tại địa phương để tăng thời lượng và tạo môi trường đa dạng trong dạy học nâng cao chất lượng môn ngoại ngữ. (2) Nội dung, hình thức, phương pháp và thời lượng dạy học. - Về nội dung, hình thức và phương pháp dạy học Thực hiện dạy học bảo đảm các nội dung, yêu cầu cần đạt trong chương trình các môn Ngoại ngữ 1 theo quy định của Bộ GDĐT. Đồng thời, tổ chức dạy học đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết, trong đó ưu tiên phát triển kỹ năng nghe và nói; đa dạng hóa các hình thức dạy và học bao gồm cả học ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường và ngoài trường. Ngoài ra, tạo môi trường sử dụng và thể hiện bằng ngoại ngữ tối đa cho học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, giao lưu, phát triển văn hóa đọc sách, truyện bằng ngoại ngữ phù hợp với lứa tuổi, sở thích và giai đoạn học tập của học sinh. - Về thời lượng dạy học Thực hiện theo quy định của chương trình với thời lượng 140 tiết học/năm học, tương đương 04 tiết/tuần học; khuyến khích các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học tăng cường thời lượng học môn Ngoại ngữ 1 theo nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh theo quy định trên cơ sở khả năng đáp ứng của nhà trường và không gây quá tải cho học sinh. Xem chi tiết tại Công văn 3818/BGDĐT-GDTH ngày 31/7/2023.
Danh sách tài liệu bồi dưỡng thường xuyên các cấp học (tiếp theo)
PHẦN 2. TÀI LIỆU BẬC HỌC TIỂU HỌC (45 TÀI LIỆU) TH1: Một số vấn đề tâm lý học dạy học ở tiểu học, những giải pháp sư phạm TH2: Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc ít người, học sinh có nhu cầu đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn TH3: Đặc điểm tâm lý của học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh giỏi và năng khiếu TH4: Môi trường dạy học lớp ghép TH5: Tổ chức học tập cho học sinh ở lớp ghép TH6: Kế hoạch dạy học ở lớp ghép TH7: Xây dựng môi trường học tập thân thiện TH8: Thư viện trường học thân thiện TH9: Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tiểu học TH10: Giáo dục hòa nhập TH11: Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ có khó khăn về nghe TH12: Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học TH13: Kỹ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực TH14: Thực hành thiết kế bài học theo hướng dạy học tích cực TH15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học TH16: Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở tiểu học TH17: Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học TH18: Lắp đặt, bảo quản thiết bị dạy học ở tiểu học TH19: Tự làm đồ dùng dạy học ở tiểu học TH20: Kiến thức, kĩ năng tin học cơ bản TH21: Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint trong dạy học TH22: Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học TH23: Mạng Internet - Tìm kiếm và khai thác thông tin TH24: Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học TH25: Các kĩ thuật bổ trợ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học TH26: Hình thức tự luận và trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập ở tiểu học TH27: Kiểm tra đánh giá bằng nhận xét thể chất TH28: Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số TH29: Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng TH30: Hướng dẫn áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở tiểu học trong điều kiện thực tế ở Việt Nam TH31: Tổ chức dạy học cả ngày TH32: Dạy học phân hóa ở tiểu học TH33: Thực hành dạy học phân hóa ở tiểu học TH34: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học TH35: Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường tiểu học TH36: Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm TH37: Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học TH38: Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học TH39: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học TH40: Thực hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học TH41: Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục TH42: Thực hành Giáo dục kĩ năng sống trong một số hoạt động ngoại khóa ở tiểu học TH43: Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học TH44: Thực hành Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học TH45: Xây dựng cộng đồng thân thiện vì trẻ em (Tiếp tục cập nhật)