Thủ tục cấp Giấy lại phép lái xe quốc tế tại Việt Nam theo quy định năm 2024
Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng nếu bị mất hoặc hư hỏng được cấp lại Giấy phép lái xe quốc tế khi nộp đủ hồ sơ theo quy định. Theo mục 2 Phần II Quyết định 545/QĐ-BGTVT có hướng dẫn thủ tục cụ thể như sau: Về trình tự thực hiện + Nộp hồ sơ thủ tục hành chính: - Trường hợp Giấy phép lái xe quốc tế (IDP) bị mất hoặc hư hỏng, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. + Giải quyết thủ tục hành chính: - Cá nhân khi nộp đơn trực tiếp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) để thực hiện kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của việc cấp IDP và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; khi nộp đơn qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai, phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí thông qua chức năng thanh toán lệ phí của hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân. Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP đúng theo quy định, Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời và nêu rõ lý do. Cách thức thực hiện và thành phần hồ sơ - Việc nộp hồ sơ được thực hiện trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. - Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị cấp IDP theo mẫu quy định. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP đúng theo quy định sẽ được giải quyết. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải; - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có; - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải; - Cơ quan phối hợp: Không có. Lệ phí thực hiện sẽ có hai mức: - Nộp trực tiếp: 135.000 đồng/lần. - Nộp trực tuyến: 115.000 đồng/lần. Như vậy, Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng nếu bị mất hoặc hư hỏng được cấp lại Giấy phép lái xe quốc tế khi nộp đủ hồ sơ theo quy định nêu trên.
Hình thức, trình tự, thủ tục cấp Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương từ 01/11/2024
Vừa qua Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 15/2024/TT-BCT quy định một số nội dung về thanh tra chuyên ngành Công Thương. Trong đó, có quy định về hình thức, trình tự, thủ tục cấp Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương. Thông tư 15/2024/TT-BCT có hiệu lực từ 01/11/2024 để thay thế cho Thông tư 14/2020/TT-BCT đã hết hiệu lực từ 01/07/2023 Hình thức, trình tự, thủ tục cấp Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương từ 01/11/2024 Theo Điều 7 Thông tư 15/2024/TT-BCT quy định hình thức, trình tự, thủ tục cấp Thẻ như sau: - Hình thức cấp Thẻ: + Cấp mới: Đối với người đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2024/TT-BCT và được Thủ trưởng cơ quan phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; + Cấp lại: Thẻ bị mất, hỏng không thể sử dụng được; có sự thay đổi thông tin ghi trên Thẻ. Thẻ được cấp lại có thời hạn sử dụng và mã số Thẻ như Thẻ đã được cấp trước đó. - Trình tự, thủ tục cấp Thẻ: + Hồ sơ cấp Thẻ: Công văn đề nghị đề nghị cấp Thẻ của Thủ trưởng cơ quan gửi Thanh tra Bộ Công Thương; Danh sách đề nghị cấp Thẻ; 02 (hai) ảnh chân dung người được đề nghị cấp thẻ chụp trên nền trắng (cỡ 20mm x 30mm) trong thời hạn 06 tháng có ghi rõ họ tên, đơn vị công tác phía sau ảnh. Trường hợp đề nghị cấp lại Thẻ do bị mất, người được đề nghị cấp lại Thẻ phải có văn bản giải trình và được xác nhận của cơ quan công tác. Trường hợp Thẻ bị hỏng, phải gửi kèm theo Thẻ trong hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ. + Thời điểm xét duyệt cấp Thẻ: Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị cấp Thẻ về Thanh tra Bộ trước ngày 25/3 và trước ngày 25/9 hằng năm. Chánh Thanh tra Bộ quyết định cấp Thẻ vào tháng 4 và tháng 10 hằng năm. Trong trường hợp do yêu cầu của công việc, Chánh Thanh tra Bộ xem xét, quyết định cấp Thẻ theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. - Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm về điều kiện, tiêu chuẩn của người được đề nghị cấp Thẻ. - Đơn vị làm công tác tổ chức cán bộ thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương có trách nhiệm tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan các nội dung có liên quan đến việc cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ, đề nghị thu hồi Thẻ. Như vậy, từ ngày 01/11/2024 thì Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương sẽ có hình thức và trình tự, thủ tục cấp theo quy định trên sau hơn 1 năm quy định về cấp thẻ của Thông tư 14/2020/TT-BCT hết hiệu lực. Mẫu Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BCT quy định về mẫu Thẻ như sau: -Thẻ hình chữ nhật, rộng 61 mm, dài 87 mm gồm phôi Thẻ và màng bảo vệ. Phông chữ trình bày trên Thẻ là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo TCVN 6909:2001 . - Thẻ gồm 02 (hai) mặt + Mặt trước Dòng trên ghi Quốc hiệu Việt Nam “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”; cỡ chữ 9; kiểu chữ đứng, đậm, màu chữ vàng nhạt được in trên nền màu đỏ; + Giữa mặt Thẻ là Quốc huy Việt Nam. Dòng dưới cùng ghi “THẺ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH”; cỡ chữ 12; chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm; màu chữ vàng đậm. - Mặt sau: Nền là hoa văn màu hồng tươi tạo thành các tia sáng lan tỏa từ tâm ra xung quanh; ở giữa có biểu tượng ngành thanh tra, in bóng mờ, đường kính 20 mm, góc bên trái in biểu tượng ngành thanh tra đường kính 14 mm; từ góc trên bên trái (cách 10 mm) đến góc dưới bên phải là gạch chéo màu đỏ rộng 6 mm. Nội dung trên mặt sau có các thông tin: + Quốc hiệu: Chữ in hoa; kiểu chữ đứng, đậm; cỡ chữ 8; + Tiêu ngữ: Chữ in thường; kiểu chữ đứng, đậm; cỡ chữ 8, có gạch chân, bên trái có biểu trưng ngành thanh tra; + “THẺ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG”: Chữ in hoa; kiểu chữ đứng, đậm; cỡ chữ 9; + Mã số Thẻ: Chữ in thường, kiểu chữ đứng; cỡ chữ 9; + Họ và tên: Ghi họ và tên của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, chữ in thường; kiểu chữ đứng, đậm; cỡ chữ 9; + Cơ quan: Ghi tên cơ quan người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra công tác; chữ in thường; kiểu chữ đứng; cỡ chữ 9; + Ngày, tháng, năm cấp Thẻ: Chữ in thường; kiểu chữ nghiêng; cỡ chữ 9; + CHÁNH THANH TRA Bộ: Chữ in hoa; kiểu chữ đứng, đậm; cỡ chữ 8; + Chữ ký và họ tên của Chánh Thanh tra Bộ Công Thương: Chữ in thường; kiểu chữ đứng, đậm; cỡ chữ 9; + Dấu của Thanh tra Bộ Công Thương; + Ảnh chân dung của người được cấp Thẻ, khổ 20 mm x 30 mm, được đóng dấu nổi ở góc phải phía dưới ảnh; + Thời hạn sử dụng: Chữ in thường; kiểu chữ đứng; cỡ chữ 7. - Thẻ được ép nhựa bảo vệ bên ngoài. Theo đó, mẫu Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương từ 01/11/2024 sẽ được thực hiện theo quy định trên.
Cấp/cấp lại Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải
Đối với các đơn vị muốn hoạt động tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải thì phải xin cấp/cấp lại giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gồm giấy tờ gì và phải đáp ứng điều kiện nào để được cấp/cấp lại giấy xác nhận? Căn cứ Phần II ban hành kèm theo Quyết định 1322/QĐ-BGTVT năm 2022 hướng dẫn về trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện cần có để được cấp/cấp lại giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải như sau: Trình tự thủ tục thực hiện cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải - Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải. - Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản thông báo và hướng dẫn tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải hoàn thiện hồ sơ. - Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam phải cấp Giấy xác nhận; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải - Tờ khai cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải. - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy phép đưa thuyền viên đi làm việc ở nước ngoài hoặc giấy phép cho thuê hoặc cho thuê lại thuyền viên làm việc trên tàu biển dưới hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và Quy định 1.4 của Công ước MLC về dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên. Điều kiện cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải - Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng, cung ứng lao động là thuyền viên làm việc trên tàu biển thông qua hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trình tự thủ tục thực hiện cấp lại Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải - Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận. - Giấy xác nhận được cấp lại trong các trường hợp Giấy xác nhận hết thời hạn sử dụng, bị mất, bị hư hỏng hoặc có thay đổi thông tin của tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại Giấy xác nhận và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải; trường hợp không chấp thuận, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Thành phần hồ sơ cấp lại Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải - Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy xác nhận theo mẫu; - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp thay đổi thông tin về doanh nghiệp); - Bản chính Giấy xác nhận (đối với trường hợp Giấy xác nhận hết thời hạn sử dụng, bị hư hỏng). =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện cần có để thực hiện cấp và cấp lại Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất mới nhất
Cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tại Quyết định 2124/QĐ-BTNMT năm 2024 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. (1) Trình tự thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất: (1) Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả là Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc địa điểm theo thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. (2) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm: a) Kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ, tính thống nhất về nội dung thông tin giữa các giấy tờ, tính đầy đủ của nội dung kê khai và cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hoặc hồ sơ không đầy đủ thành phần hoặc không đảm bảo tính thống nhất nội dung thông tin giữa các giấy tờ hoặc kê khai nội dung không đầy đủ thông tin theo quy định thì không tiếp nhận và trả hồ sơ cho người yêu cầu đăng ký. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. (3) Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đã cấp mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khai báo bị mất trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; - Trường hợp phát hiện thửa đất, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận đã được chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật thì thông báo, trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; - Trường hợp không phát hiện thửa đất, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận đã được chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật thì thông báo, trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân thì Văn phòng đăng ký đất đai chuyển thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để thực hiện nội dung sau: + Niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và điểm dân cư nơi có đất trong thời gian 15 ngày; đồng thời tiếp nhận phản ánh trong thời gian niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp; + Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập biên bản kết thúc niêm yết và gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai. - Thực hiện đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương trong thời gian 15 ngày về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp đối với tổ chức, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, chi phí đăng tin do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chi trả. - Thực hiện việc hủy Giấy chứng nhận đã cấp; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; cấp lại Giấy chứng nhận cho người được cấp. - Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất thì thực hiện như sau: + Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và Hệ thống thông tin đất đai để thể hiện sơ đồ của thửa đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. + Người sử dụng đất được công nhận theo kết quả trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính và phải trả chi phí đo đạc theo quy định; trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất lớn hơn diện tích trên Giấy chứng nhận đã cấp, ranh giới thửa đất không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở tăng thêm nằm ngoài hạn mức đất ở, tiền thuê đất đối với phần diện tích tăng thêm theo quy định của pháp luật tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận trước đây. * Trường hợp Trang bổ sung của Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành bị mất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và Hệ thống thông tin đất đai và bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra thông tin của Trang bổ sung trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với các thông tin cập nhật của Giấy chứng nhận đã cấp và thông tin trên Trang bổ sung. (2) Cách thức thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất: - Nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ; - Nộp thông qua dịch vụ bưu chính; - Nộp tại địa điểm theo thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký đất đai; - Nộp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh. (3) Thành phần, số lượng hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất: - Thành phần hồ sơ: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và Hệ thống thông tin đất đai. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ. (4) Thời hạn giải quyết: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất. Thời gian giải quyết được tính kể từ ngày nhận được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đã đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất; không tính thời gian cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định, thời gian niêm yết công khai, đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng, thời gian thực hiện thủ tục chia thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chết trước khi trao Giấy chứng nhận. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày làm việc. Đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục theo nhu cầu về thời gian thì thời gian giải quyết thủ tục được thực hiện theo thỏa thuận giữa người có nhu cầu và Văn phòng đăng ký đất đai nhưng không quá thời gian thực hiện thủ tục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. (5) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. - Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã. (6) Lệ phí, phí: - Theo quy định của Luật phí và lệ phí và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật phí và lệ phí. - Phí đo đạc (trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất) thực hiện theo quy định; chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận chi trả. (7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Cấp lại Giấy chứng nhận cho người được cấp. - Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Trên đây là thủ tục hành chính cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất mới nhất.
Tăng mức phí cấp mới, cấp lại một số giấy phép thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Ngày 19/08/2024 Bộ Y tế ban hành Quyết định 2456/QĐ-BYT công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung mức phí theo Thông tư 43/2024/TT-BTC thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Trong đó, hầu hết các mức phí đều có sự tăng lên. Tăng mức phí cấp mới, cấp lại một số giấy phép thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế Theo đó, công bố kèm theo Quyết định 2456/QĐ-BYT là Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung mức phí các lĩnh vực: Khám bệnh, chữa bệnh; Thiết bị y tế; Y, Dược cổ truyền; Y tế dự phòng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư 43/2024/TT-BTC. Có thể kể đến một số phí cấp mới, cấp lại một số giấy phép thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo danh mục như: - Cấp mới giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp đối với hồ sơ nộp từ ngày 01/01/2024 đến thời điểm kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề đối với các chức danh bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viên, tâm lý lâm sàng: tăng từ 301.000 đồng/hồ sơ lên 430.000 đồng/hồ sơ. - Cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: + Bệnh viện: tăng từ 7.350.000 đồng/hồ sơ lên 10.500.000 đồng /hồ sơ. + Phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình: tăng từ 3.990.000/hồ sơ lên 5.700.000/hồ sơ. + Phòng khám y học cổ truyền, Phòng chẩn trị y học cổ truyền, Trạm y tế: tăng từ 2.170.000/hồ sơ lên 3.100.000/hồ sơ. + Phòng khám chuyên khoa, Phòng khám liên chuyên khoa, Phòng khám bác sỹ y khoa, Phòng khám răng hàm mặt, Phòng khám dinh dưỡng, Phòng khám y sỹ đa khoa, Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng: tăng từ 3.010.000/hồ sơ lên 4.300.000/hồ sơ. + Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác: tăng từ 3.010.000/hồ sơ lên 4.300.000/hồ sơ. - Cấp lại giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: tăng từ 1.050.000/hồ sơ lên 1.500.000/hồ sơ (không thu phí đối với trường hợp cấp sai do lỗi của cơ quan cấp). … Xem toàn bộ Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung mức phí các lĩnh vực: Khám bệnh, chữa bệnh; Thiết bị y tế; Y, Dược cổ truyền; Y tế dự phòng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/20/621642.pdf Có thể thấy, hầu hết các mức phí đều tăng nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mức phí tăng sẽ được áp dụng trong bao lâu? Theo Điều 2 Quyết định 2456/QĐ-BYT, Quyết định 2456/QĐ-BYT sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Kể từ ngày 01/01/2025 trở đi, mức thu các khoản phí công bố tại Quyết định 2456/QĐ-BYT thực hiện theo Thông 59/2023 TT-BTC (được công bố tại Quyết định 3813/QĐ-BYT ngày 10/10/2023 của Bộ Y tế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung mức phí theo Thông tư 59/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế). Như vậy, mức phí tăng sẽ được áp dụng trong 5 tháng cuối năm 2024, tức là từ ngày 01/7/2024 - 31/12/2024. Các trường hợp được cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Theo Khoản 1 Điều 52 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định các trường hợp sau đây được cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hoạt động; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi giấy phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 56 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng thay đổi hình thức tổ chức hoặc địa điểm; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng chia tách, hợp nhất, sáp nhập; - Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. Như vậy, khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc một trong các trường hợp theo quy định trên sẽ được cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Những thay đổi quan trọng về việc cấp đổi, cấp lại GPLX từ ngày 1/1/2025
Những thay đổi quan trọng về thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe (GPLX) khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 bắt đầu có hiệu lực (01/01/2025). (1) Hiệu lực của GPLX cấp trước ngày 01/01/2025 mà chưa cấp đổi, cấp lại GPLX sau ngày 01/01/2025 Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, GPLX được cấp trước ngày 01/01/2025 nếu chưa thực hiện đổi, cấp lại theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì có hiệu lực sử dụng như sau: - Giấy phép lái xe hạng A1 được tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc có công suất động cơ điện từ 04 kW đến dưới 14 kW - Giấy phép lái xe hạng A2 được tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện từ 14 kW trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 - Giấy phép lái xe hạng A3 được tiếp tục điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự - Giấy phép lái xe hạng A4 được tiếp tục điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô số tự động chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng C được tiếp tục điều khiển xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2 - Giấy phép lái xe hạng D được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người từ 09 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C - Giấy phép lái xe hạng E được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D - Giấy phép lái xe hạng FB2, FD được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B2, D khi kéo rơ moóc; giấy phép lái xe hạng FC được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; giấy phép lái xe hạng FE được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng E khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa Sau ngày Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thì hạng của các loại GPLX có nhiều sự thay đổi, nếu người dân chưa thể thực hiện ngay việc cấp đổi, cấp mới GPLX mới thì có thể căn cứ theo việc quy đổi như trên để biết hạng GPLX hiện tại của mình được phép điều khiển xe gì. Tuy nhiên, Nhà nước khuyến kích người dân nên thực hiện việc cấp đổi, cấp lại GPLX để đồng bộ với các quy định mới nhất. (2) GPLX được cấp trước ngày 01/01/2025 mà có nhu cầu cấp đổi, cấp lại sau ngày 01/01/2025 Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, GPLX đã được cấp trước ngày 01/01/2025 mà có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe thì thực hiện như sau: - Giấy phép lái xe hạng A1 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến dưới 175 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến dưới 14 kW - Giấy phép lái xe hạng A2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A - Giấy phép lái xe hạng A3 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B1 - Giấy phép lái xe hạng A4 được đổi, cấp lại sang chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động - Giấy phép lái xe hạng B1, B2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng C giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng D được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng E được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng FB2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng BE hoặc hạng C1E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng FC được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng CE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng FD được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng FE được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng DE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg Như vậy, sau ngày Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực, hạng của tất cả loại GPLX sẽ được thay đổi theo quy định mới, người dân có nhu cầu cấp đổi, cấp mới GPLX của mình thì sẽ được đổi sang loại GPLX mới với hạng GPLX tương ứng như trên. Trên đây là những quy định quan trọng về việc cấp đổi, cấp lại GPLX sau ngày 01/01/2025 cho các loại GPLX được cấp trước ngày 01/01/2025. Người sở hữu GPLX cấp trước ngày 01/01/2025 nên chủ động thực hiện đổi, cấp lại GPLX để đồng bộ với hệ thống GPLX mới của quốc gia từ ngày 01/01/2025.
Đề xuất giảm 50% lệ phí cấp lại thẻ căn cước khi nộp hồ sơ trực tuyến
Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Thông tư mới, quy định về lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Trong đó, Bộ Tài chính có đề xuất một số chính sách được miễn, giảm lệ phí. (1) Đề xuất về mức lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước Trình bày tại tờ Thuyết minh nội dung Dự thảo Thông tư, Bộ Tài chính nêu rõ, Luật Căn cước 2023 quy định một số nội dung mới so với Luật Căn cước công dân 2014, dẫn đến quy định về lệ phí cấp căn cước công dân tại Thông tư 59/2019/TT-BTC không còn phù hợp, cụ thể như sau: - Thẻ căn cước được sử dụng thay thế cho thẻ căn cước công dân. Cơ quan công an thực hiện cấp thẻ căn cước, không tiếp tục thực hiện cấp thẻ căn cước công dân. - Bổ sung đối tượng cấp thẻ căn cước đối với công dân dưới 14 tuổi. - Cấp lại thẻ căn cước khi bị hư hỏng không sử dụng được mà không phải là cấp đổi như hiện hành. - Bổ sung quy định về việc cấp căn cước qua dịch vụ công trực tuyến đối với một số trường hợp tạo điều kiện cho công dân không phải tới cơ quan cấp căn cước. Vì vậy, Bộ Tài chính nhận định việc ban hành Thông tư thay thế Thông tư 59/2019/TT-BTC là cần thiết. Theo đó, mức thu lệ phí được đề xuất tại Điều 4 Dự thảo Thông tư như sau: - Công dân cấp đổi từ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân sang thẻ căn cước: 30.000 đồng/thẻ căn cước - Cấp đổi thẻ căn cước đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023: 50.000 đồng/thẻ căn cước - Cấp lại thẻ căn cước đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Căn cước 2023: 70.000 đồng/thẻ căn cước. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/15/du-thao-thong-tu-le-phi-the-can-cuoc.doc Tham khảo thêm quy định tại Điều 24 Luật Căn cước 2023: “Điều 24. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước 1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; e) Xác lập lại số định danh cá nhân; g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. 2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này; b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.” (2) Đề xuất giảm 50% lệ phí cấp lại thẻ căn cước khi nộp hồ sơ trực tuyến Mức thu lệ phí cấp lại thẻ căn cước theo đề xuất trên áp dụng cho trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp. Tại khoản 2 Điều 4 Dự thảo Thông tư, Bộ Tài chính đề xuất đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến toàn trình để thực hiện thủ tục cấp lại thẻ căn cước, mức thu lệ phí bằng 50% mức thu lệ phí khi công dân nộp hồ sơ trực tiếp. Còn đối với trường hợp nộp đề nghị cấp đổi, cấp lại qua dịch vụ công trực tuyến (đặt lịch hẹn thời gian, địa điểm để thực hiện thủ tục), thì áp dụng mức thu lệ phí bằng 80% mức thu lệ phí khi công dân nộp hồ sơ trực tiếp. Theo đó, đề xuất giảm mức thu lệ phí khi công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến này là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến xây dựng Chính phủ số. Tuy nhiên, mức giảm 50% lệ phí này chỉ có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2025. Kể từ ngày 01/01/2026 trở đi sẽ áp dụng mức thu lệ phí như trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp. Vì thế, người dân thực hiện cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước trên Cổng dịch vụ công cần lưu ý mốc thời gian trên để được hưởng ưu đãi nếu Dự thảo Thông tư được thông qua. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/15/du-thao-thong-tu-le-phi-the-can-cuoc.doc (3) Các trường hợp miễn lệ phí và không phải nộp lệ phí Bên cạnh việc giảm lệ phí cho trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, Bộ Tài chính còn đề xuất một số đối tượng được miễn lệ phí khi thực hiện các thủ tục liên quan đến việc cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước tại Điều 5 Dự thảo Thông tư, cụ thể bao gồm: - Trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em; người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi; người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật. - Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. - Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề xuất cho các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật Căn cước 2023 không phải nộp lệ phí. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/15/du-thao-thong-tu-le-phi-the-can-cuoc.doc
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất năm 2024
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất mới nhất năm 2024 bao gồm những gì? Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận được thực hiện ra sao? 1. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất mới nhất năm 2024 Tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP có quy định người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK. TẢI VỀ Mẫu số 11/ĐK 2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất được thực hiện như thế nào? Tại Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất năm 2024 như sau: - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ đến Cơ quan dưới đây: + Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh; + Văn phòng đăng ký đất đai; + Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Lưu ý: Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. - Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau: + Kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đã cấp mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khai báo bị mất trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; + Trường hợp phát hiện thửa đất, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận đã được chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật thì thông báo, trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; + Trường hợp không thuộc quy định tại điểm b khoản này thì Văn phòng đăng ký đất đai chuyển thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để thực hiện nội dung quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP đối với hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương trong thời gian 15 ngày về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp đối với tổ chức, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, chi phí đăng tin do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chi trả; + Thực hiện việc hủy Giấy chứng nhận đã cấp; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai sau khi đã thực hiện các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP; cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người được cấp. Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. - Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: + Niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và điểm dân cư nơi có đất trong thời gian 15 ngày; đồng thời tiếp nhận phản ánh trong thời gian niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp; + Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập biên bản kết thúc niêm yết và gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai. - Trường hợp Trang bổ sung của Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành bị mất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này và bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra thông tin của Trang bổ sung trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với các thông tin cập nhật của Giấy chứng nhận đã cấp và thông tin trên Trang bổ sung Theo đó, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất năm 2024 được thực hiện theo quy định nêu trên. Nghị định 101/2024/NĐ-CP được ban hành ngày 29/7/2024, có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2024.
Chưa nộp phạt vi phạm giao thông thì sẽ bị từ chối cấp, đổi, cấp lại GPLX
Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nếu không nộp phạt vi phạm giao thông theo quy định thì người bị phạt sẽ bị cơ quan chức năng từ chối cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 01/01/2025 Chưa nộp phạt vi phạm giao thông thì sẽ bị từ chối cấp, đổi, cấp lại GPLX Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 62 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe như sau: - Giấy phép lái xe được cấp cho người tham dự kỳ sát hạch có kết quả đạt yêu cầu. - Người có giấy phép lái xe được đổi, cấp lại giấy phép lái xe trong các trường hợp sau: + Giấy phép lái xe bị mất; + Giấy phép lái xe bị hỏng không còn sử dụng được; +Theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe; + Thay đổi thông tin ghi trên giấy phép lái xe; + Giấy phép lái xe nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng; + Giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp mà người được cấp không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. - Chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi người đó chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính. Như vậy, người chưa nộp phạt vi phạm giao thông thì sẽ bị từ chối cấp, đổi, cấp lại GPLX. Và lưu ý, quy định này chỉ áp dụng từ ngày 01/01/2025 (khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực). Nộp phạt vi phạm giao thông trễ sẽ bị xử lý thế nào? Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính thì: Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Như vậy, nếu chậm nộp vi phạm giao thông thì sẽ phải nộp thêm tiền phạt chậm nộp bên cạnh việc bị từ chối cấp, đổi, cấp lại GPLX. Xem thêm: Quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, có lấy lại được xe và bằng lái không? Chưa chấp hành xong quyết định xử phạt thì cũng sẽ không được đăng kiểm xe Theo Điều 43 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có các quy định như sau: - Cơ sở đăng kiểm chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; từ chối kiểm định phương tiện khi chủ phương tiện chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính. - Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng: Tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì chưa đăng ký, đăng kiểm phương tiện vi phạm; sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì được đăng ký, đăng kiểm phương tiện đó theo quy định; Đồng thời, không chỉ tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà tại các văn bản hiện hành cũng đã quy định về trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm (khoản 8 Điều 27 Nghị định 139/2018/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 30/2023/NĐ-CP)) như sau: Chưa thực hiện kiểm định đối với các trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; các trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện, người vi phạm không đến trụ sở của người có thẩm quyền để giải quyết, xử lý; các trường hợp bị cảnh báo trên Chương trình quản lý kiểm định. Sau khi chủ phương tiện, người vi phạm thực hiện các nghĩa vụ nêu trên thì được kiểm định theo quy định. Như vậy, hiện nay và kể cả sau này khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực thì cơ quan đăng kiểm cũng sẽ không thực hiện đăng kiểm cho các xe vi phạm mà chủ phương tiện chưa chấp hành xong quyết định xử phạt.
Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng mới nhất
Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ mới được Bộ Giao thông Vận tải công bố tại Quyết định 421/QĐ-BGTVT năm 2024 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải. Trình tự thực hiện cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng (1) Nộp hồ sơ TTHC: Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp hồ sơ đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, cụ thể: - Bộ Công an tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 34/2024/ND-CP (trừ hóa chất bảo vệ thực vật và tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng). - Bộ Quốc phòng tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 34/2024/NĐ-CP. - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật. (2) Giải quyết TTHC: - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định; - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do. Cách thức thực hiện cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng Trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng Thành phần hồ sơ: - Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (trong đó nêu lý do: bị mất hoặc bị hỏng). Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trên đây là thủ tục hành chính cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng.
Các trường hợp bị thu hồi bằng lái phải chờ 5 năm sau mới được cấp lại
Từ ngày 01/6/2024, 04 trường hợp sau đây khi bị thu hồi giấy phép lái xe phải chờ đến 05 năm sau mới được làm thủ tục cấp lại (1) Các trường hợp bị thu hồi bằng lái xe theo quy định mới nhất hiện nay Thu hồi bằng lái xe (GPLX) là một trong những hình thức xử phạt khi người tham gia giao thông vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ. Trong đó, có một số trường hợp bị thu hồi bằng lái mà phải đến 05 năm sau mới được cấp giấy phép lái xe. Cụ thể, theo quy định tại khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, các trường hợp bị thu hồi bằng lái xe bao gồm: 1- Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe 2- Người lái xe tẩy, xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe 3- Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình 4- Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện 5- Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký 6- Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (trừ các hành vi xử lý theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 10 Điều 5; điểm h và điểm i khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) Như vậy, người vi phạm các lỗi trên sẽ bị thu hồi bằng lái xe kể từ ngày 01/6/2024. (2) Các trường hợp bị thu hồi bằng lái phải chờ 5 năm sau mới được cấp lại Theo đó, khoản 16 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung tại điểm d khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định, khi bị thu hồi bằng lái xe tại trường hợp 1, 2, 4, 6 nêu trên thì bằng lái không có giá trị sử dụng, Cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Người có hành vi vi phạm thuộc 04 trường hợp này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu. Ngoài ra, tại khoản 17 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi điểm đ khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có quy định, người lái xe có các hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả, sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, Cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm Theo đó, người có hành vi vi phạm này cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu giống với 04 trường hợp kể trên. Tổng hợp lại, người vi phạm một trong các trường hợp sau đây sẽ phải chờ 05 năm sau kể từ ngày quyết định xử phạt, thu hồi bằng lái có hiệu lực mới được cấp lại bằng lái xe, và phải học và thi sát hạch bằng lái xe như khi cấp bằng lái lần đầu: - Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe - Người lái xe tẩy, xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe - Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện - Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy - Sử dụng giấy phép lái xe giả, sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ Cuối cùng, người bị thu hồi bằng lái xe trong trường hợp để người khác sử dụng bằng lái của mình sẽ không được cấp lại bằng lái trong thời hạn 01 năm. Khi có nhu cầu cấp lại bằng lái, cá nhân đăng ký với Sở Giao thông vận tải để sát hạch lại các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Trên đây là các trường hợp bị thu hồi bằng lái xe và phải chờ một khoản thời gian từ 01 năm đến 05 năm (tùy trường hợp) sau khi bị phạt mới được phép làm thủ tục cấp lại bằng lái xe.
Một số trường hợp cấp lại bằng lái phải thi lại lý thuyết và thực hành
Cá nhân phải làm thủ tục cấp lại bằng lái xe khi bằng lái hết hạn, tuy nhiên, có một số trường hợp phải thi lại sát hạch cả lý thuyết và thực hành mới được cấp lại bằng lái xe. (1) 03 trường hợp được đề nghị cấp lại bằng lái xe Theo quy định tại khoản 9 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ 2008, trường hợp giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi GPLX. Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 36 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, người dân được đề nghị cấp lại bằng lái xe trong 03 trường hợp sau đây: Trường hợp 1: Người có GPLX quá thời hạn sử dụng - Thời gian quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe - Thời gian quá hạn từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe Trường hợp 2: Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại GPLX - Người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. - Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại GPLX. Trường hợp 3: Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định - Thời gian quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm: phải dự sát hạch lại lý thuyết - Thời gian quá hạn từ 01 năm trở lên: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành Như vậy, đối với trường hợp 1 và trường hợp 3, nếu thời gian quá hạn của bằng lái xe trên 03 tháng thì người lái xe phải thi sát hạch lại lý thuyết, thời gian quá hạn trên 01 năm thì phải sát hạch lại cả lý thuyết lẫn thực hành. (2) Hồ sơ dự thi sát hạch lại Người thuộc trường hợp 1 và trường hợp 3 kể trên làm hồ sơ dự thi sát hạch lại theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 19 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, thành phần hồ sơ bao gồm: Đối với trường hợp 1 - Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) GPLX theo mẫu quy định tại Phụ lục 19https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/03/don-de-nghi-cap-lai-gplx.docx Đối với trường hợp 3 - Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhậnhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/03/don-de-nghi-cap-lai-gplx.docx - Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có) Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ theo trường hợp của mình, sau đó nộp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để được hướng dẫn việc thi sát hạch lại bằng lái xe. Ngoài ra, nếu có nhu cầu ôn tập, người lái xe không phải học lại theo chương trình đào tạo mà chỉ cần đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập và phải nộp phí ôn tập theo quy định. (3) Thời gian cấp lại bằng lái xe Theo quy định tại khoản 6 Điều 36 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 27 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, thời gian cấp lại bằng lái xe thực hiện như đối với cấp mới, trừ trường hợp 2. Theo đó, thời gian cấp mới bằng lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch (căn cứ khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT).
Vô tình làm cháy xém sổ đỏ, người dân có được cấp lại sổ mới không?
GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hay còn gọi là sổ đỏ là một loại giấy tờ quan trọng để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản đối với bất động sản và tài sản gắn liền với đất. Trường hợp sổ đỏ bị cháy xém, người dân có được cấp lại sổ mới không? Nếu lỡ vô tình làm cháy xém, rách hoặc hư hỏng sổ đỏ, người dân có quyền yêu cầu cấp lại sổ đỏ mới theo quy định điểm b Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau: - Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng; - Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất - Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng. Hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ bị cháy xém Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ bị cháy xem bao gồm: - Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp >>Tải Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2010-%C4%90K.doc Thủ tục cấp lại sổ đỏ bị cháy xém như thế nào? Người dân chuẩn bị một bộ hồ sơ như trên và thực hiện theo trình tự sau đây: Bước 1: Nộp hồ sơ và hoàn thành nghĩa vụ tài chính Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Bên cạnh đó, người dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Nếu thực hiện việc nộp hồ sơ trực tuyến thì người dân sẽ được nhận thông báo và hướng dẫn trên thông qua tin nhắn SMS đến số điện thoại đã cung cấp. Người nộp hồ sơ có nghĩa vụ thực hiện tài chính đối với thủ tục cấp lại sổ đỏ bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua chức năng thanh toán của Cổng dịch vụ công nếu nộp hồ sơ trực tuyến. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm: + Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận; + Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; + Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; Thời hạn thực hiện là không quá 07 ngày làm việc Bước 3: Nhận lại sổ đỏ mới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết. Như vậy, khi sổ đỏ bị cháy xém, người dân thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo trình tự như trên để được cấp lại sổ đỏ mới.
Thủ tục sửa thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai
Tình huống: Cho tôi hỏi thông báo định danh cá nhân của con tôi (năm nay 14 tuổi) bị sai tên mẹ thì phải làm sao để sửa thông báo lại ạ? Bài viết sau sẽ cung cấp quy định về vấn đề trên. Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân Theo Luật căn cước công dân 2014: Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác. Theo Thông tư 59/2021/TT-BCA - Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân; các trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. - Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân sử dụng Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai cần làm gì? Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân không có quy định riêng cho thủ tục sửa thông báo này nếu thông báo cấp sai, trường hợp thông tin trong cơ sở dữ liệu sai thì chị yêu cầu cơ quan quản lý dữ liệu kiểm tra điều chỉnh, cấp lại văn bản thông báo số định danh cá nhân cho chị theo các quy định sau: Căn cứ Nghị định 137/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP Về Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân ... - Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân cư trú trên địa bàn quản lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ việc giải quyết thủ tục đăng ký, thay đổi, điều chỉnh thông tin cư trú của công dân; cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc giấy tờ hộ tịch, sổ sách quản lý về cư trú. Trường hợp các thông tin, giấy tờ, tài liệu nêu trên về công dân mà chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư”. Về Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu. - Việc chỉnh sửa thông tin về công dân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: + Chỉ chỉnh sửa thông tin về công dân khi phát hiện có sự thay đổi hoặc có sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Phải có văn bản của người có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin về công dân có liên quan đến thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Chỉ người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này mới được cho phép chỉnh sửa thông tin về công dân. - Thủ trưởng cơ quan quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quyết định việc chỉnh sửa thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về việc chỉnh sửa đó. Căn cứ Thông tư 59/2021/TT-BCA về Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Theo đó, khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. ==>> Chị liên hệ Công an cấp xã để làm thủ tục chỉnh sửa thông tin và cấp lại văn bản Thông báo số định danh cá nhân cho con chị.
Cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an
Trường hợp muốn được cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an thì cần phải thực hiện như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ gì để được cấp lại giấy miễn thị thực. Cũng như phải đáp ứng điều kiện nào để được cấp lại giấy miễn thị thực? Cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an Bước1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Bước 2: Nộp hồ sơ vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần tại một trong hai trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an: + Số 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. + Số 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và gửi bổ sung hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích theo thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (nếu có). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cấp giấy hẹn trả kết quả cho người đề nghị cấp giấy miễn thị thực; yêu cầu nộp phí cho cán bộ thu phí, cán bộ thu phí thu tiền, giao biên lai thu tiền cho người đề nghị cấp giấy miễn thị thực hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để người đề nghị cấp giấy miễn thị thực thanh toán trực tuyến và nhận biên lai điện tử. + Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để người nộp hồ sơ hoàn chỉnh. + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ, trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, người đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực có thể đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính và phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Bước 3: Trả kết quả: + Người đến nhận kết quả trực tiếp nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh; khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả, giấy tờ tùy thân để kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính. + Trường hợp không đồng ý cấp lại giấy miễn thị thực thì trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. + Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Thành phần hồ sơ cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an - Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài - 01 Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực (Mẫu NA9) - 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh để rời) - Giấy miễn thị thực, nếu mất phải có đơn trình báo - Bản sao chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh nội dung cần điều chỉnh trong giấy miễn thị thực - Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải gửi qua dịch vụ bưu chính công ích về cơ quan tiếp nhận; thành phần hồ sơ khác phải được chứng thực điện tử theo quy định, trường hợp chưa được chứng thực điện tử thì gửi hồ sơ về cơ quan tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp giấy miễn thị thực: - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy khai sinh, quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó; - Người nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Yêu cầu - điều kiện cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an + Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 01 năm. + Nhập cảnh bằng giấy miễn thị thực đang tạm trú tại Việt Nam. + Có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam. + Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. =>> Trên đây là trình tự thủ tục đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Cũng như hồ sơ cần chuẩn bị và điều kiện cần đáp ứng để được lại cấp giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Nguồn: Cổng dịch vụ công Bộ công an
Hướng dẫn làm thủ tục cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT online
Khi cần điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT, mỗi trường hợp đều có sự khác nhau về thành phần hồ sơ. Vì vậy bài viết này sẽ hướng dẫn làm thủ tục cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT online cho tất cả trường hợp. I. Cơ quan nào giải quyết hồ sơ cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT? Căn cứ theo Quyết định 1318/QĐ-BHXH về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Việc thực hiện thủ tục cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT được quy định và hướng dẫn theo phụ lục của Quyết định 1318/QĐ-BHXH. Theo đó, người thực hiện thủ tục này sẽ phải nộp hồ sơ cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết như sau: Trường hợp là cá nhân: - Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. - Người tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Tổ chức dịch vụ hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu. - Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc. - Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tỉnh. - Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ 100% mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. - Người đã hiến bộ phận cơ thể: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. - Học sinh, sinh viên đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Cơ sở giáo dục. Trường hợp là đơn vị: - Đơn vị SDLĐ: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện - UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Tổ chức dịch vụ; Cơ sở giáo dục; Phòng/Tổ chế độ BHXH: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Công dân và đơn vị nộp hồ sơ tại các cơ quan được quy định như trên để được giải quyết cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT II. Hồ sơ làm thủ tục cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT bao gồm? Trước khi thực hiện việc nộp hồ sơ, người có nhu cầu cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT phải chuẩn bị trước 1 bộ hồ sơ bao gồm các thành phần giấy tờ tùy theo nhu cầu của mình. Cụ thể: A - Đối với cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH 1. Trường hợp cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) Tải mẫu tờ khai TK1-TS tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/M%E1%BA%ABu%20TK1-TS.docx 2. Trường hợp gộp sổ BHXH: - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS); - Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có). 3. Trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, quốc tịch, dân tộc, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH Trường hợp là cá nhân - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS). - Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng như sau: + Trường hợp điều chỉnh thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch: Căn cước công dân hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định. + Nếu là Đảng viên: cung cấp thêm lý lịch đảng viên khi được kết nạp vào Đảng (hồ sơ gốc) + Trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc: Quyết định chứng minh địa điểm làm việc (bằng văn bản) Trường hợp là đơn vị - Xác nhận vào Tờ khai (TK1-TS) khi NLĐ đề nghị điều chỉnh thông tin nhân thân trên sổ BHXH. Nội dung xác nhận: Thông tin điều chỉnh là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận, ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên (Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận); Lưu ý: Các hồ sơ, tài liệu kèm theo do NLĐ cung cấp. Trường hợp là cơ quan BHXH (Phòng/Tổ chế độ BHXH): - Lập danh sách và hồ sơ người lao động giải quyết BHXH một lần còn thời gian BHTN chưa hưởng; người tham gia hưởng, dừng hưởng, hủy hưởng trợ cấp thất nghiệp (Mẫu D16-TS) gửi Phòng/Tổ Quản lý Thu - Sổ, Thẻ để đối chiếu và xác nhận lại dữ liệu tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng trên cơ sở dữ liệu thu toàn quốc. 4. Trường hợp ghi xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH trước năm 1995: - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) Tải mẫu tờ khai TK1-TS tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/M%E1%BA%ABu%20TK1-TS.docx - Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng với từng trường hợp, các thành phần giấy tờ cho các trường hợp được quy định tại Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BHXH năm 2023 Xem chi tiết các loại giấy tờ cho từng trường hợp tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/c%C3%A1c-lo%E1%BA%A1i-gi%E1%BA%A5y-t%E1%BB%9D-t%E1%BB%ABng-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%A3p-ghi-x%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn-th%E1%BB%9Di-gian.pdf 5. Điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS); - Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau: + Quyết định phân công vị trí công việc, hưởng lương; + Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc và các giấy tờ khác có liên quan tới việc điều chỉnh. B - Đối với cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT: Trường hợp là cá nhân - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) Tải mẫu tờ khai TK1-TS tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/M%E1%BA%ABu%20TK1-TS.docx - Các giấy tờ theo tùy theo từng trường hợp dưới đây: 1. Trường hợp NLĐ đổi thẻ BHYT do được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn bổ sung Giấy tờ chứng minh cụ thể như sau: - Đối với người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, cần có một trong các loại giấy tờ sau: + Thẻ thương binh, thẻ bệnh binh; + Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh; + Quyết định công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945 của Ban Thường vụ tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương; + Quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; + Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi đang hưởng trợ cấp hằng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần (theo hướng dẫn về cơ sở xác định là người có công với cách mạng tại Công văn số 467/NCC ngày 17/6/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); + Quyết định hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, ghi rõ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT- BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. + Huân chương Kháng chiến; + Huy chương Kháng chiến; + Huân chương Chiến thắng; + Huy chương Chiến thắng; + Thẻ thương binh, thẻ bệnh binh; + Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh; + Giấy chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua Khen thưởng cấp huyện; + Quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. + Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần - Đối với người là cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, Nghị định số 157/2016/NĐ-CP: + Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành. + Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg; + Quyết định được hưởng trợ cấp theo QĐ số 38/2010/QĐ-TTg. + Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg đối với các trường hợp là cựu chiến binh quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. + Quyết định phục viên, xuất ngũ hoặc chuyển ngành. - Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ + Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ hoặc Quyết định cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và trợ cấp tiền tuất của Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định tại Thông tư 05/2013/TT- BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. + Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của liệt sỹ và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH. - Đối với người là thân nhân người có công với cách mạng (trừ trường hợp là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ) + Giấy xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Đối với người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ. Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau: + Giấy xác nhận khuyết tật, ghi rõ mức độ khuyết tật thuộc các đối tượng người khuyết tật nặng và người khuyến tật đặc biệt nặng theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019. + Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đối với người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng - Đối với người thuộc hộ gia đình nghèo; hộ gia đình cận nghèo; hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình. Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau: + Giấy chứng nhận học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo theo Thông tư liên tịch số 18/2009/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH; - Xác nhận của chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đối với người thuộc hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cận nghèo theo kết quả rà soát thường xuyên 2. Trường hợp điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính đối với người chỉ tham gia BHYT; hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau - Người chỉ tham gia BHYT thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính trên thẻ BHYT. Hồ sơ gửi kèm theo gồm một trong các giấy tờ sau: + Căn cước công dân + Hộ chiếu + Giấy Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Trường hợp người tham gia đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp BHXH do cơ quan BHXH quản lý đề nghị điều chỉnh để đi khám bệnh, chữa bệnh: + Căn cước công dân Ghi chú: người tham gia không có giấy tờ nêu tại phụ lục, mà có các giấy tờ liên quan khác để chứng minh, làm căn cứ điều chỉnh như: giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng; cựu chiến binh theo quy định tại Pháp lệnh Cựu chiến binh; người tham gia kháng chiến… thì đơn vị nộp các giấy tờ này cho cơ quan BHXH để xem xét, giải quyết. Trường hợp là Đơn vị (trong trường hợp NLĐ nộp hồ sơ qua đơn vị): - Xác nhận Tờ khai (TK1-TS) khi NLĐ điều chỉnh thông tin nhân thân trên thẻ BHYT; - Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì đơn vị không phải xác nhận. III. Cách thức thực hiện Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ tùy vào trường hợp của mình, người tham gia và đơn vị thực hiện việc đề nghị cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT như sau: Bước 1: Người tham gia và đơn vị nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau: - Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH; - Thông qua dịch vụ bưu chính; -.Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN. Bước 2: Nhận kết quả giải quyết: - Người tham gia nhận sổ BHXH, thẻ BHYT theo hình thức đăng ký. - Đơn vị nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính. Thời hạn giải quyết hồ sơ là 45 ngày cho tất cả hình thức nộp hồ sơ. IV. Hướng dẫn nộp hồ sơ cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT online Ở bước nộp hồ sơ nộp hồ sơ cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT công dân có thể thực hiện online theo các bước sau đây: Bước 1: - Truy cập vào website: https://dichvucong.gov.vn/ - Đăng nhập hoặc Đăng ký nếu chưa có tài khoản Bước 2: - Tại thanh tìm kiếm, nhập “Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT” - Chọn vào Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT - Chọn hình thức nộp là Tổ chức hoặc Cá nhân Bước 3: - Lúc này công dân sẽ được chuyển tiếp đến trang BHXH - Tại đây, tiếp tục nhập “Mã số Bảo hiểm xã hội” và “Mã kiểm tra”, chọn “Tra cứu” - Điền các thông tin vào mẫu, tải file hồ sơ đã chuẩn bị sẵn (Lưu ý, công dân cũng phải có tài khoản BHXH để Đăng nhập, nếu chưa có tài khoản cần Đăng ký để tiếp tục) Bước 4: - Chọn địa chỉ nhận hồ sơ tại “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” hoặc nhận “Qua dịch vụ bưu chính”. - Cuối cùng, nhập “Mã kiểm tra” và chọn mục “Xác nhận”. Cơ quan BHXH sẽ gửi thông báo xác nhận và hẹn ngày trả kết quả tới số điện thoại đăng ký. Nếu người dân chọn nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì được gửi sổ BHXH, thẻ BHYT về tận nhà theo địa chỉ nhận hồ sơ đã đăng ký. Nếu đăng ký nhận tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thì phải đến cơ quan BHXH để nhận sổ BHXH, thẻ BHYT. Trên đây là hướng dẫn làm thủ tục cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT online, chúc bạn thực hiện thành công.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội không ghi mã bệnh có được cấp lại hay không?
Bài viết này chia sẻ các trường hợp được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội và các trường hợp được cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội. (1) Hình thức cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội thế nào? Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết về thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực Y tế của Bộ Y tế ban hành ngày 29/12/2017 có quy định về hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, tại Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 14 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định về hình thức cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau: 1/ Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: - Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển viện. - Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2/ Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: - Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Theo đó, người lao động sẽ được cấp Giấy ra viện nếu thuộc trường hợp 1 và Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội khi thuộc trường hợp 2 (2) Hướng dẫn cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội Căn cứ tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2022/TT-BYT có quy định về cách ghi trong Phụ lục 7 như sau: (i) Việc ghi ngày bắt đầu ghi từ ngày người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; (ii) Việc ghi ngày tại mục ngày, tháng, năm trên phần chữ ký của người hành nghề trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện như sau: - Ghi theo ngày, tháng người bệnh kết thúc khám bệnh, chữa bệnh; - Ngày cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát hành giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người lao động đề nghị thực hiện cấp lại theo quy định tại Thông tư này; (iii) Trường hợp cấp lại thì phải thể hiện nội dung từ “CẤP LẠI” trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/16/phu-luc-7-56-2017-tt-byt.doc (3) Cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội trong các trường hợp nào? Căn cứ vào điểm a,b khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các trường hợp sau sẽ được cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội: (i) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây: - Bị mất, bị hỏng; - Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền; - Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định; - Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. (ii) Bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Sau khi bổ sung, sửa đổi nội dung phải đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (dấu đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.” Như vậy, trường hợp giấy chứng nhận nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội không ghi mã bệnh thuộc về trường hợp sửa đổi, bổ sung; sẽ không cần phải làm thủ cấp lại. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc bổ sung thêm mã bệnh vào giấy chứng nhận nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Các trường hợp phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo Luật mới
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định các trường hợp phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước... (1) Các trường hợp phải cấp đổi thẻ căn cước Theo quy định tại Điều 24 Luật Căn cước, các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: - Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Căn cước (công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi). - Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh. - Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật. - Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước. - Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính. - Xác lập lại số định danh cá nhân. - Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. (2) Các trường hợp phải cấp lại thẻ căn cước - Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật Căn cước. - Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. (3) Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước Căn cứ tại Điều 25 Luật Căn cước quy định về trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: - Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ căn cước đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 của Luật Căn cước và cấp đổi thẻ căn cước thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Căn cước. - Trường hợp cấp đổi thẻ căn cước do xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính hoặc thay đổi, cải chính thông tin quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 của Luật Căn cước mà thông tin đó chưa được cập nhật, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người cần cấp thẻ căn cước phải xuất trình các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh những thông tin đã thay đổi để thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Cơ quan quản lý căn cước thu lại thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước đã sử dụng đối với các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước. - Việc cấp lại thẻ căn cước đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 của Luật Căn cước được thực hiện trực tuyến trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước. Cơ quan quản lý căn cước sử dụng thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt đã được thu nhận lần gần nhất và các thông tin hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để cấp lại thẻ căn cước. Xem chi tiết tại Luật Căn cước có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
Trình tự thủ tục và hồ sơ thực hiện cấp lại thẻ doanh nhân APEC
Thẻ đi lại doanh nhân APEC, gọi tắt là thẻ ABTC, là một loại thẻ do cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên APEC cấp cho doanh nhân của mình sau khi nhận được sự đồng ý cho phép nhập cảnh từ các nền kinh tế thành viên khác. Vậy trường hợp bị mất thẻ ABTC thì cần phải thực hiện cấp lại như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để xin cấp lại thẻ ABTC? Trình tự thực hiện cấp lại thẻ ABTC Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Nộp hồ sơ * Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp lại thẻ ABTC cho doanh nhân đang ở trong nước trực tiếp nộp hồ sơ tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an: + Số 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. + Số 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể cử người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả thay cho doanh nhân. * Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy hẹn trả kết quả hoặc hệ thống của Cổng dịch vụ công thông báo bằng tin nhắn (sms) hoặc thư điện tử (email) về việc tiếp nhận hồ sơ; thu lệ phí theo quy định. + Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo mẫu CV03 hoặc hệ thống của Cổng dịch vụ công thông báo bằng tin nhắn (sms) hoặc thư điện tử (email). * Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp lại thẻ ABTC cho doanh nhân có thể đăng ký nhận kết quả trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. * Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Bước 3: Nhận kết quả - Đối với thẻ ABTC cứng: cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp lại thẻ ABTC cứng cho doanh nhân trực tiếp nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính. - Đối với thẻ ABTC điện tử: doanh nhân nhận thông tin tài khoản đăng nhập thẻ ABTC điện tử trực tiếp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an. - Trường hợp không đồng ý cấp thẻ ABTC thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. + Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Thành phần hồ sơ cấp lại thẻ ABTC + 01 tờ khai đề nghị cấp thẻ ABTC (mẫu TK06) tải ban hành kèm theo Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức cán bộ của các ngành kinh tế, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hoạt động của doanh nghiệp. Tờ khai đề nghị cấp thẻ ABTC (mẫu TK06).pdf + 02 ảnh mới chụp, cỡ 3cm x 4cm, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính, phông nền màu trắng. + Đối với trường hợp doanh nhân bị mất thẻ ABTC cứng hoặc tài khoản đăng nhập thẻ ABTC điện tử thì doanh nghiệp phải nộp thêm đơn trình báo mất thẻ ABTC theo mẫu TK07 tải ban hành kèm theo Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ hoặc văn bản của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an về việc đã hủy giá trị sử dụng của thẻ ABTC báo mất theo mẫu CV04 tải ban hành kèm theo Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Đơn trình báo mất thẻ ABTC (mẫu TK07).pdf + Đối với trường hợp doanh nhân được cấp hộ chiếu mới thì doanh nghiệp phải nộp thêm bản sao có chứng thức hoặc bản sao điện tử có chứng thực hộ chiếu mới và thẻ ABTC cứng nếu có. Trường hợp bản sao không có chứng thức thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. + Đối với trường hợp doanh nhân đề nghị bổ sung nền kinh tế thành viên vào thẻ ABTC thì doanh nghiệp phải nộp thêm thẻ ABTC cứng nếu có. + Đối với trường hợp doanh nhân đề nghị cấp lại thẻ ABTC do thẻ ABTC cũ gần hết giá trị sử dụng thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải nộp thêm bản chính văn bản xác nhận doanh nhân vẫn giữ nguyên vị trí công tác so với lần cấp thẻ trước đó và thẻ ATBC cứng nếu có. + Đối với trường hợp thẻ ABTC cứng bị hư hỏng thì doanh nghiệp phải nộp thêm thẻ ABTC cũ bị hư hỏng. Nguồn: Cổng dịch vụ công Bộ công an
Cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an
Hiện nay số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng nhiều. Vậy, người nước ngoài nhập cảnh được miễn thị thực mà muốn cấp lại giấy miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam thì phải thực hiện như thế nào? Cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì và nộp cho cơ quan nào? Trình tự thực hiện cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an Bước1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Bước 2: Nộp hồ sơ vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần tại một trong hai trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an: + Số 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. + Số 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và gửi bổ sung hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích theo thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (nếu có). * Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cấp giấy hẹn trả kết quả cho người đề nghị cấp giấy miễn thị thực; yêu cầu nộp phí cho cán bộ thu phí, cán bộ thu phí thu tiền, giao biên lai thu tiền cho người đề nghị cấp giấy miễn thị thực hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để người đề nghị cấp giấy miễn thị thực thanh toán trực tuyến và nhận biên lai điện tử. + Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để người nộp hồ sơ hoàn chỉnh. + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ, trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. * Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, người đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực có thể đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính và phải trả phí dịch vụ chuyển phát. * Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Bước 3: Trả kết quả: + Người đến nhận kết quả trực tiếp nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh; khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả, giấy tờ tùy thân để kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính. + Trường hợp không đồng ý cấp lại giấy miễn thị thực thì trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. + Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Thành phần hồ sơ cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 01 Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực (Mẫu NA9). 10-Mẫu NA9.doc 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh để rời). Giấy miễn thị thực, nếu mất phải có đơn trình báo. Bản sao chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh nội dung cần điều chỉnh trong giấy miễn thị thực. Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải gửi qua dịch vụ bưu chính công ích về cơ quan tiếp nhận; thành phần hồ sơ khác phải được chứng thực điện tử theo quy định, trường hợp chưa được chứng thực điện tử thì gửi hồ sơ về cơ quan tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp giấy miễn thị thực: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy khai sinh, quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó; Người nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nguồn: Cổng dịch vụ công bộ công an
Thủ tục cấp Giấy lại phép lái xe quốc tế tại Việt Nam theo quy định năm 2024
Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng nếu bị mất hoặc hư hỏng được cấp lại Giấy phép lái xe quốc tế khi nộp đủ hồ sơ theo quy định. Theo mục 2 Phần II Quyết định 545/QĐ-BGTVT có hướng dẫn thủ tục cụ thể như sau: Về trình tự thực hiện + Nộp hồ sơ thủ tục hành chính: - Trường hợp Giấy phép lái xe quốc tế (IDP) bị mất hoặc hư hỏng, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. + Giải quyết thủ tục hành chính: - Cá nhân khi nộp đơn trực tiếp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) để thực hiện kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của việc cấp IDP và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; khi nộp đơn qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai, phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí thông qua chức năng thanh toán lệ phí của hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân. Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP đúng theo quy định, Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời và nêu rõ lý do. Cách thức thực hiện và thành phần hồ sơ - Việc nộp hồ sơ được thực hiện trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. - Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị cấp IDP theo mẫu quy định. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP đúng theo quy định sẽ được giải quyết. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải; - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có; - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải; - Cơ quan phối hợp: Không có. Lệ phí thực hiện sẽ có hai mức: - Nộp trực tiếp: 135.000 đồng/lần. - Nộp trực tuyến: 115.000 đồng/lần. Như vậy, Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng nếu bị mất hoặc hư hỏng được cấp lại Giấy phép lái xe quốc tế khi nộp đủ hồ sơ theo quy định nêu trên.
Hình thức, trình tự, thủ tục cấp Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương từ 01/11/2024
Vừa qua Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 15/2024/TT-BCT quy định một số nội dung về thanh tra chuyên ngành Công Thương. Trong đó, có quy định về hình thức, trình tự, thủ tục cấp Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương. Thông tư 15/2024/TT-BCT có hiệu lực từ 01/11/2024 để thay thế cho Thông tư 14/2020/TT-BCT đã hết hiệu lực từ 01/07/2023 Hình thức, trình tự, thủ tục cấp Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương từ 01/11/2024 Theo Điều 7 Thông tư 15/2024/TT-BCT quy định hình thức, trình tự, thủ tục cấp Thẻ như sau: - Hình thức cấp Thẻ: + Cấp mới: Đối với người đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2024/TT-BCT và được Thủ trưởng cơ quan phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; + Cấp lại: Thẻ bị mất, hỏng không thể sử dụng được; có sự thay đổi thông tin ghi trên Thẻ. Thẻ được cấp lại có thời hạn sử dụng và mã số Thẻ như Thẻ đã được cấp trước đó. - Trình tự, thủ tục cấp Thẻ: + Hồ sơ cấp Thẻ: Công văn đề nghị đề nghị cấp Thẻ của Thủ trưởng cơ quan gửi Thanh tra Bộ Công Thương; Danh sách đề nghị cấp Thẻ; 02 (hai) ảnh chân dung người được đề nghị cấp thẻ chụp trên nền trắng (cỡ 20mm x 30mm) trong thời hạn 06 tháng có ghi rõ họ tên, đơn vị công tác phía sau ảnh. Trường hợp đề nghị cấp lại Thẻ do bị mất, người được đề nghị cấp lại Thẻ phải có văn bản giải trình và được xác nhận của cơ quan công tác. Trường hợp Thẻ bị hỏng, phải gửi kèm theo Thẻ trong hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ. + Thời điểm xét duyệt cấp Thẻ: Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị cấp Thẻ về Thanh tra Bộ trước ngày 25/3 và trước ngày 25/9 hằng năm. Chánh Thanh tra Bộ quyết định cấp Thẻ vào tháng 4 và tháng 10 hằng năm. Trong trường hợp do yêu cầu của công việc, Chánh Thanh tra Bộ xem xét, quyết định cấp Thẻ theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. - Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm về điều kiện, tiêu chuẩn của người được đề nghị cấp Thẻ. - Đơn vị làm công tác tổ chức cán bộ thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương có trách nhiệm tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan các nội dung có liên quan đến việc cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ, đề nghị thu hồi Thẻ. Như vậy, từ ngày 01/11/2024 thì Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương sẽ có hình thức và trình tự, thủ tục cấp theo quy định trên sau hơn 1 năm quy định về cấp thẻ của Thông tư 14/2020/TT-BCT hết hiệu lực. Mẫu Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BCT quy định về mẫu Thẻ như sau: -Thẻ hình chữ nhật, rộng 61 mm, dài 87 mm gồm phôi Thẻ và màng bảo vệ. Phông chữ trình bày trên Thẻ là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo TCVN 6909:2001 . - Thẻ gồm 02 (hai) mặt + Mặt trước Dòng trên ghi Quốc hiệu Việt Nam “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”; cỡ chữ 9; kiểu chữ đứng, đậm, màu chữ vàng nhạt được in trên nền màu đỏ; + Giữa mặt Thẻ là Quốc huy Việt Nam. Dòng dưới cùng ghi “THẺ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH”; cỡ chữ 12; chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm; màu chữ vàng đậm. - Mặt sau: Nền là hoa văn màu hồng tươi tạo thành các tia sáng lan tỏa từ tâm ra xung quanh; ở giữa có biểu tượng ngành thanh tra, in bóng mờ, đường kính 20 mm, góc bên trái in biểu tượng ngành thanh tra đường kính 14 mm; từ góc trên bên trái (cách 10 mm) đến góc dưới bên phải là gạch chéo màu đỏ rộng 6 mm. Nội dung trên mặt sau có các thông tin: + Quốc hiệu: Chữ in hoa; kiểu chữ đứng, đậm; cỡ chữ 8; + Tiêu ngữ: Chữ in thường; kiểu chữ đứng, đậm; cỡ chữ 8, có gạch chân, bên trái có biểu trưng ngành thanh tra; + “THẺ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG”: Chữ in hoa; kiểu chữ đứng, đậm; cỡ chữ 9; + Mã số Thẻ: Chữ in thường, kiểu chữ đứng; cỡ chữ 9; + Họ và tên: Ghi họ và tên của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, chữ in thường; kiểu chữ đứng, đậm; cỡ chữ 9; + Cơ quan: Ghi tên cơ quan người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra công tác; chữ in thường; kiểu chữ đứng; cỡ chữ 9; + Ngày, tháng, năm cấp Thẻ: Chữ in thường; kiểu chữ nghiêng; cỡ chữ 9; + CHÁNH THANH TRA Bộ: Chữ in hoa; kiểu chữ đứng, đậm; cỡ chữ 8; + Chữ ký và họ tên của Chánh Thanh tra Bộ Công Thương: Chữ in thường; kiểu chữ đứng, đậm; cỡ chữ 9; + Dấu của Thanh tra Bộ Công Thương; + Ảnh chân dung của người được cấp Thẻ, khổ 20 mm x 30 mm, được đóng dấu nổi ở góc phải phía dưới ảnh; + Thời hạn sử dụng: Chữ in thường; kiểu chữ đứng; cỡ chữ 7. - Thẻ được ép nhựa bảo vệ bên ngoài. Theo đó, mẫu Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương từ 01/11/2024 sẽ được thực hiện theo quy định trên.
Cấp/cấp lại Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải
Đối với các đơn vị muốn hoạt động tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải thì phải xin cấp/cấp lại giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gồm giấy tờ gì và phải đáp ứng điều kiện nào để được cấp/cấp lại giấy xác nhận? Căn cứ Phần II ban hành kèm theo Quyết định 1322/QĐ-BGTVT năm 2022 hướng dẫn về trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện cần có để được cấp/cấp lại giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải như sau: Trình tự thủ tục thực hiện cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải - Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải. - Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản thông báo và hướng dẫn tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải hoàn thiện hồ sơ. - Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam phải cấp Giấy xác nhận; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải - Tờ khai cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải. - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy phép đưa thuyền viên đi làm việc ở nước ngoài hoặc giấy phép cho thuê hoặc cho thuê lại thuyền viên làm việc trên tàu biển dưới hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và Quy định 1.4 của Công ước MLC về dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên. Điều kiện cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải - Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng, cung ứng lao động là thuyền viên làm việc trên tàu biển thông qua hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trình tự thủ tục thực hiện cấp lại Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải - Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận. - Giấy xác nhận được cấp lại trong các trường hợp Giấy xác nhận hết thời hạn sử dụng, bị mất, bị hư hỏng hoặc có thay đổi thông tin của tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại Giấy xác nhận và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải; trường hợp không chấp thuận, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Thành phần hồ sơ cấp lại Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải - Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy xác nhận theo mẫu; - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp thay đổi thông tin về doanh nghiệp); - Bản chính Giấy xác nhận (đối với trường hợp Giấy xác nhận hết thời hạn sử dụng, bị hư hỏng). =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện cần có để thực hiện cấp và cấp lại Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất mới nhất
Cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tại Quyết định 2124/QĐ-BTNMT năm 2024 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. (1) Trình tự thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất: (1) Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả là Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc địa điểm theo thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. (2) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm: a) Kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ, tính thống nhất về nội dung thông tin giữa các giấy tờ, tính đầy đủ của nội dung kê khai và cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hoặc hồ sơ không đầy đủ thành phần hoặc không đảm bảo tính thống nhất nội dung thông tin giữa các giấy tờ hoặc kê khai nội dung không đầy đủ thông tin theo quy định thì không tiếp nhận và trả hồ sơ cho người yêu cầu đăng ký. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. (3) Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đã cấp mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khai báo bị mất trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; - Trường hợp phát hiện thửa đất, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận đã được chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật thì thông báo, trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; - Trường hợp không phát hiện thửa đất, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận đã được chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật thì thông báo, trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân thì Văn phòng đăng ký đất đai chuyển thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để thực hiện nội dung sau: + Niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và điểm dân cư nơi có đất trong thời gian 15 ngày; đồng thời tiếp nhận phản ánh trong thời gian niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp; + Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập biên bản kết thúc niêm yết và gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai. - Thực hiện đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương trong thời gian 15 ngày về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp đối với tổ chức, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, chi phí đăng tin do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chi trả. - Thực hiện việc hủy Giấy chứng nhận đã cấp; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; cấp lại Giấy chứng nhận cho người được cấp. - Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất thì thực hiện như sau: + Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và Hệ thống thông tin đất đai để thể hiện sơ đồ của thửa đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. + Người sử dụng đất được công nhận theo kết quả trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính và phải trả chi phí đo đạc theo quy định; trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất lớn hơn diện tích trên Giấy chứng nhận đã cấp, ranh giới thửa đất không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở tăng thêm nằm ngoài hạn mức đất ở, tiền thuê đất đối với phần diện tích tăng thêm theo quy định của pháp luật tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận trước đây. * Trường hợp Trang bổ sung của Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành bị mất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và Hệ thống thông tin đất đai và bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra thông tin của Trang bổ sung trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với các thông tin cập nhật của Giấy chứng nhận đã cấp và thông tin trên Trang bổ sung. (2) Cách thức thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất: - Nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ; - Nộp thông qua dịch vụ bưu chính; - Nộp tại địa điểm theo thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký đất đai; - Nộp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh. (3) Thành phần, số lượng hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất: - Thành phần hồ sơ: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và Hệ thống thông tin đất đai. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ. (4) Thời hạn giải quyết: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất. Thời gian giải quyết được tính kể từ ngày nhận được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đã đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất; không tính thời gian cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định, thời gian niêm yết công khai, đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng, thời gian thực hiện thủ tục chia thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chết trước khi trao Giấy chứng nhận. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày làm việc. Đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục theo nhu cầu về thời gian thì thời gian giải quyết thủ tục được thực hiện theo thỏa thuận giữa người có nhu cầu và Văn phòng đăng ký đất đai nhưng không quá thời gian thực hiện thủ tục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. (5) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. - Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã. (6) Lệ phí, phí: - Theo quy định của Luật phí và lệ phí và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật phí và lệ phí. - Phí đo đạc (trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất) thực hiện theo quy định; chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận chi trả. (7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Cấp lại Giấy chứng nhận cho người được cấp. - Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Trên đây là thủ tục hành chính cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất mới nhất.
Tăng mức phí cấp mới, cấp lại một số giấy phép thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Ngày 19/08/2024 Bộ Y tế ban hành Quyết định 2456/QĐ-BYT công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung mức phí theo Thông tư 43/2024/TT-BTC thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Trong đó, hầu hết các mức phí đều có sự tăng lên. Tăng mức phí cấp mới, cấp lại một số giấy phép thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế Theo đó, công bố kèm theo Quyết định 2456/QĐ-BYT là Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung mức phí các lĩnh vực: Khám bệnh, chữa bệnh; Thiết bị y tế; Y, Dược cổ truyền; Y tế dự phòng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư 43/2024/TT-BTC. Có thể kể đến một số phí cấp mới, cấp lại một số giấy phép thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo danh mục như: - Cấp mới giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp đối với hồ sơ nộp từ ngày 01/01/2024 đến thời điểm kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề đối với các chức danh bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viên, tâm lý lâm sàng: tăng từ 301.000 đồng/hồ sơ lên 430.000 đồng/hồ sơ. - Cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: + Bệnh viện: tăng từ 7.350.000 đồng/hồ sơ lên 10.500.000 đồng /hồ sơ. + Phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình: tăng từ 3.990.000/hồ sơ lên 5.700.000/hồ sơ. + Phòng khám y học cổ truyền, Phòng chẩn trị y học cổ truyền, Trạm y tế: tăng từ 2.170.000/hồ sơ lên 3.100.000/hồ sơ. + Phòng khám chuyên khoa, Phòng khám liên chuyên khoa, Phòng khám bác sỹ y khoa, Phòng khám răng hàm mặt, Phòng khám dinh dưỡng, Phòng khám y sỹ đa khoa, Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng: tăng từ 3.010.000/hồ sơ lên 4.300.000/hồ sơ. + Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác: tăng từ 3.010.000/hồ sơ lên 4.300.000/hồ sơ. - Cấp lại giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: tăng từ 1.050.000/hồ sơ lên 1.500.000/hồ sơ (không thu phí đối với trường hợp cấp sai do lỗi của cơ quan cấp). … Xem toàn bộ Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung mức phí các lĩnh vực: Khám bệnh, chữa bệnh; Thiết bị y tế; Y, Dược cổ truyền; Y tế dự phòng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/20/621642.pdf Có thể thấy, hầu hết các mức phí đều tăng nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mức phí tăng sẽ được áp dụng trong bao lâu? Theo Điều 2 Quyết định 2456/QĐ-BYT, Quyết định 2456/QĐ-BYT sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Kể từ ngày 01/01/2025 trở đi, mức thu các khoản phí công bố tại Quyết định 2456/QĐ-BYT thực hiện theo Thông 59/2023 TT-BTC (được công bố tại Quyết định 3813/QĐ-BYT ngày 10/10/2023 của Bộ Y tế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung mức phí theo Thông tư 59/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế). Như vậy, mức phí tăng sẽ được áp dụng trong 5 tháng cuối năm 2024, tức là từ ngày 01/7/2024 - 31/12/2024. Các trường hợp được cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Theo Khoản 1 Điều 52 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định các trường hợp sau đây được cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hoạt động; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi giấy phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 56 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng thay đổi hình thức tổ chức hoặc địa điểm; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng chia tách, hợp nhất, sáp nhập; - Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. Như vậy, khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc một trong các trường hợp theo quy định trên sẽ được cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Những thay đổi quan trọng về việc cấp đổi, cấp lại GPLX từ ngày 1/1/2025
Những thay đổi quan trọng về thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe (GPLX) khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 bắt đầu có hiệu lực (01/01/2025). (1) Hiệu lực của GPLX cấp trước ngày 01/01/2025 mà chưa cấp đổi, cấp lại GPLX sau ngày 01/01/2025 Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, GPLX được cấp trước ngày 01/01/2025 nếu chưa thực hiện đổi, cấp lại theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì có hiệu lực sử dụng như sau: - Giấy phép lái xe hạng A1 được tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc có công suất động cơ điện từ 04 kW đến dưới 14 kW - Giấy phép lái xe hạng A2 được tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện từ 14 kW trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 - Giấy phép lái xe hạng A3 được tiếp tục điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự - Giấy phép lái xe hạng A4 được tiếp tục điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô số tự động chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng C được tiếp tục điều khiển xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2 - Giấy phép lái xe hạng D được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người từ 09 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C - Giấy phép lái xe hạng E được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D - Giấy phép lái xe hạng FB2, FD được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B2, D khi kéo rơ moóc; giấy phép lái xe hạng FC được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; giấy phép lái xe hạng FE được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng E khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa Sau ngày Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thì hạng của các loại GPLX có nhiều sự thay đổi, nếu người dân chưa thể thực hiện ngay việc cấp đổi, cấp mới GPLX mới thì có thể căn cứ theo việc quy đổi như trên để biết hạng GPLX hiện tại của mình được phép điều khiển xe gì. Tuy nhiên, Nhà nước khuyến kích người dân nên thực hiện việc cấp đổi, cấp lại GPLX để đồng bộ với các quy định mới nhất. (2) GPLX được cấp trước ngày 01/01/2025 mà có nhu cầu cấp đổi, cấp lại sau ngày 01/01/2025 Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, GPLX đã được cấp trước ngày 01/01/2025 mà có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe thì thực hiện như sau: - Giấy phép lái xe hạng A1 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến dưới 175 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến dưới 14 kW - Giấy phép lái xe hạng A2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A - Giấy phép lái xe hạng A3 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B1 - Giấy phép lái xe hạng A4 được đổi, cấp lại sang chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động - Giấy phép lái xe hạng B1, B2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng C giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng D được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng E được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng FB2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng BE hoặc hạng C1E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng FC được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng CE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng FD được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg - Giấy phép lái xe hạng FE được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng DE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg Như vậy, sau ngày Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực, hạng của tất cả loại GPLX sẽ được thay đổi theo quy định mới, người dân có nhu cầu cấp đổi, cấp mới GPLX của mình thì sẽ được đổi sang loại GPLX mới với hạng GPLX tương ứng như trên. Trên đây là những quy định quan trọng về việc cấp đổi, cấp lại GPLX sau ngày 01/01/2025 cho các loại GPLX được cấp trước ngày 01/01/2025. Người sở hữu GPLX cấp trước ngày 01/01/2025 nên chủ động thực hiện đổi, cấp lại GPLX để đồng bộ với hệ thống GPLX mới của quốc gia từ ngày 01/01/2025.
Đề xuất giảm 50% lệ phí cấp lại thẻ căn cước khi nộp hồ sơ trực tuyến
Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Thông tư mới, quy định về lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Trong đó, Bộ Tài chính có đề xuất một số chính sách được miễn, giảm lệ phí. (1) Đề xuất về mức lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước Trình bày tại tờ Thuyết minh nội dung Dự thảo Thông tư, Bộ Tài chính nêu rõ, Luật Căn cước 2023 quy định một số nội dung mới so với Luật Căn cước công dân 2014, dẫn đến quy định về lệ phí cấp căn cước công dân tại Thông tư 59/2019/TT-BTC không còn phù hợp, cụ thể như sau: - Thẻ căn cước được sử dụng thay thế cho thẻ căn cước công dân. Cơ quan công an thực hiện cấp thẻ căn cước, không tiếp tục thực hiện cấp thẻ căn cước công dân. - Bổ sung đối tượng cấp thẻ căn cước đối với công dân dưới 14 tuổi. - Cấp lại thẻ căn cước khi bị hư hỏng không sử dụng được mà không phải là cấp đổi như hiện hành. - Bổ sung quy định về việc cấp căn cước qua dịch vụ công trực tuyến đối với một số trường hợp tạo điều kiện cho công dân không phải tới cơ quan cấp căn cước. Vì vậy, Bộ Tài chính nhận định việc ban hành Thông tư thay thế Thông tư 59/2019/TT-BTC là cần thiết. Theo đó, mức thu lệ phí được đề xuất tại Điều 4 Dự thảo Thông tư như sau: - Công dân cấp đổi từ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân sang thẻ căn cước: 30.000 đồng/thẻ căn cước - Cấp đổi thẻ căn cước đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023: 50.000 đồng/thẻ căn cước - Cấp lại thẻ căn cước đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Căn cước 2023: 70.000 đồng/thẻ căn cước. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/15/du-thao-thong-tu-le-phi-the-can-cuoc.doc Tham khảo thêm quy định tại Điều 24 Luật Căn cước 2023: “Điều 24. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước 1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; e) Xác lập lại số định danh cá nhân; g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. 2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này; b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.” (2) Đề xuất giảm 50% lệ phí cấp lại thẻ căn cước khi nộp hồ sơ trực tuyến Mức thu lệ phí cấp lại thẻ căn cước theo đề xuất trên áp dụng cho trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp. Tại khoản 2 Điều 4 Dự thảo Thông tư, Bộ Tài chính đề xuất đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến toàn trình để thực hiện thủ tục cấp lại thẻ căn cước, mức thu lệ phí bằng 50% mức thu lệ phí khi công dân nộp hồ sơ trực tiếp. Còn đối với trường hợp nộp đề nghị cấp đổi, cấp lại qua dịch vụ công trực tuyến (đặt lịch hẹn thời gian, địa điểm để thực hiện thủ tục), thì áp dụng mức thu lệ phí bằng 80% mức thu lệ phí khi công dân nộp hồ sơ trực tiếp. Theo đó, đề xuất giảm mức thu lệ phí khi công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến này là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến xây dựng Chính phủ số. Tuy nhiên, mức giảm 50% lệ phí này chỉ có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2025. Kể từ ngày 01/01/2026 trở đi sẽ áp dụng mức thu lệ phí như trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp. Vì thế, người dân thực hiện cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước trên Cổng dịch vụ công cần lưu ý mốc thời gian trên để được hưởng ưu đãi nếu Dự thảo Thông tư được thông qua. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/15/du-thao-thong-tu-le-phi-the-can-cuoc.doc (3) Các trường hợp miễn lệ phí và không phải nộp lệ phí Bên cạnh việc giảm lệ phí cho trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, Bộ Tài chính còn đề xuất một số đối tượng được miễn lệ phí khi thực hiện các thủ tục liên quan đến việc cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước tại Điều 5 Dự thảo Thông tư, cụ thể bao gồm: - Trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em; người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi; người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật. - Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. - Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề xuất cho các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật Căn cước 2023 không phải nộp lệ phí. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/15/du-thao-thong-tu-le-phi-the-can-cuoc.doc
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất năm 2024
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất mới nhất năm 2024 bao gồm những gì? Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận được thực hiện ra sao? 1. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất mới nhất năm 2024 Tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP có quy định người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK. TẢI VỀ Mẫu số 11/ĐK 2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất được thực hiện như thế nào? Tại Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất năm 2024 như sau: - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ đến Cơ quan dưới đây: + Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh; + Văn phòng đăng ký đất đai; + Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Lưu ý: Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. - Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau: + Kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đã cấp mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khai báo bị mất trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; + Trường hợp phát hiện thửa đất, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận đã được chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật thì thông báo, trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; + Trường hợp không thuộc quy định tại điểm b khoản này thì Văn phòng đăng ký đất đai chuyển thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để thực hiện nội dung quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP đối với hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương trong thời gian 15 ngày về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp đối với tổ chức, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, chi phí đăng tin do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chi trả; + Thực hiện việc hủy Giấy chứng nhận đã cấp; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai sau khi đã thực hiện các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP; cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người được cấp. Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. - Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: + Niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và điểm dân cư nơi có đất trong thời gian 15 ngày; đồng thời tiếp nhận phản ánh trong thời gian niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp; + Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập biên bản kết thúc niêm yết và gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai. - Trường hợp Trang bổ sung của Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành bị mất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này và bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra thông tin của Trang bổ sung trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với các thông tin cập nhật của Giấy chứng nhận đã cấp và thông tin trên Trang bổ sung Theo đó, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất năm 2024 được thực hiện theo quy định nêu trên. Nghị định 101/2024/NĐ-CP được ban hành ngày 29/7/2024, có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2024.
Chưa nộp phạt vi phạm giao thông thì sẽ bị từ chối cấp, đổi, cấp lại GPLX
Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nếu không nộp phạt vi phạm giao thông theo quy định thì người bị phạt sẽ bị cơ quan chức năng từ chối cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 01/01/2025 Chưa nộp phạt vi phạm giao thông thì sẽ bị từ chối cấp, đổi, cấp lại GPLX Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 62 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe như sau: - Giấy phép lái xe được cấp cho người tham dự kỳ sát hạch có kết quả đạt yêu cầu. - Người có giấy phép lái xe được đổi, cấp lại giấy phép lái xe trong các trường hợp sau: + Giấy phép lái xe bị mất; + Giấy phép lái xe bị hỏng không còn sử dụng được; +Theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe; + Thay đổi thông tin ghi trên giấy phép lái xe; + Giấy phép lái xe nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng; + Giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp mà người được cấp không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. - Chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi người đó chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính. Như vậy, người chưa nộp phạt vi phạm giao thông thì sẽ bị từ chối cấp, đổi, cấp lại GPLX. Và lưu ý, quy định này chỉ áp dụng từ ngày 01/01/2025 (khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực). Nộp phạt vi phạm giao thông trễ sẽ bị xử lý thế nào? Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính thì: Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Như vậy, nếu chậm nộp vi phạm giao thông thì sẽ phải nộp thêm tiền phạt chậm nộp bên cạnh việc bị từ chối cấp, đổi, cấp lại GPLX. Xem thêm: Quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, có lấy lại được xe và bằng lái không? Chưa chấp hành xong quyết định xử phạt thì cũng sẽ không được đăng kiểm xe Theo Điều 43 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có các quy định như sau: - Cơ sở đăng kiểm chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; từ chối kiểm định phương tiện khi chủ phương tiện chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính. - Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng: Tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì chưa đăng ký, đăng kiểm phương tiện vi phạm; sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì được đăng ký, đăng kiểm phương tiện đó theo quy định; Đồng thời, không chỉ tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà tại các văn bản hiện hành cũng đã quy định về trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm (khoản 8 Điều 27 Nghị định 139/2018/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 30/2023/NĐ-CP)) như sau: Chưa thực hiện kiểm định đối với các trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; các trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện, người vi phạm không đến trụ sở của người có thẩm quyền để giải quyết, xử lý; các trường hợp bị cảnh báo trên Chương trình quản lý kiểm định. Sau khi chủ phương tiện, người vi phạm thực hiện các nghĩa vụ nêu trên thì được kiểm định theo quy định. Như vậy, hiện nay và kể cả sau này khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực thì cơ quan đăng kiểm cũng sẽ không thực hiện đăng kiểm cho các xe vi phạm mà chủ phương tiện chưa chấp hành xong quyết định xử phạt.
Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng mới nhất
Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ mới được Bộ Giao thông Vận tải công bố tại Quyết định 421/QĐ-BGTVT năm 2024 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải. Trình tự thực hiện cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng (1) Nộp hồ sơ TTHC: Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp hồ sơ đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, cụ thể: - Bộ Công an tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 34/2024/ND-CP (trừ hóa chất bảo vệ thực vật và tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng). - Bộ Quốc phòng tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 34/2024/NĐ-CP. - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật. (2) Giải quyết TTHC: - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định; - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do. Cách thức thực hiện cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng Trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng Thành phần hồ sơ: - Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (trong đó nêu lý do: bị mất hoặc bị hỏng). Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trên đây là thủ tục hành chính cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng.
Các trường hợp bị thu hồi bằng lái phải chờ 5 năm sau mới được cấp lại
Từ ngày 01/6/2024, 04 trường hợp sau đây khi bị thu hồi giấy phép lái xe phải chờ đến 05 năm sau mới được làm thủ tục cấp lại (1) Các trường hợp bị thu hồi bằng lái xe theo quy định mới nhất hiện nay Thu hồi bằng lái xe (GPLX) là một trong những hình thức xử phạt khi người tham gia giao thông vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ. Trong đó, có một số trường hợp bị thu hồi bằng lái mà phải đến 05 năm sau mới được cấp giấy phép lái xe. Cụ thể, theo quy định tại khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, các trường hợp bị thu hồi bằng lái xe bao gồm: 1- Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe 2- Người lái xe tẩy, xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe 3- Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình 4- Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện 5- Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký 6- Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (trừ các hành vi xử lý theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 10 Điều 5; điểm h và điểm i khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) Như vậy, người vi phạm các lỗi trên sẽ bị thu hồi bằng lái xe kể từ ngày 01/6/2024. (2) Các trường hợp bị thu hồi bằng lái phải chờ 5 năm sau mới được cấp lại Theo đó, khoản 16 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung tại điểm d khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định, khi bị thu hồi bằng lái xe tại trường hợp 1, 2, 4, 6 nêu trên thì bằng lái không có giá trị sử dụng, Cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Người có hành vi vi phạm thuộc 04 trường hợp này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu. Ngoài ra, tại khoản 17 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi điểm đ khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có quy định, người lái xe có các hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả, sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, Cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm Theo đó, người có hành vi vi phạm này cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu giống với 04 trường hợp kể trên. Tổng hợp lại, người vi phạm một trong các trường hợp sau đây sẽ phải chờ 05 năm sau kể từ ngày quyết định xử phạt, thu hồi bằng lái có hiệu lực mới được cấp lại bằng lái xe, và phải học và thi sát hạch bằng lái xe như khi cấp bằng lái lần đầu: - Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe - Người lái xe tẩy, xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe - Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện - Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy - Sử dụng giấy phép lái xe giả, sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ Cuối cùng, người bị thu hồi bằng lái xe trong trường hợp để người khác sử dụng bằng lái của mình sẽ không được cấp lại bằng lái trong thời hạn 01 năm. Khi có nhu cầu cấp lại bằng lái, cá nhân đăng ký với Sở Giao thông vận tải để sát hạch lại các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Trên đây là các trường hợp bị thu hồi bằng lái xe và phải chờ một khoản thời gian từ 01 năm đến 05 năm (tùy trường hợp) sau khi bị phạt mới được phép làm thủ tục cấp lại bằng lái xe.
Một số trường hợp cấp lại bằng lái phải thi lại lý thuyết và thực hành
Cá nhân phải làm thủ tục cấp lại bằng lái xe khi bằng lái hết hạn, tuy nhiên, có một số trường hợp phải thi lại sát hạch cả lý thuyết và thực hành mới được cấp lại bằng lái xe. (1) 03 trường hợp được đề nghị cấp lại bằng lái xe Theo quy định tại khoản 9 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ 2008, trường hợp giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi GPLX. Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 36 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, người dân được đề nghị cấp lại bằng lái xe trong 03 trường hợp sau đây: Trường hợp 1: Người có GPLX quá thời hạn sử dụng - Thời gian quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe - Thời gian quá hạn từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe Trường hợp 2: Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại GPLX - Người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. - Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại GPLX. Trường hợp 3: Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định - Thời gian quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm: phải dự sát hạch lại lý thuyết - Thời gian quá hạn từ 01 năm trở lên: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành Như vậy, đối với trường hợp 1 và trường hợp 3, nếu thời gian quá hạn của bằng lái xe trên 03 tháng thì người lái xe phải thi sát hạch lại lý thuyết, thời gian quá hạn trên 01 năm thì phải sát hạch lại cả lý thuyết lẫn thực hành. (2) Hồ sơ dự thi sát hạch lại Người thuộc trường hợp 1 và trường hợp 3 kể trên làm hồ sơ dự thi sát hạch lại theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 19 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, thành phần hồ sơ bao gồm: Đối với trường hợp 1 - Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) GPLX theo mẫu quy định tại Phụ lục 19https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/03/don-de-nghi-cap-lai-gplx.docx Đối với trường hợp 3 - Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhậnhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/03/don-de-nghi-cap-lai-gplx.docx - Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có) Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ theo trường hợp của mình, sau đó nộp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để được hướng dẫn việc thi sát hạch lại bằng lái xe. Ngoài ra, nếu có nhu cầu ôn tập, người lái xe không phải học lại theo chương trình đào tạo mà chỉ cần đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập và phải nộp phí ôn tập theo quy định. (3) Thời gian cấp lại bằng lái xe Theo quy định tại khoản 6 Điều 36 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 27 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, thời gian cấp lại bằng lái xe thực hiện như đối với cấp mới, trừ trường hợp 2. Theo đó, thời gian cấp mới bằng lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch (căn cứ khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT).
Vô tình làm cháy xém sổ đỏ, người dân có được cấp lại sổ mới không?
GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hay còn gọi là sổ đỏ là một loại giấy tờ quan trọng để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản đối với bất động sản và tài sản gắn liền với đất. Trường hợp sổ đỏ bị cháy xém, người dân có được cấp lại sổ mới không? Nếu lỡ vô tình làm cháy xém, rách hoặc hư hỏng sổ đỏ, người dân có quyền yêu cầu cấp lại sổ đỏ mới theo quy định điểm b Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau: - Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng; - Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất - Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng. Hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ bị cháy xém Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ bị cháy xem bao gồm: - Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp >>Tải Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2010-%C4%90K.doc Thủ tục cấp lại sổ đỏ bị cháy xém như thế nào? Người dân chuẩn bị một bộ hồ sơ như trên và thực hiện theo trình tự sau đây: Bước 1: Nộp hồ sơ và hoàn thành nghĩa vụ tài chính Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Bên cạnh đó, người dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Nếu thực hiện việc nộp hồ sơ trực tuyến thì người dân sẽ được nhận thông báo và hướng dẫn trên thông qua tin nhắn SMS đến số điện thoại đã cung cấp. Người nộp hồ sơ có nghĩa vụ thực hiện tài chính đối với thủ tục cấp lại sổ đỏ bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua chức năng thanh toán của Cổng dịch vụ công nếu nộp hồ sơ trực tuyến. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm: + Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận; + Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; + Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; Thời hạn thực hiện là không quá 07 ngày làm việc Bước 3: Nhận lại sổ đỏ mới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết. Như vậy, khi sổ đỏ bị cháy xém, người dân thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo trình tự như trên để được cấp lại sổ đỏ mới.
Thủ tục sửa thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai
Tình huống: Cho tôi hỏi thông báo định danh cá nhân của con tôi (năm nay 14 tuổi) bị sai tên mẹ thì phải làm sao để sửa thông báo lại ạ? Bài viết sau sẽ cung cấp quy định về vấn đề trên. Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân Theo Luật căn cước công dân 2014: Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác. Theo Thông tư 59/2021/TT-BCA - Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân; các trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. - Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân sử dụng Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai cần làm gì? Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân không có quy định riêng cho thủ tục sửa thông báo này nếu thông báo cấp sai, trường hợp thông tin trong cơ sở dữ liệu sai thì chị yêu cầu cơ quan quản lý dữ liệu kiểm tra điều chỉnh, cấp lại văn bản thông báo số định danh cá nhân cho chị theo các quy định sau: Căn cứ Nghị định 137/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP Về Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân ... - Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân cư trú trên địa bàn quản lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ việc giải quyết thủ tục đăng ký, thay đổi, điều chỉnh thông tin cư trú của công dân; cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc giấy tờ hộ tịch, sổ sách quản lý về cư trú. Trường hợp các thông tin, giấy tờ, tài liệu nêu trên về công dân mà chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư”. Về Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu. - Việc chỉnh sửa thông tin về công dân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: + Chỉ chỉnh sửa thông tin về công dân khi phát hiện có sự thay đổi hoặc có sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Phải có văn bản của người có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin về công dân có liên quan đến thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Chỉ người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này mới được cho phép chỉnh sửa thông tin về công dân. - Thủ trưởng cơ quan quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quyết định việc chỉnh sửa thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về việc chỉnh sửa đó. Căn cứ Thông tư 59/2021/TT-BCA về Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Theo đó, khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. ==>> Chị liên hệ Công an cấp xã để làm thủ tục chỉnh sửa thông tin và cấp lại văn bản Thông báo số định danh cá nhân cho con chị.
Cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an
Trường hợp muốn được cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an thì cần phải thực hiện như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ gì để được cấp lại giấy miễn thị thực. Cũng như phải đáp ứng điều kiện nào để được cấp lại giấy miễn thị thực? Cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an Bước1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Bước 2: Nộp hồ sơ vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần tại một trong hai trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an: + Số 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. + Số 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và gửi bổ sung hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích theo thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (nếu có). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cấp giấy hẹn trả kết quả cho người đề nghị cấp giấy miễn thị thực; yêu cầu nộp phí cho cán bộ thu phí, cán bộ thu phí thu tiền, giao biên lai thu tiền cho người đề nghị cấp giấy miễn thị thực hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để người đề nghị cấp giấy miễn thị thực thanh toán trực tuyến và nhận biên lai điện tử. + Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để người nộp hồ sơ hoàn chỉnh. + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ, trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, người đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực có thể đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính và phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Bước 3: Trả kết quả: + Người đến nhận kết quả trực tiếp nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh; khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả, giấy tờ tùy thân để kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính. + Trường hợp không đồng ý cấp lại giấy miễn thị thực thì trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. + Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Thành phần hồ sơ cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an - Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài - 01 Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực (Mẫu NA9) - 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh để rời) - Giấy miễn thị thực, nếu mất phải có đơn trình báo - Bản sao chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh nội dung cần điều chỉnh trong giấy miễn thị thực - Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải gửi qua dịch vụ bưu chính công ích về cơ quan tiếp nhận; thành phần hồ sơ khác phải được chứng thực điện tử theo quy định, trường hợp chưa được chứng thực điện tử thì gửi hồ sơ về cơ quan tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp giấy miễn thị thực: - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy khai sinh, quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó; - Người nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Yêu cầu - điều kiện cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an + Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 01 năm. + Nhập cảnh bằng giấy miễn thị thực đang tạm trú tại Việt Nam. + Có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam. + Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. =>> Trên đây là trình tự thủ tục đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Cũng như hồ sơ cần chuẩn bị và điều kiện cần đáp ứng để được lại cấp giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Nguồn: Cổng dịch vụ công Bộ công an
Hướng dẫn làm thủ tục cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT online
Khi cần điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT, mỗi trường hợp đều có sự khác nhau về thành phần hồ sơ. Vì vậy bài viết này sẽ hướng dẫn làm thủ tục cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT online cho tất cả trường hợp. I. Cơ quan nào giải quyết hồ sơ cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT? Căn cứ theo Quyết định 1318/QĐ-BHXH về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Việc thực hiện thủ tục cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT được quy định và hướng dẫn theo phụ lục của Quyết định 1318/QĐ-BHXH. Theo đó, người thực hiện thủ tục này sẽ phải nộp hồ sơ cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết như sau: Trường hợp là cá nhân: - Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. - Người tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Tổ chức dịch vụ hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu. - Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc. - Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tỉnh. - Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ 100% mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. - Người đã hiến bộ phận cơ thể: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. - Học sinh, sinh viên đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Cơ sở giáo dục. Trường hợp là đơn vị: - Đơn vị SDLĐ: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện - UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Tổ chức dịch vụ; Cơ sở giáo dục; Phòng/Tổ chế độ BHXH: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Công dân và đơn vị nộp hồ sơ tại các cơ quan được quy định như trên để được giải quyết cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT II. Hồ sơ làm thủ tục cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT bao gồm? Trước khi thực hiện việc nộp hồ sơ, người có nhu cầu cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT phải chuẩn bị trước 1 bộ hồ sơ bao gồm các thành phần giấy tờ tùy theo nhu cầu của mình. Cụ thể: A - Đối với cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH 1. Trường hợp cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) Tải mẫu tờ khai TK1-TS tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/M%E1%BA%ABu%20TK1-TS.docx 2. Trường hợp gộp sổ BHXH: - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS); - Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có). 3. Trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, quốc tịch, dân tộc, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH Trường hợp là cá nhân - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS). - Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng như sau: + Trường hợp điều chỉnh thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch: Căn cước công dân hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định. + Nếu là Đảng viên: cung cấp thêm lý lịch đảng viên khi được kết nạp vào Đảng (hồ sơ gốc) + Trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc: Quyết định chứng minh địa điểm làm việc (bằng văn bản) Trường hợp là đơn vị - Xác nhận vào Tờ khai (TK1-TS) khi NLĐ đề nghị điều chỉnh thông tin nhân thân trên sổ BHXH. Nội dung xác nhận: Thông tin điều chỉnh là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận, ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên (Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận); Lưu ý: Các hồ sơ, tài liệu kèm theo do NLĐ cung cấp. Trường hợp là cơ quan BHXH (Phòng/Tổ chế độ BHXH): - Lập danh sách và hồ sơ người lao động giải quyết BHXH một lần còn thời gian BHTN chưa hưởng; người tham gia hưởng, dừng hưởng, hủy hưởng trợ cấp thất nghiệp (Mẫu D16-TS) gửi Phòng/Tổ Quản lý Thu - Sổ, Thẻ để đối chiếu và xác nhận lại dữ liệu tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng trên cơ sở dữ liệu thu toàn quốc. 4. Trường hợp ghi xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH trước năm 1995: - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) Tải mẫu tờ khai TK1-TS tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/M%E1%BA%ABu%20TK1-TS.docx - Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng với từng trường hợp, các thành phần giấy tờ cho các trường hợp được quy định tại Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BHXH năm 2023 Xem chi tiết các loại giấy tờ cho từng trường hợp tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/c%C3%A1c-lo%E1%BA%A1i-gi%E1%BA%A5y-t%E1%BB%9D-t%E1%BB%ABng-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%A3p-ghi-x%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn-th%E1%BB%9Di-gian.pdf 5. Điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS); - Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau: + Quyết định phân công vị trí công việc, hưởng lương; + Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc và các giấy tờ khác có liên quan tới việc điều chỉnh. B - Đối với cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT: Trường hợp là cá nhân - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) Tải mẫu tờ khai TK1-TS tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/M%E1%BA%ABu%20TK1-TS.docx - Các giấy tờ theo tùy theo từng trường hợp dưới đây: 1. Trường hợp NLĐ đổi thẻ BHYT do được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn bổ sung Giấy tờ chứng minh cụ thể như sau: - Đối với người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, cần có một trong các loại giấy tờ sau: + Thẻ thương binh, thẻ bệnh binh; + Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh; + Quyết định công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945 của Ban Thường vụ tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương; + Quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; + Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi đang hưởng trợ cấp hằng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần (theo hướng dẫn về cơ sở xác định là người có công với cách mạng tại Công văn số 467/NCC ngày 17/6/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); + Quyết định hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, ghi rõ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT- BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. + Huân chương Kháng chiến; + Huy chương Kháng chiến; + Huân chương Chiến thắng; + Huy chương Chiến thắng; + Thẻ thương binh, thẻ bệnh binh; + Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh; + Giấy chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua Khen thưởng cấp huyện; + Quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. + Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần - Đối với người là cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, Nghị định số 157/2016/NĐ-CP: + Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành. + Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg; + Quyết định được hưởng trợ cấp theo QĐ số 38/2010/QĐ-TTg. + Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg đối với các trường hợp là cựu chiến binh quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. + Quyết định phục viên, xuất ngũ hoặc chuyển ngành. - Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ + Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ hoặc Quyết định cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và trợ cấp tiền tuất của Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định tại Thông tư 05/2013/TT- BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. + Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của liệt sỹ và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH. - Đối với người là thân nhân người có công với cách mạng (trừ trường hợp là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ) + Giấy xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Đối với người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ. Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau: + Giấy xác nhận khuyết tật, ghi rõ mức độ khuyết tật thuộc các đối tượng người khuyết tật nặng và người khuyến tật đặc biệt nặng theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019. + Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đối với người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng - Đối với người thuộc hộ gia đình nghèo; hộ gia đình cận nghèo; hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình. Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau: + Giấy chứng nhận học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo theo Thông tư liên tịch số 18/2009/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH; - Xác nhận của chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đối với người thuộc hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cận nghèo theo kết quả rà soát thường xuyên 2. Trường hợp điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính đối với người chỉ tham gia BHYT; hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau - Người chỉ tham gia BHYT thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính trên thẻ BHYT. Hồ sơ gửi kèm theo gồm một trong các giấy tờ sau: + Căn cước công dân + Hộ chiếu + Giấy Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Trường hợp người tham gia đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp BHXH do cơ quan BHXH quản lý đề nghị điều chỉnh để đi khám bệnh, chữa bệnh: + Căn cước công dân Ghi chú: người tham gia không có giấy tờ nêu tại phụ lục, mà có các giấy tờ liên quan khác để chứng minh, làm căn cứ điều chỉnh như: giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng; cựu chiến binh theo quy định tại Pháp lệnh Cựu chiến binh; người tham gia kháng chiến… thì đơn vị nộp các giấy tờ này cho cơ quan BHXH để xem xét, giải quyết. Trường hợp là Đơn vị (trong trường hợp NLĐ nộp hồ sơ qua đơn vị): - Xác nhận Tờ khai (TK1-TS) khi NLĐ điều chỉnh thông tin nhân thân trên thẻ BHYT; - Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì đơn vị không phải xác nhận. III. Cách thức thực hiện Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ tùy vào trường hợp của mình, người tham gia và đơn vị thực hiện việc đề nghị cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT như sau: Bước 1: Người tham gia và đơn vị nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau: - Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH; - Thông qua dịch vụ bưu chính; -.Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN. Bước 2: Nhận kết quả giải quyết: - Người tham gia nhận sổ BHXH, thẻ BHYT theo hình thức đăng ký. - Đơn vị nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính. Thời hạn giải quyết hồ sơ là 45 ngày cho tất cả hình thức nộp hồ sơ. IV. Hướng dẫn nộp hồ sơ cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT online Ở bước nộp hồ sơ nộp hồ sơ cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT công dân có thể thực hiện online theo các bước sau đây: Bước 1: - Truy cập vào website: https://dichvucong.gov.vn/ - Đăng nhập hoặc Đăng ký nếu chưa có tài khoản Bước 2: - Tại thanh tìm kiếm, nhập “Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT” - Chọn vào Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT - Chọn hình thức nộp là Tổ chức hoặc Cá nhân Bước 3: - Lúc này công dân sẽ được chuyển tiếp đến trang BHXH - Tại đây, tiếp tục nhập “Mã số Bảo hiểm xã hội” và “Mã kiểm tra”, chọn “Tra cứu” - Điền các thông tin vào mẫu, tải file hồ sơ đã chuẩn bị sẵn (Lưu ý, công dân cũng phải có tài khoản BHXH để Đăng nhập, nếu chưa có tài khoản cần Đăng ký để tiếp tục) Bước 4: - Chọn địa chỉ nhận hồ sơ tại “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” hoặc nhận “Qua dịch vụ bưu chính”. - Cuối cùng, nhập “Mã kiểm tra” và chọn mục “Xác nhận”. Cơ quan BHXH sẽ gửi thông báo xác nhận và hẹn ngày trả kết quả tới số điện thoại đăng ký. Nếu người dân chọn nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì được gửi sổ BHXH, thẻ BHYT về tận nhà theo địa chỉ nhận hồ sơ đã đăng ký. Nếu đăng ký nhận tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thì phải đến cơ quan BHXH để nhận sổ BHXH, thẻ BHYT. Trên đây là hướng dẫn làm thủ tục cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT online, chúc bạn thực hiện thành công.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội không ghi mã bệnh có được cấp lại hay không?
Bài viết này chia sẻ các trường hợp được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội và các trường hợp được cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội. (1) Hình thức cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội thế nào? Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết về thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực Y tế của Bộ Y tế ban hành ngày 29/12/2017 có quy định về hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, tại Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 14 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định về hình thức cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau: 1/ Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: - Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển viện. - Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2/ Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: - Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Theo đó, người lao động sẽ được cấp Giấy ra viện nếu thuộc trường hợp 1 và Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội khi thuộc trường hợp 2 (2) Hướng dẫn cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội Căn cứ tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2022/TT-BYT có quy định về cách ghi trong Phụ lục 7 như sau: (i) Việc ghi ngày bắt đầu ghi từ ngày người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; (ii) Việc ghi ngày tại mục ngày, tháng, năm trên phần chữ ký của người hành nghề trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện như sau: - Ghi theo ngày, tháng người bệnh kết thúc khám bệnh, chữa bệnh; - Ngày cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát hành giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người lao động đề nghị thực hiện cấp lại theo quy định tại Thông tư này; (iii) Trường hợp cấp lại thì phải thể hiện nội dung từ “CẤP LẠI” trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/16/phu-luc-7-56-2017-tt-byt.doc (3) Cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội trong các trường hợp nào? Căn cứ vào điểm a,b khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các trường hợp sau sẽ được cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội: (i) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây: - Bị mất, bị hỏng; - Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền; - Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định; - Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. (ii) Bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Sau khi bổ sung, sửa đổi nội dung phải đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (dấu đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.” Như vậy, trường hợp giấy chứng nhận nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội không ghi mã bệnh thuộc về trường hợp sửa đổi, bổ sung; sẽ không cần phải làm thủ cấp lại. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc bổ sung thêm mã bệnh vào giấy chứng nhận nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Các trường hợp phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo Luật mới
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định các trường hợp phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước... (1) Các trường hợp phải cấp đổi thẻ căn cước Theo quy định tại Điều 24 Luật Căn cước, các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: - Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Căn cước (công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi). - Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh. - Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật. - Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước. - Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính. - Xác lập lại số định danh cá nhân. - Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. (2) Các trường hợp phải cấp lại thẻ căn cước - Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật Căn cước. - Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. (3) Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước Căn cứ tại Điều 25 Luật Căn cước quy định về trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: - Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ căn cước đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 của Luật Căn cước và cấp đổi thẻ căn cước thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Căn cước. - Trường hợp cấp đổi thẻ căn cước do xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính hoặc thay đổi, cải chính thông tin quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 của Luật Căn cước mà thông tin đó chưa được cập nhật, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người cần cấp thẻ căn cước phải xuất trình các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh những thông tin đã thay đổi để thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Cơ quan quản lý căn cước thu lại thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước đã sử dụng đối với các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước. - Việc cấp lại thẻ căn cước đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 của Luật Căn cước được thực hiện trực tuyến trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước. Cơ quan quản lý căn cước sử dụng thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt đã được thu nhận lần gần nhất và các thông tin hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để cấp lại thẻ căn cước. Xem chi tiết tại Luật Căn cước có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
Trình tự thủ tục và hồ sơ thực hiện cấp lại thẻ doanh nhân APEC
Thẻ đi lại doanh nhân APEC, gọi tắt là thẻ ABTC, là một loại thẻ do cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên APEC cấp cho doanh nhân của mình sau khi nhận được sự đồng ý cho phép nhập cảnh từ các nền kinh tế thành viên khác. Vậy trường hợp bị mất thẻ ABTC thì cần phải thực hiện cấp lại như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để xin cấp lại thẻ ABTC? Trình tự thực hiện cấp lại thẻ ABTC Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Nộp hồ sơ * Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp lại thẻ ABTC cho doanh nhân đang ở trong nước trực tiếp nộp hồ sơ tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an: + Số 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. + Số 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể cử người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả thay cho doanh nhân. * Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy hẹn trả kết quả hoặc hệ thống của Cổng dịch vụ công thông báo bằng tin nhắn (sms) hoặc thư điện tử (email) về việc tiếp nhận hồ sơ; thu lệ phí theo quy định. + Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo mẫu CV03 hoặc hệ thống của Cổng dịch vụ công thông báo bằng tin nhắn (sms) hoặc thư điện tử (email). * Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp lại thẻ ABTC cho doanh nhân có thể đăng ký nhận kết quả trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. * Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Bước 3: Nhận kết quả - Đối với thẻ ABTC cứng: cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp lại thẻ ABTC cứng cho doanh nhân trực tiếp nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính. - Đối với thẻ ABTC điện tử: doanh nhân nhận thông tin tài khoản đăng nhập thẻ ABTC điện tử trực tiếp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an. - Trường hợp không đồng ý cấp thẻ ABTC thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. + Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Thành phần hồ sơ cấp lại thẻ ABTC + 01 tờ khai đề nghị cấp thẻ ABTC (mẫu TK06) tải ban hành kèm theo Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức cán bộ của các ngành kinh tế, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hoạt động của doanh nghiệp. Tờ khai đề nghị cấp thẻ ABTC (mẫu TK06).pdf + 02 ảnh mới chụp, cỡ 3cm x 4cm, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính, phông nền màu trắng. + Đối với trường hợp doanh nhân bị mất thẻ ABTC cứng hoặc tài khoản đăng nhập thẻ ABTC điện tử thì doanh nghiệp phải nộp thêm đơn trình báo mất thẻ ABTC theo mẫu TK07 tải ban hành kèm theo Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ hoặc văn bản của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an về việc đã hủy giá trị sử dụng của thẻ ABTC báo mất theo mẫu CV04 tải ban hành kèm theo Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Đơn trình báo mất thẻ ABTC (mẫu TK07).pdf + Đối với trường hợp doanh nhân được cấp hộ chiếu mới thì doanh nghiệp phải nộp thêm bản sao có chứng thức hoặc bản sao điện tử có chứng thực hộ chiếu mới và thẻ ABTC cứng nếu có. Trường hợp bản sao không có chứng thức thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. + Đối với trường hợp doanh nhân đề nghị bổ sung nền kinh tế thành viên vào thẻ ABTC thì doanh nghiệp phải nộp thêm thẻ ABTC cứng nếu có. + Đối với trường hợp doanh nhân đề nghị cấp lại thẻ ABTC do thẻ ABTC cũ gần hết giá trị sử dụng thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải nộp thêm bản chính văn bản xác nhận doanh nhân vẫn giữ nguyên vị trí công tác so với lần cấp thẻ trước đó và thẻ ATBC cứng nếu có. + Đối với trường hợp thẻ ABTC cứng bị hư hỏng thì doanh nghiệp phải nộp thêm thẻ ABTC cũ bị hư hỏng. Nguồn: Cổng dịch vụ công Bộ công an
Cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an
Hiện nay số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng nhiều. Vậy, người nước ngoài nhập cảnh được miễn thị thực mà muốn cấp lại giấy miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam thì phải thực hiện như thế nào? Cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì và nộp cho cơ quan nào? Trình tự thực hiện cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an Bước1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Bước 2: Nộp hồ sơ vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần tại một trong hai trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an: + Số 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. + Số 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và gửi bổ sung hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích theo thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (nếu có). * Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cấp giấy hẹn trả kết quả cho người đề nghị cấp giấy miễn thị thực; yêu cầu nộp phí cho cán bộ thu phí, cán bộ thu phí thu tiền, giao biên lai thu tiền cho người đề nghị cấp giấy miễn thị thực hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để người đề nghị cấp giấy miễn thị thực thanh toán trực tuyến và nhận biên lai điện tử. + Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để người nộp hồ sơ hoàn chỉnh. + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ, trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. * Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, người đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực có thể đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính và phải trả phí dịch vụ chuyển phát. * Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Bước 3: Trả kết quả: + Người đến nhận kết quả trực tiếp nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh; khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả, giấy tờ tùy thân để kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính. + Trường hợp không đồng ý cấp lại giấy miễn thị thực thì trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. + Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Thành phần hồ sơ cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 01 Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực (Mẫu NA9). 10-Mẫu NA9.doc 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh để rời). Giấy miễn thị thực, nếu mất phải có đơn trình báo. Bản sao chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh nội dung cần điều chỉnh trong giấy miễn thị thực. Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải gửi qua dịch vụ bưu chính công ích về cơ quan tiếp nhận; thành phần hồ sơ khác phải được chứng thực điện tử theo quy định, trường hợp chưa được chứng thực điện tử thì gửi hồ sơ về cơ quan tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp giấy miễn thị thực: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy khai sinh, quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó; Người nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nguồn: Cổng dịch vụ công bộ công an