Bằng lái bị mất đã tích hợp trên VNeID thì có phải xin cấp lại không?
Trường hợp đã tích hợp bằng lái trên VNeID nhưng bị mất bản cứng thì có cần thực hiện thủ tục cấp lại bằng lái này không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Bằng lái bị mất đã tích hợp trên VNeID thì có phải xin cấp lại không? Căn cứ Khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có quy định như sau: “Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. hợp lệ là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp, có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe hoặc có thông tin giấy phép lái xe đã được xác thực trên VneID.” Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA có quy định việc kiểm tra thông tin của giấy tờ trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên VNeID, cơ sở dữ liệu có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó. Có thể thấy, khi bằng lái xe đã được tích hợp cập nhật trong VNeID thì việc kiểm tra bằng lái qua VNeID có giá trị tương đương giấy tờ trực tiếp. Theo đó, đối với trường hợp đã tích hợp bằng lái xe trên VNeID nhưng bị mất bản cứng còn thời hạn thì có thể xuất trình bằng lái được tích hợp trong thời gian này khi được yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Tuy nhiên, tại đây cũng cần phải lưu ý, người lái xe vẫn phải mang theo bằng lái xe bản cứng khi tham gia giao thông. Theo đó, tại đây cũng khuyến nghị công dân nên xin cấp lại bằng lái xe bản cứng để đảm bảo an toàn và thuận tiện trong trường hợp không có điện thoại hoặc VNeID không hoạt động. Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đề nghị cấp lại bằng lái xe bị mất 2024 Đồng thời, cũng cần lưu ý về thời hạn của bằng lái xe, ví dụ như bằng lái xe hạng B2 có thời hạn là 10 năm tính từ ngày cấp (Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT). Mà tại Khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định trường hợp bằng lái xe B2 hết hạn sử dụng từ 03 tháng cho đến dưới 01 năm thì cá nhân phải sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại bằng lái xe B2. Còn trường hợp hết hạn sử dụng trên 01 năm thì vừa phải sát hạch lý thuyết vừa phải thi thực hành để được cấp lại bằng lái xe B2. (2) Quy định về sát hạch lái xe từ 01/1/2025 Căn cứ Điều 61 Luật Trật tự an toàn giao thông 2024 (có hiệu lực từ 01/1/2025) quy định người đã hoàn thành chương trình đào tạo lái xe, có độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại Điều 59 Luật Trật tự an toàn giao thông 2024 được đăng ký để tham dự kỳ sát hạch lái xe. - Nội dung sát hạch lái xe phải phù hợp với hạng giấy phép lái xe và chương trình đào tạo lái xe. - Hoạt động sát hạch lái xe ô tô phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch. Các hoạt động sát hạch lái xe mô tô thực hiện tại các trung tâm sát hạch hoặc tại sân tập lái đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Hoạt động sát hạch lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Bên cạnh đó, tại Luật Trật tự an toàn giao thông 2024 cũng nêu rõ, trung tâm sát hạch là đơn vị cung cấp dịch vụ sát hạch lái xe. Theo đó, phải đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ. Đồng thời, còn phải sử dụng thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin và phải chia sẻ ngay kết quả và dữ liệu giám sát quá trình sát hạch đến cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, cơ quan quản lý về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để giám sát. Ngoài ra, việc sát hạch lái xe sẽ do sát hạch viên thực hiện. Sát hạch viên phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, được cấp thẻ sát hạch viên và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình. Theo đó, việc sát hạch lái xe từ 01/1/2025 phải tuân thủ theo quy định như đã nêu trên.
Đi xe máy dưới 50 cm3, xe máy điện dưới 4 kW phải có bằng lái xe
Đi xe máy dưới 50 cm3, xe máy điện dưới 4 kW phải có bằng lái xe Đây là nội dung tại Quyết định 2060/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 12/12/2020. Theo đó, để thực hiện giải pháp về người điều khiển phương tiện, Chính phủ thống nhất: - Điều chỉnh phân hạng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ cho phù hợp với Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ và đặc thù phương tiện tại Việt Nam; đào tạo, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cho người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh dưới 50 cm3 (xe máy dưới 50 cc - PV) hoặc xe máy điện có công suất động cơ dưới 4 kW; - Tiếp tục phát triển ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX; hài hòa hóa quy trình, phương pháp và nội dung đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ tương đương với các nước phát triển. Theo quy định hiện hành tại Luật giao thông đường bộ 2008 giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; - Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Căn cứ nội dung trên hiện hành không bắt buộc người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh Ngoài ra, Chiến lược còn đưa ra các giải pháp về phương tiện giao thông vận tải gồm: - Kiên quyết loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng; xe tự chế ba, bốn bánh không được tham gia giao thông. - Thực hiện kiểm soát phát thải khí xe mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông. - Tăng cường quản lý hoạt động đưa đón học sinh, công nhân bằng lái xe buýt, xe hợp đồng … Xem chi tiết nội dung tại file đính kèm:
Từ A đến Z các loại bằng lái xe ở Việt Nam năm 2020
Dưới đây sẽ liệt kê các loại bằng lái xe hay còn gọi là phân hạng giấy phép lái xe căn cứ tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: Hạng Cấp cho Hạng A1 Cấp cho: Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Hạng A2 Cấp cho: người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Hạng A3 Cấp cho: người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Hạng A4 Cấp cho: người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg Hạng B1 số tự động B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: - Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Ô tô dùng cho người khuyết tật. Hạng B1 Cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: - Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Hạng B2 Cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: - Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. Hạng C - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. Hạng D - Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C. Hạng E - Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. Lưu ý: - Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg. - Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau: + Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2; + Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2; + Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2; + Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD. - Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi. Để tra cứu bằng văn bản hoặc dựa trên gợi ý đã có sẵn để biết được mức xử phạt giao thông đồng thời còn tra cứu được ý nghĩa, hình ảnh biển báo giao thông, hãy: Tải iThong: - App Store đối với các thiết bị iOS TẠI ĐÂY; - Google Play đối với các thiết bị Android TẠI ĐÂY.
Đề xuất làm mất bằng lái xe thì phải thi lại, có khả quan!!
Ý kiến trên là đề xuất của Bộ trưởng Bộ GTVT để tránh các trường hợp báo mất bằng lái xe để xin thêm. Đây là các trường hợp tiêu cực nó làm thiếu đi tính minh bạch và công bằng , "mua bằng" tại các cơ sở sát hạch, cấp bằng lái xe và việc xử lý tài xế gây tai nạn giao thông cũng là do sự bất cẩn, kỹ năng lái xe không đủ để điều khiển. Một số vụ tai nạn giao thông cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Như việc sử dụng ma tuý là vi phạm pháp luật, những lái xe đã vi phạm pháp luật thì không đủ tư cách, đạo đức để được lao động như một công dân bình thường. Bằng chứng là các tài xế có vẻ như đang rất xem thường mạng sống của con người. Ngoài ra việc xử lý lái xe phải đi kèm với xử lý cái gốc là doanh nghiệp thuê lái xe. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm ký hợp đồng và giám sát. Khi để lái xe sử dụng ma tuý gây tai nạn nghiêm trọng thì phải truy cứu trách nhiệm của doanh nghiệp.. Như vậy. đối vơi những trường hợp mất thật thì cần phải trình bày đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ thủ tục để được cấp lại theo quy định. Cụ thể: Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đã cấp giấy phép lái xe), người lái xe xuất trình, bản chính các hồ sơ để đối chiếu. Các hồ sơ như sau: đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định; hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có); giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định; bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn. Trong hai tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý và có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, người nộp hồ sơ được cấp lại giấy phép lái xe. Vì thế, trước khi cấp lại giấy phép lái xe thì cơ quan cấp cần phải kiểm tra, khảo sát và giám sát chặt chẽ lại trước khi cấp. Tránh trường hợp cấp cho sai "đối tượng".
Bộ trưởng Giao thông đề nghị 'ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại'
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe (hiện hành) Sáng 6/3, Uỷ ban Tư pháp tổ chức phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt. Trình bày báo cáo nghiên cứu về tình hình trên, bà Nguyễn Thị Thủy - Thường trực Uỷ ban Tư pháp - cho hay trong công tác đào tạo, cấp giấy phép lái xe còn một bộ phận học viên có tâm lý "không muốn học bài bản nhưng muốn có giấy phép". Nắm bắt tâm lý này, nhiều cơ sở đào tạo cắt xén chương trình, số giờ học lý thuyết và thực hành; thay vì dạy bài bản thì dạy "mẹo" với mục tiêu thi đỗ chứ không phải để vận hành xe an toàn sau này; có hiện tượng "bao thi", "bao đỗ" tại một số cơ sở. Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể cho biết, cuối năm 2018, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 138 về trách nhiệm của các cơ sở đào tạo lái xe. Theo đó, nội dung giảng dạy phải thay đổi theo hướng tăng cường tình huống tập lái xe trong sa hình. "Tôi đang đề xuất với bài thi thực hành sa hình, trường hợp học viên phạm lỗi vượt đèn đỏ báo hiệu đường sắt hay phạm lỗi khi xe qua đường đèo thì giám khảo cho rớt ngay, vì những lỗi đó nếu trong thực tế có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng", ông Thể nói và cho hay, hiện 100 người thi chỉ xét 58% trúng tuyển, còn lại phải thi lần 2, lần 3. Theo ông, Bộ Giao thông sẽ phối hợp với Bộ Công an nhằm cung cấp thông tin những trường hợp bằng giả, vi phạm để phục vụ công tác xử lý của cơ quan chức năng. "Chúng tôi cũng đề xuất phương án, tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại để tránh tình trạng lợi dụng việc này xin thêm bằng thứ 2, thậm chí bằng thứ 3", ông Thể nói. "Thu bằng lái vĩnh viễn lái xe dùng ma tuý gây tai nạn" Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp đề nghị giải trình việc lâu nay dư luận phản ánh tình trạng lái xe đường dài sử dụng ma túy, song công tác tuần tra chưa tập trung, chỉ đến khi xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng ở Long An, Hải Dương do tài xế sử dụng ma túy, gây bức xúc dư luận thì việc kiểm tra mới được chú trọng. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng quy định hiện hành chưa đảm bảo sức răn đe, trong khi việc xử lý phải căn cứ vào khung hình phạt. Ví dụ, những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến tài xế sử dụng ma tuý, đây là vi phạm dẫn đến chết người, ngoài trách nhiệm hình sự thì mức phạt chỉ là tước giấy phép lái xe trong khoảng 2 năm và cho tiếp tục sử dụng sau đó. "Những tai nạn như thế chúng ta không mong muốn, nhưng mức xử lý phải nặng hơn vì sử dụng ma tuý đã là vi phạm pháp luật rồi. Tài xế vi phạm pháp luật thì không đủ tư cách, đạo đức để được lao động như một công dân bình thường", ông nêu quan điểm. Theo Bộ trưởng Giao thông, một số nước như Trung Quốc đã áp dụng tịch thu bằng lái vĩnh viễn những tài xế vi phạm nghiêm trọng. Với tình hình Việt Nam hiện nay, Bộ đang đề xuất nếu lái xe để xảy ra tai nạn nghiêm trọng thì cũng phải thu hồi vĩnh viễn bằng lái, hoặc tăng thời gian thu hồi trong vòng 15 năm để bảo đảm tính răn đe. "Giải pháp căn cơ là cần có hồ sơ cá nhân của các lái xe, những vi phạm đều phải được ghi vào hồ sơ của họ hoặc chủ doanh nghiệp để quản lý chặt chẽ", ông Thể nói và đề nghị bên cạnh xử lý tài xế, cũng phải xử lý cả doanh nghiệp thuê lái xe. Tăng cường cơ chế phạt nguội vi phạm giao thông Phiên giải trình của Ủy ban Tư pháp cũng tập trung vào tình trạng chậm ứng dụng công nghệ thông tin, chưa lắp đặt đồng bộ hệ thống camera giám sát trong công tác tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông. "Bên cạnh những đóng góp lớn, hi sinh vất vả của cảnh sát giao thông, một bộ phận tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ đã làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của lực lượng. Đề nghị Bộ Công an có giải pháp cụ thể để khắc phục triệt để vấn đề này", bà Thủy nhấn mạnh. Thứ trưởng Công an, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn cho rằng, lực lượng CSGT "rất muốn ngồi ở phòng có thể điều khiển giao thông chứ không phải ra đường nguy hiểm, bệnh tật". Tuy nhiên, hiện nay hạ tầng, trang thiết bị phục vụ chưa như mong muốn. Sở dĩ CSGT có mặt trên đường là do ý thức người tham gia giao thông còn nhiều vấn đề. "Có nước nào người dân dừng giữa đường cao tốc ăn uống, tỉ lệ người dùng rượu bia vi phạm giao thông nhiều như Việt Nam", ông nêu vấn đề. Thứ trưởng Sơn khẳng định Bộ Công an rất cầu thị với những góp ý, "chúng tôi chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong ngành nếu có, đồng thời lắng nghe ý kiến của các đại biểu Quốc hội và báo chí; trường hợp có thông tin liên quan đến vi phạm của cán bộ, chiến sĩ thì Bộ sẽ xem xét, xử lý nghiêm túc". Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giải trình thêm, việc ứng dụng công nghệ thông tin để phạt nguội là xu thế, nhưng để triển khai tốt hơn thì cần bổ sung quy định về phối hợp giữa ngành giao thông và công an. "Nếu có đầy đủ khung pháp lý để phối hợp, chúng tôi sẽ chuyển dữ liệu giám sát hành trình, giám sát quốc lộ, các khu vực trọng điểm để kết hợp với dữ liệu vi phạm ở ngã ba, ngã tư, đậu đỗ trái quy định, vượt đèn đỏ trong đô thị, qua đó chắc chắn sẽ giảm thiểu số người phóng nhanh vượt ẩu", ông Thể nói. Nguồn: Vnexpress
Bằng lái bị mất đã tích hợp trên VNeID thì có phải xin cấp lại không?
Trường hợp đã tích hợp bằng lái trên VNeID nhưng bị mất bản cứng thì có cần thực hiện thủ tục cấp lại bằng lái này không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Bằng lái bị mất đã tích hợp trên VNeID thì có phải xin cấp lại không? Căn cứ Khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có quy định như sau: “Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. hợp lệ là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp, có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe hoặc có thông tin giấy phép lái xe đã được xác thực trên VneID.” Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA có quy định việc kiểm tra thông tin của giấy tờ trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên VNeID, cơ sở dữ liệu có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó. Có thể thấy, khi bằng lái xe đã được tích hợp cập nhật trong VNeID thì việc kiểm tra bằng lái qua VNeID có giá trị tương đương giấy tờ trực tiếp. Theo đó, đối với trường hợp đã tích hợp bằng lái xe trên VNeID nhưng bị mất bản cứng còn thời hạn thì có thể xuất trình bằng lái được tích hợp trong thời gian này khi được yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Tuy nhiên, tại đây cũng cần phải lưu ý, người lái xe vẫn phải mang theo bằng lái xe bản cứng khi tham gia giao thông. Theo đó, tại đây cũng khuyến nghị công dân nên xin cấp lại bằng lái xe bản cứng để đảm bảo an toàn và thuận tiện trong trường hợp không có điện thoại hoặc VNeID không hoạt động. Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đề nghị cấp lại bằng lái xe bị mất 2024 Đồng thời, cũng cần lưu ý về thời hạn của bằng lái xe, ví dụ như bằng lái xe hạng B2 có thời hạn là 10 năm tính từ ngày cấp (Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT). Mà tại Khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định trường hợp bằng lái xe B2 hết hạn sử dụng từ 03 tháng cho đến dưới 01 năm thì cá nhân phải sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại bằng lái xe B2. Còn trường hợp hết hạn sử dụng trên 01 năm thì vừa phải sát hạch lý thuyết vừa phải thi thực hành để được cấp lại bằng lái xe B2. (2) Quy định về sát hạch lái xe từ 01/1/2025 Căn cứ Điều 61 Luật Trật tự an toàn giao thông 2024 (có hiệu lực từ 01/1/2025) quy định người đã hoàn thành chương trình đào tạo lái xe, có độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại Điều 59 Luật Trật tự an toàn giao thông 2024 được đăng ký để tham dự kỳ sát hạch lái xe. - Nội dung sát hạch lái xe phải phù hợp với hạng giấy phép lái xe và chương trình đào tạo lái xe. - Hoạt động sát hạch lái xe ô tô phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch. Các hoạt động sát hạch lái xe mô tô thực hiện tại các trung tâm sát hạch hoặc tại sân tập lái đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Hoạt động sát hạch lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Bên cạnh đó, tại Luật Trật tự an toàn giao thông 2024 cũng nêu rõ, trung tâm sát hạch là đơn vị cung cấp dịch vụ sát hạch lái xe. Theo đó, phải đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ. Đồng thời, còn phải sử dụng thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin và phải chia sẻ ngay kết quả và dữ liệu giám sát quá trình sát hạch đến cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, cơ quan quản lý về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để giám sát. Ngoài ra, việc sát hạch lái xe sẽ do sát hạch viên thực hiện. Sát hạch viên phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, được cấp thẻ sát hạch viên và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình. Theo đó, việc sát hạch lái xe từ 01/1/2025 phải tuân thủ theo quy định như đã nêu trên.
Đi xe máy dưới 50 cm3, xe máy điện dưới 4 kW phải có bằng lái xe
Đi xe máy dưới 50 cm3, xe máy điện dưới 4 kW phải có bằng lái xe Đây là nội dung tại Quyết định 2060/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 12/12/2020. Theo đó, để thực hiện giải pháp về người điều khiển phương tiện, Chính phủ thống nhất: - Điều chỉnh phân hạng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ cho phù hợp với Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ và đặc thù phương tiện tại Việt Nam; đào tạo, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cho người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh dưới 50 cm3 (xe máy dưới 50 cc - PV) hoặc xe máy điện có công suất động cơ dưới 4 kW; - Tiếp tục phát triển ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX; hài hòa hóa quy trình, phương pháp và nội dung đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ tương đương với các nước phát triển. Theo quy định hiện hành tại Luật giao thông đường bộ 2008 giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; - Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Căn cứ nội dung trên hiện hành không bắt buộc người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh Ngoài ra, Chiến lược còn đưa ra các giải pháp về phương tiện giao thông vận tải gồm: - Kiên quyết loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng; xe tự chế ba, bốn bánh không được tham gia giao thông. - Thực hiện kiểm soát phát thải khí xe mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông. - Tăng cường quản lý hoạt động đưa đón học sinh, công nhân bằng lái xe buýt, xe hợp đồng … Xem chi tiết nội dung tại file đính kèm:
Từ A đến Z các loại bằng lái xe ở Việt Nam năm 2020
Dưới đây sẽ liệt kê các loại bằng lái xe hay còn gọi là phân hạng giấy phép lái xe căn cứ tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: Hạng Cấp cho Hạng A1 Cấp cho: Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Hạng A2 Cấp cho: người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Hạng A3 Cấp cho: người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Hạng A4 Cấp cho: người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg Hạng B1 số tự động B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: - Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Ô tô dùng cho người khuyết tật. Hạng B1 Cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: - Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Hạng B2 Cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: - Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. Hạng C - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. Hạng D - Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C. Hạng E - Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. Lưu ý: - Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg. - Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau: + Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2; + Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2; + Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2; + Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD. - Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi. Để tra cứu bằng văn bản hoặc dựa trên gợi ý đã có sẵn để biết được mức xử phạt giao thông đồng thời còn tra cứu được ý nghĩa, hình ảnh biển báo giao thông, hãy: Tải iThong: - App Store đối với các thiết bị iOS TẠI ĐÂY; - Google Play đối với các thiết bị Android TẠI ĐÂY.
Đề xuất làm mất bằng lái xe thì phải thi lại, có khả quan!!
Ý kiến trên là đề xuất của Bộ trưởng Bộ GTVT để tránh các trường hợp báo mất bằng lái xe để xin thêm. Đây là các trường hợp tiêu cực nó làm thiếu đi tính minh bạch và công bằng , "mua bằng" tại các cơ sở sát hạch, cấp bằng lái xe và việc xử lý tài xế gây tai nạn giao thông cũng là do sự bất cẩn, kỹ năng lái xe không đủ để điều khiển. Một số vụ tai nạn giao thông cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Như việc sử dụng ma tuý là vi phạm pháp luật, những lái xe đã vi phạm pháp luật thì không đủ tư cách, đạo đức để được lao động như một công dân bình thường. Bằng chứng là các tài xế có vẻ như đang rất xem thường mạng sống của con người. Ngoài ra việc xử lý lái xe phải đi kèm với xử lý cái gốc là doanh nghiệp thuê lái xe. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm ký hợp đồng và giám sát. Khi để lái xe sử dụng ma tuý gây tai nạn nghiêm trọng thì phải truy cứu trách nhiệm của doanh nghiệp.. Như vậy. đối vơi những trường hợp mất thật thì cần phải trình bày đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ thủ tục để được cấp lại theo quy định. Cụ thể: Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đã cấp giấy phép lái xe), người lái xe xuất trình, bản chính các hồ sơ để đối chiếu. Các hồ sơ như sau: đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định; hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có); giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định; bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn. Trong hai tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý và có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, người nộp hồ sơ được cấp lại giấy phép lái xe. Vì thế, trước khi cấp lại giấy phép lái xe thì cơ quan cấp cần phải kiểm tra, khảo sát và giám sát chặt chẽ lại trước khi cấp. Tránh trường hợp cấp cho sai "đối tượng".
Bộ trưởng Giao thông đề nghị 'ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại'
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe (hiện hành) Sáng 6/3, Uỷ ban Tư pháp tổ chức phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt. Trình bày báo cáo nghiên cứu về tình hình trên, bà Nguyễn Thị Thủy - Thường trực Uỷ ban Tư pháp - cho hay trong công tác đào tạo, cấp giấy phép lái xe còn một bộ phận học viên có tâm lý "không muốn học bài bản nhưng muốn có giấy phép". Nắm bắt tâm lý này, nhiều cơ sở đào tạo cắt xén chương trình, số giờ học lý thuyết và thực hành; thay vì dạy bài bản thì dạy "mẹo" với mục tiêu thi đỗ chứ không phải để vận hành xe an toàn sau này; có hiện tượng "bao thi", "bao đỗ" tại một số cơ sở. Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể cho biết, cuối năm 2018, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 138 về trách nhiệm của các cơ sở đào tạo lái xe. Theo đó, nội dung giảng dạy phải thay đổi theo hướng tăng cường tình huống tập lái xe trong sa hình. "Tôi đang đề xuất với bài thi thực hành sa hình, trường hợp học viên phạm lỗi vượt đèn đỏ báo hiệu đường sắt hay phạm lỗi khi xe qua đường đèo thì giám khảo cho rớt ngay, vì những lỗi đó nếu trong thực tế có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng", ông Thể nói và cho hay, hiện 100 người thi chỉ xét 58% trúng tuyển, còn lại phải thi lần 2, lần 3. Theo ông, Bộ Giao thông sẽ phối hợp với Bộ Công an nhằm cung cấp thông tin những trường hợp bằng giả, vi phạm để phục vụ công tác xử lý của cơ quan chức năng. "Chúng tôi cũng đề xuất phương án, tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại để tránh tình trạng lợi dụng việc này xin thêm bằng thứ 2, thậm chí bằng thứ 3", ông Thể nói. "Thu bằng lái vĩnh viễn lái xe dùng ma tuý gây tai nạn" Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp đề nghị giải trình việc lâu nay dư luận phản ánh tình trạng lái xe đường dài sử dụng ma túy, song công tác tuần tra chưa tập trung, chỉ đến khi xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng ở Long An, Hải Dương do tài xế sử dụng ma túy, gây bức xúc dư luận thì việc kiểm tra mới được chú trọng. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng quy định hiện hành chưa đảm bảo sức răn đe, trong khi việc xử lý phải căn cứ vào khung hình phạt. Ví dụ, những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến tài xế sử dụng ma tuý, đây là vi phạm dẫn đến chết người, ngoài trách nhiệm hình sự thì mức phạt chỉ là tước giấy phép lái xe trong khoảng 2 năm và cho tiếp tục sử dụng sau đó. "Những tai nạn như thế chúng ta không mong muốn, nhưng mức xử lý phải nặng hơn vì sử dụng ma tuý đã là vi phạm pháp luật rồi. Tài xế vi phạm pháp luật thì không đủ tư cách, đạo đức để được lao động như một công dân bình thường", ông nêu quan điểm. Theo Bộ trưởng Giao thông, một số nước như Trung Quốc đã áp dụng tịch thu bằng lái vĩnh viễn những tài xế vi phạm nghiêm trọng. Với tình hình Việt Nam hiện nay, Bộ đang đề xuất nếu lái xe để xảy ra tai nạn nghiêm trọng thì cũng phải thu hồi vĩnh viễn bằng lái, hoặc tăng thời gian thu hồi trong vòng 15 năm để bảo đảm tính răn đe. "Giải pháp căn cơ là cần có hồ sơ cá nhân của các lái xe, những vi phạm đều phải được ghi vào hồ sơ của họ hoặc chủ doanh nghiệp để quản lý chặt chẽ", ông Thể nói và đề nghị bên cạnh xử lý tài xế, cũng phải xử lý cả doanh nghiệp thuê lái xe. Tăng cường cơ chế phạt nguội vi phạm giao thông Phiên giải trình của Ủy ban Tư pháp cũng tập trung vào tình trạng chậm ứng dụng công nghệ thông tin, chưa lắp đặt đồng bộ hệ thống camera giám sát trong công tác tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông. "Bên cạnh những đóng góp lớn, hi sinh vất vả của cảnh sát giao thông, một bộ phận tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ đã làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của lực lượng. Đề nghị Bộ Công an có giải pháp cụ thể để khắc phục triệt để vấn đề này", bà Thủy nhấn mạnh. Thứ trưởng Công an, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn cho rằng, lực lượng CSGT "rất muốn ngồi ở phòng có thể điều khiển giao thông chứ không phải ra đường nguy hiểm, bệnh tật". Tuy nhiên, hiện nay hạ tầng, trang thiết bị phục vụ chưa như mong muốn. Sở dĩ CSGT có mặt trên đường là do ý thức người tham gia giao thông còn nhiều vấn đề. "Có nước nào người dân dừng giữa đường cao tốc ăn uống, tỉ lệ người dùng rượu bia vi phạm giao thông nhiều như Việt Nam", ông nêu vấn đề. Thứ trưởng Sơn khẳng định Bộ Công an rất cầu thị với những góp ý, "chúng tôi chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong ngành nếu có, đồng thời lắng nghe ý kiến của các đại biểu Quốc hội và báo chí; trường hợp có thông tin liên quan đến vi phạm của cán bộ, chiến sĩ thì Bộ sẽ xem xét, xử lý nghiêm túc". Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giải trình thêm, việc ứng dụng công nghệ thông tin để phạt nguội là xu thế, nhưng để triển khai tốt hơn thì cần bổ sung quy định về phối hợp giữa ngành giao thông và công an. "Nếu có đầy đủ khung pháp lý để phối hợp, chúng tôi sẽ chuyển dữ liệu giám sát hành trình, giám sát quốc lộ, các khu vực trọng điểm để kết hợp với dữ liệu vi phạm ở ngã ba, ngã tư, đậu đỗ trái quy định, vượt đèn đỏ trong đô thị, qua đó chắc chắn sẽ giảm thiểu số người phóng nhanh vượt ẩu", ông Thể nói. Nguồn: Vnexpress