Bất công đối với CSGT “soi” ví người vi phạm?
Báo đài cứ làm quá cả lên, chứ việc Cảnh sát Giao thông “soi” ví người vi phạm giao thông cũng là chuyện thường tình, chẳng qua giờ này cháy nhà mới lòi ra mặt chuột. Giữa năm 2013, Tổ chức minh bạch thế giới khảo sát từ 1.000 người ngẫu nhiên trên 15 tỉnh thành cả nước thì Cảnh sát tham nhũng đứng đầu trong các lĩnh vực (Xem thêm: tại đây). Giờ thì chắc ai cũng tin rồi đó! Mà Cảnh sát Giao thông làm thế cũng thường thôi, có vị lãnh đạo ngành từng bảo tiền trực mỗi ca đêm không đủ mua nước uống, ổ bánh mỳ ăn. Có lẽ “bần cùng sinh đạo tặc” đấy các bác à! Ôi đời! Cuộc sống thật bất công, sao bao nhiêu người cũng thế mà chỉ mấy anh CSGT này mới bị đưa ra ánh sáng, phải chăng số đen nên chịu tội. Cầu mong các cấp chính quyền truy những tên còn lại để đảm bảo công bằng cho các đồng chí này.
Nên bỏ án treo đối với tội phạm tham nhũng hay không?
Theo quy định của pháp luật hình sự, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau: - Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì. - Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng. - Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên. - Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Với quy định trên nhằm hạn chế việc áp dụng án treo một cách tùy tiện, mà chỉ được áp dụng với tội phạm ít nghiêm trọng. Đây được xem là chính sách “ưu đãi đặc biệt” của Nhà nước đối với người phạm tôi. Tuy nhiên, Theo báo cáo của TANDTC, tỷ lệ án treo đối với án liên quan đến tham nhũng là 36,5% (năm 2010), 37,1% (năm 2011), 30,2% (năm 2012). Việc tỷ lệ các bị cáo phạm tội liên quan đến tham nhũng được hưởng án treo nhiều hơn các loại tội phạm khác đã gây dư luận bức xúc (Pháp luật VN). Có ý kiến đề xuất bỏ án treo đối với án liên quan đến tham nhũng nhằm phòng chống tham nhũng một cách hiệu quả và thiết lập công bằng. Vậy có nên bỏ án treo đối với tội phạm tham nhũng hay không? P/s: Theo ý kiến cá nhân của mình thì không nên bỏ án treo đối với tội phạm tham nhũng vì luật định đã khá chặt chẽ, chỉ có tội phạm ít nghiêm trọng mới được xem xét để áp dụng án treo. Vấn đề đáng bàn ở đây là “hệ thống tư pháp” có áp dụng đúng luật hay vì lý do gì đó “mánh khóe” luật để áp dụng án treo tùy tiện.
Tổ chức minh bạch thế giới công bố sai kết quả tham nhũng ở Việt Nam?
Hôm trước, Tổ chức chức minh bạch thế giới công bố về mức độ tham nhũng lòng tôi thấy nao nao, pha cùng những nỗi buồn. Không phải vì đất nước mình nhiều người tham nhũng mà vì thông tin của Tổ chức minh bạch thế giới không được khách quan, dễ dẫn đến người dân hiểu sai lệch về vấn nạn tham nhũng hiện nay. Tôi chỉ là một kẻ thường dân, không đam mê phú quý giàu sang mà chỉ mong biết và hiểu hết lòng người. Đối với tôi ai cũng coi là bạn, không hề phân biệt giàu–nghèo, quan–dân, lớn–bé, tốt–xấu, … nên được mọi người gần gủi, quý mến. Khi gặp tôi là tất cả đều buôn chuyện, thậm chí chuyện mật cũng nói hết luôn. Vậy nên tôi hiểu lòng người lắm, đất nước ta còn có nhiều người không nhận tiền hối lộ, mọi người hãy tin tôi. Sau đây tôi kể cho bà con nghe, là bà con thấy tôi nói đúng à! - Hôm trước, cậu Không bảo với tôi: Đất nước mình nhiều người tham nhũng lắm, nhưng con nhất định không nhận hối lộ vì con phải hoàn thành tốt nhiệm vụ để còn thăng chức. - Hôm nọ, thằng Tham nói: Ai cũng nhận hối lộ riêng Tham đây thì không, vì cái chỗ đó camera chiếu thẳng vào người Tham, nếu Tham mà tham là chết liền. - Hôm bữa, anh Nhũng bảo: Nhũng tôi cũng từ chối nhận hối lộ, đưa gì có 5 chục, 1 trăm, ngu gì ăn mà mang tiếng. - Đầu tháng có gặp bác Đại, bác bảo: Nhận hối lộ để làm gì nữa chú! Nhà thì mấy căn, đất vài lô, con cái chỉnh chu, lo mà giữ chức chứ! Hồi kia nhận nhiều rồi nên giờ phải tích đức chú à! - Giữa tuần có gặp chú Tiến, chú bảo: Nói chung là em cũng không dám nhận hối lộ đâu, đợt này Chính phủ chống tham nhũng kinh quá, đợi mọi việc lặng xuống em mới dám anh ơi! -Hồi sáng, thằng Hồng qua chơi, nó bảo: Con nhận hối lộ để làm gì hả bác, Bố con tham nhũng dư tiền để con dùng cả đời rồi, nên con giữ chức giữ mạng để mà xài. - Thằng Hưng cũng chơi ở đây mới về, nó bảo: Con ngu gì nhận hối lộ hả bác, những người vi phạm toàn là người quen trong huyện mình, nhận một cái là họ về họ rao lên cả huyện cho mà coi, thôi thì con “năn nỉ” họ để con thực thi đúng nhiệm vụ nhà nước giao phó, vậy là con nhanh thăng chức hơn. - Hôm bữa, nhậu với cậu bạn thời cấp ba, cậu ấy bảo: Tui phấn đấu cả đời để được làm cán bộ cho nó oai với thiên hạ, chứ tiền thì có thiếu gì đâu. Nên nhất quyết không ăn hối lộ. - Thằng Đáy trước kia nhà nó nghèo “không có mồng tơi để rách”, vậy mà từ ngày nó được làm ở chỗ đó thì nhà nó chẳng thiếu thứ gì. Tôi hỏi nó tại sao giỏi vậy? Nó bảo: trước kia nhận hối lộ liều, nhưng giờ thì không có tham nhũng nữa. Bởi hôm trước Trung Quốc tử hình Bộ trưởng đường sắt nên tao nổi cả da gà. Thề với trời con xin hứa không tham nhũng nữa. - Hôm trước bác Lành trưởng khu phố nơi tôi ở bảo: Các đồng chí cán bộ cần làm việc một cách nghiêm túc, vì dân vì nước, tuân thủ pháp luật, không được nhận hối lộ. Phải lấy Lành tôi làm gương, cả đời Lành không bao giờ nhận hối lộ. Vì có ai đưa đâu mà nhận. - Nói đến đây mới nhớ. Hôm qua, đi họp lớp thời cấp hai, có gặp thằng Khùng (vì hồi kia đi học nó bị bạn bè chửi Khùng, cả lớp coi tài liệu mà nó không coi, và nhiều lúc nó nói chuyện rất khùng nên ai cũng gọi nó là đồ khùng) giờ làm sếp lớn. Tôi mới hỏi: nghe đồn làm lớn sẽ nhận hối lộ, mà sao nhà mày vẫn nghèo như hồi nào vậy Khùng. Nó bảo: tao có nhận hối lộ hồi nào đâu. Thì tôi liền hỏi: sao vậy? Nó đáp lại: Vì tao Khùng mà. Từ những câu chuyện trên, mong người dân hiểu rằng: Không phải ai cũng tham nhũng, nhận hối lộ đâu. Có lẽ Tổ chức chức minh bạch thế giới công bố kết quả khảo sát không khách quan và thiếu khoa học thôi.
Bất công đối với CSGT “soi” ví người vi phạm?
Báo đài cứ làm quá cả lên, chứ việc Cảnh sát Giao thông “soi” ví người vi phạm giao thông cũng là chuyện thường tình, chẳng qua giờ này cháy nhà mới lòi ra mặt chuột. Giữa năm 2013, Tổ chức minh bạch thế giới khảo sát từ 1.000 người ngẫu nhiên trên 15 tỉnh thành cả nước thì Cảnh sát tham nhũng đứng đầu trong các lĩnh vực (Xem thêm: tại đây). Giờ thì chắc ai cũng tin rồi đó! Mà Cảnh sát Giao thông làm thế cũng thường thôi, có vị lãnh đạo ngành từng bảo tiền trực mỗi ca đêm không đủ mua nước uống, ổ bánh mỳ ăn. Có lẽ “bần cùng sinh đạo tặc” đấy các bác à! Ôi đời! Cuộc sống thật bất công, sao bao nhiêu người cũng thế mà chỉ mấy anh CSGT này mới bị đưa ra ánh sáng, phải chăng số đen nên chịu tội. Cầu mong các cấp chính quyền truy những tên còn lại để đảm bảo công bằng cho các đồng chí này.
Nên bỏ án treo đối với tội phạm tham nhũng hay không?
Theo quy định của pháp luật hình sự, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau: - Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì. - Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng. - Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên. - Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Với quy định trên nhằm hạn chế việc áp dụng án treo một cách tùy tiện, mà chỉ được áp dụng với tội phạm ít nghiêm trọng. Đây được xem là chính sách “ưu đãi đặc biệt” của Nhà nước đối với người phạm tôi. Tuy nhiên, Theo báo cáo của TANDTC, tỷ lệ án treo đối với án liên quan đến tham nhũng là 36,5% (năm 2010), 37,1% (năm 2011), 30,2% (năm 2012). Việc tỷ lệ các bị cáo phạm tội liên quan đến tham nhũng được hưởng án treo nhiều hơn các loại tội phạm khác đã gây dư luận bức xúc (Pháp luật VN). Có ý kiến đề xuất bỏ án treo đối với án liên quan đến tham nhũng nhằm phòng chống tham nhũng một cách hiệu quả và thiết lập công bằng. Vậy có nên bỏ án treo đối với tội phạm tham nhũng hay không? P/s: Theo ý kiến cá nhân của mình thì không nên bỏ án treo đối với tội phạm tham nhũng vì luật định đã khá chặt chẽ, chỉ có tội phạm ít nghiêm trọng mới được xem xét để áp dụng án treo. Vấn đề đáng bàn ở đây là “hệ thống tư pháp” có áp dụng đúng luật hay vì lý do gì đó “mánh khóe” luật để áp dụng án treo tùy tiện.
Tổ chức minh bạch thế giới công bố sai kết quả tham nhũng ở Việt Nam?
Hôm trước, Tổ chức chức minh bạch thế giới công bố về mức độ tham nhũng lòng tôi thấy nao nao, pha cùng những nỗi buồn. Không phải vì đất nước mình nhiều người tham nhũng mà vì thông tin của Tổ chức minh bạch thế giới không được khách quan, dễ dẫn đến người dân hiểu sai lệch về vấn nạn tham nhũng hiện nay. Tôi chỉ là một kẻ thường dân, không đam mê phú quý giàu sang mà chỉ mong biết và hiểu hết lòng người. Đối với tôi ai cũng coi là bạn, không hề phân biệt giàu–nghèo, quan–dân, lớn–bé, tốt–xấu, … nên được mọi người gần gủi, quý mến. Khi gặp tôi là tất cả đều buôn chuyện, thậm chí chuyện mật cũng nói hết luôn. Vậy nên tôi hiểu lòng người lắm, đất nước ta còn có nhiều người không nhận tiền hối lộ, mọi người hãy tin tôi. Sau đây tôi kể cho bà con nghe, là bà con thấy tôi nói đúng à! - Hôm trước, cậu Không bảo với tôi: Đất nước mình nhiều người tham nhũng lắm, nhưng con nhất định không nhận hối lộ vì con phải hoàn thành tốt nhiệm vụ để còn thăng chức. - Hôm nọ, thằng Tham nói: Ai cũng nhận hối lộ riêng Tham đây thì không, vì cái chỗ đó camera chiếu thẳng vào người Tham, nếu Tham mà tham là chết liền. - Hôm bữa, anh Nhũng bảo: Nhũng tôi cũng từ chối nhận hối lộ, đưa gì có 5 chục, 1 trăm, ngu gì ăn mà mang tiếng. - Đầu tháng có gặp bác Đại, bác bảo: Nhận hối lộ để làm gì nữa chú! Nhà thì mấy căn, đất vài lô, con cái chỉnh chu, lo mà giữ chức chứ! Hồi kia nhận nhiều rồi nên giờ phải tích đức chú à! - Giữa tuần có gặp chú Tiến, chú bảo: Nói chung là em cũng không dám nhận hối lộ đâu, đợt này Chính phủ chống tham nhũng kinh quá, đợi mọi việc lặng xuống em mới dám anh ơi! -Hồi sáng, thằng Hồng qua chơi, nó bảo: Con nhận hối lộ để làm gì hả bác, Bố con tham nhũng dư tiền để con dùng cả đời rồi, nên con giữ chức giữ mạng để mà xài. - Thằng Hưng cũng chơi ở đây mới về, nó bảo: Con ngu gì nhận hối lộ hả bác, những người vi phạm toàn là người quen trong huyện mình, nhận một cái là họ về họ rao lên cả huyện cho mà coi, thôi thì con “năn nỉ” họ để con thực thi đúng nhiệm vụ nhà nước giao phó, vậy là con nhanh thăng chức hơn. - Hôm bữa, nhậu với cậu bạn thời cấp ba, cậu ấy bảo: Tui phấn đấu cả đời để được làm cán bộ cho nó oai với thiên hạ, chứ tiền thì có thiếu gì đâu. Nên nhất quyết không ăn hối lộ. - Thằng Đáy trước kia nhà nó nghèo “không có mồng tơi để rách”, vậy mà từ ngày nó được làm ở chỗ đó thì nhà nó chẳng thiếu thứ gì. Tôi hỏi nó tại sao giỏi vậy? Nó bảo: trước kia nhận hối lộ liều, nhưng giờ thì không có tham nhũng nữa. Bởi hôm trước Trung Quốc tử hình Bộ trưởng đường sắt nên tao nổi cả da gà. Thề với trời con xin hứa không tham nhũng nữa. - Hôm trước bác Lành trưởng khu phố nơi tôi ở bảo: Các đồng chí cán bộ cần làm việc một cách nghiêm túc, vì dân vì nước, tuân thủ pháp luật, không được nhận hối lộ. Phải lấy Lành tôi làm gương, cả đời Lành không bao giờ nhận hối lộ. Vì có ai đưa đâu mà nhận. - Nói đến đây mới nhớ. Hôm qua, đi họp lớp thời cấp hai, có gặp thằng Khùng (vì hồi kia đi học nó bị bạn bè chửi Khùng, cả lớp coi tài liệu mà nó không coi, và nhiều lúc nó nói chuyện rất khùng nên ai cũng gọi nó là đồ khùng) giờ làm sếp lớn. Tôi mới hỏi: nghe đồn làm lớn sẽ nhận hối lộ, mà sao nhà mày vẫn nghèo như hồi nào vậy Khùng. Nó bảo: tao có nhận hối lộ hồi nào đâu. Thì tôi liền hỏi: sao vậy? Nó đáp lại: Vì tao Khùng mà. Từ những câu chuyện trên, mong người dân hiểu rằng: Không phải ai cũng tham nhũng, nhận hối lộ đâu. Có lẽ Tổ chức chức minh bạch thế giới công bố kết quả khảo sát không khách quan và thiếu khoa học thôi.