Vi phạm sở hữu trí tuệ - Phạt hình sự, hành chính nặng hơn
Trong các thoả thuận TPP, một vấn đề được coi là “gay cấn” nhất là sở hữu trí tuệ. Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập cho biết, trong TPP có những nước xuất khẩu sở hữu trí tuệ là chủ yếu, nên họ muốn nâng cao bảo vệ quyền lợi của các nước sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, là một nước chủ yếu nhập khẩu sở hữu trí tuệ, DN Việt Nam phải hết sức lưu ý các quy định mới về sở hữu trí tuệ. Theo đó, số hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính vàhình sự nhiều hơn hẳn, với các chi tiết tăng nặng hơn. Dù chỉ là hành vi vi phạm mang tính cá nhân, không nhằm mục đích thương mại, nhưng nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu sẽ vẫn bị xử lý hình sự. Hay quy định mới đối với các Pháp nhân thương mại cũng phải chịu trách nhiệm. Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định như: 1. Chia nhỏ các mức “thu lợi bất chính” để áp dụng chế tài phạt tiền, giảm mức phạt tiền xuống tối đa từ 500 triệu xuống còn 300 triệu nhưng lại tăng mức phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm lên thành 03 năm đối với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; quy định mức phạt đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và tăng mức phạt cải tạo không giam giữ tương tự như Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. 2. Bổ sung chế tài phạt tiền bên cạnh chế tại phạt từ 300 triệu lên đến 1 tỷ đồng đối với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và sửa đổi, bổ sung thêm các yếu tố: phạm tội 02 lần trở lên; thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500 triệu đồng trở lên; hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên thay vì quy định chung chung như Phạm tội nhiều lần, gây hậu quả ngiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; gần tương tự như đối với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã tăng mức độ phạt hành chình từ 100 triệu lên 200 triệu bên cạnh hình phạt tù. 3. Pháp nhân thương mại vi phạm quy định cũng sẽ không tránh khỏi trách nhiệm nếu vi phạm. Theo Điều 225 và Điều 226, Bộ luật Hình sự 2015. Nguồn:Dân Luật và trungtamwto.com
Mấy bạn nữ đi học, đi chơi, đi làm ban ngày hay ban tối đều cần phải cẩn trọng khi đến những nơi sau, vì khả năng bị sàm sỡ là rất cao. Các bạn lưu ý nhé! 1. Biển, hồ bơi Vừa qua, câu chuyện các thiếu nữ Việt bị đám đông thanh niên sàm sỡ, quấy rối tình dục tại công viên nước Hồ Tây khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Nhiều người lên tiếng phê phán thanh niên ý thức kém, vô đạo đức, nhưng cũng không ít người chỉ trích các cô gái ham miễn phí, ăn mặc hở hang, không biết tự bảo vệ mình trước chỗ đông người. Nhưng xét đến cùng nạn nhân vẫn là các bạn gái. Bất ngờ bị sàm sỡ tập thể ở công viên nước, các cô gái hoảng sợ la hét thậm chí ngất lịm đi. Không riêng công viên nước Hồ Tây, tại những hồ bơi hay bãi biển đông đúc, tình trạng quấy rối tình dục cũng diễn ra khá nhiều. Các cô gái đi biển thường mặc bikini hoặc mặc trang phục “mát mẻ” nên dễ trở thành tâm điểm chú ý của những “yêu râu xanh”. Lợi dụng sự đông đúc, kẻ xấu có hành vi sàm sỡ, quấy rối phụ nữ. 2. Xe buýt Theo kết quả khảo sát của tổ chức Plan Quốc tế Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Giới – Gia đình và Môi trường, có tới 31% nữ sinh từng bị quấy rối tình dục trên xe buýt. Quấy rối tình dục trên xe buýt đã và đang là vấn nạn nghiêm trọng đến mức loại phương tiện công cộng này đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều nữ sinh. Lợi dụng sự đông đúc, chen lấn trên xe buýt (đặc biệt là trong giờ cao điểm), nhiều kẻ biến thái đã có những hành động sàm sỡ phụ nữ, các em gái. Chúng quấy rối bằng nhiều chiêu thức khác nhau như để lộ bộ phận sinh dục, động chạm, sờ soạng vào bộ phận nhạy cảm của nữ giới. Vấn nạn này đã biến xe buýt, một loại phương tiện công cộng tiện lợi, hữu ích thành “điểm đen” đáng sợ với nhiều nữ sinh. 3. Ga tàu, bến xe Cùng với xe buýt, ga tàu, bến xe cũng là những địa điểm công cộng mà ở đó phụ nữ có nguy cơ bị quấy rối tình dục cao. Ga tàu, bến xe thường là những nơi tập trung đông người. Đặc biệt vào dịp lễ, Tết, người dân thường chen chúc nhau xếp hàng mua vé, bắt xe. Lợi dụng tình hình đó, kẻ xấu sẽ có những hành động như: giả vờ chen lấn để động chạm, sờ soạng người bên cạnh. Xếp hàng mua vé về quê dịp lễ, Tết trở thành nỗi khiếp sợ của nhiều cô gái không chỉ vì phải chờ đợi mòn mỏi mà còn vì sự “hiện diện” của những “yêu râu xanh”. 4. Thang máy Thang máy tưởng chừng là nơi an toàn vì thường xuyên hoạt động nhưng thực chất đó lại là nơi "công cộng" mà phụ nữ thường lo sợ bị sàm sỡ mỗi khi bước vào. Không chỉ lợi dụng những lúc thang máy đông đúc, chen lấn, kẻ xấu ra tay sàm sỡ mà ngay cả khi thang máy vắng vẻ, kẻ xấu cũng có cơ hội "hành động". Vì thang máy là một không gian khép kín nên khi chỉ có hai người, họ sẽ sẽ nhân cơ hội đó để "dở trò". Trước đó, vào tháng 1/2015, cộng đồng mạng từng rất phẫn nộ khi xem video một cô gái bị sàm sỡ hai lần trong thang máy. Lần đầu tiên chỉ là sự động chạm thoáng qua vòng 1. Lần thứ hai quay trở lại, hắn có hành vi bạo lực hơn. Sau khi clip được đăng tải, rất nhiều cô gái đã mạnh dạn bày tỏ rằng mình từng là nạn nhân của việc quấy rối tình dục trong thang máy và lên tiếng kêu gọi mọi người kiên quyết chống lại những hành vi xấu xa này. 5. Rạp chiếu phim Do đặc thù của rạp chiếu phim là tĩnh lặng và tối tăm nên kẻ xấu có nhiều cơ hội sàm sỡ, quấy rối tình dục những người phụ nữ bên cạnh. Rất nhiều cô gái chia sẻ rằng, không dám đến rạp chiếu phim một mình vì sợ mình trở thành “con mồi” của những tên “yêu râu xanh”. Phần lớn các nạn nhân khi bị quấy rối tình dục đều im lặng, tự xoay sở tìm cách thoát thân chứ không la hét hay mạnh dạn tố cáo. Và thật kỳ lạ khi chính nạn nhân lại người cảm thấy lo sợ, xấu hổ khi bị sàm sỡ ở nơi công cộng chứ không phải là những tên "yêu râu xanh" đang có những hành vi quấy rối tình dục. “Im lặng là vàng” nhưng đôi khi im lặng lại là sự tiếp tay cho kẻ xấu làm càn. Bởi vậy, nếu không may trở thành nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục, các bạn gái nên mạnh dạn tố cáo để kẻ xấu bị trừng trị đích đáng. Đồng thời, pháp luật cũng quy định về việc xử phạt hành chính đối với những hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục này. Đó là theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng đối với hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Ngoài ra, nếu ở mức độ nghiêm trọng còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 121 Bộ luật hình sự 1999. Điều 121. Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Vi phạm sở hữu trí tuệ - Phạt hình sự, hành chính nặng hơn
Trong các thoả thuận TPP, một vấn đề được coi là “gay cấn” nhất là sở hữu trí tuệ. Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập cho biết, trong TPP có những nước xuất khẩu sở hữu trí tuệ là chủ yếu, nên họ muốn nâng cao bảo vệ quyền lợi của các nước sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, là một nước chủ yếu nhập khẩu sở hữu trí tuệ, DN Việt Nam phải hết sức lưu ý các quy định mới về sở hữu trí tuệ. Theo đó, số hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính vàhình sự nhiều hơn hẳn, với các chi tiết tăng nặng hơn. Dù chỉ là hành vi vi phạm mang tính cá nhân, không nhằm mục đích thương mại, nhưng nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu sẽ vẫn bị xử lý hình sự. Hay quy định mới đối với các Pháp nhân thương mại cũng phải chịu trách nhiệm. Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định như: 1. Chia nhỏ các mức “thu lợi bất chính” để áp dụng chế tài phạt tiền, giảm mức phạt tiền xuống tối đa từ 500 triệu xuống còn 300 triệu nhưng lại tăng mức phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm lên thành 03 năm đối với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; quy định mức phạt đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và tăng mức phạt cải tạo không giam giữ tương tự như Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. 2. Bổ sung chế tài phạt tiền bên cạnh chế tại phạt từ 300 triệu lên đến 1 tỷ đồng đối với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và sửa đổi, bổ sung thêm các yếu tố: phạm tội 02 lần trở lên; thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500 triệu đồng trở lên; hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên thay vì quy định chung chung như Phạm tội nhiều lần, gây hậu quả ngiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; gần tương tự như đối với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã tăng mức độ phạt hành chình từ 100 triệu lên 200 triệu bên cạnh hình phạt tù. 3. Pháp nhân thương mại vi phạm quy định cũng sẽ không tránh khỏi trách nhiệm nếu vi phạm. Theo Điều 225 và Điều 226, Bộ luật Hình sự 2015. Nguồn:Dân Luật và trungtamwto.com
Mấy bạn nữ đi học, đi chơi, đi làm ban ngày hay ban tối đều cần phải cẩn trọng khi đến những nơi sau, vì khả năng bị sàm sỡ là rất cao. Các bạn lưu ý nhé! 1. Biển, hồ bơi Vừa qua, câu chuyện các thiếu nữ Việt bị đám đông thanh niên sàm sỡ, quấy rối tình dục tại công viên nước Hồ Tây khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Nhiều người lên tiếng phê phán thanh niên ý thức kém, vô đạo đức, nhưng cũng không ít người chỉ trích các cô gái ham miễn phí, ăn mặc hở hang, không biết tự bảo vệ mình trước chỗ đông người. Nhưng xét đến cùng nạn nhân vẫn là các bạn gái. Bất ngờ bị sàm sỡ tập thể ở công viên nước, các cô gái hoảng sợ la hét thậm chí ngất lịm đi. Không riêng công viên nước Hồ Tây, tại những hồ bơi hay bãi biển đông đúc, tình trạng quấy rối tình dục cũng diễn ra khá nhiều. Các cô gái đi biển thường mặc bikini hoặc mặc trang phục “mát mẻ” nên dễ trở thành tâm điểm chú ý của những “yêu râu xanh”. Lợi dụng sự đông đúc, kẻ xấu có hành vi sàm sỡ, quấy rối phụ nữ. 2. Xe buýt Theo kết quả khảo sát của tổ chức Plan Quốc tế Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Giới – Gia đình và Môi trường, có tới 31% nữ sinh từng bị quấy rối tình dục trên xe buýt. Quấy rối tình dục trên xe buýt đã và đang là vấn nạn nghiêm trọng đến mức loại phương tiện công cộng này đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều nữ sinh. Lợi dụng sự đông đúc, chen lấn trên xe buýt (đặc biệt là trong giờ cao điểm), nhiều kẻ biến thái đã có những hành động sàm sỡ phụ nữ, các em gái. Chúng quấy rối bằng nhiều chiêu thức khác nhau như để lộ bộ phận sinh dục, động chạm, sờ soạng vào bộ phận nhạy cảm của nữ giới. Vấn nạn này đã biến xe buýt, một loại phương tiện công cộng tiện lợi, hữu ích thành “điểm đen” đáng sợ với nhiều nữ sinh. 3. Ga tàu, bến xe Cùng với xe buýt, ga tàu, bến xe cũng là những địa điểm công cộng mà ở đó phụ nữ có nguy cơ bị quấy rối tình dục cao. Ga tàu, bến xe thường là những nơi tập trung đông người. Đặc biệt vào dịp lễ, Tết, người dân thường chen chúc nhau xếp hàng mua vé, bắt xe. Lợi dụng tình hình đó, kẻ xấu sẽ có những hành động như: giả vờ chen lấn để động chạm, sờ soạng người bên cạnh. Xếp hàng mua vé về quê dịp lễ, Tết trở thành nỗi khiếp sợ của nhiều cô gái không chỉ vì phải chờ đợi mòn mỏi mà còn vì sự “hiện diện” của những “yêu râu xanh”. 4. Thang máy Thang máy tưởng chừng là nơi an toàn vì thường xuyên hoạt động nhưng thực chất đó lại là nơi "công cộng" mà phụ nữ thường lo sợ bị sàm sỡ mỗi khi bước vào. Không chỉ lợi dụng những lúc thang máy đông đúc, chen lấn, kẻ xấu ra tay sàm sỡ mà ngay cả khi thang máy vắng vẻ, kẻ xấu cũng có cơ hội "hành động". Vì thang máy là một không gian khép kín nên khi chỉ có hai người, họ sẽ sẽ nhân cơ hội đó để "dở trò". Trước đó, vào tháng 1/2015, cộng đồng mạng từng rất phẫn nộ khi xem video một cô gái bị sàm sỡ hai lần trong thang máy. Lần đầu tiên chỉ là sự động chạm thoáng qua vòng 1. Lần thứ hai quay trở lại, hắn có hành vi bạo lực hơn. Sau khi clip được đăng tải, rất nhiều cô gái đã mạnh dạn bày tỏ rằng mình từng là nạn nhân của việc quấy rối tình dục trong thang máy và lên tiếng kêu gọi mọi người kiên quyết chống lại những hành vi xấu xa này. 5. Rạp chiếu phim Do đặc thù của rạp chiếu phim là tĩnh lặng và tối tăm nên kẻ xấu có nhiều cơ hội sàm sỡ, quấy rối tình dục những người phụ nữ bên cạnh. Rất nhiều cô gái chia sẻ rằng, không dám đến rạp chiếu phim một mình vì sợ mình trở thành “con mồi” của những tên “yêu râu xanh”. Phần lớn các nạn nhân khi bị quấy rối tình dục đều im lặng, tự xoay sở tìm cách thoát thân chứ không la hét hay mạnh dạn tố cáo. Và thật kỳ lạ khi chính nạn nhân lại người cảm thấy lo sợ, xấu hổ khi bị sàm sỡ ở nơi công cộng chứ không phải là những tên "yêu râu xanh" đang có những hành vi quấy rối tình dục. “Im lặng là vàng” nhưng đôi khi im lặng lại là sự tiếp tay cho kẻ xấu làm càn. Bởi vậy, nếu không may trở thành nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục, các bạn gái nên mạnh dạn tố cáo để kẻ xấu bị trừng trị đích đáng. Đồng thời, pháp luật cũng quy định về việc xử phạt hành chính đối với những hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục này. Đó là theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng đối với hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Ngoài ra, nếu ở mức độ nghiêm trọng còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 121 Bộ luật hình sự 1999. Điều 121. Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.